Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển ở huyện đảo các tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.82 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN VÃN TRIÊU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN, BÁO VỆ MÔI TRƯỜNG
BIỂN Ở HUYỆN ĐẢO CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Chun ngành: Chính sách cơng và Phát triển
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC sĩ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIÉN
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỦNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN AN THỊNH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BÔ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Nguyễn An Thịnh

XÁC NHÂN CỦA CHỦ TICH HĐ
CHAM LUẠN VAN

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, chưa được công bố trong bất cứ


một cơng trình nghiên cứu nào khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người
khác đảm bảo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu,

sách báo, thơng tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm nếu có sự

khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngun Văn Triêu

••
11


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp

kiến thức, đã giúp đờ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn An Thịnh là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đờ và chỉ dẫn cho học viên những

kiến thức cũng như phương pháp trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận

văn.


Học viên xin chân thành cảm ơn Ban lãnh các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên

và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Văn phòng Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã tạo điều kiện cho học viên tiếp cận tài liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Học viên xin cảm ơn Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài ngun và Mơi
trường, Văn phịng Bộ và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đà hỗ trợ đề tài
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường đối với các huyện đảo vùng biển Đông Bắc” tạo điều kiện cho học viên

trong quá trình thực hiện luận văn.

Học viên xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động

viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Triều

•••
ill


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


.1
•♦

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

11

MỞ ĐẦU..........................................

1

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Câu hởi nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4

6. Kết cấu của luận văn................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN NGHIÊN cứu VÀ cơ SỞ LÝ LUẬN TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIẾN Ở
HUYỆN ĐẢO CÁC TỈNH PHÍA BẮC........................................................................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................... 6
1.2. Các thuật ngữ sử dụng liên quan đến quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo................................................................................................................................. 8
9

9


\

1.3. Tông quan vê tài nguyên và môi trường biên tại các huyện đảo nghiên cứu .... 10

1.3.1. Đặc diêm tài nguyên và môi trường biên huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải
Phịng)..................................................................................................................... 10
1.3.2. Đặc điểm tài ngun và mơi trường biển huyện đảo Vân Đồn (Quảng
Ninh).............................. .................. ....................... ........................... ../....12
1.3.3. Đặc điểm tài nguyên và môi trường huyện đảo Cô Tô.............................. 15
1.3.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng)...... 17

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỬU........................................................ 19

2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về tài ngun và mơi
trường hải đảo các tỉnh phía Bắc................................................................................21
2.2.1. Nguyên tắc xác lập các tiêu chí đánh giá.................................................... 21
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá.................................................................................... 21

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỤC TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI
PHAP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LY NHA NƯƠC VẺ TAI NGUYÊN,
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG BIỀN Ở HUYỆN ĐẢO CÁC TỈNH PHÍA BẮC........ 24
f

- .

— .

-


_

_

V

r

_

iv

e

F

_

X

s

_ .


3.1 Chính sách của nhà nước và yêu câu cơ bản của quản lý nhànước vê tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.......................................... 24

3.2 Căn cứ pháp lý cho quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biền và
hải đảo.........................................................................................................................26


3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý về tài nguyên, bảo vệ mơi trường biển và
hải đảo các tỉnh có biển ở phía Bắc nước ta giai đoạn 2010-2020 theo các tiêu chí đã
xác lập........................................................................................................................ 31
3.3.1. Đánh giá về hồn thiện thể chế, chính sách quản lý tài nguyên, bảo vệ mơi
trường hải đảo (nhóm tiêu chí al)........................................................................ 31
3.3.2. Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tổng hợp tài ngun và bảo vệ mơi
trường biển, đảo (nhóm tiêu chí a2)...................................................................... 34
3.3.3. Đánh giá về quản lý tài nguyên hải đảo (đánh giá theo nhóm tiêu chí a3) 37
3.3.4. Đánh giá về quản lý mơi trường, ứng phó với BĐKH, phịng tránh thiên tai
trên đảo (theo nhóm tiêu chí a4)........................................................................... 41
3.3.5. Đánh giá về phát triển bền vững kinh tế đảo (theo Nhóm tiêu chí a5)...... 49
3.3.6. Đánh giá theo các tiêu chí gián tiếp về tác động của kết quả thực hiện công
tác quản lý nhà nước về tài ngun và mơi trường đến các lĩnh vực nói chung ở
cả trung ương và địa phương................................................................................. 54

3.3.7. Đánh giá tổng hợp....................................................................................... 55
3.4. Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý phục vụ xây dựng
giải pháp..................................................................................................................... 56
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển cho các huyện đảo các tỉnh phía Bắc................ 72
3.5.1. Phương hướng hồn thiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở
huyện đảo các tỉnh phía Bắc.................................................................................. 72
3.5.2. Giải pháp hồn thiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở
huyện đảo các tỉnh phía Bắc.................................................................................. 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 77

PHỤ LỤC....................................................................................................................... 80


V


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BVBB

Bảo vê• bờ biển

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

3

KTXH

Kinh tế - Xã hơi



4

NSNN

Ngân sách Nhà nước

5

TNMT

Tài ngun và mơi trường

6

QLNN

Quản lý nhà nước

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8

BVMT

Bảo vệ môi trường


9

RNM

Rừng ngập mặn

1


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIÊU ĐƠ

Hinh 2. 1. Sơ đồ khung logic đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ
môi trường biển ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc............Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 3. 1. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật
TNMT biển và hải đảo.......................................
................... 57
Biểu đồ 3. 2. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về tính đầy đủ của Nghị định của
Chính phủ, Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành quy định hướng dẫn thi hành Luật
TN&MT biển, đảo...................................... 7..............
.................... 58
Biểu đồ 3. 3. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc chấp hành các quy định của
pháp luật mới về biển và hải đảo tại các địa phương.................................................... 59

Biểu đồ 3. 4. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về sự cần thiết trong giai đoạn sắp tới
(từ năm 2021) việc thành lập các Cục quản lý trực thuộc Tống cục Biền và Hải đảo
Việt Nam (Cục Vùng)..................................................................................................... 59
Biểu đồ 3. 5. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc tổ chức các Chi cục Biển và
Hải đảo trực thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn...... 60

Biểu đồ 3. 6. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc bố trí cán bộ chuyên trách
riêng về quản lý biển đảo thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường cấp huyện........... 60

Biểu đồ 3. 7. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về nội dung cần quan tâm để hoàn
thiện trong quản lý TN&MT biển, đảo trong giai đoạn tới........................................... 61

Biểu đồ 3. 8. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về tính cấp thiết trong thành lập một
cơ quan riêng chuyên trách về tài nguyên và mơi trường biền và hải đảo trực thuộc
Chính phủ....7.................................... 7.................... .7......................
62
Biểu đồ 3. 9. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về quản lý thiên tai bão lũ, xói lở
bờ biển, ngập lụt............................................................................................................. 63
Biểu đồ 3. 10. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về sự cần thiết thành lập các khu bảo
tồn biển để bảo vệ tài nguyên biền, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường biển..... 63
Biểu đồ 3. 11. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về sự cần thiết triển khai xây dựng
chi tiết các hồ sơ hải đảo đế theo dõi, kiếm kê, thống kê tài nguyên hải đảo............... 64
Biểu đồ 3. 12. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc thu hồi một số khu vực biển
đã giao cho các tổ chức, cá nhân.................................................................................... 64

Biểu đồ 3. 13. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc bồi hoàn đa dạng sinh học..65
Biểu đồ 3. 14. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về một số ý kiến cụ thể khác đối với
công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên biển, đảo........................................................ 65
9

L

z

Biêu đô 3. 15. Kêt quả phân tích khảo sát cán bộ vê thực hiện quan trăc mơi trường
biển, đảo nói chung tại địa phương................................................................................66

Biếu đồ 3. 16. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về quản lý chất thải rắn nói chung tại
các địa phương ven biển................................................................................................ 66
Biểu đồ 3. 17. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về thực hiện quản lý ô nhiễm biển
trong nuôi trồng thủy sản tại các địa phương................................................................. 67
11


Biếu đồ 3. 18. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về quản lý ô nhiễm môi trường tại
các cảng........................................................................................................................... 67
Biểu đồ 3. 19. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về quy hoạch BVMT biền ven bờ, xa
bờ và quản lý ô nhiễm biển............................................................................................ 68

Biểu đồ 3. 20. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về kiểm sốt các sự cố mơi trường
biển, đánh giá rủi ro môi trường biển............................................................................ 69
Biểu đồ 3. 21. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về quản lý rác thải đại dương........ 69
Biếu đồ 3. 22. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về việc ban hành riêng các quy định
về Quy chuấn môi trường cho các địa phương ven biến theo đặc thù của từng địa
phương............................................................................................................................ 70
Biểu đồ 3; 23. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về tích hợp cấp phép nhận chìm chất
nạo vét, cấp phép ĐTM cho dự án nạo vét có nên tích hợp.......................................... 70
Biểu đồ 3. 24. Kết quả phân tích khảo sát cán bộ về sự cần thiết ban hành hướng dẫn
chi tiết về lập báo cáo ĐTM biền cho từng loại hình khai thác, sử dụng tài ngun mơi
trường ven biên, từng lĩnh vực kinh tê, loại hình doanh nghiệp cụ thê......................... 71
F

7

9

5


9

r

5

\

r

Biêu đô 3. 25. Kêt quả phân tích khảo sát cán bộ vê sự cân thiêt ban hành hướng dân
chi tiết về đánh giá biến đối cảnh quan trong quá trình phê duyệt dự án, quy hoạch ở
vùng ven biển................................................................................................................. 72

111


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo đang trở thành vấn đề có chỗ đứng đặc

biệt trong các diễn đàn quốc tế, khu vực và thu hút sự quan tâm của tất cả các các quốc

gia, vùng lành thồ. Trong bức tranh kinh tế chính trị tồn cầu, các nước lớn đang có xu

thế xoay chuyển cục diện thế giới hướng về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã có Nghị quyết số


36/NQ- TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế

biển Việt Nam đến năm 2030, tàm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Việt Nam trở
thành quốc gia biển mạnh đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biền;
hình thành văn hố sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đối khí hậu, nước biển

dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thối mơi trường biền, tình trạng sạt lở bờ biền và
biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu

khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền

vững kinh tế biển. Nghị quyết khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với kinh

tế biển, là tiền đề quan trọng cho quản lý kinh tế nói chung và biển, đảo nói riêng ở

nước ta giai đoạn sắp tới.
Việt Nam là một “quốc gia biển” với đường bờ biền kéo dài dọc theo các địa

phương có biển, đảo và vùng lãnh hải rộng lớn, có ý nghĩa địa chính trị, kinh tế quan
trọng trong khu vực, trên thế giới. Với vị trí địa chiến lược quan trọng, có dân số lên

tới 96.208.984 người (theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ờ ngày 01 tháng 4 năm
2019 - Tổng cục Thống kê) [13]. Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường

biển, đảo hiệu quả là động lực to lớn cho phát triển kinh tế xà hội bền vững, phòng
tránh thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và ứng phó với biến đối khí hậu,

dâng cao mực nước biển. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam, nước ta hiện là một quốc gia biến với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có tồng diện
tích khoảng 1.700 km2, đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế


biển và bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta. Trên phương diện an ninh, quốc

phòng và chủ quyền quốc gia: vấn đề đầu tiên, có ý nghĩa lớn nhất là vị trí chiến lược

của hệ thống các hải đảo [19].
Hệ thống hoá các cơ sở pháp lý và thực tiễn, tổng hợp các kết quả, phân tích
nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tồ chức thực hiện công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên, bảo vệ mơi trường biến tại hải đảo các tỉnh phía Bắc trong thời
1


gian qua là căn cứ đê đưa ra giải phát nâng cao hiệu quả quản lý giai đoạn săp tới,

hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030), 100
năm thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2045). Thực tiễn

quản lý cùa trung ương và địa phương trong giai đoạn vừa qua, bên cạnh những thành
tựu to lớn, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập đã phát sinh tại cả trung ương và địa phương

các tỉnh có biển, đảo, địi hỏi cần sớm đồi mới trong những năm tiếp theo. Từ những lý
do nói trên, đề tài luận văn: “Nghiên cứu đánh giá công tác quản lỷ nhà nước về tài

nguyên, bảo vệ mơi trường biển ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc” đã được lựa chọn

nghiên cứu và hoàn thành.
2. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển ở
huyện đảo các tỉnh phía Bắc hiện nay như thế nào?

- Làm thế nào đế nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên,

bảo vệ môi trường biến ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới?
3. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ mơi
trường biển ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc qua đó đề xuất được các giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển ở
huyện đảo các tỉnh phía Bắc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến công tác quản lý về tài nguyên, bảo vệ môi trường

biền ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc trong mối quan hệ với công tác quản lý nhà nước

về kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vỉ về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên 04 đơn vị hành chính
Cấp huyện là huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cát Hải (thành phố Hải Phịng), Vân Đồn và
Cơ Tơ (tỉnh Quảng Ninh).
Các huyện đảo trong khu vực nghiên cứu nằm ở vùng biển Đông Bắc cùa Tổ

Quốc, với 04 đơn vị hành chính cấp huyện: Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phịng) và
Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh).

2



BÁN ĐÓ PHẠM VI NGHIÊN cửu CÁC HUYỆN ĐÁỌ VÙNG BIEN ĐỊNG BÁC
(HUYỆN ĐÀO VÂN ĐƠN, HUYỆN ĐÀO CƠ TƠ, HUYỆN ĐÁO CÁT HẢI, HUYỆN ĐÁO BẠCH LONG VỸ)

ItllM

i

i

i

=3

Ngưòi thành lập: Nguyễn Văn Triều - 2020

3


Huyện đảo năm ở vị trí xa đât liên nhât so với các đảo trong Vịnh Băc Bộ với
ranh giới ký hiệu viền đảo màu xám trên bản đồ (hình 1) là huyện đảo Bạch Long Vĩ

(Hải Phòng) với ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chủ quyền quốc gia trên biển. Tiếp
theo, lần lượt từ trái qua phải của tờ bản đồ (hình 1) là Cát Hải (Hải Phịng) ký hiệu

viền đảo màu xanh, Vân Đồn (Quảng Ninh) ký hiệu viền đảo màu đở và Cô Tô
(Quảng Ninh) ký hiệu viền đảo màu tím.
Các huyện đảo này là các đơn vị hành chính có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt


quan trọng, là những “tiền đồn trên biển” bảo vệ chú quyền của đất nước và có vai trị

quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, du lịch và phịng tránh thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải

Phòng.

- Phạm vi thời gian:
Giai đoạn 2010 - 2020

- Phạm vi về nội dung:
+ Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ mơi trường biến
ở huyện đảo các tỉnh phía Bắc;

+ Thiết lập các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường hải đảo các tỉnh phía Bắc và đánh giá dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng;

+ Đe xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài

nguyên và bảo vệ môi trường biển cho các huyện đảo các tỉnh phía Bắc.

5. Phuong pháp nghiên cứu

Đe đạt được các mục tiêu đề ra luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thu thập, tơng họp, phân tích tài liệu;
- Phươngphảp so sảnh;

- Phương pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác quản lỷ nhà nước về

tài nguyên và mơi trường hải đảo các tỉnh phía Bắc;

- Phương pháp khảo sát hằng phiếu điều tra;
- Phương phảp chuyên gia.
4


6. Kêt câu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn được trình bày trong 03 chương:

- Chương 1. Tông quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận trong quản lý nhà
nước về tài nguyên, bảo vệ mơi trường biển ở huyện đảo các tỉnh phía bắc

- Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Phăn tích đánh giá thực trạng phục vụ đề xuất nâng cao công tác
quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ mơi trường biên ở huyện đảo các tỉnh phía bắc
nước ta.

5


CHƯƠNG 1. TÓNG QUAN NGHIÊN cúu VÀ cơ SỞ LÝ LUẬN TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG BIỂN Ở
HUYỆN ĐẢO CÁC TỈNH PHÍA BẮC
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý tài nguyên, môi truờng biến và hải đảo nhàm mục tiêu

phát triển bền vững kinh tế biển là đối tượng được nhiều tác giả liên tục nghiên cứu ở

nước ta trong giai đoạn vừa qua và thu được rất nhiều kết quả quan trọng.
Trước năm 2000, tại Việt Nam có những cơng trình nghiên cứu cơ bản, điều tra

tổng hợp về tài nguyên biển đảo của Việt Nam. Lê Đức An (1991,1995) thực hiện các
nghiên cứu tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên hải đảo ven bờ ở nước ta trong
khuôn khổ đề tài cấp nhà nước 48B.05.01 và KT-03-12. Đây là những nghiên cứu đặc
biệt quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho chiến lược phát triển kinh tế biến ở nước

ta. Tác giả đã thống kê 50 đảo có diện tích lkm2 trở lên theo các tuyến đảo khác nhau
của các tỉnh Hải Phịng và Quảng Ninh và mơ tả các đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội
và điều kiện tự nhiên. Đây là nghiên cúu thống kê khái quát và đầy đủ nhất về các đảo
ở nước ta và có ý nghĩa khoa học quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo sau này.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1990) nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên

sinh vật các đảo ven bờ Việt Nam và một số trường hợp điển hình ở các đảo phía Nam
nước ta Ba Mùn, Cù Lao Chàm, Hịn Tre, Cơn Đảo (Cơn Sơn và Bảy Cạnh), Thổ Chu

và Hịn Thơm. Trần Quang Ngãi (1991) nghiên cúu tập tiling theo hướng đánh giá tài

nguyên đất trên các đảo ven bờ của Việt Nam. Nghiên cứu dù không mới nhưng nhiều

các tác giả sau này đà kế thừa, sử dụng nội dung đánh giá để khảo sát, bổ sung chi tiết.
Từ sau nãm 2000, có những nghiên cứu chuyên sâu về hiện trạng, diền biến và

các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo tại Việt Nam. Võ Thịnh (2004)

nghiên cúu chuyên sâu về đặc điểm địa mạo các đảo ven bờ Việt Nam dựa trên tiếp
cận hỉnh thái - động lực - nguồn gốc trong khuôn khổ Luận án tiến sỹ tại Viện Hàn
lâm KHCN Việt Nam “Địa mạo hệ thống đảo ven bờ Việt Nam”. Vũ Thanh Ca và


Trần Thục (2005) tại Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã có nghiên cứu dánh giá khả năng xảy ra sóng thần ở Việt
Nam. Nguyễn Khanh Vân và cộng sự (2006) nghiên cúu tổng hợp, đánh giá đặc điểm

sinh khí hậu các đảo ven bờ Việt Nam. Nguyễn Chu Hồi và cộng sự (2007) nghiên cứu
6


phục vụ Quy hoạch hệ thông khu bảo tôn biên Việt Nam đên năm 2010, định hướng

đến năm 2020. Trịnh Nguyên Tính và cộng sự (2012) tại Trung tâm Điều tra tài
nguyên và môi trường biển (tiền thân là Liên đồn Địa chất và Khống sản biển), Tổng

cục Biển và Hải đảo Việt Nam đà tiến hành các nội dung điều tra cơ bản trong Dự án
“Điều tra đặc điềm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và

dự báo tai biến địa chất các vùng biến Việt Nam”. Ương Đình Khanh và cộng sự

(2013) nghiên cứu đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên các
đảo ven bờ Bắc Bộ Việt Nam (có diện tích lkm2 trở lên). Nghiên cứu đã thống kê Việt
Nam có khoảng 2773 hịn đảo ven bờ với diện tích 1721km2 song lại phân bố rất khác

nhau tại các vùng biến. Ven bờ Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều đảo nhất (2321 đảo)

chiếm tới 83,7% tổng số đảo và 48,9% tổng diện tích đảo.Ven bờ Bắc Trung Bộ có ít
đảo nhất, chỉ chiếm 2% tổng số đảo và 0,83% tổng diện tích các đảo. Dư Văn Tốn và

nnk (2020) trong khn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiền xây dựng Bộ tiêu chí


và chỉ số đánh giá sức khỏe hệ sinh thái biển Việt Nam. Trong đó, có áp dụng nghiên

cứu thí điểm cho khu vực quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Đây là một nghiên cứu áp
dụng các phương pháp đánh giá hiện đại nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về tài nguyên

và môi trường, kinh tế xã hội phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
biển. Một số kết quả điều tra, khảo sát, tồng hợp cho huyện đảo Cát Hải được sử dụng

trong luận văn này phục vụ đánh giá theo các tiêu chí.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013) đã

chủ trì thực hiện dự án “Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm

đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền
lãnh hải”, trong đó tập trung vào các nội dung chính: Đo đạc và xây dựng các bản đồ

địa hình tỷ lệ 1:5.000 tại một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Điều tra địa mạo, địa
chất, khoáng sản một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Điều tra, đánh giá điều kiện
khí tượng hải văn một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Điều tra, đánh giá hiện trạng

môi trường và tai biến thiên nhiên một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Điều tra,
đánh giá đa dạng cảnh quan một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Điều tra, đánh giá
hiện trạng tài nguyên đất một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng; Điều tra, đánh giá tài

nguyên nước một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng. Cập nhật dữ liệu, xây dựng hệ
7



thống thông tin tài nguyên - môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn quan trọng. Đây
là một dự án lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong các lĩnh
vực. Các thông tin thu thập qua điều tra, đo vẽ bản đồ của dự án này được tác giả kế

thừa, sử dụng trong quá trinh phân tích, đánh giá chi tiết của luận văn này ở các
chương sau theo tài liệu lưu trữ của Cục Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã chủ trì triền khai Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu khoa học và công
nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”. Trong đó, hồn thiện

các luận cứ khoa học về điều kiện tự nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật về biến
phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn trên các vùng biển, chính xác hóa ranh giới ngồi

của thềm lục địa Việt Nam theo công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 góp

phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền các vùng biển và hải đảo của Việt Nam. Đề xuất các
giải pháp hiệu quả cho khai thác sử dụng, phục hồi nguồn lợi, tài nguyên vùng biển và
hải đảo; Phát triển các mô hinh quy hoạch, quản lý, sử dụng không gian đới bờ, vùng

biển và hải đảo xa bờ.

1.2. Các thuật ngữ sử dụng liên quan đến quản lý tài nguyên, môi trường biến và
hải đảo
Quản lý nhà nước (QLNN) về tài nguyên và môi trường là tổng hợp các giải

pháp pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật..., nhằm hạn chế tác động có hại của phát
triển kinh tể-xã hội đến môi trường.
Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số: 82/2015/QH13 ngày 25


tháng 6 năm 2015 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Tàì nguyên biên và hải đáo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi
sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và

quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc
chủ quyền, quyền chu quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Quản lý tông hợp tài nguyên hiên và hải đảo là việc hoạch định và tố chức
thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng đề bảo đảm

tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu
8


trúc của hệ sinh thái nhăm phát triên bên vững, bảo vệ chủ quyên, quyên chủ quyên,

quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhơ cao tự nhiên có biển bao quanh,
khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.

- Bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao
lên khỏi đáy biền nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất.

- Quỵ hoạch sử dụng hiên là định hướng và tô chức không gian cho việc sử
dụng các vùng biển Việt Nam, được lập và phê duyệt theo quy định của Luật biển Việt

Nam.


- Vùng hờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm
vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.

- Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là định
hướng và tố chức không gian cho việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên trong
vùng bờ.

- Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường hiến và hải đảo là hoạt động khảo sát,
điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhàm cung cấp

số liệu về hiện trạng, xác định quy luật phân bố, tiềm nàng, đặc điểm định tính, định

lượng cùa tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Thống kê tài nguyên biến và hải đảo là việc điều tra, tổng hợp, đánh giá hiện
trạng tài nguyên biển và hải đảo tại thời điểm thống kê và tình hình biển động giữa các
lần thống kê.

- Quan trắc, giám sát tong họp tài ngun, mơi trường hiến và hải đảo là q
trình theo dõi có hệ thống về tài ngun, mơi trường biến và hải đảo, các yếu tố tác

động đến tài nguyên, môi trường biến và hải đảo nhằm cung cấp thông tin, đánh giá
hiện trạng diễn biến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các

tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

- Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt
hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô

nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.


9


- Sự cơ tràn dâu, hóa clỉât độc trên biên là việc dâu, hóa chât độc từ phương
tiện chứa, vận chuyển hoặc từ cơng trình, thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cố kỹ

thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra.

- Nhận chìm ở hiên là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biến các

vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
1.3. Tống quan về tài nguyên và môi trường biển tại các huyện đảo nghiên cứu

1.3.1. Đặc điếm tài nguyên và môi trường biển huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải

Phòng)
Theo [20] Bạch Long Vỹ được thành lập vào năm 1992, là đảo xa bờ nhất trong
vịnh Bắc Bộ. Do nằm giữa vịnh, đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng

biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ. Mặc dù có diện tích hẹp nhưng huyện đảo có vị
trí chiến lược, tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế

biền. Những đặc điểm chính về tài nguyên và môi trường của Bạch Long Vĩ theo tài

liệu lưu trừ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam [19] như sau:

- về tài nguyên địa hình: Bạch Long Vĩ cách Hòn Dấu - Hải Phòng 110 km,
cách mũi Ta Chiao, Hải Nam của Trung Quốc 130 km; đảo có vị trí quan trọng trong


việc mở rộng các vùng biển và phân định biền Vịnh Bắc Bộ, nằm ở một trong 8 ngư
trường lớn của Việt Nam. Địa hình đảo Bạch Long Vĩ là một dải đồi có độ cao tuyệt

đối 61,5m, độ cao tương đối khoảng 90m, nhô lên từ bề mặt đồng bằng đáy biển ở độ

sâu khoảng 30m gồm một số bề mặt khá phãng, dốc chỉ vài độ, phân cách nhau bởi các
sườn dốc hẹp hoặc vách dốc. Be mặt đỉnh chia nước khá bằng phẳng, dài khoảng

l,3km, rộng khoảng 100m, đỉnh cao nhất 61,5m.

- về tài nguyên đất và sử dụng đất: đảo Bạch Long Vĩ có tồng diện tích đất tự
nhiên 307,02 ha. Cơ cấu loại đất như sau: đất nông nghiệp là 79,99 ha, chiếm 26,05%
tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 115,59 ha, chiếm 37,65% tổng diện tích
tự nhiên; đất chưa sử dụng 111,44 ha, chiếm 36,30% tổng diện tích tự nhiên. Đất trồng

cây hàng năm: diện tích 21,03 ha, chiếm 6,85% diện tích tự nhiên; được phân bố chủ

yếu ở mũi phía Đơng Bắc của đảo. Đây là phần diện tích đất có nguồn gốc phát sinh từ
phù sa cổ, trước đây, người dân trên đảo đã từng canh tác lúa, cao lương, dưa hấu, bí
đỏ, bí đao, v.v nhưng sản lượng thấp: lúa dưới 2 tấn/ha/năm, cao lương 0,75
10


tấn/ha/năm, dưa hấu 0,7 tấn/ha/năm nên người dân khơng cịn canh tác và chuyển đối
mục đích trồng rừng. Do vậy, loại hình đất này nên trồng các loại cây như là rau xanh

và một số cây lương thực như ngô, đậu, đỗ,...để đáp ứng một phần nhu cầu của người

dân trên đào. Đất trồng cây lâu năm: diện tích 16,73 ha, chiếm 5,45% diện tích tự


nhiên. Đây là phần diện tích được phân bố gần các khu dân cư, một phần do người dân
khai thác đưa đất bằng chưa sử dụng 5,77 ha vào sử dụng và chuyển đổi một phần diện

tích đất lâm nghiệp sang trồng cây lâu năm theo Quyết định số 1056/QĐ-ƯBND ngày
4/06/2009 của ƯBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ
1/2.000 huyện đảo Bạch Long Vĩ và theo chủ trương của ƯBND huyện Bạch Long Vĩ

tại khu vực quy hoạch đất nơng nghiệp ở Mũi phía Đơng Bắc của đảo.

- về tài nguyên rừng: đất trồng rừng có diện tích 75,79 ha, chiếm 24,62% diện tích
tự nhiên. Ngồi phần diện tích rừng phịng hộ cần được duy trì và bảo vệ, hướng thời gian

tới đưa vào khai thác 2,03 ha đất bằng chưa sử dụng vào sử dụng.

- về tài nguyên nước mặt: Tồng lượng dòng chảy hàng năm sinh ra do mưa trên
toàn huyện khoảng: 2,75 triệu m3. Nếu tính với lượng mưa năm lớn nhất (1973) là

2025,3 mm thì lượng nước hình thành do mưa tương ứng sẽ là 5,06 triệu m3 tương
đương lun lượng 0,16 m3/s. Trường hợp với lượng mưa năm nhở nhất (1994) là 364,2

mm thì lượng nước chỉ có 0,91 triệu m3 tương đương lưu lượng 0,029 m3/s. Trong
trường hợp 2: trừ đi tổn thất do bốc hơi (lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Bạch

Long Vĩ khoảng 953,7 mm) thì lượng dòng chảy chỉ khoảng 0,38 triệu m3 tương

đương lưu lượng 0,012 m3/s.

- về tài nguyên nước dưới đất: Trên đảo Bạch Long Vĩ tồn tại 2 tầng chứa
nước: tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước khe nứt


trong trầm tích Neogen hệ tầng Na Dương (n). Tiềm năng tài nguyên nước dưới đất
trên cụm đảo Bạch Long Vĩ là 1.285 m3/ngày, trong đó tài nguyên nước tĩnh 561,6

m3/ngày, lượng bố cập 723 m3/ngày, trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất trên cụm

đảo Bạch Long Vĩ là 385 m3/ngày, trong đó trữ lượng có thể khai thác của tầng chứa
nước qh khoảng 54 m3/ngày, tầng n khoảng 331 m3/ngày. Kết quả tính tốn Modun trữ

lượng cho thấy: Tầng chứa nước qh va n thuộc loại nghèo nước. Kết quả thi công 2 lỗ
khoan trên đảo năm 2017 cho phép xếp cấp trữ lượng khai thác cơng trình cấp C1 là

80 m3/ngày và C2 là 93,1 m3/ngày.
11


1,3.2. Đặc điêm tài nguyên và môi trường biên huyện đảo Vân Đơn (Quảng Ninh)

- Tài ngun địa hình: Theo [22] huyện đảo Vân Đơn (Quảng Ninh) có huyện
lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gàn 50km, cách Cửa

Ơng 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp
thị xã Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ịng và sơng Voi Lớn; phía Đơng giáp

vùng biển huyện Cơ Tơ; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải
Phịng). Vân Đồn có ít sơng ngịi, núi có nhiều nhưng khơng cao, mà chủ yếu là núi đá

vôi. Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m, các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao
dưới 200m. Địa hình thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m

so với mặt biển; độ dốc trung bình 25°, ít bằng phẳng và t bị chia cắt. Do địa hình đảo


nên tồn huyện khơng có sơng mà chỉ có suối. Có hai hồ nhỏ là hồ Vng Tre và hồ
Mắt Rồng.
Theo kết quả điều tra cúa Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam [16] Vân Đồn có

tổng diện tích tự nhiên khoảng hơn 2.170 km2 gồm 533,2km2 đất nổi nằm ở vị trí tiền

tiêu phía Đơng Bắc của Tổ quốc, có tọa độ từ 20°40’ đến 21°12’ độ vĩ Bắc và từ

107°19’ đến 107°42’ độ kinh Đơng. Địa hình đáy biển ở độ sâu từ 0 - 10m nước: Đới
độ sâu này chiếm phần lớn diện tích khảo sát, chủ yếu nằm ở ria đảo Vân Đồn, đảo Đá

Trắng, giữa đảo Vạn Vược và hòn Gắn Dài. Ớ đới này, xuất hiện một khu vực có độ

sâu chỉ từ 0-2m rộng khoảng 13km, gọi là bãi Chương Cả, nằm phía Bắc đảo Cái Bầu,
giữa cảng Vạn Hoa và đảo Vạn Vược, ơ khu vực vịnh Bái Tử Long và một phân lớn

khu vực phía Nam đảo địa hình tương đơi băng phăng, độ sâu thường từ 5-7m. Ngồi
những khu vực băng phăng như ở trên cũng có những khu vực có độ dơc cao như khu

vực trải dài Phía Đông đảo Vân Đồn, xung quanh đảo Chàng Ngọ, đảo Cái Lim. Khu
vực có độ dốc cao nhất phía Đơng Bắc đảo Cái Bầu, phần Cửa Mô, độ dốc lên tới

Địa hình đáy biên ở độ sâu từ 10 - 20m nước: Những khu vực có độ sâu từ 10 -

20m thường kéo dài tạo thành những luồng, lạch rõ rệt như luồng Cửa Ông, Lạch Hoi.
Những luồng, lạch này kéo dài tù’ cảng Cừa Òng qua cảng Cái Rồng, phía nam hịn
Vẹm, cảng Vạn Hoa, cảng Mũi Chùa rồi giám dần độ sâu quay về tới cảng Cửa Ồng
tạo thành một vịng khép kín. Ngồi ra cịn có phía bắc đảo Chàng Ngọ cũng có độ sâu


trong đới này tuy chỉ có một diện tích nhỏ cỡ lkm2.

12


Địa hình đáy biên ở độ sâu trên 20m nước: Nhìn chung, địa hình đáy biên khu
vực khảo sát tại các đảo, cụm đảo có độ sâu thấp, chủ yếu chỉ dao động dưới 20m. Chỉ
một phần nhỏ nằm ở cửa Mơ là có độ sâu từ 20-26m đồng thời cũng xuất hiện một

trũng sâu có độ sâu lên tới 3Om. Trũng sâu cịn xuất hiện ở phía bắc đảo Đông Ma với
độ sâu 25m. Tuy nhiên, những trũng sâu này chỉ có diện tích nhỏ.

- Tài ngun rừng: Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng.
Rừng trên nhiều đảo xưa có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quý (như lim, táu,
nghiến, mun, kim giao) đặc biệt là gỗ mần lái (làm đình Quan Lạn) khơng thấy ở các

nơi khác; nhiều chim thú quý (khỉ lông vàng, voọc đầu bạc, đại bàng đất, công, trĩ,
hươu sao, lợn rừng...). Đảo Ba Mùn là một rừng nguyên sinh đã từng được quy định là
rừng quốc gia bảo vệ thiên nhiên (24-1-1977) nay vừa được Chính phủ cho thực hiện

Dự án xây dựng “Vườn quốc gia Ba Mùn” với nhiều chương trình và vốn đầu tư lớn.
Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng. Rừng trên nhiều đảo xưa

có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quý (như lim, táu, nghiến, mun, kim giao)
đặc biệt là gỗ mần lái (làm đình Quan Lạn) khơng thấy ở các nơi khác; nhiều chim thú

quý (khỉ lông vàng, voọc đầu bạc, đại bàng đất, công, trĩ, hươu sao, lợn rừng...). Đảo
Ba Mùn là một rừng nguyên sinh đà từng được quy định là rừng quốc gia bảo vệ thiên

nhiên (24-1-1977).

- Tài nguyên đất: Trong tổng số 58.183,30 ha diện tích đất tự nhiên thì diện tích
đất đưa vào nghiên cứu, điều tra đánh giá chất lượng đất là 48.238,18 ha. Được chia ra
làm các nhóm đất chính như sau: nhóm đất cát (C), diện tích 6.778,14 ha nhóm đất cát

chiếm 11,65% tổng diện tích tự nhiên và 14,05% diện tích đất nghiên cứu; nhóm đất
mặn diện tích 4.632,84 ha chiếm 7,96% tổng diện tích tự nhiên và 9,6% diện tích đất

nghiên cứu; nhóm đất đỏ vàng (F) diện tích 36.506,83 ha chiếm 62,74% tổng diện tích
tự nhiên và 75,68% diện tích đất nghiên cứu; nhóm đất dốc tụ (D) diện tích 320,37 ha

chiếm 0,55% tổng diện tích tự nhiên và 0,66% diện tích đất nghiên cứu.
- Tài nguyên nước mặt: Tại các đảo, cụm đảo khơng có trạm quan trắc mưa, vị
trí các trạm mưa phân bổ khá đều một số trạm mưa lân cận đảo nằm sâu trong đất liền
bị chi phối bởi địa hình như trạm Ba Chẽ, Đầm Hà, Tiên Yên. Mặt khác theo phân tích

mưa năm tại trạm Tiên Yên và Cửa Ông sự chênh lệch lượng mưa, số ngày mưa, mức

biến động biến động lượng mưa năm khơng lớn. Vì vậy báo cáo sử dụng trạm Cửa
13


Ơng đế tính tốn đặc trưng tài ngun nước mưa cho tại các đảo, cụm đảo. Kết quả

tính tốn cho thấy với diện tích đảo là 304,5 km2, tồng trữ lượng tài nguyên nước mưa
sẵn có của tại các đảo, cụm đảo bình quân hàng năm là 651,6 triệu m3. Trữ lượng nước

mưa bình quân tháng cao nhất là tháng VIII (143,4 triệu m3) và thấp nhất là tháng XII
(6,5 triệu m3). Các tháng mùa mưa (V-IX) có trữ lượng 529,5triệu m3 (chiếm 81% cả
năm), các tháng mùa khô (X-IV) có trữ lượng 122 triệu m3 (chiếm 19% cả năm).
Lượng mưa năm thiết kế được xác định từ đường tần suất lý luận, phân phối theo


phương pháp năm điển hình. (3) Tài ngun nước các sơng, suối chính trên tại các

đảo, cụm đảo

Sự chia cắt mạnh của địa hình trên đảo Cái Bầu tạo ra các sông suối, các khe có
diện tích lưu vực nhỏ. Phần lớn là các suối chỉ có dịng chảy vào mùa mưa, mùa khơ
gần như khơng có nước. Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế, kết hợp với bản đồ địa

hình đảo xác định 12 sơng suối chính có dịng chảy thường xun có thể khai thác sử
dụng. Kết quả tính tốn bằng mơ hình thủy văn NAM cho thấy Suối Khe Ngái có tổng
lượng dịng chảy năm hàng năm vào khoảng 17,09 triệu m3, Khe Phú Sơn khoảng 5,23

triệu m3, suối Khe Mươi là 19,52 triệu m3, suối Khe Giá là 4,13triệu m3, suối Bình

Lược là 10,62 triệu m3, Suối Dù Rì là 26,69 triệu m3. Suối Cái Hà Nứa sầu là 20,69
triệu m3, suối Đài Van là 54,74 triệu m3, suối Nhập Lưu là 15,01 triệu m3, suối cắt
Nước Xanh 13,06 triệu m3, suối Khe Dâu là 14,41 triệu m3, và suối Khe Mai là 6,46

triệu m .

- Tài nguyên nước dưới đất: Đối với tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ (q):
Tầng có diện tích phân bố 60,3km2, chiều dày trung bình của tầng qua kết quả điều tra,

khảo sát là 5,3m. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục ngun hệ tầng Hà cối

(ji_2): Tầng có diện tích phân bố HOkm2, chiều dày trung bình của tầng qua kết quả
điều tra, khảo sát là 4m. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục ngun hệ tàng
Hịn Gai trên (t32): Tầng có diện tích phân bố 44,8km2, chiều dày trung bình của tầng


qua kết quả điều tra, khảo sát là 25m. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục

ngun hệ tầng Hịn Gai dưới (t31): Tầng có diện tích phân bố 32,6km2, chiều dày
trung bình của tầng qua kết quả nghiên cứu tại các lỗ khoan là 70,7m.

Đối với tầng chứa nước khe nứt-karst trong trầm tích lục nguyên carbonat tuổi

Devon giữa bậc Givet hệ tầng Bản Páp và các tầng chứa nước khe nứt khác, kết quả
14


nghiên cứu cho thấy tầng chứa có diện phân bố rất hạn chế, lại bị nhiễm mặn nên

khơng có khả năng khai thác nước. Do đó tác giả khơng tính toán tài nguyên đối với
các tầng chứa nước này. Tiềm năng tài nguyên nước tĩnh của các tầng chứa nước trên
tại các đảo, cụm đảo là 21.810m3/ngày đêm.

1.3.3. Đặc điếm tài nguyên và môi trường huyện đảo Cô Tô

- Tài nguyên rừng: Theo tổng hợp tại [16] về kết quả điều tra của Tống cục
Biển và Hải đảo Việt Nam. Tài nguyên rừng ngập mặn: Điển hình phân bố là khu vực

đầm phía Đơng đảo Cơ Tơ lớn. Ngồi ra cịn một số cửa suối ở Bắc Cơ Tơ lớn; Tây và
Đơng đảo Thanh Lân nhưng với diện tích khơng đáng kể. Điều kiện cần thiết để tồn tại

rừng ngập mặn đó là các khu vực bờ có khả năng tích đọng một lớp phù sa đáng kể

làm nền cho thực vật tồn tại. Rùng ngập mặn ở đây có kích thước nhỏ. Chiều cao phổ
biến l-2m, độ che phủ thưa, 30-40%. Khu vực nông hơn, sát bờ các cây có độ cao lớn


hơn khoảng 3-4m. Các cây có tán xòe ngang với mực nước triều lúc lớn nhất. Thân

cây bị ngập đến độ cao khoảng lm. Các cây đều có rễ dạng khí sinh, đầu rễ ngoi lên
mặt bùn. Hạt nảy mầm thành cây ở trên cây mẹ, sau đó tách ra. Vùng ven mép triều,
rừng ngập mặn tiếp giáp với một trảng cỏ thấp 0,1 - 0,3m, dày đặc với một vài loài
chịu mặn.

- Tài nguyên nước mặt: Khả năng sinh thuỷ của toàn huyện là khá lớn, vào
khoảng 48 triệu m3/năm2, tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém; Bởi vì xung quanh
huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhở, sơng suối ít, độ

dốc lớn, nên lượng nước mặt bị thốt nhanh. Hệ thống sơng suối cùa Cơ Tơ ít (13 suối
nhở) có chiều dài khoảng lkm và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Hệ thống hồ: Tính đến

năm 2013, tồn huyện Cơ Tơ có 21 hồ, đập để chứa nước, trữ lượng và dòng chảy rất
nhở, nên mùa khô thường thiếu nước. Tinh trạng này gây ra nhiều khó khăn trong việc

cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.
- Tài ngun nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tính cho tồn huyện đảo vào

khoảng 10,65 triệu m3. Mực nước ngầm lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2 m. Chất

lượng nước trong các giếng đào từ trung bình đến kém, độ pH cao nên nước giếng đào
chù yếu được sử dụng trong sinh hoạt. Đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và

tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khống

nhỏ, nước ngọt có thế dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.
15



Cơ Tơ có ngn tài ngun sinh vật biên phong phú, đa dạng với nhiêu loại
động thực vật quý hiểm có giá trị kinh tế cao.

- Nguồn lợi thủy sản: Ở vùng biển Cơ Tơ, thực vật phù du có 127 loài thuộc 31

chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 lồi thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân
chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20 m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun
tơ, giáp xác, thân mềm, da gai... Cấc lồi có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc,

ốc nón, tơm hùm, hải sâm, móng tay, mực, sứa đỏ. Cô Tô rất phong phú và đẹp nối
tiếng với rạn san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m, có 70 lồi, 28

giống, 12 họ, trong đó có nhiều lồi q hiếm như san hơ đỏ, san hơ sừng. Rong biển
có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm

thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thề khai thác
vào khoảng 2.100 tấn/năm. Nguồn lợi cá có 120 lồi, có 13 lồi có giá trị kinh tế cao,
bao gồm cá nổi và cá đáy.
- Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Cô Tô là một trong những khu vực có
đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Ninh. Theo Quyết định số 712/QĐ-ƯBND ngày

03/03/2020 tổng diện tích rừng của huyện Cơ Tơ là 3.012,07 ha, chiếm hơn 71%; với
tỉ lệ che phủ của rừng là 60,18%. Rừng trên đảo đa số là rừng phục hồi, có nhiều loại

cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim, giao, bồ hịn, thơng,
keo... Ngồi cây thân gỗ cịn có nhiều loại cây dược liệu quý như: sâm sắn, chè khe,

chè vàng... Một số lồi cây có thế khai thác, phát triến làm cây cảnh rất đẹp và có giá


trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phương cây Thèn đen), nguyệt
quế, si, sộp... Các hệ sinh thái điển hình bao gồm: Hệ sinh thái rùng Trâm bầu (Rừng

Chõi), hệ sinh thái rừng ngập mặn, rong biển, rạn san hô.

Năm 1994, đã phát hiện và đã công bố một danh mục 102 lồi san hơ cứng

thuộc 13 họ và 37 giống ở khu vực huyện đảo Cô Tô - Thanh Lân (Theo WWF và
Phân viện Hải dương học). Kết quả khảo sát lặp lại năm 2003 trên 8 rạn quanh huyện

đảo Cơ Tơ chỉ cịn tìm thấy 76 loài thuộc 26 giống nằm trong 11 họ. Kết quả đánh giá
sơ bộ từ chuyến khảo sát khẩn cấp năm 2006 của Cục Bảo vệ nguồn lợi, ICƯN cùng

Viện Tài nguyên và Môi trường Biển và Viện Nghiên cứu Hải sản đã đánh giá sơ bộ là
các rạn san hô ở đây đang bị xâm hại nghiêm trọng. Độ phủ của những rạn san hô lớn
như Hồng Vàn, Bắc Vàn, hịn Tám Cháu và Khe Trâu, khu vực đảo Cơ Tô lớn trước

16


đây đạt 60 - 80% có nơi đạt độ phủ gân 100%, hiện nay độ phủ chỉ đạt 10 - 15%, có

nơi chỉ cịn dưới 5%. Theo báo cáo tồng hợp từ Chương trình bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hệ sinh thái

rạn san hô tại vùng biển Cô Tô đã mất đến 90% về độ phủ và phạm vi phân bố, nhiều
rạn chết 100%, trở thành khu vực có mức độ và tốc độ suy thối lớn nhất và nhanh

nhất được ghi nhận ở vùng ven biển Việt Nam. Cho đến nay, thành phần lồi san hơ ở
Cơ Tơ cịn rất ít và đơn điệu, chỉ cịn 25 lồi, trong đó có 24 lồi san hơ cứng, 1 lồi


san hơ mềm. Ngun nhân chính là do các ngư dân đà khai thác cá quá mức, bằng các
hình thức hủy diệt như chất nổ và chất độc trong một thời gian dài. Trong khi đó, san
hơ thường là nơi trú ngụ, ẩn nấp, sinh sản và phát triến, làm nền tảng cho các loài hải

sản phát triến theo chuỗi mắt xích thức ăn tự nhiên [28].
1.3.4. Đặc điếm tài nguyên và môi trường huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng)

Huyện Cát Hải được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện đảo Cát
Bà và Cát Hải cũ. Địa bàn huyện Cát Hải ngày nay vốn là một đơn vị hành chính được
thành lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng [23]. Sau năm 1945, huyện Cát
Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày 5-6-1956, cả hai đơn vị hành

chính này được sát nhập vào thành phố Hải phòng. Ngày 22-7-1957, thành lập huyện
Cát Bà, bao gồm thị xã Cát Bà cũ và 5 xã Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào

và Gia Luận, thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn Cát Bà thuộc huyện Cát Bà. Ngày 11-31977, huyện Cát Bà sát nhập với huyện Cát Hải thành một đơn vị hành chính mới lấy
tên là huyện Cát Hải. Ngày 13-3-197s9, giải thể xã Cao Minh, huyện Cát Hải còn 11

xã. Ngày 23-4-1988, thành lập thị trấn Cát Bà, giải thể xã Hoà Quang và xã Gia Lộc
để thành lập thị trấn Cát Hải.

Đảo Cát Hải là một trong số rất hiếm các đảo cát gần bờ Việt Nam, nằm giữa
lạch Nam Triệu và lạch Huyện. Các dải đê cát của đảo, cao chỉ 2 - 3m, nằm gần song
song và phân cách với nhau qua các lạch triều, bãi lầy sú vẹt hẹp. Đê biển bao Cát Hải

thành một khu rộng 15 km2, gồm các cụm dân cư trên đê cát, đầm nuôi mặn lợ, đồng
muối, và bãi lấy sú vẹt. Đảo có nước ngầm nhạt, nhạt lợ nằm trong các thể cát, nên dân

cư khá đông đúc. Bờ phía Nam bị xói lở mạnh từ lâu và biển lấn đà làm mất đi nhiều


đất đai, nhà cửa.

17


×