Để bé “măm” rau nhiều hơn
Do sự thiếu khoa học trong cách chế biến thức ăn cho
trẻ của người mẹ, rất nhiều trẻ hiện nay chỉ “yêu” thịt
mà “ghét” rau. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khoẻ, là nguyên nhân gây nên một số bệnh như: béo
phì, tim mạch…
1. Bắt đầu từ người mẹ
Ngay từ giai đoạn có thai hoặc cho con bú, người mẹ cũng
đừng quên ăn rau xanh. Các món ăn được chế biến từ thịt,
cá, trứng… chỉ cung cấp cho cơ thể prôtein và lượng chất
béo cần thiết. Thường xuyên ăn rau xanh, cơ thể người mẹ
sẽ được cung cấp thêm các loại vitamin, muối khoáng vô
cơ và chất xơ - những dưỡng chất không thể thiếu cho hệ
tiêu hoá cũng như quá trình sản sinh sữa của người mẹ.
Cha mẹ cần tập cho trẻ nhỏ ăn rau sớm.
Một điều khá thú vị đó là dù trẻ còn rất nhỏ nhưng cơ thể
trẻ nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng rất nhạy cảm. Trẻ
thông qua việc bú sữa mẹ cũng sẽ “cảm nhận” được sự có
mặt của rau xanh trong cơ thể người mẹ và bản thân mình.
Trẻ được làm quen và không còn bỡ ngỡ với các món ăn từ
rau xanh ở các giai đoạn kế tiếp.
Khi trẻ đã lớn, có thể ăn các món rau theo cách chế biến
thông thường, người lớn trong gia đình, đặc bệt là người
mẹ cũng cần “tích cực” ăn rau xanh. Đây được coi như một
“tấm gương” cho trẻ vì lúc này trẻ sẽ bẳt chước theo thói
quen tốt này của mẹ và các thành viên trong gia đình.
2. Làm phong phú bữa ăn của trẻ
Hãy thường xuyên thay đổi loại rau trong chế biến thức ăn
cho trẻ. Cần thực hiện tuần tự từ ít tới nhiều, để “thử” khẩu
vị của trẻ.
Đầu tiên, hãy cho trẻ ăn các loại rau dễ tiêu hoá, có mùi
thơm nhẹ bằng cách thái hoặc xay nhỏ nấu cùng cháo và
bột. Mặc dù các loại rau xanh có mùi “đậm” hoặc vị đắng
hơn một chút có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất hơn
nhưng không nên cho trẻ ăn vào giai đoạn đầu khi ăn dặm
vì mùi của rau sẽ làm trẻ sợ.
Rau luôn tốt cho sức khỏe bé.
Không chỉ đơn thuần là các loại rau có lá màu xanh đậm,
các loại rau củ “bảy sắc cầu vồng” sẽ tạo được sức hút đối
với trẻ. Hãy làm phong phú bữa ăn của trẻ bằng các loại rau
có màu sắc và mùi vị khác nhau như: rau ngót, cà chua, súp
lơ, cà rốt, bí đỏ….
Luộc được coi là phương pháp chế biến rau an toàn nhất
đối với sức khoẻ trẻ nhỏ. Tuy vậy, bạn cũng cần thay đổi
thực đơn cùng với cách chế biến khác như: nấu nhạt, xào (ít
dầu), hầm… để bé đỡ cảm thấy “ngán” khi ăn.
3. Tôn trọng sở thích của trẻ
Có một số trẻ chỉ có “sở trường” với một loại rau nhất định.
Bạn cần biết tôn trọng sở thích này của trẻ. Nếu cứ bắt trẻ
ăn những loại rau mà trẻ không thích, trẻ sẽ cảm thấy
hoảng sợ mối khi bữa ăn đến gần.
4. Những “bài học” từ rau xanh
Khi trẻ đã nhận thức được, hãy cho trẻ cơ hội cùng mẹ làm
bếp để khám phá những điều thú vị từ các loại rau. Người
mẹ có thể dạy cho trẻ cách nhận biết từng loại rau qua mùi
vị , màu sắc đặc trưng cũng như công dụng của chúng đối
với sức khoẻ. “Chiêu” đánh vào tâm lý này sẽ lôi cuốn
được sự tò mò của trẻ với các món ăn chế biến từ rau xanh.
5. Chọn rau tươi
Nhất thiết phải chọn rau tươi để chế biến món ăn cho trẻ.
Vị ngọt thơm mát, màu sắc tươi mới đặc trưng của rau tươi
sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Tuyệt đối không chọn các
loại rau đã héo, úa hoặc các loại rau sấy khô.