Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điều trị hạ đường huyết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.88 KB, 5 trang )

Điều trị hạ đường huyết

Mục tiêu điều trị hạ đường huyết là phát hiện và điều trị mức đường
huyết thấp ngay lập tức bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức
an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh
điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.
Những bằng chứng gần đây cho thấy 15g Glucose làm tăng 2.1 mmol/L
đường huyết sau 20 phút và giảm triệu chứng cho đa số bệnh nhân.
Thức ăn tương đương 15g Glucose:
2 hay 3 viên đường
1/2 cup (4 ounces) nước trái cây bất kỳ nào
1/2 cup (4 ounces) nước ngọt
1 cup (8 ounces) sữa
5 hay 6 viên kẹo
1 hay 2 mỗng café đường hay mật ong
15 ml ( khoảng 3 muỗng café ) dung dịch đường hay 3 gói đường hòa tan
trong 1 cốc nước
175 ml ( khoảng ¾ cốc nước) nước trái cây hay nước ngọt
15 ml ( khoảng 1 muỗng canh) mật ong
Điều này không được nghiên cứu thực nghiệm trên bệnh nhân có bệnh lý dạ
dày
20 g Glucose sẽ làm tăng đường huyết khoãng 3.6 mmol/L sau 45 phút
Sữa và nước cam làm tăng đường huyết chậm hơn
Glucose dạng gel làm tăng đường khá chậm (< 1.0 mmol/L sau 20 phút) và
phải nuốt để có hiệu quả tốt nhất.
Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế alpha-glucosidase
(glucobay…)phải sử dụng đường viên hay sữa hoặc mật ong để điều trị.
Glucagon 1ml tiêm dưới da hay tiêm bắp làm tăng đường huyết 3.0 – 12.0
mmol/L trong vòng 60 phút.
Khuyến cáo điều trị
Ở người lớn, hạ đường huyết mức độ nhẹ, trung bình nên được điều trị


bằng cách uống 15g Glucose, thích hợp nhất là Glucose hay sucarose dạng viên
hay dung dịch. Bệnh nhân đợi 15 phút rồi thử lại đường huyết, nếu đường huyết
vẫn <4.0 mmol/L, tiếp tục uống 15g carbohydrate khác.
Ở trẻ nhỏ, khởi đầu 10g carbonhydrate.
Ở người lớn hạ đường huyết nặng nhưng vẩn còn tỉnh, uống 20g
carbonhydrate. 15 phút sau xét nghiệm lại đường huyết, nếu đường huyết vẫn <4
mmol/L, tiếp tục thêm 15g glucose và theo dõi đường huyết sau 15 phút.
Nếu hạ đường huyết gây hôn mê trên bệnh nhân > 5 tuổi:
Xử trí tại nhà : nên tiêm 1mg Glucagon dưới da hay tiêm bắp. Đối với trẻ
≤5 tuổi, liều Glucagon là 0.5 mg, sau đó đưa tới bệnh viện.
Tại bệnh viện: Truyền 10-25 g glucose ( 20-50 ml Dextrose 50%) qua tĩnh
mạch trong 1- 3 phút. Liều cho trẻ em là 0.5-1g/kg cân nặng. Sau đó duy trì bằng
Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 5.6 mol/L (100mg/dl).
Khi hạ đường huyết đã được giải quyết, để phòng ngừa hạ đường huyết tái
phát bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nếu bữa ăn cách nhau hơn một giờ bệnh nhân
nên ăn một gói snack để phòng ngừa hạ đường huyết.
Phòng ngừa
Một số thuốc điều trị ĐTĐ gây hạ đường huyết. Chích insulin và thuốc hạ
đường huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm.
Bữa ăn: không bỏ bữa ăn.
Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục
nhiều hơn nên ăn nhẹ trước khi hoạt động.
Rượu: Uống rượu, đặc biệt khi dạ dày trống có thể gây hạ đường huyết
thậm chí một hay hai ngày sau.
Nếu uống rượu luôn luôn ăn thức ăn.
Điều trị ĐTĐ tích cực: Giữ đường huyết gần bình thường để tránh các biến
chứng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết

×