Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.23 KB, 5 trang )
Điều trị amidan cho trẻ em
Amidan là tên gọi chung cho các hạch lympho tập trung lại thành đám
nằm ở họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm
(V.A), amidan khẩu cái, amidan lưỡi.
Trong bệnh lý tai mũi họng, khi nói đến viêm amidan tức là nói đến amidan
khẩu cái, nằm ở ngay họng miệng, hạch nhân to nhất trong vòng bạch huyết.
Vai trò của vòng bạch huyết là sản sinh ra các kháng thể giúp cho cơ thể
chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh.
Tuy nhiên amidan lại có cấu tạo khe hốc nên bên cạnh việc giúp cho các
bạch cầu len lỏi vào trong tổ chức amidan, các hốc này còn làm ứ đọng thức ăn và
là ổ trú ngụ của vi khuẩn nên trong một số trường hợp, amidan được gọi là lò viêm
tức là nơi khởi nguồn của các bệnh nhiễm khuẩn vùng mũi họng, gây áp-xe quanh
amidan lan ra xung quanh gây viêm tấy tổ chức liên kết vùng cổ, nặng hơn gây
viêm trung thất thậm chí gây những biến chứng toàn thân như thấp tim, viêm cầu
thận...
Cắt amidan khi nào?
- Cắt amiđan khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở
trong khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn
ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn,
hay bị nôn, khó nuốt, khó nói do amidan quá to.
- Cắt amidan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm
làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe.
- Khi viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ