Phòng trị cúm bằng rau củ quanh nhà
Không hẳn là “tamiflu thiên nhiên” nhưng những
vị thuốc dưới đây có thể giúp phòng tránh và
chữa trị các bệnh cảm cúm rất hiệu quả. Điều
quan trọng hơn là chúng rất dễ tìm và tự bào chế.
Tỏi và hành là hai dược thiện có tác dụng
phòng trị các bệnh cảm cúm hiệu quả.
Hầu hết các bệnh do virút đều không làm chết người
nhanh chóng nếu cơ thể người bệnh có sức đề kháng
tốt. Thường những cơn cảm cúm có thể hết trong một
vài ngày ở người có sức khỏe bình thường. Muốn
vậy, việc đầu tiên là phải nâng cao sức đề kháng
bằng cách uống ngày một viên đa sinh tố khoáng
chất. Nếu trong viên thuốc không có kẽm thì uống
kèm thêm một viên kẽm 15mg và 200 – 500mg sinh
tố C và nằm nghỉ.
Ăn để có “vắcxin”
Một số loại rau củ đã được đông y cũng như tây y ghi
nhận có tác dụng tăng cường sức đề kháng và bảo
vệ cơ thể trước các bệnh cảm cúm, chẳng khác gì
những liều vắcxin:
Hành ta: có tác dụng ra mồ hôi, lợi tiểu, chống viêm
nhiễm. Có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô, ăn
sống hoặc luộc chín, muối dưa. Ngày dùng 15 – 20g
khô hoặc 30 – 40g tươi.
Hành tây: có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hoá, sát khuẩn,
chống nhiễm khuẩn, trị ho, an thần nhẹ, chống đau
nhức, mệt mỏi, bổ thần kinh và bổ dưỡng cơ thể.
Hành tây có thể ăn sống, ngâm trong nước nóng,
giấm hoặc xào với các thực phẩm khác. Ngày dùng
50 – 100g trong các bữa ăn.
Tỏi ta: nên ăn 3 – 5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày,
hoặc chế biến thành tương tỏi (tỏi bóc vỏ, rửa sạch,
đun sôi với một lượng nước vừa phải, sau đó nghiền
nát, dùng gạc sạch lọc lấy nước, đóng chai và nút
kín. Ngày dùng 1 – 2 muỗng canh, hoà với nước sôi
để nguội, uống sau bữa ăn); rượu tỏi (dùng 200g tỏi
đã bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước, đem nghiền nát rồi
ngâm trong 1.000ml rượu 60o, sau 10 ngày lọc lấy
nước. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 25 – 30 giọt); dịch
tỏi (nghiền một tép tỏi, pha loãng với 20ml nước cất,
hàng ngày nhỏ mũi 1 – 2 lần).
Tỏi tây: có tác dụng bổ thần kinh, lợi tiểu, sát khuẩn,
nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Có thể dùng tỏi tây
dưới dạng ăn sống, thái nhỏ trộn chung với các loại
rau khác, hoặc sắc nước uống, nấu canh, nấu xúp với
khoai tây, càrốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo
Ngoài bốn dược thiện trên, có thể dùng bổ sung một
số khác có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch
như: mè (vừng), chuối, mật ong, đào, đậu tương, rau
hẹ, củ cải, cà rốt, cải cúc, mộc nhĩ, tuyết nhĩ, nấm
hương và các loại rau thơm như tía tô, bạc hà, kinh
giới, húng quế, diếp cá.
Bài thuốc “đuổi” bệnh cúm
Nhiều nghiên cứu thế giới đã chứng minh có cả ngàn
cây thuốc có tính kháng siêu vi. Trong đó Việt Nam có
50 cây có tính kháng siêu vi chung, 16 cây có tính
kháng siêu vi cúm thông thường (A-H3), 10 cây
kháng cúm chim, cúm heo (H5N1, H1N1), 27 cây
kháng Herpes, trái rạ, giời leo… Xin nêu ra đây một
bài thuốc gồm các cây thuốc dễ tìm, trị được virút
cúm chung, kể cả cúm A/H1N1 với điều kiện phải
phát hiện bệnh sớm:
Mận (50g lá tươi), khuynh diệp hoặc tràm (30g lá
tươi), thù lù cạnh (50g cành lá tươi), rau sam (50g
cây tươi), phèn đen (50g cành lá tươi), diệp hạ châu
(30g cây tươi), tràm bông vàng (30g cành lá tươi),
gừng già (20g củ t)ươi), nghệ già (20g củ tươi), đinh
hương (12g đinh hoa khô). Bảy dược liệu tươi, rửa
sạch, chặt nhỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi, chế một lít
nước đang sôi vào. Xong, giã nát ba gia vị gừng,
nghệ, đinh hương cho vào sau. Trộn đều, hãm 20
phút rồi chiết nước ra, chia làm ba lần uống trong
ngày. Xác thuốc còn lại, thêm bốn lít nước đang sôi,
đậy nắp để trùm mền xông người bệnh. Xong lau
mình, ăn cháo giải cảm với thật nhiều hành, tỏi giã
nát. Dùng trong ba ngày. Trẻ con dùng 1/2 hoặc 1/3
liều.
Theo quan niệm của y học thiên nhiên, không cần
dùng thuốc hạ nhiệt giảm đau paracetamol, aspirin
hay ibuprofen vì sốt cũng có lợi cho cơ thể (để ức chế
sự sinh sản siêu vi). Cách tốt nhất là ăn uống cân
bằng dinh dưỡng, ăn thêm chất béo nếu ở vùng khí
hậu lạnh, nghỉ ngơi để cơ thể tạo kháng thể chống lại
mầm bệnh siêu vi, mặc đủ ấm, uống nhiều nước.
Trong vài ngày nếu những triệu chứng không bớt, thì
nên đi bác sĩ để điều trị triệt để hơn.