Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG TIẾP XÚC CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 7 HDND TỈNH KHÓA XI (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.15 KB, 11 trang )

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG
Tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Khóa XI
(Phục vụ cơng tác TXCT sau Kỳ họp thứ 7. Đối với nội dung các nghị quyết, Văn
phòng đã chọn lọc, song đề nghị đại biểu tiếp tục lựa chọn để trình bày
cho phù hợp với cử tri ở từng vùng trong tỉnh)
Sau 3 ngày làm việc (từ ngày 05 đến ngày 07/12/2018) với tinh thần dân
chủ, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân trong tỉnh, Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh
Khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021 đã thành cơng tốt đẹp.
Chủ tọa kỳ họp: Đồng chí Nguyễn Văn Hùng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Kring Ba-Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Hải- Tỉnh
ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Có 47/48 đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp.
Thay mặt Tổ đại biểu, tôi xin báo cáo để cử tri và Nhân dân rõ thêm một số
vấn đề trọng tâm như sau:
1. Nội dung chủ yếu của một số nghị quyết
1.1. Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018
- Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018:
+ Một số kết quả đạt được Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đạt được những
kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,28% so với năm trước; thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán; giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục
tăng trưởng khá; xuất khẩu tăng cao; các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi
nổi; lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển; cơng tác an sinh xã hội
được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; cải cách thủ tục hành chính được thực
hiện mạnh mẽ; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phịng, an ninh


được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại địa phương ngày
càng được mở rộng.
+ Khó khăn, hạn chế: Tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra
một vài nơi; tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm; giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cơng dân có nơi chưa đáp ứng được u cầu thực tế, có một số vụ
việc kéo dài; chất lượng nguồn nhân lực, học lực học sinh vùng sâu, vùng xa chậm
được nâng lên; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; công tác điều
chỉnh, quản lý các khu, cụm cơng nghiệp cịn lỏng lẻo, chưa phù hợp với q trình
phát triển; quản lý đơ thị, trật tự đơ thị cịn nhiều bất cập; chất lượng khám chữa
bệnh tại một số cơ sở y tế còn hạn chế; vi phạm mơi trường, an tồn thực phẩm vẫn
cịn xảy ra; thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư tuy được cải cách
nhưng vẫn còn rườm rà; kỷ luật, kỷ cương hành chính tuy được chú trọng thực
hiện nhưng vẫn chưa triệt để; tội phạm, trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp...
1


+ Nguyên nhân chủ yếu: Lực lượng công tác quản lý bảo vệ rừng của các
chủ rừng và cơ quan chức năng còn mỏng, một số địa phương triển khai giải pháp
chưa thật sự quyết liệt. Vai trò tham mưu, đề xuất của người đứng đầu và cán bộ,
công chức ở một số đơn vị chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong
thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa tốt.
- Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019: Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trong
tỉnh đạt khoảng 9,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2019: Nông - lâm - thuỷ sản 25-26%;
Công nghiệp - Xây dựng: 26-27%; Thương mại - Dịch vụ: 39-40%. Thu nhập bình
quân đầu người trên 40 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng
2.466,7 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa khoảng 2.232,7 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu:
137 triệu USD. Dân số trung bình năm 2019: 547 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 50%. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm từ 3-4% so với cuối năm

2018. Có thêm 03 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019. Số
giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 34,2 giường. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên
90%. Tỷ lệ độ che phủ rừng 62,3%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt
động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.
- Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2019:
Để khắc phục những tồn tại và yếu kém, phấn đấu đạt mục tiêu tăng kinh tế
năm 2019 khoảng 9,3%, HĐND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
như: Phát triển tồn diện nơng nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng
hoá gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch dồn đổi,
tích tụ đất nơng nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn” tạo điều kiện phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung gắn
với chế biến và tiêu thụ; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án
trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhất là Sâm Ngọc Linh,
Đẳng sâm và các loại dược liệu khác. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng bền vững gắn với đảm bảo sinh kế của người dân sống gần rừng. Tập
trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới kết hợp với dịch
vụ, nhất là trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu,
cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày
22/5/2018 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ
trương của Trung ương, các chương trình của Tỉnh ủy, kế hoạch của Ủy ban nhân
dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Đẩy mạnh triển khai thực
hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh; Chú
trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; Nâng cao chất lượng giáo
dục vùng sâu, vùng xa; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đấu
tranh phịng, chống quan liêu, tham nhũng; Thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng
ngừa, chủ động tấn cơng, trấn áp các loại tội phạm; triệt xóa các băng, nhóm tội
phạm, các hoạt động cho vay nặng lãi, tín dụng đen, địi nợ th, siết nợ...
1.2. Nghị quyết về giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích thủy lợi thuộc phạm
vi thẩm quyền quản lý của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 - 2020

- Đối tượng áp dụng: Chủ sở hữu cơng trình thủy lợi; Chủ quản lý cơng trình
thủy lợi; Tổ chức, cá nhân khai thác cơng trình thủy lợi; Tổ chức, cá nhân sử dụng sản
2


phẩm dịch vụ cơng ích thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên địa bàn
tỉnh Kon Tum.
- Giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích thủy lợi
+ Biểu giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích thủy lợi đối với đất trồng lúa:
STT
1
2
3

Biện pháp cơng trình
Tưới tiêu bằng động lực
Tưới tiêu bằng trọng lực
Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

Mức giá (1.000
đồng/ha/vụ)
1.629
1.140
1.385

a) Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì mức giá bằng 60% mức giá
tại Biểu trên.
b) Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì mức giá bằng 40%
mức giá tại Biểu trên.
c) Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì mức giá bằng 50%

mức giá tại Biểu trên.
d) Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các cơng trình được
xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức giá được tính
tăng thêm 20% so với mức giá tại Biểu trên.
đ) Trường hợp phải tách riêng mức giá cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích
thì mức giá cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu được tính bằng 30% mức giá
quy định tại Biểu trên.
+ Mức giá đối với diện tích trồng mạ, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày
kể cả cây vụ đông được tính bằng 40% mức giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ cơng ích
thủy lợi đối với đất trồng lúa.
+ Mức giá đối với cấp nước để chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cấp nước
tưới đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu được tính
theo biểu sau:
TT

Các đối tượng dùng nước

1

Cấp nước cho chăn nuôi

2

Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

3

Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu


Đơn vị
đồng/m3
đồng/m3
đồng/m2 mặt
thống/năm
đồng/m3

Mức giá theo các biện
pháp cơng trình
Hồ đập,
Bơm
kênh cống
1.320
900
840
600
250
1.020

840

Trường hợp cấp nước tưới đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa
và cây dược liệu nếu khơng tính được theo mét khối (m³) thì tính theo diện tích
(ha), mức giá bằng 80% mức giá sản phẩm dịch vụ cơng ích thủy lợi đối với đất
trồng lúa cho một năm theo quy định.
3


+ Tiêu, thốt nước khu vực nơng thơn và đơ thị trừ vùng nội thị mức giá
bằng 5% mức giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích thủy lợi của tưới đối với đất trồng

lúa/vụ.
1.3. Nghị quyết Quy định nội dung, mức chi hoạt động của Hội đồng tư
vấn thuộc Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ban tư vấn thuộc Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Đối tượng áp dụng: Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp tỉnh, Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Nội dung chi:
1. Chi hỗ trợ hoạt động hàng tháng cho Lãnh đạo Hội đồng tư vấn thuộc Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Lãnh đạo Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp huyện là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
a) Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh.
b) Trưởng ban và Phó Trưởng ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp huyện.
2. Chi hội nghị, hội thảo.
3. Chi cơng tác phí.
4. Chi mua tài liệu, văn phịng phẩm.
5. Chi viết báo cáo và góp ý bằng văn bản.
6. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động tư vấn (nếu có).
- Mức chi:
1. Mức chi hỗ trợ hoạt động hàng tháng cho Lãnh đạo Hội đồng tư vấn thuộc
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Lãnh đạo Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cấp huyện:
a) Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Chủ nhiệm Hội
đồng tư vấn bằng 1,0 lần mức lương cơ sở; Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn bằng
0,8 lần mức lương cơ sở.
b) Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện: Trưởng Ban tư vấn
bằng 0,15 lần mức lương cơ sở; Phó Trưởng Ban tư vấn bằng 0,1 lần mức lương cơ
sở.

2. Mức chi hội nghị, hội thảo, cơng tác phí: Thực hiện theo Nghị quyết số
11/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ
cơng tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngồi, chi tổ
chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước áp dụng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
3. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, chi khác: Thanh tốn theo hóa đơn,
chứng từ chi hợp pháp, trong phạm vi kinh phí đã được giao.
4. Mức chi viết báo cáo và góp ý bằng văn bản: Hội đồng tư vấn thuộc Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh mức 500.000 đồng/văn bản hoặc báo cáo; Ban tư vấn
4


thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện mức 350.000 đồng/văn bản hoặc báo
cáo.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Hội
đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo;
nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp huyện do ngân sách cấp huyện đảm bảo.
1.4. Nghị quyết Quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí để thực hiện
chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích
cao tỉnh Kon Tum
- Đối tượng áp dụng:
a) Huấn luyện viên, vận động viên thể thao đang tập luyện, huấn luyện tại các
trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao, các trường năng khiếu thể thao.
b) Huấn luyện viên, vận động viên thể thao đang làm nhiệm vụ tại các giải thể
thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006.
- Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng: Mức chi thực hiện chế độ dinh
dưỡng được tính bằng tiền cho một ngày tập trung tập luyện, huấn luyện và thi đấu
của một huấn luyện viên, vận động viên cụ thể như sau:
1. Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động

viên trong thời gian tập trung tập luyện, huấn luyện (tập luyện, huấn luyện là số
ngày huấn luyện viên, vận động viên có mặt thực tế tập trung tập luyện, huấn
luyện theo quyết định của cấp có thẩm quyền):
a) Đội tuyển tỉnh: 220.000 đồng/người/ngày.
b) Đội tuyển trẻ tỉnh: 175.000 đồng/người/ngày.
c) Đội tuyển năng khiếu tỉnh: 130.000 đồng/người/ngày.
2. Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động
viên trong thời gian tập trung thi đấu, mức chi cụ thể như sau:
a) Đội tuyển tỉnh: 290.000 đồng/người/ngày.
b) Đội tuyển trẻ tỉnh: 220.000 đồng/người/ngày.
c) Đội tuyển năng khiếu tỉnh: 220.000 đồng/người/ngày.
3. Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận
động viên khuyết tật khi được cấp có thẩm quyền triệu tập tập luyện, huấn luyện và
thi đấu áp dụng theo mức chi quy định tại các khoản 1, khoản 2 của mức chi này.
4. Mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận
động viên đội tuyển cấp huyện bằng 80% mức chi của đội tuyển tỉnh được quy
định tại khoản 1, khoản 2 mức chi này.
- Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng:
Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên,
vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh Kon Tum được thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
1.5. Nghị quyết Quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương
bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Kon Tum từ nguồn thu xử phạt vi
5


phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn giao thơng giai đoạn 2019-2020 và
qui định một số nội dung, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự
an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

- Đối tượng áp dụng:
a) Ban An tồn giao thơng tỉnh; Ban An tồn giao thơng cấp huyện.
b) Các lực lượng trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.
c) Công an tỉnh; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố.
d) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý,
sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT.
- Mức phân bổ kinh phí: Giai đoạn 2019 - 2020 kinh phí ngân sách Trung
ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Kon Tum từ nguồn thu xử phạt vi
phạm trật tự an tồn giao thơng cụ thể như sau:
+ Phân bổ 70% cho lực lượng Công an tỉnh.
+ Phân bổ 30% cho các lực lượng khác của tỉnh tham gia công tác bảo
đảm TTATGT, cụ thể: Ban an tồn giao thơng tỉnh 10%; Sở Giao thơng vận tải
(Thanh tra Giao thông vận tải) 5%; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
10%; Các lực lượng khác 5%.
- Một số nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm
TTATGT trên địa bàn tỉnh Kon Tum
1. Chi hỗ trợ ban đầu
a) Người bị thương, bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT:
Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người. Căn cứ vào mức độ bị thương, bị tai nạn
Thủ trưởng đơn vị được giao dự tốn có trách nhiệm xem xét quyết định mức hỗ
trợ cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Hộ gia đình của người bị chết khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm
TTATGT: 5.000.000 đồng/hộ.
2. Chi bồi dưỡng đối với người làm công tác bảo đảm TTATGT.
a) Thanh tra giao thông trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT (bao
gồm cả lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe lưu động, nhưng không gồm
lực lượng Công an) mức chi tối đa 1.000.000 đồng/người/tháng. Số lượng, đối
tượng, mức chi bồi dưỡng do Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán quyết định và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

b) Thành viên Ban an tồn giao thơng cấp tỉnh: Trưởng ban 700.000
đồng/người/tháng; Phó Trưởng ban 500.000 đồng/người/tháng; Các thành viên
khác, công chức, viên chức tham mưu giúp việc Ban An tồn giao thơng tỉnh
300.000 đồng/người/tháng.
c) Thành viên Ban an tồn giao thơng cấp huyện: Trưởng ban 500.000
đồng/người/tháng; Phó Trưởng ban 300.000 đồng/người/tháng; Các thành viên
khác, công chức, viên chức tham mưu giúp việc Ban An tồn giao thơng cấp huyện
200.000 đồng/người/tháng.

6


d) Người trong các tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, huyện không thuộc trường hợp
được qui định tại các điểm a, b, c của khoản này khi trực tiếp phối hợp giữ gìn
TTATGT: 50.000 đồng/người/ca (01 ca tính đủ từ 04 giờ).
đ) Các lực lượng của cấp xã trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra kiểm sốt trật tự
an tồn giao thơng đường bộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tối đa không
quá 300.000 đồng/người/tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã căn cứ khả năng cân đối ngân sách của cấp
mình, nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ
được để lại theo phân cấp, kinh phí ngân sách cấp huyện bổ sung để bảo đảm
TTATGT quyết định mức chi đối với từng trường hợp cụ thể nhưng không vượt
quá mức chi tối đa.
1.6. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 69/2016/NQHĐND, ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kon Tum
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:
“2. Tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách tỉnh Kon Tum giai
đoạn 2016 - 2020
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kon
Tum (Chưa tính các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính

phủ, vốn nước ngồi,… thuộc thẩm quyền phân bổ của Trung ương) sau khi điều
chỉnh là 5.901.079 triệu đồng, trong đó: phân bổ chi tiết để thực hiện các dự án là
5.374.555 triệu đồng và dự phòng để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình
triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn theo quy định của Luật Đầu tư công là
526.524 triệu đồng.
Đối với phần vốn dự phòng được phân bổ để xử lý những vấn đề phát sinh
trong quá trình triển khai thực hiện và khi đảm bảo được nguồn vốn cân đối.”
2. Sửa đổi tiêu đề khoản 3 và điểm e khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020
e) Tập trung bố trí vốn để hồn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương
trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
các vùng kinh tế động lực theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; các vùng
đặc biệt khó khăn; cơ sở hạ tầng trung tâm huyện mới Ia H’Drai; hoàn trả các
khoản vốn ngân sách nhà nước ứng trước kế hoạch.”
3. Sửa đổi tiêu đề khoản 4 và điểm a khoản 4 Điều 1 như sau:
“4. Thứ tự ưu tiên trong công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai
đoạn 2016 - 2020
a) Bố trí đủ vốn để thanh tốn nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản
ứng trước theo quy định. Khơng bố trí vốn đầu tư cơng để thanh toán các khoản nợ
đọng xây dựng cơ bản phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2014.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:
“6. Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất các nội
dung sau:
7


a) Quyết định phân bổ chi tiết các nguồn vốn phát sinh (ngoài các nguồn vốn
tại Điều 1 Nghị quyết này).
b) Điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án đầu tư cấp bách, cần thiết vào

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh và báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh tại lần điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn gần nhất theo quy
định.
c) Phân bổ nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016 - 2020 cho các dự án, nhiệm vụ chi khi nguồn thu ngân sách đảm bảo
cân đối.”
1.7. Nghị quyết về biên chế công chức tỉnh Kon Tum năm 2019:
Tổng biên chế công chức giao cho các cơ quan, tổ chức hành chính năm
2019 là 1.989 chỉ tiêu. Biên chế dự phòng là 42 chỉ tiêu.
1.8. Nghị quyết về phê duyệt tổng số người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp công lập tỉnh Kon Tum năm 2019
Phê duyệt tổng số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh
Kon Tum năm 2019 là 14.660 chỉ tiêu, trong đó:
* Tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là 14.176 chỉ
tiêu, cụ thể:
- Sự nghiệp Giáo dục đào tạo: 10.711 chỉ tiêu.
- Sự nghiệp Y tế: 2.546 chỉ tiêu.
- Sự nghiệp Văn hóa - Thơng tin: 316 chỉ tiêu.
- Sự nghiệp khác: 603 chỉ tiêu.
* Biên chế sự nghiệp dự phòng: 484 chỉ tiêu.
1.9. Nghị quyết về bổ sung khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết số 04/2014/NQHĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh "Về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động khơng
chun trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”
Bổ sung điểm c vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày
11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Về chức danh, số lượng, một số
chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố”, như sau:
“c) Đối với các xã thực hiện bố trí Cơng an chính quy đảm nhiệm các chức
danh Cơng an xã, thì khơng bố trí chức danh Phó Trưởng Cơng an và Cơng an viên
thường trực tại xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để chuyển sang chức danh

công tác khác trong tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.”
1.10. Nghị quyết về chủ trương thành lập Thị trấn Măng Đen, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum:
Tán thành chủ trương thành lập thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plơng trên cơ
sở tồn bộ diện tích tự nhiên là 14.806,63 ha và 6.913 người của xã Đăk Long,
huyện Kon Plông.
1.11. Nghị quyết về chủ trương tạm thời không bố trí cơng chức cấp xã
đảm nhiệm chức danh Trưởng Cơng an xã để thực hiện thí điểm Cơng an
8


chính quy đảm nhiệm chức danh Trưởng Cơng an xã trên địa bàn tỉnh Kon
Tum:
Thống nhất chủ trương tạm thời khơng bố trí cơng chức cấp xã đảm nhiệm
chức danh Trưởng Cơng an xã để thực hiện thí điểm bố trí Cơng an chính quy đảm
nhiệm chức danh Trưởng Cơng an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum (theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền). Các trường hợp cơng chức cấp xã đang giữ chức
danh Trưởng Công an xã được phân công nhiệm vụ khác trong tổng số biên chế
công chức cấp xã.
1.12. Nghị quyết về bãi bỏ các Nghị quyết và sửa đổi, bổ sung một số nội
dung trong các Nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- Bãi bỏ các Nghị quyết:
a) Nghị quyết số 21/2000/NQ-HĐ ngày 19/5/2000 của Hội đồng nhân dân
tỉnh khóa VIII, Kỳ họp bất thường về việc ban hành bản quy định cụ thể về quản lý
Nhà nước và định hướng nội dung; trình tự, thủ tục xây dựng, thực hiện hương
ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
b) Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh về
quy định chính sách hỗ trợ lãi suất tại các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 20172020.
Đối với hộ gia đình đã thực hiện việc vay vốn theo Nghị quyết số
06/2017/NQ-HĐND được tiếp tục hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị quyết này

đến hết thời hạn vay ghi trong hợp đồng.
- Bãi bỏ nội dung trong các Nghị quyết:
a) Mục I “Quy định về bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, chế biến và tiêu
thụ gỗ” của Nghị quyết về các chuyên đề, đề án do Ủy ban nhân dân tỉnh và các
ngành báo cáo trong kỳ họp ngày 20/7/1995 tại kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân
tỉnh Khóa VII;
b) Mục XII, “Về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa
bàn tỉnh” của Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ ngày 21/10/2002 về các chuyên đề
do Ủy ban nhân dân tỉnh trình tại kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII.
- Sửa đổi, bổ sung điểm 8 khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 17/2018/NQHĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum, như sau:
“8. Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức công tác tuyên
truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý và kỹ năng cơng tác hịa giải cho cán bộ chuyên
trách công tác Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: Thực hiện theo quy
định tại Nghị quyết số 37/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Kon Tum quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.
2. Về ý kiến, kiến nghị của cử tri; chất vấn và trả lời chất vấn
2.1. Về ý kiến, kiến nghị của cử tri
Trước và sau Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức
204 cuộc tiếp xúc cử tri; tiếp thu, tổng hợp 133 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về
Thường trực HĐND tỉnh. Qua nghiên cứu, rà soát, Thường trực HĐND tỉnh đã
9


chuyển 118 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và các cơ quan cấp
tỉnh để xem xét, giải quyết, trả lời cử tri theo luật định. Còn 15 ý kiến không thuộc
thẩm quyền giải quyết, trả lời của UBND tỉnh (khơng rõ nội dung, có tính chất
khiếu nại và tố cáo), Thường trực HĐND tỉnh đã yêu cầu các tổ đại biểu chuyển
đúng địa chỉ và thông tin lại cho cử tri theo quy định.

- Ý kiến, kiến nghị của cử tri tiếp tục phản ảnh về tài nguyên và ô nhiễm môi
trường; giao thông; thủy lợi; nông nghiệp và nông thôn; giáo dục và y tế; về chế độ
chính sách… và kiến nghị về cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, về đền bù
cho các hộ phải di dân ra khỏi khu vực lòng hồ thủy điện.
- Qua xem xét báo cáo của UBND tỉnh và theo dõi, giám sát; Thường trực
HĐND tỉnh nhận thấy: UBND tỉnh đã tiếp thu và chỉ đạo, đôn đốc các các cơ quan
hữu quan xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Một số cơ quan, đơn vị đã
chủ động làm việc với chính quyền địa phương, tổ chức đối thoại với dân để tạo sự
đồng thuận trong việc giải quyết những vấn đề cử tri kiến nghị; áp dụng linh hoạt
các quy định của pháp luật, vận động các doanh nghiệp cùng với chính quyền địa
phương có giải pháp để giải quyết những nội dung mà cử tri ý kiến, kiến nghị
nhiều lần.
- Trong 118 ý kiến, kiến nghị của cử tri, có 94 ý kiến (chiếm 79,6%) thuộc
loại thơng tin, giải trình với cử tri, UBND tỉnh đã có báo cáo, thơng tin đầy đủ; còn
24 ý kiến phải xem xét giải quyết. Đến nay, có 09 kiến nghị đã được giải quyết
xong (chiếm 37,5%); 07 kiến nghị đang giải quyết (chiếm 29,16%); 08 kiến nghị sẽ
giải quyết (chiếm 33,33%). Về cơ bản, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được trả lời,
giải quyết kịp thời, đúng thực tế đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của cử tri,
được đại biểu HĐND tỉnh và cử tri ở các huyện, thành phố thống nhất, đồng tình.
- Tại Kỳ họp này, Thường trực HĐND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét Báo
cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6
HĐND tỉnh. Qua xem xét, HĐND tỉnh thống nhất cao với báo cáo này ; thống nhất
không ban hành nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ
họp này, vì cơ bản các ý kiến, kiến ngị của cử tri đã được các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Số lượng kiến nghị UBND tỉnh đang và sẽ giải quyết không
nhiều (07 kiến nghị đang giải quyết; 08 kiến nghị sẽ giải quyết). Đồng thời, yêu
cầu UBND tỉnh:
+ Tập trung giải quyết sớm những kiến nghị có tính cấp thiết ảnh hưởng đến
sản xuất, sinh hoạt và đời sống của Nhân dân như: ô nhiễm môi trường, nạo vét
kênh mương thủy lợi để phục vụ sản xuất, thu mua nơng sản (sắn, mía...) khi vào

thời vụ thu hoạch; khắc phục đường giao thông trong mùa mưa bão và sạt lở gây
bồi lấp đất sản xuất của dân... không chờ đến khi tiếp xúc cử tri mới gửi báo cáo
kết quả giải quyết.
+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng để thi cơng các cơng trình, nhất là đối các cơng trình, dự án trọng điểm của
tỉnh; quan tâm, đầu tư nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường xung yếu,
các tuyến đường đã hư hỏng, xuống cấp gây mất an tồn giao thơng và gây khó
khăn cho việc đi lại, sản xuất của người dân; giải quyết dứt điểm các kiến nghị
nhiều lần (như: Việc sửa chữa Tỉnh lộ 673 (nhất là đoạn qua thủy điện Đăk Mét),
10


Quốc lộ 40b (đoạn qua xã Kon Đào, huyện Đăk Tô), Tỉnh lộ 677 (từ thôn 7 đến
thôn 10, xã Đăk Pxy, huyện Đăk Hà); mỏ vàng Đăk Ri Pen (xã Tân Cảnh, huyện
Đăk Tô); Tỉnh lộ 679 (đoạn từ xã Sa Bình đến xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy); Dự
án Công Viên cây xanh đường Trương Quang Trọng, thành phố Kon Tum...
+ Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố Kon Tum phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan, Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể các cấp vận động đoàn viên,
hội viên phát quang các tuyến đường giao thông, nhất là giao thông ở nông thôn;
nạo vét kênh mương thủy lợi; khắc phục, sửa chữa những hư hỏng nhỏ về đường
sá, kênh mương...không nên trông chờ, ỷ lại vào các ngành của tỉnh. Qua đó, rà
sốt, kiểm tra làm rõ và có biện pháp xử lý về trách nhiệm của người đứng đầu các
địa phương, đơn vị trong việc tham mưu cho UBND tỉnh trả lời, giải quyết không
đầy đủ, chưa sát thực tế.
+ Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật, nhất là
những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của cử tri, Nhân dân; thực
hiện tốt việc cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính và Quy chế dân chủ ở cơ
sở, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến chế độ, chính sách, đất đai, bồi
thường, giải phóng mặt bằng để cử tri, Nhân dân biết, thực hiện.
2.2.Về chất vấn và trả lời chất vấn

Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo của UBND tỉnh, các ngành, báo cáo của các
đoàn giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh,
qua theo dõi kết quả trả lời ý kiến cử tri và tình hình thực tế ở địa bàn ứng cử, đại
biểu HĐND tỉnh đã nghiên cứu lựa chọn nội dung chất vấn, đó là những vấn đề
bức xúc, nổi cộm trên các lĩnh vực đang được cử tri và dư luận quan tâm, liên quan
đến trách nhiệm của nhiều ngành như: Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Công thương,
Nông nghiệp - Nông thôn, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư,
Công an, Nội vụ...
Hầu hết các thành viên UBND tỉnh trả lời thẳng thắn, xác định rõ trách
nhiệm, biện pháp khắc phục các phục hạn chế, yếu kém và lộ trình xử lý, giải
quyết những vấn đề mà đại biểu nêu ra. HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức
năng của tỉnh tiếp thu nghiêm túc những ý kiến, kiến nghị xác đáng của đại biểu và
cử tri; những nội dung đã hứa, cam kết khắc phục cần phải được tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có trách nhiệm và báo cáo về HĐND tỉnh để kịp thời thông tin đến cử
tri và Nhân dân biết, theo dõi, giám sát.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân năm 2015 thì: HĐND tỉnh có thể ra nghị quyết về chất vấn. Sau
khi xem xét, thảo luận các nhóm vấn đề đại biểu chất vấn tại kỳ họp, HĐND tỉnh
không ra nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp này, vì những vấn đề bức xúc nhưng đã
và đang được UBND tỉnh và các cấp, các ngành quyết liệt giải quyết./.
-------------------------

11



×