Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và giá trị của cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.71 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN KẾT
THÚC HỌC PHẦN
Học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và giá trị của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hảo
Sinh viên thực hiện: Lê Vĩnh Xuân
Lớp: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K41

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2021


MỤC LỤC
M ỞĐẦẦU...................................................................................................................................................... 3
I. Tính cấấp thiếất của đếề tài.......................................................................................................................3
II. Mụ c tếu và nhiệm vụ nghiến cứu........................................................................................................3
III. Đốấi tượng nghiến cứu.........................................................................................................................3
NỘI DUNG....................................................................................................................................................4
I. Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của Đ ảng cộng s ản Việt Nam................................................................4
1. S ựchuy ển biếấn của phong trào yếu nước Việt Nam, các tổ ch ức c ộng s ản ra đ ời ..........................4
2. Các tổ chức cộng sản được thành lập ..............................................................................................5
3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam...................................................................................7
II. Nộ i dung cơ bả n và ý nghĩa củ a Cươ ng lĩnh chính trị đấều tến.............................................................9
1. Vếề phương diện chính trị...............................................................................................................10
2. Vếề phương diện xã hội...................................................................................................................10
3. Vếề ph ương di ện kinh tếấ..................................................................................................................11
4. Vếề lực lượng cách mạng.................................................................................................................11


5. Vếề ph ương pháp tếấn hành cách mạng giải phóng dấn tộc ............................................................12
6. Tình hình thếấ giới và cách mạng Đống Dương...............................................................................12
7. Tính chấất và nhiệm vụ c ủa cách m ạng Đống D ương ......................................................................13
III. So sánh s ựgiốấng và khác nhau giữa C ương lĩnh chính tr ị và Luận cu ơng .........................................14
1. Đi m
ể giốấng nhau:...........................................................................................................................14
2. Điểm khác nhau:............................................................................................................................15
IV. Tính đúng đắấn củ a Cươ ng lĩnh chính trị đấều tến c ủa Đảng ..............................................................16
KẾẾT LUẬN...................................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................19


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân dân ta đã trải qua một giai đoạn lịch sử gian khổ để giành về nhưng thắng lợi,
đem dân tộc ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với
Chủ nghĩa Xã hội từ vị thế của dân tộc mất nước, phải chịu ách đô hộ. Trong chặng
đường đấu tranh khó khăn ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trị lãnh đạo
nhân dân ta đến với thắng lợi vĩ đại ấy.
Có rất nhiều cuộc khác chiến nổ ra trước khi Đảng ra đời, điểm chung của các cuộc
kháng chiến ấy là đều bị thất bại dưới sự săn đuổi, đàn áp dã man của bè lũ thực
dân. Khi đó nước ta có ba Đảng tách biệt và lâm vào tình trạng khủng hoảng đường
lối và chỉ tới năm 1924, khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc trở về và
gộp ba Đảng thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam thì khủng
hoảng ấy mới được giải quyết. Tên tuổi của Người – người chiến sĩ cách mạng lỗi
lạc Hồ Chí Minh đã gắn liền với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để gặt hái được thành quả ấy, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có vơ số
những đường lối, cương lĩnh và sách lược được để ra, tạo tiền đề vững chắc cho
cuộc đấu tranh trường kì gian khổ ấy thành cơng, giành độc lập dân tộc. Trong đó,
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” - ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt

Nam.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận tập trung vào các mục tiêu sau:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh
- Phân tích được tầm quan trọng, giá trị lịch sử của Cương lĩnh chính chị đầu tiên
của Đảng
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng


NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
1. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam, các tổ chức cộng sản ra
đời
Cuối năm 1928, Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chủ trương vơ
sản hố để rèn luyện hội viên và truyền bá tư tưởng vô sản, phát triển tổ chức và
đẩy mạnh phát triển hội viên, đến năm 1929, số hội viên đã lên tới 1.500 người.
Những hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của
phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928, 1929 theo
khuynh hướng cách mạng vơ sản.
Vì vậy, phong trào công nhân đã nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, đều khắp ba kỳ. Số lượng
các cuộc đấu tranh của công nhân trong các năm 1928-1929 đã lên tới 40 cuộc,
tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm 1926-192722. Đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200
công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội), tháng 5-1929, đã có sự lãnh đạo của
Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên (người
đóng vai trị chỉ đạo trực tiếp là đồng chí Ngơ Gia Tự). Để chỉ đạo công nhân đấu
tranh, một Ủy ban bãi công đã được thành lập. Ủy ban bãi công đã phát truyền đơn
kêu gọi công nhân và lao động Hà Nội hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công của
công nhân Avia. Nhờ vậy, cuộc bãi công đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực
của cơng nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh xung

quanh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Tháng 7-1929, Tổng Công hội đỏ
Bắc Kỳ được thành lập. Tổng Cơng hội đỏ đã đề ra chương trình, điều lệ và quyết
định xuất bản tờ Lao động làm cơ quan ngơn luận. Sự kiện đó vừa thể hiện bước
trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công
nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất. Những cuộc đấu
tranh mang tính tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý
thức, có tổ chức với quy mơ ngày càng lớn. Cơng nhân đấu tranh khơng chỉ nhằm
địi các quyền lợi kinh tế (như tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện điều kiện
sinh hoạt), mà đã hướng sang mục đích chính trị (chống lại các chính sách áp bức,
bóc lột của bọn chủ tư bản và chính quyền thực dân phong kiến). Cùng với các
cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giai cấp cịn có nhiều hoạt động ngày
càng có nhiều hoạt động biểu lộ tinh thần cách mạng, ý thức quốc tế của mình.
Trong các dịp kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5) và Cách mạng Tháng Mười
Nga (7-11), cơng nhân nhiều nơi đã tổ chức mít tinh, treo cờ đỏ, rải truyền đơn
tuyên truyền cách mạng…


Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân
càng phát triển sôi nổi thì càng địi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo. Nhu cầu
thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và
gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra, và ngày càng
trở nên bức xúc đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
2. Các tổ chức cộng sản được thành lập
Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam,
tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên khơng cịn thích hợp và đủ sức lãnh
đạo phong trào. Trước tình hình đó, tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ
Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu...) họp
tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở
Việt Nam.
Tháng 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do

Tổng hội triệu tập tại Hồng Kông (Trung Quốc), kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ
Bắc Kỳ về việc giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản khơng đựợc chấp nhận.
Đồn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã rút khỏi Đại hội. Sau khi về nước, đồn đại biểu
Bắc Kỳ đã giải thích lý do thốt ly Đại hội và khẳng định đã có đủ những điều kiện
để thành lập chính đảng cách mạng.
Ngày 17-6-1929, khoảng 20 đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản
Đảng; thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ; lấy cờ đỏ búa liềm làm Đảng kỳ và quyết
định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, những thanh niên yêu nước ở
Nam Kỳ theo xu hướng cộng sản, lần lượt tổ chức nững chi bộ cộng sản. Tháng 111929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được
thành lập tại Khánh Hội, Sài Gịn, cơng bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí
Bơnsơvích.
Tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng đảng (là một tổ chức thanh niên yêu nước có cả
Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai…) chịu tác động mạnh mẽ của Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên-đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tháng 9-1929,
những người tiên tiến trong Tân việt cách mạng đảng họp bàn việc thành lập Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn và ra Tuyên đạt, khẳng định “…những người giác ngộ
cộng sản chân chính trong Tân Việt Cách mệnh Đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng


toàn thể đảng viên Tân Việt Cách mệnh Đảng, toàn thể thợ thuyền dân cày và lao
khổ biết rằng chúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đồn…
Muốn làm trịn nhiệm vụ thì trước mắt của Đơng Dương Cộng sản liên đồn là một
mặt phải xây dựng cơ sở chi bộ của Liên đoàn tức là thực hành cải tổ Tân Việt
Cách mạng Đảng thành đoàn thể cách mạng chân chính…”23. Cho đến cuối tháng
12-1929, tại Đại hội các đại biểu liên tỉnh tại nhà đồng chí Nguyễn Xuân ThanhỦy viên Ban Chấp hành liên tỉnh (ga Chợ Thượng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh),
nhất trí quyết định “Bỏ tên gọi Tân Việt. Đặt tên mới là Đơng Dương Cộng sản liên
đồn”. Khi đang Đại hội, sợ bị lộ, các đại biểu di chuyển đến địa điểm mới thì bị
địch bắt vào sáng ngày 1-1-1930. “Có thể coi những ngày cuối tháng 12-1929 là

thời điểm hoàn tất q trình thành lập Đơng Dương Cộng sản liên đồn được khởi
đầu từ sự kiện cơng bố Tun đạt tháng 9-1929.
Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929
đã khẳng định bước tiến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu
bức thiết của lịch sử Việt Nam. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-21930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hội An Nam Thanh niên Cách mạng do chúng tơi
tổ chức từ năm 1925. Có thể nói rằng, nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim
non cộng sản”.
Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ đường lối của Quốc
tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận
là đảng cách mạng chân chính, tình trạng đó khơng tránh khỏi phân tán về lực
lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước. Đặc biệt, cuối năm 1929, hai tổ
chức: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng tranh chấp ảnh
hưởng trong quần chúng, bài xích lẫn nhau và mỗi tổ chức đều muốn đứng ra
thống nhất các tổ chức cộng sản.
Trước tình hình đó, theo tài liệu (ghi ngày 27-10-1929) của Quốc tế Cộng sản gửi
những người cộng sản Đông Dương, nêu rõ: “Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy
nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển,
đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách
mạng ở Đông Dương”. Vì vậy: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của
tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính
chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần
chúng ở Đơng Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức duy nhất ở Đông
Dương”.


3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm thì nhận được tin tình hình Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên “bị tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái,..”,
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm về Hồng Kông (Trung Quốc), chủ động “triệu tập các

đại biểu của hai nhóm (Đơng Dương và An Nam)” để tiến hành hợp nhất các tổ
chức cộng sản: “Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1. Với tư cách là phái viên của
Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào
cách mạng ở Đơng Dương, tơi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ
đồng ý thống nhất vào một đảng. Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và
chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản... Các đại biểu trở về An Nam
ngày 8-2”.
Hội nghị thành lập Đảng được tiến hành từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930 với
nhiều địa điểm khác nhau tại Hồng Kông (Trung Quốc). Ngày 3- 2- 1930 được xác
định là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Thành phần dự Hội nghị gồm 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng (Trịnh
Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Châu
Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại
biểu của Quốc tế Cộng sản.
Chương trình nghị sự của Hội nghị:
“1. Đại biểu của Quốc tế Cộng sản nói lý do cuộc hội nghị;
2. Thảo luận ý kiến của đại biểu Quốc tế Cộng sản về:
a) Việc hợp nhất tất cả các nhóm cộng sản thành một tổ chức chung, tổ chức này sẽ
là một Đảng Cộng sản chân chính;
b) Kế hoạch thành lập tổ chức đó”.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận và thống nhất:
“1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm
cộng sản Đơng Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;


5. Cử một Ban Trung ương lâm thời...”.
Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các

văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt
của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị xác định rõ tơn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ
chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế
quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Quy định điều kiện vào Đảng:
là những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình đảng và Quốc tế Cộng
sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh
phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng”.
Chủ trương của Hội nghị về hệ thống tổ chức Đảng từ chi bộ, huyện bộ, thị bộ hay
khu bộ, tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương, đồng thời xác định rõ
trách nhiệm, quyền lợi của Đảng viên, quy định rõ chế độ dân chủ và kỷ luật trong
Đảng.
Hội nghị thông qua Nghị quyết với các nội dung:
1. Các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đều
tán thành ý kiến của đại biểu quốc tế;
2. Kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản chân chính:
a) Cử Ban Trung ương lâm thời;
b) Đại biểu quốc tế ra tuyên bố;
c) Thảo chính cương và sách lược tóm tắt của Đảng mới;
d) Tổ chức nội bộ đảng mới;
e) Đặt tên Đảng mới là Đảng Cộng sản Việt Nam;
f) Báo cáo cuả các đại biểu;
g) Phê bình sai lầm khuyết điểm của nhau;
h) Phương thức cử Ban Trung ương;
i) Đại biểu Quốc tế Cộng sản ra lời hiệu triệu kêu gọi quần chúng Việt Nam tham
gia cách mạng;


j) Chính cương và sách lược mới do đại biểu Quốc tế Cộng sản dự thảo; k) Điều lệ

Đảng do đại biểu quốc tế dự thảo, sẽ đem phổ biến trong khi tiến hành cơng tác tổ
chức…
Ngồi ra, Hội nghị còn quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức công hội, nông
hội, cứu tế, tổ chức phản đế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên
truyền của Đảng.
Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng
duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản
Việt Nam do đồng chí Bách (Ngơ Gia Tự) ký, chấp nhận Đơng Dương Cộng sản
Liên đồn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu
gọi nhân dịp thành lập Đảng. Mở đầu Lời kêu gọi Người viết: “Nhận chỉ thị của
Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tơi đã hồn thành nhiệm
vụ và thấy có trách nhiệm phải gửi tới anh chị em và các đồng chí lời kêu gọi này”.
Sau khi vạch rõ bản chất, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam,
Người chỉ rõ sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là “để lãnh đạo toàn thể anh
chị em bị áp bức chúng ta làm cách mạng”.
Như vậy, trước yêu cầu của lịch sử cách mạng Việt Nam cần phải thống nhất các tổ
chức cộng sản trong nước, chấm dứt sự chia rẽ bất lợi cho cách mạng, với uy tín
chính trị và phương thức hợp nhất phù hợp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời
triệu tập và chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản. Những văn kiện được thông qua
trong Hội nghị hợp nhất dù “vắt tắt”, nhưng đã phản ánh những vấn đề cơ bản
trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một
trang sử mới.
II. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, xác định rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ
chiến lược, phương pháp hoạt động... của một chính đảng, hoặc một tổ chức chính
trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. V.I.Lênin chỉ rõ: “Cương lĩnh là một bản
tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà đảng muốn
đạt được và vì mục đích gì mà đảng đấu tranh” . Cương lĩnh chính trị là cơ sở

thống nhất ý chí và hành động của tồn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực
lượng xã hội nhằm phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Cương
lĩnh là văn bản quan trọng và cao nhất của Đảng, có tính chiến lược lâu dài nhằm


định hướng, chỉ đạo to lớn, toàn diện đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Hai văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng: Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng đã
phản ánh những nội dung cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cách mạng
Việt Nam-đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: từ việc phân
tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam-một xã hội thuộc địa nửa
phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có cơng nhân, nơng dân với
đế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội
dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản, gắn giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người, gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu chiến lược nêu trên đã chỉ rõ tính chất và phương
hướng phát triển của cách mạng Việt Nam-một nước thuộc địa nửa phong kiến là
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất
cho người cày, đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
1. Về phương diện chính trị
Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: “Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn
toàn độc lập. Dựng ra chính phủ cơng nơng binh. Tổ chức ra quan đội công nông”.
Các nhiệm vụ trên đây đã phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt

Nam lúc này là đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc. Vấn
đề dân tộc và giải phóng dân tộc được đặt đúng tầm quan trọng của nó trong mối
quan hệ với đấu tranh giai cấp. Mục tiêu đó ln ln gắn liền với giải phóng giai
cấp cơng nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động: chống đế
quốc giành độc lập cho dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày là
mục tiêu căn bản trong giai đoạn đầu để tạo điều kiện đi tới chủ nghĩa xã hội. Ở
một nước thuộc địa, thì vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là giải phóng dân tộc,
giành độc lập hồn tồn.
2. Về phương diện xã hội
Cương lĩnh xác định rõ:


a) Dân chúng được tự do tổ chức.
b) Nam nữ bình quyền, v.v.
c) Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hoá”.
3. Về phương diện kinh tế
Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn (như
công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao
cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa
làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang
công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ… Những nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam về phương diện xã hội và phương diện kinh tế nêu trên
vừa phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội, cần được giải quyết ở Việt Nam, vừa
thể hiện tính cách mạng, tồn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc lột
hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp cơng nhân và nơng dân. (Sau đó đã
được cụ thể hoá trong 10 điểm ở Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng).
Trong đó, phương diện kinh tế thể hiện rõ việc xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước
mắt chỉ tập trung đánh đế quốc, giải phóng dân tộc, nên mới chỉ: “thâu hết ruộng
đất của đế quốc chủ nghĩa làm của cơng chia cho dân cày nghèo”; cịn đối với địa

chủ thì phải phân biệt và tập trung địa chủ phản cách mạng, nên chỉ mới chủ
trương “Quốc hữu hóa tồn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ
phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo”.
4. Về lực lượng cách mạng
Ngay khi phân tích tình hình xã hội Việt Nam sau khi Pháp thống trị, Cương lĩnh
đã chỉ rõthái độ chính trị của từng giai cấp, trong đó chỉ rõ “tư bản bản xứ khơng
có thế lực gì ta khơng nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ
mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”. Do vậy, Cương lĩnh xác
định lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân, nơng dân, trong đó giai cấp
cơng nhân lãnh đạo; đồng thời Cương lĩnh chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp,
các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. Đảng “phải
thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, nhưng đồng thời “Đảng phải hết
sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng… để kéo họ đi vào phe vơ sản giai
cấp. Cịn đối với bọn phú nơng, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ
mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”.


Trên cơ sở nắm vững đặc điểm sự phân hoá giai cấp của xã hội Việt Nam sau khi
Pháp xâm lược và khai thác thuộc địa, Cương lĩnh đã đánh giá sát thực thái độ của
các giai tầng trong xã hội, từ đó, khơng chỉ làm phân hố lực lượng của kẻ thù, mà
cịn đã xác định tập hợp, đồn kết với tất cả những giai tầng có tinh thần yêu nước
để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trước mắt là giải
phóng dân tộc. Đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về việc tập hợp lực lượng
cách mạng ở Việt Nam, là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước
và các tổ chức yêu nước, cách mạng, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thái độ các giai
cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.
5. Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng
để giải phóng dân tộc, chứ khơng thể là con đường cải lương thoả hiệp “không khi

nào nhượng một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào đường thoả hiệp”. Có
sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lơi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nơng
về phía giai cấp vơ sản, cịn “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập
hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
6. Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương
Cương lĩnh phát triển quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng thuộc
địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới. Cương lĩnh chỉ rõ: “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước
An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức
dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”. Như vậy, ngay từ
khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tính tự lực tự cường, đồng thời
xác định rõ lực lượng đồng minh quốc tế đó là sự đồn kết, ủng hộ của các dân tộc
bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Đây là sự quán
triệt sâu sắc tinh thần của khẩu hiệu chiến lược của Quốc tế Cộng sản “Vơ sản tồn
thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” đối với thực tiễn cách mạng Việt
Nam. Cương lĩnh không chỉ đặt cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của cách
mạng giải phóng dân tộc thế giới, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, mà còn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ và sự chủ
động của cách mạng giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng vô sản thế giới.
Đồng thời, Cương lĩnh cịn phân hố kẻ thù khi xác định đánh đổ thực dân Pháp,
nhưng chủ trương đoàn kết với giai cấp vơ sản thế giới, trong đó, “nhất là đồn kết
với giai cấp vơ sản Pháp”.


Sau khi xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh xác định: “Đảng là đội tiên
phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Đây chính là nội dung về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng được chỉ rõ ngay trong văn kiện đầu tiên của Đảng mới
được thành lập. Cương lĩnh xác định vai trò lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì
phải “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, Đảng muốn “thu phục” thì

phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng; Đồng thời “làm cho giai cấp minh lãnh đạo được dân chúng” thì
Đảng cần phải thường xuyên chú trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh tồn
diện về cả tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức, mới “có đủ năng lực lãnh đạo
quần chúng”.
Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam được hoạch định trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc và trên cơ sở
tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng mặc dù còn “vắn tắt”, nhưng đã phản ánh
một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, thể
hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính
chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ
XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cõ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc
biệt là việc đánh giá ðúng ðắn, sát thực thái ðộ các giai tầng xã hội đối với nhiệm
vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiến lược và
sách của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm
vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và
sách lược đã đề ra.
7. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đơng Dương
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập
Đảng đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính
trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu
cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định
hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự
vận dụng phù hợp với thực tiễn và phát triển sáng tạo tự nó đã mang giá trị lý luận
và thực tiễn, khẳng định tính khoa học và tính hiện thực của nội dung Cương lĩnh.



Giá trị lý luận của Cương lĩnh là ở chỗ, lần đầu tiên thấy rõ cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa như Việt Nam không thể giành thắng lợi hồn tồn và triệt để,
nếu khơng gắn liền với giải phóng giai cấp những người lao khổ, giải phóng xã hội,
mang lại quyền tự do, hạnh phúc cho con người. Hai cuộc giải phóng vĩ đại đó
(giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, xã hội) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng ở một nước thuộc địa
nửa phong kiến, Cương lĩnh đầu tiên đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc trên lập trường khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin. Nội dung của
Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã thể hiện quan điểm khoa học và cách mạng của
Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản “giai cấp vô sản mỗi nước
trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải
tự mình trở thành dân tộc”. Cương lĩnh cũng đã phát triển sáng tạo những quan
điểm của Lênin và Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Chính
vì vậy, con đường cách mạng vơ sản mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã
khẳng định là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay.
III. So sánh sự giống và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cuơng
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối
cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên, hai văn kiện này có những điểm giống và khác
nhau, cụ thể như sau:
1. Điểm giống nhau:
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được
tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách
mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
- Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và
giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng
nịng cốt và cơ bản đơng đảo trong xã hội góp phần to lớn vào cơng cuộc giải
phóng dân tộc nước ta.

- Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam
cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh
đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay cơng nơng.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng
thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngồi, tìm đồng minh cho mình.


- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản
2. Điểm khác nhau:
- Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam cịn Luận
cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các
nước Đơng Dương nói chung.
- Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:
+ Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc
Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng(nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng,
nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương
lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ,
bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo,
thành lập chính phủ cơng nơng binh và tổ chức cho qn đội cơng nơng, thi hành
chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thơng giáo dục theo hướng cơng nơng hóa.
+ Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong
kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách
mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương
hồn tồn độc lập”. Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở
một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu
đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng cách mạng:
+ Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp cơng nhân và
nơng dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng

hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt
phản cách mạng.
+ Luận cương thì xác định giai cấp vơ sản và nơng dân là hai động lực chính của
cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vơ sản là đơng lực chính và
mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nơng dân có số lượng đơng đảo nhất, là một
động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngồi cơng
nơng như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, cịn tư
sản cơng nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển
cao thì họ sẽ theo đế quốc.


IV. Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (từ ngày 1
tháng 6 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930) gồm các văn kiện “chính cương vắn tắt”,
“sách lược vắn tắt”, “điều lệ vắn tắt” và “lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng” tính
đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên được thể hiện qua những nội dung
sau:
Cương lĩnh vực giáo cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn:
Cách mạng tư sản dân quyền Và cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai giai đoạn cách
mạng kế tiếp nhau, khơng có bức tường ngăn cách (“làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”). Như vậy ngay từ đầu, Đảng
ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta là giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: Đánh đổ đế
quốc phong kiến và tư sản phản cách; mạng làm cho nước Việt Nam độc lập, dựng
lên chính phủ cơng nơng binh; tổ chức ra quân đội công nông nghiệp; thu sản
nghiệp lớn của bọn đế quốc và ruộng đất của bọn phản cách mạng lên chia cho dân
nghèo; tiến hành cải cách ruộng đất đem lại ruộng đất cho nông dân. Như vậy
cương lĩnh chính trị đã bao gồm các nội dung dân tộc và dân chủ chống đế quốc và

chống phong kiến, nhưng nổi bật nhất là chống đế quốc và tay sai, phản động;
giành độc lập, tự do trong tồn thể dân tộc. Lực lượng là cơng nơng đồng thời và
lơi kéo tiểu tư sản trí thức Trung Đông về phải vô sản giai cấp của vùng Đông
Trung Tiểu Địa Chủ Tư bản Việt Nam, cịn phú nơng, trung tiểu địa chủ, tư bản
Việt Nam chưa lộ rõ bộ mặt phản động thì phải làm họ trung lập.
Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ
phận giai cấp cơng nhân, làm giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, phải thu
phục đại đa số dân cày và dự vào dân cày; đồng thời và liên minh các giai cấp cách
mạng và tầng lớp trong nước khác đoàn kết tổ chức cho đấu tranh chống đế quốc
và phong kiến. Điều này rất đúng với hoàn cảnh của nước thuộc địa Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cần đặt cách mạng Việt Nam và tiến trình
cách mạng của thời đại của cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới đối với cách mạng của dân tộc để bị áp bức và giai cấp công nhân thế
giới.


KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì
mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội
dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu
cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ
chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. Phát huy được truyền
thống yêu nước quý báu của dân tộc, đánh giá đúng vị trí của từng giai cấp cách
mạng, tận dụng mọi nguồn lực, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách
mạng.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo lên
từ học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản, kinh nghiệm cách mạng
thế giới mà Nguyễn Ái Quốc đã lĩnh hội được trên khi tìm đường cứu nước và vận

dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Cương lĩnh Đảng ta đã dẫn dắt tồn
dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và đang trên đường xây dựng nước Việt Nam giàu,
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, Luận cương tháng 10/1930 đã đưa ra một số quan điểm khác với Cương
lĩnh đầu tiên và quyết định “thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và
Điều lệ của Đảng” thông qua Luận cương trên theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản và
đổi tên đảng là Đảng cộng sản Đông Dương. Sở dĩ Luận cương tháng 10/1930 có
quan điểm khác với Cương lĩnh đầu tiên là do vấn đề kết hợp hay tách rời yếu tố
giai cấp với yếu tố dân tộc và vấn đề đúng hay chưa đúng của mỗi yếu tố trong
hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Tuy bị phê phán và bị quyết định thủ tiêu nhưng thực
tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh
đầu tiên. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin, áp dụng vào thực tế hồn cảnh nước ta. Cịn luận cương tháng
10/1930 áp dụng 1 cách máy móc, khn mẫu từ Quốc tế cộng sản nên không thể
phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc. Với cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ
khi ra đời Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình tồn thể
dân tộc làm cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng
thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nơng dân. Vì vậy, Đảng đã đồn kết được
những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái


của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cơ lập. Do đó, quyền lãnh đạo
của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường”


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản bởi
bộ giáo dục và đào tạo.

2. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Tiểu luận “Nội dung, ý nghĩa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Điểm khác của Luận cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.”
/>xxC
4. />KxxC
5. Báo Hà Tĩnh: bài viết “Luận cương chính trị tháng 10/1930 – những giá trị
lịch sử” – đăng ngày 29/04/2014.



×