Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Công văn về việc tiếp tục giải quyết các vấn đề đại biểu Quốc hội đã chất vấn tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.61 KB, 4 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Công văn số 67/BC-BTNMT ngày 28/9/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường báo cáo về việc tiếp tục giải quyết các vấn đề đại biểu Quốc hội đã
chất vấn tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá XI:
Sau kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá XI, Bộ tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục
kiểm tra, chấn chỉnh một số mặt yếu kém, vướng mắc mà các đại biểu Quốc hội
đã chất vấn. Sau đây là một số việc đã và đang thực hiện:
1- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Theo chất vấn của các đại
biểu Phan Trung Lý, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An; Đỗ Tiến Dũng, Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi; Nguyễn Xuân Thiết, Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Vĩnh Phúc; Lương Phan Cừ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Nông; Nguyễn
Thị Hồng Xinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa ? Vũng Tàu )
- Đối với những vướng mắc về chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục rà soát để xử lý trong Nghị định về thi hành
Luật Đất đai do Bộ chủ trì soạn thảo và Nghị định về thu tiền sử dụng đất do Bộ
Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, cũng như trong các thông tư, quyết
định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bộ cũng đã quy định hàng
tháng, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo Bộ về tình hình
thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nêu những vướng
mắc về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính (nếu có) để Bộ xử lý theo thẩm
quyền hoặc đề xuất Chính phủ xử lý.
- Đối với vướng mắc về hộ khẩu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do
đây là quy định của một số địa phương nên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu
cầu các địa phương rà soát và bãi bỏ, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã khắc
phục. Riêng tại Hà Nội, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Nguyễn Quốc Triệu cho rằng hạn
chế tăng dân số cơ học bằng biện pháp không cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người không có hộ khẩu tại Hà Nội là không có hiệu quả và hứa sẽ
báo cáo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân thành phố để xử lý phù hợp. Bộ Tài
nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục lưu ý việc này trong quá trình cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003.


- Đối với những yếu kém trong tổ chức thực hiện, Bộ đã có kế hoạch cụ thể về
các công việc phải triển khai trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họp
Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước bàn việc thực hiện kế
hoạch này; trực tiếp kiểm tra thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một
số địa phương để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và đôn đốc việc cấp
giấy. Qua kiểm tra và qua phản ánh của các địa phương cho thấy các vướng
mắc về chính sách, pháp luật đã được tháo gỡ trong Luật Đất đai năm 2003 và
các văn bản hướng dẫn thi hành, vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện. Vì vậy,
lãnh đạo các địa phương đã có sự chỉ đạo với quyết tâm hoàn thành việc cấp
giấy chứng nhận vào năm 2005 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ở những
địa phương mà hiện nay mới đạt dưới 50% số giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cần phải cấp đối với đất ở đô thị, cũng đã đề ra mục tiêu cơ bản hoàn thành
trong năm 2005.
- Đối với sự bất cập trong tổ chức bộ máy, trong Nghị định về thi hành Luật Đất
đai và trong Nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện
sắp ban hành có quy định về việc lập Phòng Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ đã chuẩn bị để ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhằm tăng
cường bộ máy làm các dịch vụ hành chính công về quản lý đất đai, trong đó có
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với khó khăn về kinh phí, Bộ đã chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường
lập dự toán năm 2005 báo cáo Uỷ ban nhân dân đồng thời gửi Bộ để Bộ làm
việc với Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm
việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc này và đã chuyển cho Bộ Tài chính nhu
cầu về kinh phí, trong đó có kinh phí cho cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, của các địa phương đá báo cáo để Bộ Tài chính lưu ý khi làm việc về dự
toán ngân sách với các địa phương.
- Đối với việc kiểm tra thực hiện các thủ tục hành chính, Bộ đã giao cho Chánh
Thanh tra Bộ lập kế hoạch và triển khai kiểm tra, thanh tra nhưng chưa triển khai
được vì lực lượng thanh tra của Bộ phải tập trung giải quyết những vụ việc bức

xúc về khiếu nại của công dân (khối lượng đơn thư khiếu nại về đất đai trước khi
Luật Đất đai có hiệu lực thi hành tăng rất nhiều), phải tập trung thực hiện nhiệm
vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ giao về kiểm tra việc quản lý sử dụng
đất, kiểm tra tình hình quản lý đất đai ở tỉnh Hà Tây và huyện Phú Quốc (tỉnh
Kiên Giang). Bộ cũng đã yêu cầu Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường
tăng cường kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính của cấp huyện vì theo quy
định hiện hành thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,
cá nhân do cấp huyện đảm nhận. Sau khi Nghị định về thi hành Luật Đất đai có
hiệu lực thi hành, Bộ sẽ căn cứ vào các thủ tục hành chính và về xử phạt cán bộ,
công chức vi phạm trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đã được
quy định trong Nghị định để chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về
thủ tục hành chính.
Ngoài các công việc nêu trên, Bộ đã phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt
là với Đài truyền hình Việt Nam trong việc tuyên truyền, tổ chức diễn đàn trao đổi
về những vướng mắc và biện pháp tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ cũng đã công bố các số điện thoại của
Bộ và địa chỉ hộp thư điện tử của Bộ trưởng để tiếp nhận, giải đáp và xử lý các
kiến nghị, yêu cầu của tổ chức và công dân về chính sách, pháp luật đất đai,
trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2- Về định giá đất nông nghiệp để đền bù của các địa phương (theo chất
vấn của đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh ).
Trong trả lời chất vấn của đại biểu về việc có sự chênh lệch lớn về giá đền bù
đất nông nghiệp giữa các tỉnh khi Nhà nước thu hồi đất, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã nếu: "Với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra
việc thực hiện của các địa phương để kịp thời phát hiện, điều chỉnh đối với
những trường hợp quy định giá không đúng với nguyên tắc định giá của Luật
Đất đai và phương pháp định giá đất, khung giá các loại đất do Chính phủ quy
định".
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài

chính trong việc chuẩn bị trình Chính phủ Nghị định về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ
trưởng Bộ Tài chính đã có hai ngày làm việc chung quanh các nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có vấn đề giá đất. Với việc thực hiện Nghị
định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất ban hành theo
Luật Đất đai năm 2003, sự chênh lệch lớn về gia đất nông nghiệp giữa các vùng
có điều kiện như nhau thuộc các tỉnh khác nhau sẽ được khắc phục về cơ bản.
Sau khi Nghị định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất có
hiệu lực thi hành, Bộ Tài nguyên va Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Tài chính
kiểm tra việc thực hiện của các địa phương, trước mắt là kiểm tra việc xây dựng
và công bố giá đất vào ngày 1/1/2005.
3- Về chấn chỉnh tình trạng khai thác nước ngầm để nuôi tôm trên cát và
tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi (theo chất vấn của đại biểu Huỳnh
Minh Hoàng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu ).
a) Qua trực tiếp kiểm tra tại hầu hết các địa phương có nuôi tôm công nghiệp,
chủ yếu là nuôi tôm trên cát, cho thấy do có việc chất vấn về tình hình khai thác
nước ngầm bừa bãi để nuôi tôm tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, do dự luận báo
chí cảnh báo về tình hình này và do tác hại về môi trường đã xảy ra ngay tại các
địa phương nuôi tôm trên cát nên các địa phương đã có chỉ đạo chấn chỉnh và
hạn chế việc phát triển nuôi tôm trên cát.
Trước sự chuyển biến đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy không cần thiết
phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về sử dụng nguồn nước ngầm
cho nuôi tôm trên cát như đã nêu trong trả lời chất vấn gửi đại biểu, mà theo
thẩm quyền, Bộ chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý việc thăm dò, khai
thác nước ngầm và bảo vệ môi trường ở những nơi có nuôi tôm trên cát. Theo
đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Bộ đang hướng dẫn thực
hiện Nghị định này và tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng nước ngầm nuôi tôm
công nghiệp để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp.

Khó khăn lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước là chưa có các chế tài xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này (sau khi tiếp nhận chức năng quản lý
nhà nước về tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã soạn thảo Nghị định quy định về việc này và sẽ trình
Chính phủ trong quý IV/2004); bộ máy, nhân sự trực tiếp giúp Uỷ ban nhân dân
các cấp quản lý tài nguyên nước thiếu nghiêm trọng nhưng các địa phương
chưa kịp kiện toàn phù hợp với nhiệm vụ và khối lượng công việc quản lý tài
nguyên nước đang đặt ra, mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần
nhắc nhở.
b) Bộ đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc giang, Hà
Tây, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương,
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Bộ trưởng và các Thứ trưởng đã
trực tiếp kiểm tra tại một số địa phương có vấn đề nổi cộm, yêu cầu các địa
phương này có biện pháp ngăn chặn việc khai thác khoảng sản trái phép và thu
hồi các giấy phép đã cấp không đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh tình hình khai thác khoáng sản gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ
tướng đã yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành
phố Hồ Chí Minh tạm dừng cấp giấy phép khai thác cát trên tuyến sông Đồng
Nai (từ đập Thuỷ điện Trị An xuống đến hạ nguồn), trên tuyến sông Đồng Tranh,
đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định của pháp luật; yêu cầu
Uỷ ban nhân dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đình chỉ ngay hoạt động khai
thác cát trên sông Tiền trong phạm vi cách kênh Vĩnh An về phía thượng nguồn
và hạ nguồn là 2,5 km.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về
tăng cường quản lý nhà nước các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và
xuất khẩu khoáng sản, trong đó đề xuất một số chủ trương, giải pháp về ngăn
chặn tình hình xuất khẩu khoảng sản thô trước việc nhiều doanh nghiệp nước

ngoài đẩy giá mua khoáng sản để thu hút khoáng sản của nước ta.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ tổng kết tám năm thi hành Luật Khoáng sản và
chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản để
chính phủ trình Quốc hội trong năm 2005 nhằm tăng cường hơn nữa công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính
phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành
Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Nhờ tập trung chấn chỉnh nên tình hình quản lý khai thác khoáng sản gần đây đã
có chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên, các vấn đề cơ bản trong quản lý khai thác và
xuất khẩu khoáng sản chưa được giải quyết bằng các văn bản quy phạm pháp
luật nên các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản đang rất lúng
túng trong xử lý một số vấn đề cụ thể về cấp phép hoạt động khoáng sản và phê
duyệt, bàn giao khu vực khai thác tận thu.

×