Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu "Nhân bản" thương hiệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.62 KB, 4 trang )

"Nhân bản" thương hiệu
Môi trường kinh doanh đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng
tại Việt Nam, tạo ra cơ hội hấp dẫn cho hình thức nhượng quyền
thương mại (NQTM). Trước đó, thông qua hình thức này, nhiều
thương hiệu quốc tế nổi tiếng đã thâm nhập vào VN như Kentucky
(KFC), Lotteria, Jollibee

Nhượng quyền theo "gu"

Đối với các công ty VN, nhượng quyền thương mại (Franchising) đã được
chú ý và phát triển từ hơn 3 năm nay ở trong nước cũng như phát triển ra
nước ngoài. Những DN Việt Nam đi tiên phong trong việc NQTM có thể kể
đến cà phê Trung Nguyên, Phở 24 thuộc (tập đoàn Nam An), công ty thực
phẩm Kinh Đô

Tuy mới bước chân vào làng nhượng quyền chỉ gần hai năm, nhưng Phở
24 của tập đoàn Nam An được đánh giá là chuyên nghiệp. Ông Lý Quí
Trung, giám đốc điều hành của tập đoàn Nam An cho biết, chuỗi cửa hàng
khá đồng nhất từ hương vị, cách bài trí đến chất lượng phục vụ. Ông
Trung cho biết, đối với mô hình nhượng quyền Phở 24, một trong những
tiêu chí được đặt lên hàng đầu trong việc lựa chọn đối tác là con người,
sau đó mới đến khả năng tài chính. Năm nay, Phở 24 sẽ có cửa hàng
nhượng quyền ở nước ngoài, bước đầu là Indonesia. "Những cửa hàng
này cũng mang nét đặc trưng của Phở 24", ông Trung khẳng định.

Từ năm 2000, đến nay Trung Nguyên đã có chuỗi 1.000 cửa hàng cà phê
nhưng mỗi quán lại mang một vẻ riêng. Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên
gia tư vấn thương hiệu của Trung Nguyên cho biết, công ty đã linh hoạt
trong việc chọn mô hình phù hợp với từng địa phương. Bà Võ Thị Hà
Giang, trưởng nhóm PR của Trung Nguyên giải thích rõ hơn, nếu đến các
quán cà phê giống nhau, khách sẽ dễ nhàm chán nên phải đa dạng hoá,


tuy nhiên những tiêu chuẩn cơ bản vẫn giữ lại. Chính vì vậy, mô hình
NQTM luôn đề cao tính nhận biết thông qua hệ thống thương hiệu, cách
bài trí, phong cách riêng đã được Trung Nguyên cho "nhập gia tuỳ tục".

Có "biến" chạy đi đâu

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
vào cuối năm nay, hàng loạt các nhãn hiệu nước ngoài sẽ tràn vào VN
thông qua hình thức NQTM. Ông Trung giải thích, chính yếu tố thuận lợi
đôi đường của NQTM sẽ làm mô hình này phát triển mạnh. Theo đó, cái lợi
của người nhượng quyền thương hiệu (Franchisor) là ngoài việc được
hưởng phí nhượng quyền, lợi ích lớn hơn cả là quảng bá, nhân rộng
thương hiệu của mình. Với người được nhượng quyền (Franchisee), với
số tiền đầu tư và sự chuyển giao bí quyết, cách quản trị nhân sự và tài
chính, sự tư vấn của bên chuyển nhượng, cơ sở kinh doanh của người
được nhượng quyền có một uy tín, "linh hồn" và một lượng khách có sẵn
của thương hiệu. "Hơn nữa, VN là nước có số lượng DN vừa và nhỏ khá
đông, lý tưởng cho mô hình nhượng quyền", ông Trung khẳng định.

Luật sư Lê Công Định - trưởng chi nhánh TP.HCM văn phòng luật YKVN
cho biết, tuy mô hình NQTM khá khả quan nhưng hiện nay vẫn còn "mắc
lưới" tại khung pháp lý. Khi hoạt động NQTM doanh nghiệp dựa vào Nghị
định số 11/2005/NĐ-CP ngày 2.2.2005 quy định chi tiết về chuyển giao
công nghệ (sửa đổi). Theo đó, trong chương IV, điều 32 về phân cấp xác
nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, thì Bộ Khoa học và công
nghệ xác nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
vào VN có giá trị thanh toán trên 1 tỉ đồng. Còn với hợp đồng chuyển giao
công nghệ từ nước ngoài có tổng giá trị thanh toán từ 1 tỉ đồng trở xuống,
và hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị từ 500 triệu đồng
trở lên đăng ký tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương. Tuy nhiên, Luật Thương mại (sửa đổi) thông qua ngày
17.6.2005 lại quy định bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ
Thương mại. "Quy định này chẳng khác gì buộc DN một cổ 2 tròng", luật
sư Lê Công Định than phiền.




×