Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH UNG THƯ tại BỆNH VIỆN UNG bướu TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.19 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN UNG BƯỚU

BÀI THU HOẠCH
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MƠN HỌC: THỰC HÀNH UNG THƯ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ XUÂN ANH
MSSV: 311164007
TỔ 1 – LỚP YHCT16

1


Ung thư là bệnh thường gặp và gây tử vong hàng đầu tính chung trên tồn cầu. Dù
đã có rất nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư nhưng hằng năm vẫn có rất
nhiều người mới mắc và tử vong do ung thư. Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu
(Globocan 2018) của Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC), ước tính năm
2018 trên tồn cầu có trên 18 triệu ca ung thư mới mắc, tần suất 197,9/100000 dân;
trên 9,5 triệu ca tử vong do ung thư, tử suất 101,1/100000 dân. Tại Việt Nam con số
người mới mắc và tử vong do ung thư năm 2018 ước tính là 164671 người và 114871
người, tần suất 151,4/100000, tử suất 104,4/100000. Các số liệu thống kê đều ghi
nhận có sự gia tăng số ca mới mắc và tử vong do ung thư trên toàn cầu cũng như tại
Việt Nam trong những năm gần đây.

Xuất độ và tử xuất ung thư tại Việt Nam
Những bệnh nhân ung thư ngay từ lúc phát hiện chẩn đốn đã có những vấn đề về
thể chất và tinh thần cần được giải quyết. Những bệnh nhân có bệnh giai đoạn tiến
xa, thất bại điều trị, di căn xa thường có các biểu hiện đau đớn, suy sụp tinh thần,
đặc biệt là trong thời gian cuối đời. Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) giúp giảm nhẹ các


triệu chứng do bệnh gây ra cũng như nâng đỡ tinh thần cho người bệnh và người nhà
trong suốt q trình chẩn đốn, điều trị. Nếu người bệnh khơng may bị tử vong do
bệnh thì CSGN cịn đồng hành, hỗ trợ tinh thần cho gia đình người bệnh.
Qua 2 tuần của đợt thực tập tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, được
học hỏi, biết thêm nhiều kiến thức mới, lạ lẫm về Ung thư, với cương vị là sinh viên
khoa Y học cổ truyền, trong phần thu hoạch này em muốn trình bày vấn đề:

“Chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư – Kết hợp Y học cổ truyền trong
điều trị ung thư”.
2


I.

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

CSGN là một cấu phần quan trọng của chương trình phịng chống ung thư, góp phần
cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. “Hướng dẫn CSGN đối với người bệnh
ung thư và AIDS” được Bộ Y tế ban hành, giới thiệu 10 nguyên tắc chung về CSGN
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó có ngun tắc xây dựng mơ hình CSGN
lấy người bệnh làm trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình người
bệnh, nhân viên xã hội, v.v… Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định
số 3483/QĐ-BYT ngày 15/6/2006 kèm theo hướng dẫn, cho phép áp dụng CSGN
trong tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh cơng cập và ngồi công lập và sử dụng để
hướng dẫn CSGN đối với người bệnh ung thư và AIDS tại gia đình và cộng đồng.
Tuy vậy, việc triển khai dịch vụ CSGN đối với người bệnh ung thư mới chỉ tập trung
nhiều vào một số tỉnh, thành phố lớn. Trong khi đó nhu cầu phòng bệnh, phát hiện
sớm, khám chữa bệnh về ung thư và CSGN ngày càng tăng, với khả năng hiện tại
ngành ung thư Việt Nam chỉ đáp ứng được phần nhỏ.
1. Chăm sóc giảm nhẹ là gì?

- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN)…cải thiện
chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người
đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa tính mạng,
thơng qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận
biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác, thể lực, tâm lý
xã hội và tinh thần”
- Theo Bộ Y tế Việt Nam (2006): “Chăm sóc giảm nhẹ đối với người mắc bệnh
ung thư và người bệnh AIDS là phối hợp các biện pháp nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều
trị đau và xử trí các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn
đề tâm lý – xã hội mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng”
- Cả hai định nghĩa đều nhấn mạnh về:
- Đáp ứng và làm giảm tất cả các loại đau khổ: thực thể, tâm lý, xã hội, tinh
thần.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hướng đến cả người bệnh và gia đình người bệnh.
- Áp dụng sớm từ lúc chẩn đốn và xun suốt q trình bị bệnh, bổ sung cùng
với các biện pháp điều trị đặc hiệu; có thể mang lợi ích đến q trình điều trị.
2. Tại sao cần thiết phát triển CSGN?
- Nhiệm vụ cơ bản nhất của y học (điều trị bệnh và duy trì sự sống) là làm giảm
sự chịu đựng của con người.
3


- Y học hiện đại ngày nay tập trung ngày càng nhiều vào bệnh tật, các cơ quan,
phân tử, đôi khi quên sự đau khổ con người đang phải chịu đựng và cái chết,
thân nhân họ cũng phải chịu đau khổ.
- CSGN khắc phục cho y học hiện đại đang cố gắng đạt được những thành tựu
nhưng đôi khi bỏ qua sự đau khổ của con người.
- Đại hội y tế thế giới 2014: Nghị quyết về chăm sóc giảm nhẹ

- “CSGN là một nhiệm vụ đạo đức của hệ thống y tế, và là nghĩa vụ đạo đức
của các chuyên gia y tế trong việc làm giảm bớt, xoa dịu nỗi đau và sự chịu
đựng về thể chất, tâm lý xã hội hoặc tinh thần, bất chấp tình trạng bệnh lý có
thể chữa khỏi hay khơng …
- Chăm sóc cuối đời cho từng cá nhân là một trong những thành phần quan
trọng của CSGN.”
3.
-

Những nguyên tắc CSGN

Các nguyên tắc chung
Dành cho tất cả những người mắc bệnh ung thư và AIDS
Tiến hành ngay từ khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình diễn biến
của bệnh (hình 1)
Phối hợp các biện pháp điều trị đặc hiệu
Thúc đẩy việc tuân thủ các phương pháp điều trị đặc hiệu và giảm bớt tác
dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị đó
Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời
Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thường, khơng cố ý đẩy nhanh
hoặc trì hỗn cái chết
Chăm sóc về tâm lý – xã hội là yếu tố quan trọng trong CSGN
Hỗ trợ gia đình người bệnh trong thời gian người bệnh đau ốm và khi qua đời;
Xây dựng mơ hình CSGN theo hình thức “Nhóm chăm sóc đa thành phần”,
trong đó người bệnh là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế, gia đình
người bệnh, nhân viên xã hội, người tình nguyện, v.v...
Thực hiện tại các cơ sở y tế, tại gia đình và cộng đồng.

4



Hình 1: CSGN trong tiến trình bệnh
Nguồn: Bộ Y tế, 2006. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư
và AIDS. Hà Nội: Nhà xuất bản y học.
4.
Đối tượng và thời điểm cung cấp CSGN
a) Đối tượng của chăm sóc giảm nhẹ
- Tất cả người bệnh HIV/AIDS tiến triển hoặc ung thư
- Tất cả người bệnh mắc những bệnh đe dọa đến tính mạng khác
- Bất kỳ người bệnh nào có thể qua đời trong vịng 6 tháng
- Bất kỳ người bệnh nào phải chịu đựng sự đau đớn, bất kỳ triệu chứng thực thể
khác, hoặc những vấn đề tâm lý xã hội mạn tính ở mức độ vừa đến nặng.
b) Thời điểm cần cung cấp chăm sóc giảm nhẹ
- Bắt đầu từ lúc chẩn đốn: sự đánh giá CSGN ban đấu và nếu cần can thiệp
nên diễn ra vào thời điểm chẩn đốn hoặc sau đó càng sớm càng tốt.
- Xuyên suốt quá trình bị bệnh:
 CSGN có thể áp dụng sớm trong thời gian mắc HIV/AIDS hoặc ung thư với
những biện pháp điều trị đặc hiệu như: trị liệu kháng retrovirút (ARV), dự
phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội, phẫu trị, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm
trúng đích, miễn dịch,…điều trị ung thư.
 CSGN có thể làm giảm hoặc làm dịu những tác dụng phụ của những liệu pháp
điều trị.
5


 CSGN có thể thúc đẩy sự tuân thủ những liệu pháp điều trị.
- Tầm quan trọng của CSGN tăng lên khi liệu pháp điều trị đặc hiệu trở nên
kém thích hợp, kém hiệu quả, hoặc khơng khả thi.
- Cung cấp sự động viên, hỗ trợ cho gia quyến sau khi người thân qua đời.
II.

KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ:
Ngày nay, điều trị ung thư là điều trị đa mô thức với nhiều phương pháp điều trị khác
nhau đem lại hiệu quả vượt trội. Và mỗi phương pháp điều trị đều có những thế
mạnh nhất định. Để giúp cho bệnh nhân ung thư điều trị được tốt hơn, tỉ lệ thành
công cao hơn, bên cạnh phẫu trị, xạ trị, hóa trị thì Y học cổ truyền được ứng dụng
vào điều trị và chăm sóc hướng đến mực tiêu: Nâng cao sức khoẻ người bệnh; hạn
chế sự tiến triển của khối u, giảm đau, ngăn chặn xuất huyết; Hỗ trợ điều trị tác
dụng phụ của các liệu pháp hoá, xạ, phẫu thuật trong ung thư.
Thuật ngữ “Ung thư” không tương đương giữa Đông y (Y học cổ truyền, YHCT)
và Tây y (Y học hiện đại, YHHĐ). Trong Đơng y, thuật ngữ “ung thư” đề cập đến
nhóm các bệnh có đặc trưng lâm sàng là xuất hiện các khối u, nhọt, sưng. Ung là
loại nổi trên mặt da, đỏ đau, có hoặc khơng có mủ, thuộc dương chứng. Thư là loại
nhọt ăn sâu vào da thịt gây lở loét, thuộc âm chứng, có thể hiểu đây là các áp-xe
hoặc các hạch viêm, hạch lao của Tây y.
Còn đối với bệnh ung-thư-ác-tính, các y văn cổ của Y học cổ truyền có nêu trong
các bệnh danh khác với mơ tả “bệnh có biểu hiện khối cứng rắn có gốc rễ”. Đông y
thường dùng từ “nham” (nghĩa là núi đá, do bờ của các khối u nham nhở và cứng
như đá) để chỉ các u ác tính, như ung thư vú là nhũ nham, ung thư phổi là phế nham,
ung thư gan là can nham… hoặc các tên khác như Trưng Hà, Anh Lựu.
YHCT cho rằng cơ chế bệnh sinh gây “ung thư ác tính” theo YHCT là do khí
huyết uất kết mà hình thành ung thũng. Nhiệt hun đốt khiến cơ nhục hủ hoá thành
mủ, thành lở loét. Nếu nhiệt độc đi sâu vào trong gây tổn thương tạng phủ, ngũ tạng
tổn thương thì sẽ tử vong.
Vậy thì nguyên nhân gây “ung thư ác tính” theo YHCT do đâu? Xét về tương
quan giữa YHCT và YHHĐ, khi mô tả các nguyên nhân làm cho khí huyết ứ trệ,
nhiệt độc sinh ra có thể khái quát hóa mối tương quan như:
 Nhân tố ngoại tà: Có thể hiểu bệnh do các yếu tố thuận lợi từ môi trường xâm
nhập vào trong một điều kiện cơ địa có sẵn là khí huyết hư suy, hoặc mất cân
bằng âm – dương như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Ví dụ như YHHĐ đã
6



minh chứng vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày, virus HPV gây ung thư cổ tử
cung…
 Nhân tố ẩm thực: Ẩm thực thất điều, tổn thương tỳ vị khí huyết hóa ngun
bất túc, gây ra tạng phủ khí huyết khuy hư. Tỳ hư thì đồ ăn khơng thể hóa
thành tinh vi mà sẽ biến thành đàm trọc, đàm tắc khí trệ, đàm huyết ứ kết mà
hình thành ung nhọt, tích khối.
 Ăn uống cay nóng, uống nhiều rượu, hút thuốc là là những thứ đại nhiệt gây
tổn thương tân dịch sinh đàm, đàm nhiệt uất kết, khí huyết ứ trệ gây bệnh,
YHHĐ cũng đã minh chứng thuốc lá gây Ung thư phổi, Rượu gây xơ gan và
có thể đưa đến ung thư gan…
 Chính khí nội suy: người lớn tuổi cơ thể suy nhược, hoặc do những bệnh mãn
tính, hoặc do thất tình tổn thương gây khí nghịch khí trệ, thăng giáng không
đều, hoặc do lao lực quá sức gây ra âm dương đều hư dẫn đến ngoại tà thừa
cơ hội xâm nhập, lưu lại ở trong, cuối cùng dẫn đến huyết hành ứ trệ mà gây
ra u cục.
Từ đó YHCT đưa ra nguyên tắc điều trị ung thư gồm mục tiêu:
 Nâng cao sức khoẻ người bệnh, ngăn chặn và cải thiện suy kiệt do ung thư;
những phương pháp được dùng gồm bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương…
 Hạn chế sự tiến triển của khối u, giảm đau, hỗ trợ điều trị tác dụng phụ của
các liệu pháp hoá, xạ, phẫu trị trong ung thư, các phép được dùng như tiêu
đàm, nhuyễn kiên, hành khí, hoạt huyết, khử ứ, tiêu độc, thanh nhiệt.
Hiện có tổng cộng 62 bài thuốc cổ phương và kinh nghiệm được sử dụng điều trị
ung thư, trong đó có 12 dược liệu được nghiên cứu ghi nhận có tác dụng đẩy nhanh
tiến độ chết tế bào theo chương trình (apoptosis) của tế bào ung thư, từ đó diệt tế bào
ung thư.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu đã lần lượt minh chứng cho việc điều trị nói
trên:
 Tác giả Xia-Wei Zhang và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 4384 bệnh nhân

ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) để đánh giá hiệu quả và an toàn khi
kết hợp thuốc YHCT và thuốc YHHĐ (EGFR-TKIs). Kết quả khi kết hợp
EGFR-TKIs với thuốc YHCT cho thấy cải thiện có ý nghĩa thời gian sống
khoẻ mạnh, thời gian sống trung vị, tỷ lệ sống còn sau 1 năm và 2 năm, tỷ lệ
đáp ứng khách quan cao hơn, ít tác dụng phụ hơn… so với chỉ sử dụng EGFRTKIs đơn độc.
7


 Một số thuốc YHCT cho thấy làm tăng hoạt tính tự thực bào trong ung thư
phổi khơng tế bào nhỏ bằng các điều hoà các phân tử then chốt trong các con
đường tín hiệu tự thực bào cổ điển như con đường PI3K/Akt/mTOR và con
đường RAS/RAF/MEK/ERK. Một số nghiên cứu cũng cho thấy thuốc YHCT
là tăng chất lượng cuộc sống và cải thiện triệu chứng trên các bệnh nhân ung
thư phổi khơng tế bào nhỏ hố trị.
 Tác giả Xinyin Wu và cộng sự (2016) sử dụng nghiên cứu phân tích gộp mạng
lưới (Network Meta-Analysis) lấy nguồn dữ liệu từ 14 tổng quan hệ thống và
61 thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng để đánh giá hiệu quả trên chất lượng
cuộc sống khi kết hợp thuốc YHCT với hoá trị trong điều trị NSCLC. Kết quả
cho thấy 6/11 loại thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong việc cải thiện chất lượng
cuộc sống bệnh nhân NSCLC.
Từ ngăn ngừa và điều trị các tác dụng phụ do Hóa – Xạ trong điều trị ung thư
Tác dụng phụ ức chế tuỷ là một trong các tác dụng phụ thường gặp nhất của hố trị
ung thư. Các biến chứng nặng có thể gặp bao gồm giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm
tiểu cầu gây xuất huyết, kết cục dẫn đến thất bại của hoá trị, thậm chí gây tử vong.
YHHĐ điều trị ức chế tuỷ bằng cách tiêm yếu tố kích thích đơn dịng (CSF) để kích
thích tế bào gốc tạo máu tuỷ xương tăng sinh và biệt hoá. Các nghiên cứu trước đây
đã báo cáo tác dụng của bài thuốc Song hoàng thăng bạch thang làm tăng bạch cầu,
thúc đẩy tăng sinh và biệt hoá tế bào gốc tạo máu. Tác giả Wang Li-fang và cộng sự
(2017) tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên 330 bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả
của Song hoàng thăng bạch thang trong điều trị ức chế tuỷ do hoá trị. Kết quả sau 7

ngày, số lượng bạch cầu tăng cao hơn ở nhóm điều trị Song hồng thăng bạch thang
so với nhóm dùng giả dược (nhóm chứng) (P<0.05). Sau khi kết thúc điều trị, tần
suất ức chế tuỷ của nhóm điều trị thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa (P<0.05). Khơng
có tác dụng phụ nào được báo cáo ở cả hai nhóm.
Đến hỗ trợ điều trị chống ung thư
Tác giả Baogang Fei và cộng sự (2018) so sánh tính hiệu quả, an tồn và chi phí
trong điều trị hậu phẫu ung thư đại tràng bằng catalpol (Catalpol là iridoid glucoside
chiết xuất từ Địa hoàng, Rehmannia glutinosa) so với hoá trị bevacizumab và so với
giả dược. Kết quả cho thấy catapol làm cải thiện có ý nghĩa các marker ung thư CA
19-9, CEA, MMP-2 và MMP-9. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống cịn của bệnh nhân điều trị
với catalpol cao hơn có ý nghĩa đối với bệnh nhân điều trị với giả dược, trong khi
chi phí điều trị của catalpol lại thấp hơn rất nhiều.

8


Tác giả Bao Yanju và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 512 bệnh nhân từ năm 2010
đến 2012, so sánh phác đồ tiêm chiết xuất Khổ sâm kết hợp xạ trị so với xạ trị đơn
độc và phác đồ tiêm chiết xuất Khổ sâm kết hợp bisphosphonates so với
bisphosphonates đơn độc. Kết quả cho thấy tiêm chiết xuất Khổ sâm giúp giảm đau
có ý nghĩa tình trạng đau do ung thư xương.
Để kết luận, có thể lấy thơng tin từ nghiên cứu sinh đôi lớn nhất nước Mỹ. Nghiên
cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu rằng bệnh tật là do di truyền, tự thân mà có (nature);
hay là do quá trình ni dưỡng (nurture) mà ra. Kết quả cho thấy trên 56.000 cặp
sinh đơi (song sinh cùng trứng có chung mã di truyền), trong 560 bệnh được theo
dõi, chỉ có một số bệnh (như bệnh Huntington…) là do di truyền quyết định 100%;
nghĩa là nếu chúng ta thừa hưởng gen đột biến này thì 100% khả năng chúng ta sẽ
mắc bệnh bất kể chúng ta sống ở đâu hay ăn uống như thế nào. Tuy nhiên, một số
bệnh khác như hen phế quản… lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố môi trường
sống, chế độ ăn uống và điều kiện kinh tế hơn là do bộ mã di truyền. Kết quả nghiên

cứu cho thấy gen – mã di truyền – ảnh hưởng đến 40% trong số 560 bệnh, khoảng
1/4 các bệnh một phần do mơi trường, trong đó các bệnh về mắt có ảnh hưởng bởi
mơi trường lớn nhất.
“Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng liệu pháp “4T”, gồm: Tinh thần, Thực
phẩm, Tập luyện, Thuốc và các liệu pháp không dùng thuốc. Trong liệu pháp, yếu
tố “tinh thần” được đặt lên hàng đầu. Bệnh nhân được thường xuyên thăm hỏi, chia
sẻ, giải thích tình trạng bệnh và động viên tạo một tâm lý thoải mái, bình an, vui
tươi, giúp bệnh nhân ít lo lắng căng thẳng, giảm stress để thêm nghị lực “chiến đấu”
với bệnh tật, tinh thần của người bệnh tốt thì quá trình điều trị sẽ cho hiệu quả tốt
hơn. Đối với “thực phẩm”, trên mỗi bệnh nhân được hướng dẫn chế độ ăn hợp lý.
Điểm chung ở chế độ ăn của bệnh nhân ung thư là tăng cường đạm thực vật, các
thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe, hạn chế tối đa đồ hộp có chất bảo quản, đồ nướng…
“Tập luyện”: bệnh nhân được khuyến khích đi bộ, vận động tay chân hoặc hướng
dẫn tự xoa bóp, khí huyết lưu thơng, tập dưỡng sinh, yoga. Để đạt được hiệu quả
toàn diện trong điều trị, tùy vào bệnh trạng của từng bệnh nhân sẽ được chỉ định
dùng thuốc theo phác đồ và các liệu pháp không dùng thuốc (xoa bóp, day ấn huyệt).
Y học hiện đại thực hiện các phương pháp (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), mang
lại hiệu quả phá hủy, ngăn chặn được các khối u nhưng đồng thời cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến các tế bào, mô, bộ phận, cơ quan lành xung quanh, gây giảm
sức đề kháng của cơ thể, ói mửa, mấy ngủ, giảm hồng cầu, bạch cầu, người bệnh
xanh xao gầy mòn… Song song với y học hiện đại, y học cổ truyền hỗ trợ người
9


bệnh trong q trình phục hồi một cách tích cực, có hiệu quả và lâu bền. Giúp
người bệnh cải thiện được các tác dụng phụ, hồi phục sức khỏe, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng ung thư ác tính có diễn biến khó
lường, tuỳ theo mỗi cơ địa khác nhau, nên cần thiết phải được tầm soát chẩn đoán
sớm, điều trị ngay bằng những phương pháp khoa học trúng đích đã được xác
thực, vì đây là vấn đề sinh mệnh của con người. Bên cạnh đó nghiên cứu Đơng y

cịn chờ đợi và hy vọng nhiều ở tương lai khi các bằng chứng nhiều hơn và cụ thể
hơn, còn bây giờ chỉ nên ở vai trò hỗ trợ, cũng như chúng ta hiểu rằng bằng cách
sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ tập luyện tốt tạo cân bằng cho
cơ thể là chúng ta tự góp phần khơng nhỏ trong cải đổi định mệnh cho bản thân
mình, hạn chế bệnh tật, trong đó có ung thư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng Chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư – Phan Đỗ Phương Thảo.
2. World Health Organization (WHO) definition of palliative care, available
online at (Accessed on
January 07, 2011).
3. Zhang, Xia-Wei, et al. (2018), “Chinese herbal medicine for advanced nonsmall-cell lung cancer: A systematic review and meta-analysis”, The
American journal of Chinese medicine. 46(05), pp. 923-952.
4. Yanju, Bao, et al. (2014), “A systematic review and meta-analysis on the use
of traditional Chinese medicine compound kushen injection for bone cancer
pain”, Supportive care in cancer. 22(3), pp. 825-836
5. Liệu pháp y học cổ truyền với ung thư - ThS.BS.CKII Nguyễn Tuấn Anh
6. Đông – Tây y kết hợp trong chữa bệnh ung thư – PGS.TS. Nguyễn Thị Bay

10


CẢM NHẬN KHI KẾT THÚC ĐỢT THỰC TẬP UNG THƯ:
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô bộ môn Ung thư đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho sinh viên chúng em có cơ hội cọ sát với thực
tế, tìm hiểu thêm những kiến thức chỉ được học trong sách vở. Qua thời gian
thực tập không những giúp em hiểu biết rõ hơn những khái niệm cơ bản của
bệnh ung thư mà em còn được bổ sung cho mình nhiều kiến thức mới, kinh
nghiệm mới, học hỏi được những kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, kỹ năng
khám lâm sàng để sử dụng khi hành nghề bác sĩ Y học cổ truyền. Em xin kính

chúc Thầy Cơ sức khỏe, tiếp tục nhiệt huyết với sự nghiệp chữa bệnh cứu
người và gặt hái được nhiều thành cơng trong sự nhiệp trồng người cao cả của
mình.

11



×