ĐĨNG GĨP CỦA CHỮ NƠM ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ...............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................................1
3. Đóng góp của đề tài. ...........................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................2
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CHỮ NƠM Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
.................................................................................................................................2
1.1 Lịch sử hình thành chữ Nôm: ........................................................................2
1.2. Cấu tạo của chữ Nôm: ..................................................................................4
1.3. Di tích của chữ Nơm: ....................................................................................6
CHƯƠNG II: ĐĨNG GĨP CỦA CHỮ NÔM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
VĂN HỌC VIỆT NAM ..........................................................................................8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Nghiên cứu về sự đóng góp của chữ Nơm đối với sự phát triển của văn học
Việt Nam từ đó cho sinh viên hiểu rõ hơn về sự hình thành cũng như ý nghĩa
của Nơm đối với sự hình thành nền văn hóa dân tộc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Chữ Nôm.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Chữ Nơm trong khơng gian văn học Việt Nam.
3. Đóng góp của đề tài.
- Trước hết đề tài đóng góp một phần cơ bản cho nguồn nghiên cứu chữ
Nôm trong sự phát triển văn học Việt Nam nhằm đánh dấu sự phát triển rực
rỡ của văn học chữ Nôm trong lịch sử văn học Việt Nam.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CHỮ NƠM Ở CỦA NGƯỜI
VIỆT
1.1 Lịch sử hình thành chữ Nơm:
- Chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu về việc chữ Nơm được
hình thành từ bao giờ và như thế nào, do việc khơng cịn tài liệu lịch sử chính
xác về vấn đề này.
+ Một số ý kiến cho rằng chữ Nơm hình thành từ thời Sĩ Nhiếp.
+ Một số ý kiến khác cho rằng chữ Nôm xuất hiện vào khoảng thế kỉ
thứ 8, thứ 9.
+ Sau đó được hình thành và hoàn chỉnh vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10
đến thế kỉ 12, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập
không phụ thuộc vào Trung hoa nữa.
- Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chữ vuông Hán, cách đọc dựa
theo âm Hán-Việt.
- Chữ Hán chủ yếu là chữ biểu ý, nhưng khi xây dựng chữ Nơm thì yếu
tố ngữ âm đã gia tăng thêm nhiều.
- Muốn đọc hiểu chữ Nôm, không thể thiếu thông tin ngữ cảnh và sự
suy đoán logic của người đọc để chọn ra ý nghĩa đúng đắn nhất, do không có
tương ứng một đối một giữa từng chữ Nơm với âm hay ý mà nó biểu diễn.
- Đây là một hệ quả sẽ phải tính tới khi thiết lập quan hệ tương ứng
giữa chữ Quốc ngữ, vốn hoàn toàn biểu thị theo ngữ âm, và chữ Nơm, để có
thể có các bộ chuyển tự, và trong nhiều trường hợp phải coi đó là bộ trợ giúp
chuyển tự thơng minh (vì cần chọn nghĩa sát hợp) giữa hai loại chữ viết này
cho cùng một ngôn ngữ. Như vậy một đặc thù rất đáng để ý của chữ Nôm là ở
chỗ kết hợp cả yếu tố biểu ý và biểu âm.
2
- Việt Nam cũng như các nước, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc qua
giao lưu đã chịu ảnh hưởng văn hoá Hán của Trung Quốc và đã sử dụng chữ
Hán trong một thời gian nhất định. Ở Việt Nam, chữ Hán có mặt từ rất sớm,
có thể kể từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sau này, đến hết thời kỳ “Bắc
thuộc”, thời kỳ đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc (thế kỷ I - X) chữ
Hán tiếp tục phát triển. Từ năm 939 trở về sau, Việt Nam thoát khỏi sự thống
trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán vẫn được thịnh hành và
khẳng định vị trí quan trọng của nó trong đời sống chính trị, văn hố, xã hội
của người Việt. Chữ Hán trở thành một phương tiện quan trọng để nâng cao
dân trí, thi cử, đào tạo nhân tài và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Từ chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm, được sử dụng và phát
triển trong đời sống văn hoá của người Việt. Xét về mặt vị trí, thì chữ Hán
được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng, được xem là văn tự
chính thống của quốc gia. Cịn chữ Nơm chủ yếu được phát triển trong sáng
tác văn học, tuy nhiên cũng có những triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng
chữ Nôm, như triều Tây Sơn (1788-1802).
- Chữ Nôm ra đời có ý nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển
của nền văn hoá dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò địa vị của
tiếng Việt. Như mọi người đều biết, tiếng Việt của chúng ta rất giàu hình ảnh,
là tiếng nói của nhân dân, là lời văn trong sáng của các nhà ngoại giao và là
ngôn ngữ cảm xúc văn học trong các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn và là
kho tàng ca dao trong sáng tác văn học dân gian. Tiếng Việt của chúng ta giàu
tình cảm, nhiều màu sắc và âm điệu, phản ánh tâm hồn trong sáng và cốt cách
vĩ đại của nhân dân Việt Nam trải hàng ngàn năm lịch sử.
- Có nhiều học giả trong và ngồi nước đã đi sâu tìm hiểu về sự ra đời
của chữ Nơm và có nhiều ý kiến khác nhau: Lê Dư và GS. Nguyễn Đổng Chi
đã căn cứ vào ý “Sĩ Vương bắt đầu lấy chữ Hán để dịch ra tiếng ta” của
Nguyễn Văn San trong Đại Nam quốc ngữ, để đưa ra nhận định cho rằng chữ
3
Nơm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II). Nguyễn Văn Tố thì dựa vào chữ “Bố
Cái”, mà nhân dân suy tôn Phùng Hưng là “Bố Cái đại vương” để cho rằng
chữ Nơm có từ cuối thế kỷ thứ VIII (2). Học giả Trần Văn Giáp đã căn cứ vào
chữ “Cồ” trong Quốc hiệu “Đại Cồ Việt”, để cho rằng chữ Nơm có từ thời
nhà Đinh. Trần Huy Bá dựa vào chữ “Ơng Hà” khắc trên chng Vân Bản tự
chung minh tìm được ở Đồ Sơn có niên đại năm 1076, để cho rằng chữ Nơm
có từ thời nhà Lý. Hai nhà nghiên cứu, là GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Lê Văn
Quán đã căn cứ vào mặt thanh mẫu, vận mẫu để chứng minh chữ Nơm khơng
thể có từ thời Sĩ Nhiếp mà xuất hiện sau thời Đường Tống GS. Đào Duy Anh
cho rằng: do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các
triều Đinh, Lê và đầu Lý, chữ Nôm đã xuất hiện.
- Bắt đầu từ thời nhà Lý, chúng ta thấy trong các văn bia hiện còn lưu
giữ được, xuất hiện những chữ Nôm ghi tên đất và tên người, như văn bia:
Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí (niên đại 1173) có các chữ: “Bà Cảm,
đầu đình, cửa ngõ, bến sông”; văn bia Chúc Thánh Báo Ân tự bi (niên đại
1185-1214) có các chữ: “Bà Đỗ”, đồng Mộc”; văn bia Báo ân thiền tự bi ký
(niên đại 1210) có các chữ “đồng Hấp, đồng Chài, đồng Nhe”. Những chữ
Nôm khắc trên các văn bia thời Lý là sản phẩm của giai đoạn đầu trong quá
trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trong các văn bản và làm tiền đề
tạo nên văn học chữ Nôm ở Việt Nam sau này.
1.2. Cấu tạo của chữ Nôm:
- Chữ Nôm là một tập hợp các kí hiệu hình diễn tả cho các từ tiếng
Việt, biểu diễn dựa trên cơ sở cách viết chữ Hán và các bộ trong chữ Hán có
cải biên.
Chữ bao giờ cũng đi kèm với nghĩa, đó là đặc trưng chung của chữ biểu
ý và vẫn được gìn giữ trong chữ Nơm. Cho nên dù yếu tố biểu âm có len vào
để diễn tả cho tiếng Việt, thì yếu tố biểu ý vẫn cịn rất đậm.
4
- Về mặt cấu trúc thì chữ Nơm hồn tồn khác với chữ ghi âm, mỗi
tiếng được biểu hiện bằng một kí hiệu riêng - một chữ vng - cho nên phải
tạo ra rất nhiều kí hiệu mới dùng được. Cũng do đó, cơng việc tạo ra đủ các
chữ Nơm để diễn đạt tư tưởng người Việt đã phải trải qua nhiều thời gian mới
đi đến chỗ hoàn chỉnh.
+ Như vậy về mặt hình chữ thì gần như tất cả các chữ Nơm đều có
nguồn gốc từ một nguồn chữ Hán nào đó. Tuy nhiên về mặt ngữ nghĩa và việc
sử dụng thì có nhiều chữ Nơm khơng có thành phần tương đương với chữ
Hán, có nghĩa là khơng tồn tại trong chữ Hán.
- Các chữ Nôm cấu tạo bằng cách vay mượn nguyên chữ Hán được gọi
là phép giả tá.
- Một cách cấu tạo nữa cũng được gọi là giả tá là dùng chữ Hán, thêm
dấu cá hoặc dấu nháy và đọc chệch đi cho đúng tiếng Việt.
- Chữ Nôm được cấu tạo bằng một yếu tố nghĩa và một yếu tố âm được
gọi là phép hình thanh.
- Chữ Nôm được cấu tạo bằng hai thành phần chỉ nghĩa được gọi là
phép hội ý.
- Một điều dễ thấy là chữ Nơm chưa bao giờ được chính quyền tiến
hành các cơng tác chuẩn hố và thống nhất. Do đó phát sinh việc có nhiều
cách viết chữ Nơm khơng thống nhất, một ý được biểu diễn bằng nhiều cách
viết chữ khác nhau.
- Đến thời vua Quang Trung thì chữ Nơm rất thịnh hành trong cơng
việc hành chính, đơn từ kiện cáo và các sắc phong, chỉ dụ của vua quan đôi
khi cũng dùng chữ Nôm.
- Đến thời Minh Mệnh nhà Nguyễn (1820-1840) chính quyền phong
kiến bỏ chữ Nơm dùng trong hành chính mà lại quay về dùng chữ Hán, nhưng
5
phải dùng đúng theo chuẩn từ điển Khang Hy. Chữ Nơm từ đó chỉ cịn lại
trong dân gian.
1.3. Di tích của chữ Nôm:
- Thời Trần, theo các tài liệu đã cơng bố, chúng ta cịn lưu giữ được
một số văn bản được coi là văn học chữ Nôm ở vào thời kỳ này. Trước hết
phải kể đến Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của vua
Trần Nhân Tông (1258-1308), tổ thứ nhất của phái Thiền tông Trúc Lâm; tiếp
đến là Hoa Yên tự phú của Lý Đạo Tái (1254-1334), đạo hiệu là Huyền
Quang, tổ thứ ba của phái Thiền tông Trúc Lâm và Giáo tử phú của Mạc Đĩnh
Chi (thế kỷ XIV). Bốn bài phú này, hiện còn được ghi chép trong sách
Thiền tong bản hạnh.
+ Ngoài ra, các bộ sử lớn của Việt Nam, như Đại Việt sử ký tiền biên
(q.5, t.37) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (q.7, t.26) đều ghi:
“Mùa thu tháng 8 năm Nhâm Ngọ niên hiệu Thiên Bảo thứ 4 (1282), có cá
sấu đến sơng Lơ, Vua sai quan Thượng thư Bộ Hình là Nguyễn Thuyên làm
bài văn ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Vua cho việc ấy giống việc làm Hàn
Dũ (đời nhà Đường) nên ban cho ông họ Hàn Thuyên giỏi thơ phú quốc ngữ,
nhiều người bắt chước làm. Nay gọi thơ quốc âm là Hàn luật bắt đầu từ đây”.
Rất tiếc bài văn của Nguyễn (Hàn) Thuyên đã bị thất truyền, cịn tập thơ của
ơng là Phi sa tập (cũng đã thất truyền), nhưng theo Phan Huy Chú ghi trong
Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) thì “Tập này có nhiều thơ
quốc âm”.
+ Như vậy, theo các tư liệu lịch sử thì Nguyễn (Hàn) Thuyên là người
giỏi về văn và thơ Nôm, rất tiếc các tác phẩm của ông hiện không còn. Căn cứ
vào ghi chép của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì Chu
Văn An (?-1370) có Tiều ẩn quốc ngữ thi tập (đã bị thất truyền), sau này các
nhà nghiên cứu cho rằng có thể trong tập thơ này có thơ chữ Nơm. Theo Việt
sử thơng giám cương mục (Chính biên, q.7,t.44) thì Nguyễn Sĩ Cố (thế kỷ
6
XIV) cũng giỏi làm văn thơ quốc âm, để cho mọi người theo; và cũng theo
Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, q.11,t.3 và t.22) có chép việc Hồ
Q Ly (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV) có làm thơ quốc âm để tặng vua
Trần Nghệ Tông và dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra quốc ngữ để dạy cho
các quan gia (nhưng đều thất truyền). Theo Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam
cổ văn học sử thì Hồ Tơng Thốc (thế kỷ XIV) có soạn cuốn Phú học chỉ nam
và Nguyễn Phi Khanh (1355-1428) cùng nhiều nho sĩ có làm bài phú Con
ngựa lá.
+ Nhìn chung, tác phẩm văn học chữ Nôm thời Trần truyền lại đến nay
không được nhiều; những tác phẩm này tuy thuộc thời Trần, nhưng chắc chắn
đã được người đời sau sửa chữa, thay đổi, vấn đề giám định văn bản vẫn đang
được đặt ra cho giới Hán Nôm học. Nhưng đây là những văn bản có giá trị
giúp chúng ta tìm hiểu về sự hình thành văn Nơm (đặc biệt là văn Nơm biền
ngẫu) nói riêng và văn học chữ Nơm thời Trần nói chung. Các tác gia văn học
thời Trần đã tạo nền móng cho việc sáng tác văn học bằng ngôn ngữ dân tộc.
Đây là sự khởi đầu, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nở rộ những tác
phẩm văn học chữ Nôm các thế kỷ tiếp theo.
- Thời Lê, vào thế kỷ XV nền văn học của nước Đại Việt phản ánh tinh
thần của một dân tộc đã cường thịnh, với nhiều tác phẩm văn học rất có giá trị
về nội dung và thể loại; trong xu hướng phát triển chung của lịch sử, văn học
chữ Nôm thời kỳ này đạt được những thành tựu nhất định.
7
CHƯƠNG II: ĐĨNG GĨP CỦA CHỮ NƠM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
Chữ Nôm ra đời đã tạo điều kiện cho nền văn hoá thành văn của dân
tộc và tiếng Việt văn học hình thành và phát triển. Chữ Nơm hình thành và
phát triển trong q khứ thực sự đã trở thành công cụ không thể thiếu được
cho nhiều thế hệ người Việt Nam diễn đạt tư tưởng và trí tuệ cũng như tình
cảm trong nhiều tác phẩm thành văn của các thời đại trước.
Có thể thấy ngay vai trị thứ nhất của chữ Nơm là dùng làm phương tiện
cơ bản trong các sáng tác văn học. Mặc dầu dòng văn học trong chữ Hán vẫn
tồn tại trong nhiều triều đại, xu hướng dùng chữ Nôm trong các tác phẩm văn
học vẫn không ngừng tăng lên. Những áng thơ Nơm đầu tiên có thể đã xuất
hiện từ đời Trần, thế kỉ 14.
Tập thơ chữ Nôm đầu tiên là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thế kỉ
15.
Tiếp sau đó là hàng loạt các tác phẩm diễn ca lịch sử như Thiên Nam
ngữ lục (thế kỉ 16), Việt sử diễn âm (thế kỉ 17) v.v..
Các tác phẩm truyện thơ và ngâm khúc liên tiếp xuất hiện trong các thế
kỉ 17 cho tới tận đầu thế kỉ 20.
Đỉnh cao văn học là Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du, Chinh phụ
ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm đều đã được viết bằng chữ Nơm.
Các tác phẩm Nơm như Cung ốn ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,
Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Thơ Nơm của Hồ Xn Hương, Nguyễn
Đình Chiểu, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến... vẫn còn được rất nhiều người
ưa chuộng cho tới ngày nay.
Một vai trò thứ hai rất rõ của chữ Nôm là được dùng để ghi chép văn
hố dân gian. Với chữ Nơm, kho tàng văn hố truyền miệng của Việt Nam có
được cơng cụ hữu hiệu để ghi lại thành văn bản và khắc ván lưu truyền ca
8
dao, tục ngữ, thành ngữ và nhiều kịch bản chèo, tuồng, các sách thuốc, sách y
đã được viết bằng chữ Nơm.
Trong dân gian, chữ Nơm cịn được dùng xen lẫn với chữ Hán để ghi
lại sinh hoạt xã hội, gia phả, lịch sử, địa chí, bản đồ, đo đạc đất đai, ghi lại số
người sống ở các làng xã, ghi lại địa chất, thổ nhưỡng, thuế khoá, thiên tai,
v.v. là những việc xảy ra hàng ngày.
Điều này cũng tựa như trống đồng được đúc với các cảnh sinh hoạt của
thời xưa được tái tạo lại.
Chữ Nơm cịn có vai trị thứ ba là phương tiện để chuyển dịch và phổ
biến văn hố Trung Hoa và các tơn giáo. Nhiều tác phẩm Hán văn đã được
dịch sang chữ Nôm và phổ biến trong dân chúng.
Chữ Nôm lên đến đỉnh cao sử dụng khi nó được chính quyền của vua
Quang Trung dùng làm văn tự trao đổi chính thức trong cơng việc hành chính.
(Nhưng sau đỉnh cao này thì chữ Nơm lại trở về với nơi nó được gìn giữ nhiều
nhất là trong dân gian. )
Có thể nói chữ Nơm đóng góp phần rất lớn trong những bước đầu phổ
cập của các tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.
Các kinh sách truyện đạo Nho, đạo Phật, Kitô giáo đều đã được biên
soạn và viết trong chữ Nôm để phổ biến trong dân chúng.
Tồ thánh Vatican hiện nay vẫn cịn lưu giữ nhiều văn bản chữ Nôm là
bản dịch của Kinh thánh.
Các kinh sách đạo Phật cho đến hiện nay vẫn được in trong chữ Hán và
chữ Nôm và các nhà sư đều phải học chữ Nôm để đọc những kinh sách này.
Tư tưởng của Đạo Lão, Đạo Khổng cũng qua con đường chữ Nôm mà
thâm nhập vào các tầng lớp dân chúng.
9
- Chữ Nôm như vậy là loại chữ chủ yếu được các tầng lớp nhà nho bình
dân và nhân dân gìn giữ và sử dụng có hiệu quả qua nhiều triều đại mặc dầu
chỉ đơi khi nó mới được nhà nước chấp nhận là chữ chính thức. Đặc điểm đó
vẫn cịn cho tới ngày nay, khi chữ Nơm vẫn cịn tồn tại trong một số sinh hoạt
xã hội khơng chính thức, song khơng phải là ít quan trọng trong đời sống văn
hố tinh thần hiện nay..
- Chữ Nơm ra đời, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của
nền văn hoá dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc
lập, tự chủ và thống nhất. Ở thời nhà Lý, chỉ đơn thuần là những chữ xuất
hiện trong các văn bản; nhưng sang thời nhà Trần thì phát triển thịnh hành và
bắt đầu dùng trong ghi chép trước thuật để tạo nên văn học chữ Nơm, một di
sản văn hố thành văn của người Việt.
- Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm thế kỷ XV, tuy còn nhiều vấn đề cần
xem xét, nhưng những tác phẩm cịn lại đến hơm nay thể hiện sức sống, âm
hưởng cảm xúc của ngôn ngữ dân tộc, tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các
nhà thơ nhà văn, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn học chữ
Nôm.
Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, trải qua các triều đại phong kiến:
Mạc-Lê Trung Hưng-Tây Sơn và Nguyễn, tình hình chính trị, văn hố, xã hội
có nhiều biến đổi lớn lao. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam phát triển lúc
thịnh lúc suy, nhưng văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Nơm nói
riêng lại có sự phát triển tồn diện. Nhiều điểm mới trong sáng tác văn học
nghệ thuật được hình thành về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật. Văn
học chữ Nôm phát triển về chất lượng nội dung và số lượng tác phẩm. Nhiều
tác phẩm văn thơ Nôm có tư tưởng tiến bộ, thể hiện nhận thức và quan điểm
ngồi khn khổ đạo lý chính thống của nhà nước phong kiến. Bên cạnh sự
tiến bộ về giá trị nội dung tác phẩm, văn học chữ Nơm cịn có sự phát triển về
hình thức nghệ thuật biểu hiện.
10
Để giới thiệu với thế hệ người Việt Nam hôm nay về vai trị của chữ
Nơm trong ngơn ngữ văn học dân tộc và một nền văn học chữ Nôm có giá trị,
sáng tạo tiến bộ về nội dung và giàu phong cách nghệ thuật; nhiều thế hệ Hán
Nôm học Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX đã tiến hành nghiên
cứu chữ Nôm và giám định văn bản chữ Nôm, biên soạn sách công cụ tra cứu
chữ Nôm và phiên dịch, công bố nhiều tư liệu Hán Nơm có giá trị ra tiếng
Việt hiện nay.
Như vậy, chữ Nôm và văn học chữ Nôm, trải theo chiều dài lịch sử đã
phát triển ngày càng rộng rãi trong đời sống văn học của xã hội, đáp ứng nhu
cầu tình cảm của tầng lớp nhân dân, phản ánh tư tưởng yêu nước nhân đạo,
đánh dấu sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm trong lịch sử văn học Việt
Nam.
11