Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Các bước phát triển một mô hình franchise-phần2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.41 KB, 7 trang )

Các bước phát triển một mô hình franchise-phần2
Để xây dựng một mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) phát
triển bền vững & lâu dài, theo chúng tôi các doanh nghiệp Việt Nam
nên thực hiện các bước phát triển sau:



4. Thiết lập Mô hình Tài chính
Mô hình này tương tự như mô hình tài chính trong kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp mới thành lập, trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu
như: quy mô vốn đầu tư ban đầu, cơ cấu góp vốn, lãi lỗ dự trù trong thời
gian 3 năm, thu nhập trên vốn đầu tư. Mô hình tài chính được sử dụng để
thử nghiệm & chứng minh khả năng thành công về mặt tài chính của mô
hình kinh doanh hay của một đơn vị franchise. Dự trù lãi lỗ giúp xác định
mức phí đóng góp của franchisee, phí nhượng quyền (royalty), chi phí
đóng góp thường xuyên…
Dự trù tài chính này cũng giúp hoạch định tài chính cho các đối tượng
franchisee tương ứng trong các cấp khác nhau của cấu trúc mô hình
franchise. Ngoài ra, mô hình còn giúp franchisor mô phỏng các tình huống
kinh doanh & đưa ra chính sách định giá khác nhau phù hợp từng môi
trường kinh doanh và thị trường khác nhau.
5. Xây dựng Cẩm nang Điều hành Franchise
Tài liệu cẩm nang điều hành franchise bao gồm các điều khoản, quy định,
tiêu chuẩn hoạt động phản ánh quy trình & thủ tục vận hành kinh doanh
hàng ngày, chính sách hoạt động franchise do franchisor xây dựng. Cẩm
nang hướng dẫn quy định chi tiết cho tất cả các hoạt động sản xuất, cung
ứng, giao tiếp khách hàng, tiếp thị, kế toán… Điều cần lưu ý là văn phòng
tài liệu này nên đơn giản, thân thiện và gần gũi để giúp người sử dụng ở
mọi bộ phận và cấp khác nhau dễ dàng tìm hiểu & ứng dụng trong thực tế.
6. Xây dựng các Thủ tục & Công cụ Tuyển dụng Franchisee
Tuyển chọn & xây dựng quan hệ “cùng thắng” lâu dài với các đối tác


franchisee là điều kiện quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mô
hình franchise. Vì vậy, các franchisor nên đầu tư đúng mức cho công tác
soạn thảo quy trình, thủ tục chi tiết với tiêu chí đánh giá & tuyển chọn
franchisee thật rõ ràng & hợp lý.
Mục tiêu chính là lựa chọn được các franchisee phù hợp, đam mê & chia
sẻ mong ước cùng phát triển franchise, biết cách bảo mật thông tin hệ
thống và cùng nhau phát triển thương hiệu cho hệ thống chuỗi. Các tài liệu
cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:
* Phiếu Yêu cầu Mua nhượng Quyền,
* Thư Yêu cầu,
* Biểu mẫu Nghiên cứu Thị trường,
* Cam kết Bảo mật,
* Mô tả Đề xuất Kinh Doanh.
Đây được xem như những tiêu chuẩn quan trọng giúp franchisor có thể
đánh giá & lựa chọn franchisee phù hợp .
7. Các Công cụ Tiếp thị Franchise
Franchisor cần xây dựng bộ tài liệu “Thông tin Tiếp thị Trọn gói” để giới
thiệu cơ hội franchise rộng rãi & hấp dẫn khách hàng mục tiêu. Thông tin
này được trình bày trong các tài liệu tiếp thị khác nhau như brochure công
ty, website, tài liệu trình bày Power Point…
8. Phát triển Mô hình Huấn luyện
Một trong những thành phần quan trọng của “gói franchise” là dịch vụ huấn
luyện dành cho các franchisee.
Franchisor đầu tư & phát triển hệ thống
đào tạo & huấn luyện có đủ năng lực cần thiết để hỗ trợ đào tạo các
franchisee, xây dựng các chương trình, đề tài huấn luyện, thời gian,
phương thức đào tạo hay chuyển giao kiến thức, bí quyết. Các chương
trình huấn luyện ban đầu cho franchisee có vai trò quan trọng nhằm đảm
bảo tính nhất quán & hiệu quả cho hệ thống. Ngoài ra, các franchisor nên
xác định rõ ràng phạm vi và quy mô chuyển giao bí quyết & kinh nghiệm

kinh doanh kể cả cách thức thực hiện chúng.
9. Thủ tục & Công cụ Kiểm toán
Theo kinh nghiệm tư vấn thực tiễn của FT Consulting, các franchisor cần
xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố quyết định sau cho sự
thành công & phát triển bền vững:
 Khả năng phát triển bền vững (sustainablity),
 Khả năng kiểm soát (controllability),
 Khả năng tiếp thị của hệ thống (marketability) và
 Khả năng nhân rộng hệ thống (replicability).
Do đó các franchisor cần xây dựng Thủ tục & Công cụ Kiểm toán hoạt
động áp dụng cho các franchisee trong toàn hệ thống trên cơ sở thường
xuyên. Những điểm quan trọng cần đảm bảo nhất quán như ứng dụng
truyền thông bản sắc thương hiệu, tiêu chuẩn, thủ tục vận hành và yêu cầu
báo cáo định kỳ. Franchisor xây dựng hệ thống đánh giá & kiểm soát chất
lượng và tính đồng nhất của hệ thống nhằm đảm bảo các franchisee luôn
thực hiện đúng & nghiêm túc các quy định đã thỏa thuận theo tinh thần
“các anh em giống nhau trong cùng đại gia đình”.
So sánh với các franchise trong nước
Hiện tại nhiều doanh nghiệp định hướng franchise trong nước khó có thể
thực hiện mô hình franchise hoặc thậm chí franchise toàn diện vì nhiều lý
do khác nhau như thiếu khả năng hoạch định chiến lược & mô hình kinh
doanh phù hợp, thiếu vốn, trình độ quản lý & kiểm soát (đặc biệt chuẩn hóa
quy trình & thương hiệu). Thực tế có công ty quá “vội vã” tiến hành
nhượng quyền thương mại trong khi chưa tạo dựng được sức mạnh
thương hiệu phù hợp & được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi. Chẳng
hạn trường hợp G7 Mart dựa vào tên tuổi của thương hiệu đàn anh cà phê
Trung Nguyên trong thời gian qua để mở rộng chuỗi cửa hàng tiện lợi và
nhiều trường hợp khác.
Nhìn chung, nhiều mô hình kinh doanh “lỏng lẻo” thường được các công ty
trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là gia tăng doanh thu,

độ bao phủ & thị phần nhanh chóng.
Franchisee bán các sản phẩm do franchisor sản xuất và được phép sử
dụng logo, thương hiệu để phân phối sản phẩm và thu nhập của franchisor
chủ yếu từ việc bán sản phẩm. Một đặc điểm quan trọng là các loại hình
bán lẻ trên thường thiếu những ràng buộc chặt chẽ về quản lý, tính nhất
quán về thương hiệu & hệ thống quản lý.
Franchisor không quy định rõ ràng quy trình kinh doanh (ngoại trừ các kỹ
thuật, quy định và điều kiện liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm
của họ) và hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua trang trí nội/ngoại
thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…).
Franchisor cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, thường chủ yếu những gì liên
quan đến bản thân sản phẩm & dịch vụ liên quan như giao hàng, bảo
hành, đổi hàng…
Franchisor thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của
franchisee và không chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của
franchisee.

×