KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
45
KẾT QUẢ PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SEROTYP
CÁC CHỦNG SALMONELLA SPP. Ở LỢN CON TIÊU CHẢY
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
Trần Đức Hạnh
1
, Nguyễn Quang Tuyên
2
và Cù Hữu Phú
3
TÓM TẮT
Kết quả phân lập và xác định đặc điểm sinh học, serotyp của các chủng Salmonella spp. ở lợn con
mắc tiêu chảy tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy:
- Xét nghiệm 224 mẫu phân của lợn con tiêu chảy tại một số địa phương thuộc 3 tỉnh (Thái Nguyên,
Bắc Giang và Vĩnh Phúc) có 62,50% nhiễm Salmonella spp., trong đó cao nhất là ở Bắc Giang
(63,51%), tiếp đó là ở Thái Nguyên (62,50%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (61,42%), với số lượng vi
khuẩn Salmonella spp. trung bình là 47,31 triệu/gam phân.
- Ở lợn con bị tiêu chảy, vi khuẩn Salmonella spp. có mặt trong hầu hết các cơ quan phủ tạng, tỷ lệ
phân lập cao nhất là ở hạch màng treo ruột (95,23%), tiếp đến là chất chứa ruột già (80,95%), ruột non
(57,14%), ở gan (52,38%), ở lách (28,57%) và thấp nhất là ở thận (23,80%).
- Vi khuẩn Salmonella spp. phân lập mang đầy đủ các đặc tính sinh vật, hoá học của giống. Trong các
chủng Salmonella spp. phân lập, có 19 chủng (44,19%) thuộc nhóm C1 là S. cholerae suis; 17 chủng
(39,53%) thuộc nhóm D1 là S. enteritidis và 7 chủng (16,28%) thuộc nhóm B là S. typhimurium.
Từ khóa: Lợn con, Tiêu chảy, Salmonella spp., Serotyp, Miền Bắc Việt Nam
Results of determination of biological characteristics and serotypes of
Salmonella spp. isolated from diarrheic piglets in some Northern provinces
Tran Đuc Hanh, Nguyen Quang Tuyen and Cu Huu Phu
SUMMARY
Results of isolation and determination of biological characteristics, serotypes of Salmonella spp. in
piglets with diarrhea in some northern provinces showed that:
- Examination of 224 fecal samples of piglets having diarrhea resulted in 62.50% positive for
Salmonella spp. The rates of Salmonella spp. isolated were different in investigated provinces, the highest
in Bac Giang (63.51%), followed by Thai Nguyen (62.50%) and the lowest rate in Vinh Phuc (61.42%) with
the Salmonella spp. average of 47.31 million/gram of feces.
- In piglets with diarrhea, Salmonella spp. were present in most visceral organs. The rate of
Salmonella spp. isolated were highest in the mesentery ganglia (95.23%), followed in colon filled
(80.95%), in intestine (57.14%), in liver (52.38 %), in spleen (28.57%) and lowest in kidney (23.80%).
- Isolated Salmonella spp. had carried all bio-chemistry characteristics of the strain. In those Salmonella
spp. strains isolated, there were 19 strains (44.19%) belong C1 group were S. cholerae suis; in D1 group
there were 17 S. enteritidis strains (39.53%) and in group B there were 7 S. typhimurium strains (16.28%).
Key words: Pigs, Diarrhea, Salmonella spp., Biological characteristics, Serotype, North Vietnam
1
Công ty thuốc thú y Marphavet.
2
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3
Viện thú y.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
46
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng tiêu chảy với đặc điểm dịch tễ hết
sức phức tạp đang gây nên những thiệt hại to lớn,
làm giảm năng suất, chất lượng đàn vật nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Tiêu chảy xảy ra ở các loại lợn và mọi lứa tuổi
và thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột,
thức ăn kém phẩm chất, vệ sinh chăm sóc không
đảm bảo. Nhiều kết quả của các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước đã cho thấy ngoài một số
loài vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như E.coli,
Cl.perfringens thì Salmonella là căn nguyên gây
bệnh chung của nhiều loại vật nuôi và người. Hiện
nay, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,
trong đó có thịt lợn sạch bệnh, sạch vi khuẩn
Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, nghiên
cứu tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella, về một số đặc
tính sinh vật hóa học và vai trò gây bệnh của
chúng đối với lợn là việc làm cần thiết, để có cơ
sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt hiệu
quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia súc nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng phát triển bền
vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm,
có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Xuất phát từ
những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
xác định vi khuẩn Salmonella spp. trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại một số tỉnh phía Bắc
với mục tiêu là làm rõ khả năng, vai trò gây bệnh
tiêu chảy của chúng, làm căn cứ khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo và công tác chẩn đoán, phòng
trị bệnh đạt hiệu quả cao.
II. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
- Phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm và số lượng
vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu bệnh phẩm
của lợn con tiêu chảy.
- Xác định một số đặc tính sinh vật học và typ
huyết thanh của các chủng vi khuẩn Salmonella
spp. phân lập.
2.2. Nguyên vật liệu
- Mẫu bệnh phẩm: máu tim, gan, lách, dịch
ruột và phân của lợn con dưới 2 tháng tuổi mắc
tiêu chảy nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang
và Vĩnh Phúc.
- Các loại môi trường dùng cho nuôi cấy,
phân lập và kiểm tra một số đặc tính sinh học của
vi khuẩn đường ruột.
- Các kháng huyết thanh chuẩn (O, H).
- Hoá chất, dụng cụ, máy móc phòng thí
nghiệm nghiên cứu vi sinh vật.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nuôi cấy và giám định vi
khuẩn Salmonella spp. phân lập theo phương
pháp thường quy của Bộ môn vi trùng, Viện thú y.
- Xác định typ huyết thanh của các chủng vi
khuẩn Salmonella spp. phân lập được theo phương
pháp của White-Kauffmann (WHO, 1983).
- Kết quả được xử lý bằng phương pháp toán
học thông dụng và trên chương trình version 4,0;
Excel 2003.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn
Salmonella spp. ở phân lợn con tiêu chảy
Đã nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn
Salmonella spp. từ 224 mẫu phân của lợn con
mắc tiêu chảy nuôi tại Thái Nguyên, Bắc Giang
và Vĩnh Phúc để xác định vai trò của chúng trong
hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Kết quả được trình
bày ở bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ phân lập và số lượng vi khuẩn Salmonella spp. trong phân lợn con tiêu chảy
Số lượng VK/g phân (triệu)
Địa điểm (tỉnh)
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
dương tính
Tỷ lệ (%)
X
m
x
Thái Nguyên 80 50 62,50 49,25 1,27
Bắc Giang 74 47 63,51 47,52 1,06
Vĩnh Phúc 70 43 61,42 45,17 1,35
Tính chung 224 140 62,50 47,31 1,23
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
47
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, trong 224 mẫu
phân lợn con mắc tiêu chảy được xét nghiệm, có
62,50% nhiễm Salmonella spp. Tỷ lệ phân lập vi
khuẩn Salmonella spp. khác nhau ở các tỉnh
nghiên cứu, cụ thể nhiễm cao nhất là ở tỉnh Bắc
Giang (63,51%), tiếp sau là ở Thái Nguyên
(62,50%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (61,42%).
Sự khác nhau về tỷ lệ lợn mang khuẩn có thể do
điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh ở các địa phương.
Tác giả Võ Thị Trà An (2006) khi nghiên cứu tỷ
lệ nhiễm Salmonella ở lợn tại 10 tỉnh phía Nam
đã cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn các nơi
khác nhau cũng khác nhau, có thể do điều kiện vệ
sinh và khí hậu, biến động từ 13,8 - 84,6%.
Số lượng vi khuẩn Salmonella spp. trung bình
ở lợn con tiêu chảy là 47,31 triệu/g phân, trong
đó cao nhất ở tỉnh Thái Nguyên (49,25 triệu/g) và
thấp nhất ở Vĩnh Phúc (45,17 triệu/g). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với
kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Hồ
Văn Nam và cs (1997) cho thấy trong phân lợn
tiêu chảy ở lứa tuổi từ 22 - 60 ngày có 46,95 triệu
vi khuẩn/g phân; ở lứa tuổi trên 60 ngày có 46,36
triệu vi khuẩn/g phân; Tô Thị Phượng (2006)
nghiên cứu Salmonella ở lợn trên 60 ngày tuổi bị
tiêu chảy thấy có 41,48 triệu vi khuẩn/g phân.
3.2. Tỷ lệ phân lập Salmonella spp. ở một số
bệnh phẩm của lợn con tiêu chảy
Để tìm hiểu sự phân bố của Salmonella spp.
trong một số cơ quan phủ tạng của lợn mắc tiêu
chảy; chúng tôi đã lấy bệnh phẩm là gan, lách,
thận, hạch màng treo ruột, phổi, chất chứa ruột
non ở 21 lợn con mắc tiêu chảy bị chết để tiến
hành xét nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp. ở một số bệnh phẩm từ lợn con chết do tiêu chảy
Bệnh phẩm Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)
Máu tim 21 5 23,80
Gan 21 11 52,38
Lách 21 6 28,57
Thận 21 5 23,80
Hạch màng treo ruột 21 20 95,23
Ruột non 21 12 57,14
Ruột già 21 17 80,95
Kết quả bảng 2 cho thấy, ở lợn con bị tiêu
chảy vi khuẩn Salmonella spp. có mặt trong hầu
hết các cơ quan phủ tạng, trong đó cao nhất là ở
hạch màng treo ruột (95,23%), tiếp đến là chất
chứa ruột già (80,95%), ruột non (57,14%), ở
gan (52,38%), ở lách (28,57%) và thấp nhất ở
thận (23,80%).
Wilcock B.P. (1995) làm thí nghiệm gây
nhiễm Salmonella vào các đoạn ruột thắt của lợn
đã thấy sự xâm nhập của vi khuẩn Salmonella
vào hạch màng treo ruột là rất nhanh, chỉ 2 giờ
sau khi gây nhiễm. Nếu gây nhiễm qua đường
miệng thì 24 giờ sau vi khuẩn cũng đã xuất hiện
ở hạch màng treo ruột và hạch amidan. Đỗ Trung
Cứ và cs (2001) đã phân lập vi khuẩn Salmonella
ở 9/9 loại phủ tạng của lợn từ 2 - 4 tháng tuổi bị
tiêu chảy, trong đó cao nhất là ở hạch ruột
(94,59%) và ít nhất là ở thận (27,08%). Như vậy,
kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của tác giả trên.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
48
3.3. Kết quả giám định một số đặc tính sinh
vật, hoá học của các chủng Salmonella spp.
phân lập từ lợn bị tiêu chảy
Chúng tôi đã kiểm tra khả năng lên men và
sinh hơi một số loại đường, tính chất nhuộm màu,
khả năng di động và một số phản ứng sinh hoá
của 75 chủng Salmonella spp. phân lập. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng Salmonella spp. phân lập
TT Chỉ tiêu kiểm tra Số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)
1 Hình thái (trực khuẩn) 75 75 100,0
2 Nhuộm màu Gram (-) 75 75 100,0
3 Di động 75 75 100,0
4 H
2
S 75 65 86,67
5 Indol 75 0 0
6 Oxidase 75 0 0
7 Catalase 75 75 100,0
8 Glucose 75 75 (h) 100,0
9 Manitol 75 75 100,0
10 Lactose 75 0 0
11 Sorbitol 75 75 100,0
12 Dextrose 75 75 100,0
13 Sucrose 75 0 0
14 Galactose 75 75 (h) 100,0
15 Arabinose 75 75 100,0
Kết quả bảng 3 cho thấy 100% các chủng
Salmonella spp. phân lập đều là trực khuẩn, bắt
màu Gram âm, có khả năng di động. Tất cả các
chủng Salmonella spp. phân lập đều có đặc tính
sinh hoá như sinh H
2
S, không sinh indol, phản
ứng oxydase âm tính, phản ứng catalase dương
tính; lên men sinh hơi đường glucose,
galactose và manitol; không lên men đường
lactose.
Như vậy, đặc tính sinh vật hoá học của các
chủng Salmonella spp. phân lập được đều mang
đặc điểm chung của giống Salmonella và phù
hợp với những đặc điểm về hình thái, nuôi cấy,
đặc tính sinh vật, hoá học như những tài liệu
trong và ngoài nước đã mô tả. Kết quả của
chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của một
số tác giả như Phùng Quốc Chướng (1995), Cù
Hữu Phú và cộng sự (2000), Đỗ Trung Cứ
(2004) khi nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella
gây bệnh ở lợn.
3.4. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi
khuẩn Salmonella spp. phân lập
Chúng tôi đã chọn 60 chủng Salmonella
spp. thể hiện các đặc tính sinh vật, hoá học
điển hình để xác định serotyp của các chủng vi
khuẩn này bằng phương pháp huyết thanh học.
Trên cơ sở phân loại của White-Kauffmann
(WHO, 1983), chúng tôi tiến hành xác định
nhóm vi khuẩn Salmonella spp. phân lập theo
hướng dẫn của hãng Remel. Kết quả được trình
bày ở bảng 4.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
49
Bảng 4. Kết quả xác định nhóm kháng nguyên O của các chủng
vi khuẩn Salmonella spp. phân lập (n=60)
TT Nhóm huyết thanh Dương tính (+) Tỷ lệ (%)
1 B (1, 4, 5, 12) 9/60 15,00
2 C1 (6, 7) 28/60 46,67
3 D1 (1, 9, 12) 15/60 25,00
4 S.spp. 8/60 13,33
Kết quả ở bảng 4 cho thấy trong 60 chủng
Salmonella spp. phân lập ở lợn con tiêu chảy, có
46,67% số chủng thuộc nhóm huyết thanh C1,
tiếp sau là nhóm D1 (25,00%) và thấp nhất là các
chủng thuộc nhóm B (15%). Còn lại 8 chủng
Salmonella (13,33%) chưa xác định. Sau khi xác
định nhóm các chủng Salmonella bằng kháng
huyết thanh O đơn giá, chúng tôi tiến hành tiếp
bằng kháng huyết thanh H pha 1 và pha 2, theo
sơ đồ 2, 4, 5, 6 của White-Kauffmann (WHO,
1983) để xác định serotyp vi khuẩn Salmonella
phân lập. Kết quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella spp. phân lập (n=60)
Kháng nguyên H
Chủng Salmonella
pha 1 pha 2
Số chủng xác định Tỷ lệ (%)
S. typhimurium i 1, 2 9/60 15,00
S. cholerae suis c 1, 5 28/60 46,67
S. enteritidis g, m 1, 7 8/60 13,33
S. dublin g,p 1, 6 7/60 11,67
Salmonella spp. - - 8/60 13,33
Kết quả ở bảng 5 cho thấy trong 60 chủng
Salmonella spp. nghiên cứu, đã xác định có 28
chủng thuộc nhóm C1 là S.cholerae suis, chiếm
tỷ lệ 46,67%; tiếp sau là nhóm B có 9 chủng
(16,28%) là S.typhimurium. Trong nhóm D1 có
8 chủng (13,33%) là S.enteritidis và 7 chủng
(11,67%) là S.dublin. Như vậy, các chủng
Salmonella thuộc nhóm C1 có tỷ lệ cao nhất
trong bệnh phẩm của lợn tiêu chảy tại các địa
điểm nghiên cứu.
Một số tác giả nghiên cứu xác định serotyp
của các chủng Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở
lợn con như Lê Văn Tạo và cs (1994) cũng cho
biết ở bệnh phó thương hàn, chủng S.cholerae
suis có tới 50%, S.typhimurium chỉ xuất hiện
6,25%. Trần Xuân Hạnh (1995) xác định serotyp
vi khuẩn Salmonella phân lập ở lợn bị tiêu chảy
và chết ở các tỉnh xung quanh thành phố Hồ Chí
Minh đã thông báo S.cholerae suis chiếm 38,7%
(ở lợn khỏe 2,8%), tiếp đó là S.typhimurium
16,9%, S.derby 11,3%, còn lại là một số chủng
khác. Tạ Thị Vịnh và cs (1996) khi nghiên cứu vi
khuẩn Salmonella trên lợn bình thường và lợn
tiêu chảy ở Ba Vì và Gia Lâm, Hà Nội cho biết vi
khuẩn Salmonella thuộc nhóm C là nhiều nhất
(60,0%), nhóm B và nhóm D chiếm tỷ lệ 20,0%.
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng như kết
quả của các tác giả trên.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011
50
IV. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu thu được như trên,
chúng tôi bước đầu có một số kết luận sau:
- Đàn lợn con mắc tiêu chảy nuôi tại một số
tỉnh phía Bắc xét nghiệm mẫu phân có 62,50%
nhiễm Salmonella spp., trong đó cao nhất là ở
Bắc Giang (63,51%), tiếp sau là ở Thái Nguyên
(62,50%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (61,42%)
với số lượng vi khuẩn Salmonella spp. trung bình
là 47,31 triệu/gam phân.
- Ở lợn con bị tiêu chảy, vi khuẩn Salmonella
spp. có mặt trong hầu hết các cơ quan phủ tạng.
Tỷ lệ phân lập được Salmonella cao nhất là ở
hạch màng treo ruột (95,23%), tiếp đến là chất
chứa ruột già (80,95%), ruột non (57,14%), ở gan
(52,38%), ở lách (28,57%) và thấp nhất là ở thận
(23,80%).
- Vi khuẩn Salmonella spp. phân lập ở lợn con
tiêu chảy tại một số tỉnh phía Bắc mang đầy đủ
các đặc tính sinh vật, hoá học của giống. Trong
các chủng Salmonella spp. phân lập, có 19 chủng
(44,19%) thuộc nhóm C1 là S.cholerae suis; ở
nhóm D1 có 17 chủng (39,53%) là S.enteritidis
và nhóm B có 7 chủng (16,28%) là
S.typhimurium.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Trà An (2006). Tình hình nhiễm
Salmonella trong phân và thân thịt (bò, heo, gà) tại
một số tỉnh phía Nam. Tạp chí KHKT thú y, XIII,
số 2.
2. Phùng Quốc Chướng (1995). Tình hình nhiễm
Salmonella ở lợn tại vùng Tây Nguyên và khả năng
phòng trị. Luận án PTS khoa học NN, Trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang
Tuyên (2001). Kết quả phân lập và xác định một
số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp.
gây bệnh phó thương hàn lợn ở một số tỉnh miền
núi phía Bắc. Tạp chí KHKT thú y, VIII, số 3, tr.
10-17.
4. Đỗ Trung Cứ (2004). Phân lập và xác định yếu tố gây
bệnh của Salmonella ở lợn tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc và biện pháp phòng trị. Luận án Tiến sỹ
nông nghiệp, Viện thú y.
5. Trần Xuân Hạnh (1995). Phân lập và giám định vi khuẩn
Salmonella trên lợn ở tuổi giết thịt. Tạp chí KHKT thú y,
II, số 3, tr. 89-93.
6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang,
Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc
Thạch (1997). Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn. Tạp chí
KHKT thú y, IV, số 2, tr. 39-45.
7. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh,
Đỗ Ngọc Thuý (2000). Phân lập vi khuẩn E.coli và
Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một
số đặc tính sinh hoá học của các chủng vi khuẩn
phân lập được và biện pháp phòng trị. Kết quả
nghiên cứu KHKT thú y (1996-2000), Viện thú y,
NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 171-176.
8. Tô Thị Phượng (2006). Nghiên cứu tình hình hội
chứng tiêu chảy ở lợn ngoại hướng nạc tại Thanh
Hoá và biện pháp phòng, trị. Luận văn Thạc sỹ
NN, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Lê Văn Tạo, Nguyễn Thị Vui (1994). Phân lập và định
typ vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho lợn. Tạp chí Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 11.
10. Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996). Bước đầu
thăm dò và xác định E.coli trên lợn bình thường và lợn
mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Tây và Hà Nội. Tạp
chí KHKT thú y, III, số 1.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.