Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm Bài tập THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên khối ngành kinh tế Quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.77 KB, 103 trang )

BỘ MÔN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - KHOA NGÂN HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG VĨNH LỘC

Câu hỏi trắc nghiệm & Bài tập

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên khối ngành kinh tế &
Quản trị kinh doanh
6 cấp độ kiến thức của thang đo Bloom

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Chủ biên: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC Các
thành viên: LÊ HOÀI ÂN
ĐẶNG TRÍ DŨNG LIÊU CẬP PHỦ
TRẦN THỊ VÂN TRÀ


LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập cho sinh viên khối ngành Kinh tế & Quản trị
kinh doanh của Trường Đại Học Ngân hàng TPHCM nói riêng, sinh viên khối ngành
Kinh tế & Quản trị kinh doanh của các trường đại học ở Việt Nam nói chung, Bộ mơn
Ngân hàng Đầu tư thuộc Khoa Ngân hàng của trường Đại Học Ngân hàng TPHCM tổ
chức biên soạn tài liệu tham khảo: “Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thẩm định Dự
án Đầu tư”.
Tài liệu tham khảo này cùng với Giáo trình Thẩm định Dự án Đầu tư sắp được xuất
bản sẽ là bộ tài liệu học tập hữu ích cho sinh viên khối ngành Kinh tế & Quản trị kinh
doanh của Trường Đại Học Ngân hàng TPHCM nói riêng, sinh viên khối ngành Kinh


tế & Quản trị kinh doanh của các trường đại học ở Việt Nam nói chung.
Tài liệu tham khảo này được tổ chức biên soạn dựa trên kinh nghiệm hơn 10 năm
giảng dạy của đội ngũ giảng viên giàu nhiệt huyết và có năng lực chuyên môn tốt của
Bộ môn Ngân hàng Đầu tư thuộc Khoa Ngân hàng của trường Đại Học Ngân hàng
TPHCM. Nội dung kiến thức trong tài liệu tham khảo này được trình bày một cách có
hệ thống và bao quát, được cập nhật để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, tính tiên
tiến và hiện đại theo kịp xu hướng phát triển của lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư trên
thế giới.
Tài liệu tham khảo này được biên soạn nhằm giúp cho sinh viên đạt được các chuẩn
đầu ra của học phần Thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM,
bao gồm:





Có khả năng phân tích rủi ro định lượng trong thẩm định dự án đầu tư;
Có khả năng kết luận về tính khả thi của một dự án đầu tư;
Có kỹ năng thẩm định dự án đầu tư;
Có ý thức tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.

Cấu trúc của tài liệu tham khảo này được chia thành hai phần:
Phần thứ nhất bao gồm 270 câu trắc nghiệm và 32 bài tập tình huống kèm đáp án để
giúp sinh viên hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết và được phân thành 4 cấp độ của thang
đo Bloom (Nhớ - Hiểu - Vận dụng - Phân tích). Số lượng câu trắc nghiệm và bài tập
tình huống phân bổ cho từng chương cụ thể như sau:


Chươn Tên chương
g

1 Tổng quan thẩm định dự án đầu

Trắc nghiệm
30 câu

Bài tập tình
huống
2 bài


2 Thẩm định thị trường, kỹ thuật

60 câu

5 bài

3 Hoạch định dòng tiền dự án

45 câu

5 bài

4 Các tiêu chuẩn đánh giá dự án

45 câu

5 bài

5 Ước lượng chi phí vốn của dự án 30 câu
6 Phân tích tác động của lạm phát 30 câu


5 bài
5 bài

và nguồn nhân lực

đến dịng tiền dự án
7 Phân tích rủi ro định lượng

30 câu

5 bài

Phần thứ hai bao gồm một số đề thi mẫu nhằm giúp sinh viên làm quen với định dạng
đề thi kết thúc học phần Thẩm định Dự án đầu tư tại Trường Đại học Ngân hàng
TPHCM. Các đề thi này có đáp án kèm theo để giúp cho sinh viên tự mình kiểm tra
được mức độ đáp ứng yêu cầu về tích lũy kiến thức của môn học. Các đề thi mẫu này
được thiết kế đến cấp độ 4 của Thang đo Boom (Nhớ - Hiểu - Vận dụng - Phân tích) và
bao quát được tồn bộ khối lượng kiến thức của mơn học.
Với kỳ vọng lớn lao như trên, nhưng do đây là lần đầu tiên biên soạn, nên chắc rằng tài
liệu tham khảo này vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận
được những đóng góp hữu ích từ Quý đọc giả để kịp thời chỉnh sửa và hoàn thiện hơn
cho những lần tái bản sau.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của Quý đọc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin
vui lịng gửi đến hộp thư điện tử
Trân trọng
Sài Gịn, Mùa mưa 2019

NHĨM TÁC GIẢ



1

PHẦN THỨ NHẤT

TRẮC NGHIỆM & TỰ LUẬN
NHỚ - HIẺU - VẬN DỤNG - PHÂN TÍCH


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THẲM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ
NHỚ
Câu 1.1.
Dự án đầu tư thường được thực hiện trong một khoảng thời gian:
a. Ngắn;
b. Tương đối dài;
c. Có thể ngắn hoặc tương đối dài;
d. Không xác định được thời gian kết thúc.
Câu 1.2.
Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
a. Tổng vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn;
b. Định nghĩa dự án không đề cập đến quy mô vốn đầu tư;
c. Quy mô vốn đầu tư của một dự án thường không xác định trước được;
d. Tất cả các phát biểu trên đều KHÔNG đúng.
Câu 1.3.
Một dự án đầu tư có thể là:
a. Dự án đầu tư mới;
b. Dự án đầu tư mở rộng;
c. Dự án đầu tư chiều sâu;
d. Tất cả đều đúng.

Câu 1.4.
Một dự án nhằm nâng cao năng suất sản xuất của chủ đầu tư được gọi là:
a. Dự án đầu tư mở rộng sản xuất;
b. Dự án đầu tư cải tạo;
c. Dự án đầu tư theo chiều rộng;
d. Dự án đầu tư theo chiều sâu.
Câu 1.5.
Phát biểu nào dưới đây cho biết là hai dự án độc lập?
a. Chấp nhận hay từ bỏ dự án này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ bỏ dự án
khác;
b. Chấp nhận hay từ bỏ dự án này sẽ kéo theo việc chấp nhận hay từ bỏ dự án khác;
c. Chấp nhận dự án này sẽ phải từ bỏ việc thực hiện dự án khác;
d. Không có phát biểu nào cho biết là hai dự án độc lập.
Câu 1.6.
Phát biểu nào dưới đây cho biết là hai dự án loại trừ lẫn nhau?
a. Chấp nhận hay từ bỏ dự án này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ bỏ dự án
khác;
b. Chấp nhận hay từ bỏ dự án này sẽ kéo theo việc chấp nhận hay từ bỏ dự án khác;
c. Chấp nhận dự án này sẽ phải từ bỏ việc thực hiện dự án khác;
d. Khơng có phát biểu nào cho biết là hai dự án loại trừ.
Câu 1.7.
Trong chu trình dự án, giai đoạn nào cần phải phân tích rủi ro?
a. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi;
b. Giai đoạn nghiên cứu khả thi;
c. Giai đoạn hoạt động;
d. Tất cả các giai đoạn trên.
Câu 1.8.
Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, phân tích lợi ích và chi phí thiên lệch theo hướng:



a. Tăng lợi ích và tăng chi phí;
b. Tăng lợi ích và giảm chi phí;
c. Giảm lợi ích và giảm chi phí;
d. Giảm lợi ích và tăng chi phí.
Câu 1.9.
Các thông tin và số liệu được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư được:
a. Thiên lệch theohướng tối đa các lợi íchvà tối thiểu chi phí của dự án;
b. Thiên lệch theohướng giảm bớt các chiphí và gia tăng lợiích của dự án;
c. Thiên lệch theohướng gia tăng các chi phí và gia giảm lợiích của dự án;
d. Tính tốn theo trị số lợi ích và chi phí ở mức thấp nhất.
Câu 1.10.
Một dự án được gọi là khả thi khi:
a. Dự án đó phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật;
b. Dự án đó có khả năng thực hiện được;
c. Dự án đó phải mang lại hiệu quả về tài chính và/hoặc hiệu quả kinh tế xã hội;
d. Dự án phải thỏa mãn được ba yêu cầu trên.
Câu 1.11.
Khung thẩm định dự án bao gồm các phương diện được xếp theo thứ tự là:
a. Thị trường - Kỹ thuật - Nhân lực;
b. Thị trường - Kỹ thuật - Nhân lực - Tài chính;
c. Thị trường - Kỹ thuật - Nhân lực - Tài chính -Kinh tế;
d. Thị trường - Kỹ thuật - Nhân lực - Tài chính -Kinh tế - Xã hội.
Câu 1.12.
Một dự án có thể được thẩm định theo quan điểm:
a. Tài chính;
b. Kinh tế;
c. Ngân sách;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 1.13.
Thẩm định dự án nhằm xác định hiệu quả tài chính của dự án sinh ra từ tổng số vốn đầu tư ban

đầu bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay là thẩm định dựa trên quan điểm:
a. Ngân hàng;
b. Chủ sở hữu;
c. Chủ đầu tư;
d. Tất cả các chủ thể trên.
Câu 1.14.
Ngân hàng thẩm định dự án theo quan điểm:
a. Toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV);
b. Tổng đầu tư (TIPV);
c. Vốn chủ sở hữu (EPV);
d. Tất cả các quan điểm trên.
Câu 1.15.
Trong thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, giá nào sau đây được sử dụng?
a. Giá thị trường;
b. Giá kinh tế;
c. Giá thực;
d. Giá mờ.
Câu 1.16.
Giá cả trong phân tích kinh tế của dự án là:
a. Giá thực tế;
b. Giá mờ;
c. Giá do Nhà nước quy định;


d. Tất cả các giá trên KHÔNG phải là giá cả trong phân tích kinh tế dự án.
Câu 1.17.
Các phương diện thẩm định phi tài chính được thực hiện theo trình tự nào?
a. Phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, phân tích nhân sự& tổ chức quản lý;
b. Phân tích thị trường, phân tích nhân sự & tổ chức quản lý,phân tích kỹ thuật;
c. Phân tích kỹ thuật, phân tích nhân sự & tổ chức quản lý, phân tích thị trường;

d. Phân tích kỹ thuật, phân tích thị trường, phân tích nhân sự& tổ chức quản lý.
Câu 1.18.
Thẩm định kinh tế - xã hội dự án là:
a. Xác định lợi ích của dự án trên quan điểm tịan nền kinh tế;
b. So sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên
quan điểm của toàn nền kinh tế;
c. So sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên
quan điểm của toàn nền kinh tế và toàn xã hội;
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 1.19.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, khi thẩm định dự án tư nhân chỉ chú trọng thẩm định
phương diện:
a. Thị trường và kỹ thuật;
b. Nhân sự và tài chính;
c. Kinh tế và xã hội;
d. Tất cả các phương diện trên.
Câu 1.20.
Theo quan điểm của cơ quan quản lý ngân sách nhà nước (kho bạc) thì:
a. Việc vay nợ làm gia tăng dịng tiền vào theo quan điểm ngân sách;
b. Tính đến lợi ích của lá chắn thuế từ lãi vay;
c. Chỉ tính đến dòng thuế dự án phải nộp hàng năm;
d. Chỉ tính đến dịng thuế và trợ cấp liên quan đến dự án.
HIỂU
Câu 1.21.
Nội dung các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm:
a. Nghiên cứu cơhội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và/hoặc nghiên cứukhả thi;
b. Nghiên cứu cơhội đầu tư, thiết lập và thẩm định dự án;
c. Nghiên cứu cơhội đầu tư, thiết lập dự án và chuẩn bị mặt bằng xâydựng;
d. Nghiên cứu cơhội đầu tư, thiết lập dự án chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
Câu 1.22.

Vai trò của khung thẩm định dự án đầu tư:
a. Hướng dẫn các nội dung thẩm định dự án;
b. Hướng dẫn đánh giá tính khả thi của dự án;
c. Hướng dẫn trình tự thẩm định các phương diện của một dự án;
d. Cho thấy các quan điểm thẩm định dự án.
Câu 1.23.
Dự án đầu tư cơng thường có lợi ích về tài chính âm nhưng các nhà thẩm định vẫn phải thực
hiện thẩm định tài chính của những dự án này vì:
a. Hiệu quả về tài chính là tiêu chí hàng đầu đối với các dự án đầu tư công;
b. Để đảm bảo nguồn tài trợ cho giai đoạn xây dưng và giai đoạn hoạt động của dự án;
c. Tìm hiểu ngun nhân tại sao dự án khơng hiệu quả về tài chính;
d. Cả 3 lý do trên đều đúng.
Câu 1.24.
Khi ra quyết định có nên đầu tư vào một dự án đang xem xét, chủ đầu tư thường mắc phải sai
lầm nào?


a. Chấp nhận dự án xấu và bỏ qua dự án tốt;
b. Chấp nhận dự án vượt quá khả năng tài chính của chủ đầu tư;
c. B ỏ qua dự án nằm trong khả năng tài chính của chủ đầu tư;
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 1.25.
Công ty MN đang dự định đầu tư 28 tỷ đồng để mua một trang thiết bị mới thay thế cho thiết bị
cũ có giá trị thị trường là 20 tỷ đồng và giá trị sổ sách là 12 tỷ khấu hao hết trong 3 năm nữa
theo phương pháp đường thẳng. Dự án đầu tư 28 tỷ đồng này thuộc loại dự án:
a. Đầu tư mở rộng;
b. Đầu tư phụ thuộc;
c. Loại trừ lẫn nhau;
d. Tất cả đều sai.
Câu 1.26.

Năm 202X, công ty MYA chuyên sản xuất mỳ gói đầu tư dự án thay đổi phụ gia dùng trong
quá trì nh sản xuất mỳ gói. Chất phụ gia mới khơng chứa các chất độc hại và chỉ dùng các
nguyên liệu nằm trong danh mục cho phép của bộ Y tế. Dự án thay đổi phụ gia này là :
a. Đầu tư thay thế;
b. Đầu tư mở rộng;
c. Đầu tư chiều sâu;
d. Mở rộng kết hợp chiều sâu.
Câu 1.27.
~
Công ty Cổ phần XYZ đang thực hiện một dự án sản xuất thép cán. Trong suốt quá trình cán
thép, rỉ thép được hình thành trên bề mặt thép. Để loại bỏ lớp rỉ thép này, người ta dùng một
q trình tẩy hóa bằng axit vô cơ HCL. Công ty đang cân nhắc việc thực hiện dự án đầu tư “D
ây chuyền tái sinh axit HCL” nhằm tái sử dụng axit HCL. Dự án “Dây chuyền tái sinh axit
HCL” này được xếp vào loại:
a. Đầu tư độc lập;
b. Đầu tư mở rộng;
c. Đầu tư chiều sâu;
d. Đầu tư bổ sung.
Câu 1.28.
Nghiên cứu quản lý và nhân sự trong q trình lập dự án KHƠNG ảnh hưởng trực tiếp tới các
quyết định nào dưới đây?
a. Thu hẹp hay mở rộng quy mơ của dự án;
b. Có nên góp vốn vào dự án hay khơng;
c. Vùng tiêu thụ sản phẩm của dự án;
d. Điều chỉnh chất lượng sản phẩm cho phù hợp.
Câu 1.29.
Lý do để một công ty thay thế một dự án hiện tại là:
a. Dự án mới có làm gia tăng giá trị của cơng ty nhiều hơn;
b. Công nghệ dự án thay đổi đột ngột;
c. Chiến lược đầu tư của công ty thay đổi;

d. Tất cả các lý do trên đều đúng.
Câu 1.30.
Khi lập một dự án đầu tư, kết quả phân tích nội dung thị trường dự án có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đánh giá sự thành công của dự án. Bởi vì
a. Kết quả phân tích thị trường giúp người phân tích đánh giá được tính khả thi trong nội
dung kỹ thuật của dự án;
b. Kết quả phân tích thị trường cung cấp thông tin quan trọng để thiết kế dự án;
c. Kết quả phân tích thị trường đánh giá được tính khả thi về nhân lực cho dự án;
d. Kết quả phân tích thị trường quyết định mức cơng suất khả thi của dự án.


Câu 1.01: b
Câu 1.06: c
Câu 1.11: d
Câu 1.16: b
Câu 1.21: b
Câu 1.26: c

Câu 1.02: b
Câu 1.07: d
Câu 1.12: d
Câu 1.17: a
Câu 1.22: c
Câu 1.27: d

ĐÁP ÁN
Câu 1.03: d
Câu 1.08: d
Câu 1.13: a
Câu 1.18: c

Câu 1.23: b
Câu 1.28: b

Câu 1.04: d
Câu 1.09: a
Câu 1.14: b
Câu 1.19: c
Câu 1.24: d
Câu 1.29: d

Câu 1.05: a
Câu 1.10: d
Câu 1.15: a
Câu 1.20: d
Câu 1.25: c
Câu 1.30: d

VẬN DỤNG - PHÂN TÍCH
Bài 1.1.
Thiết kế chu trình dự án đối với các dự án BOT.
Gợi ý:
Chu trình dự án đối với các dự án B OT cũng giống như chu trì nh của bất kỳ một dự án nào,
tuy nhiên, ở giai đoạn hoạt động dự án có thêm giai đoạn chuyển giao khi đến hạn của hợp
đồng BOT.
Xác định dự án
(Nghiên cứu cơ hội đầu tư)

Chuẩn bị đầu tư

,

T .
Lập dự án

....

_ _ . ..
.
Nghiên cứu tiền khả thi

...... Nghiên cứu khả thi

Thực hiện đầu tư

Kết thúc đầu tư

>



Thực hiện dự án ...............Thiết kế

Vận hành dự án

...... Xây dự g

ị ..................►

n

Chuyển giao


Kết thúc dự án
Bài 1.2.
Dựa vào những nội dung chi tiết của một Báo cáo nghiên cứu khả thi dưới đây, hãy sắp xếp
những nội dung chi tiết này theo nhóm phương diện: thị trường - kỹ thuật - tổ chức nhân sự tài chính - kinh tế - xã hội.
Nội Dung Của Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi
(Theo điều 24 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng)
a. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư;
b. Lựa chọn hình thức đầu tư;
c. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất);
d. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy
hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn


chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội);
e. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có);
f. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật ni nếu
có);
g. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị
lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường;
h. Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và
nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn
đầu tư);
k. Phân tích hiệu quả đầu tư;
i. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động;
j. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu
thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều
kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi cơng (chậm nhất), thời hạn hồn thành đưa cơng trì nh
vào khai thác sử dụng (chậm nhất);

l. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án;
m. Xác định chủ đầu tư;
n. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
Gợi ý:
Thị trường (a) - Kỹ thuật (b-g) - Nhân sự & quản lý dự án (i-l) - Tài chính (h-k)


Chương 2
THẨM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG, KỸ THUẬT, NGUỒN NHÂN LỰC & QUẢN
LÝ Dự ÁN
NHỚ
Câu 2.1.
Nội dung thẩm định thị trường bao gồm:
a. Thị trường mục tiêu của dự án;
b. Khách hàng và phân khúc thị trường;
c. Đối thủ cạnh tranh;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.2.
Dự báo sản lượng sản phẩm dự án cung cấp trên thị trường dựa trên:
a. Số liệu báo cáo của các hiệp hội;
b. Báo cáo phân tích ngành của các tổ chức chuyên nghiệp;
c. Số liệu thống kê của các Bộ Ngành;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.3.
Thị trường mục tiêu của dự án có thể là:
a. Thị trường xuất khẩu;
b. Thị trường hàng thay thế nhập khẩu;
c. Gia tăng thị phần;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.4.

Thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án về các khía cạnh:
a. Giá bán sản phẩm;
b. Chất lượng sản phẩm;
c. Mẫu mã sản phẩm;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.5.
Chiến lược marketing của dự án được phát triển trên cơ sở:
a. Thị trường tiềm năng;
b. Nguồn nhân lực và tài chính;
c. Chương trình sản xuất của dự án;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.6.
Phân khúc thị trường phải đáp ứng yêu cầu:
a. Hành vi khách hàng trong phân khúc càng giống nhau càng tốt.
b. Phân khúc phải có sự khác biệt rõ ràng từ những phân khúc khác.
c. Quy mô của phân khúc phải đủ lớn.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.7.
Phân tích khách hàng ở phương diện phân tích thị trường bao gồm:
a. Khách hàng mua sản phẩm dự án;
b. Khách hàng mua sản phẩm cạnh tranh;
c. Khách hàng mua sản phẩm thay thế;
d. Tất cả đều đúng.


Câu 2.8.
Nội dung phân tích khách hàng ở phương diện phân tích thị trường bao gồm:
a. Thời gian mua hàng;
b. Số lượng và tần suất mua hàng;
c. Địa điểm mua hàng;

d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.9.
Dự án có thể phân phối hàng hóa thơng qua các kênh:
a. Bán bn;
b. Các nhà bán lẻ;
c. Trực tiếp cho người tiêu dùng;
d. Tất cả các hình thức trên.
Câu 2.10.
Phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm:
a. Những kế hoạch nào hay những hành động nào các đối thủ đang định thực hiện?
b. Những điểm yếu của đối thủ là gì?
c. Những phản ứng mạnh mẽ nhất có thể nhận được từ đối thủ là gì?
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.11.
Phân tích ngành kinh doanh của dự án bao gồm:
a. Những nhân tố quyết định sự thành công;
b. Những cơ hội và mức độ cạnh tranh;
c. Vòng đời của ngành;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.12.
Dự báo doanh thu bán hàng của dự án được dựa trên:
a. Nhu cầu thị trường;
b. Công suất nhà máy;
c. Chiến lược tiếp thị;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.13.
Thẩm định thị trường là cơ sở để lựa chọn:
a. Quy mô đầu tư;
b. Kế hoạch sản suất;
c. Thiết bị công nghệ và địa điểm dự án;

d. Tất cả đều ĐÚNG.
Câu 2.14.
Thẩm định về nhu cầu các yếu tố đầu vào của dự án thuộc phương diện thẩm định nào?
a. Thẩm định thị trường;
b. Thẩm định kỹ thuật-công nghệ;
c. Thẩm định tổ chức quản lý;
d. Thẩm định kinh tế.
Câu 2.15.
Chương trì nh sản xuất được xác định dựa trên:
a. Dự báo doanh số bán hàng;
b. Khả năng huy động nguyên liệu và lao động;
c. Cơng suất của thiết bị máy móc;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.16.
Nguyên liệu đầu vào của dự án được xác định dựa trên:


a. Công suất sản xuất của dự án;
b. Địa điểm của dự án;
c. Thiết bị công nghệ của dự án;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.17.
Chất lượng nguyên liệu nào dưới đây phải được xác định là yếu tố cốt lõi ở giai đoạn nghiên cứu khả thi?
a. Nơng sản;
b. Khống sản;
c. Lâm sản;
d. Hải sản.
Câu 2.18.
Dữ liệu về nguồn nguyên liệu chăn nuôi và lâm sản được thu thập từ:
a. Chính quyền địa phương;

b. Bộ Nơng nghiệp;
c. Hiệp hội chăn ni;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.19.
Dự án khai thác khống sản cần phải được đánh giá chi tiết về:
a. Trữ lượng mỏ;
b. Chất lượng quặng;
c. Vị trí địa lý;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.20.
Sản phẩm nào dưới đây được xem là nguyên phụ liệu của dự án?
a. Phụ gia;
b. Hóa chất;
c. Bao bì;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.21.
Dự án sử dụng nhiều nước cần phải được phân tích cẩn thận về:
a. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt;
b. Chất lượng nguồn nước;
c. Chi phí xử lý nước thảy;
d. Tất cả đều ĐÚNG.
Câu 2.22.
Phụ tùng thay thế cần được xác định về:
a. anh sách các phụ t ng cần thiết;
b. Số lượng yêu cầu;
c. Các nhà cung cấp có sẵn;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.23.
Chi phí báo bì đóng gói tùy thuộc vào:
a. Phương tiện vận chuyển sản phẩm;

b. Chính sách sản phẩm của dự án;
c. Yêu cầu bảo quản thành phẩm;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.24.
Công suất khả thi và mức sản lượng dự kiến của dự án sẽ phụ thuộc vào:
a. Các yếu tố kỹ thuật đầu vào;
b. Số lượng và kỹ năng của lực lượng lao động;


c. Chiến lược tiếp thị, quản lý và sự sẵn có của cơ sở hạ tầng bên ngồi;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.25.
Phương pháp lựa chọn địa điểm dự án là:
a. Gần thị trường và nguyên liệu;
b. Tính kinh tế của địa điểm;
c. Các tác động xã hội và môi trường mà một dự án có thể gây ra;
d. Kết hợp các yếu tố trên.
Câu 2.26.
Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm của dự án là:
a. Đánh giá tác động môi trường, tác động sinh thái của dự án;
b. Thị trường và sự sẵn có của các yếu tố đầu vào;
c. Quy mô của các nhà máy, yêu cầu tổ chức và cơ cấu quản lý;
d. Tùy thuộc vào yếu tố nào là then chốt nhất đối với dự án.
Câu 2.27.
Khí hậu có thể là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm cho dự án nào dưới đây?
a. Nông nghiệp;
b. Công nghiệp;
c. Giao thông;
d. Xây dựng bất động sản.
Câu 2.28.

Môi trường cảnh quan có thể là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm cho dự án nào dưới
đây?
a. Nông nghiệp;
b. Thủy sản;
c. Nghỉ dưỡng;
d. Tất cả các dự án trên.
Câu 2.29.
Công suất nào sau đây d ng để xác định sản lượng sản xuất của dự án?
a. Công suất thiết kế của dự án;
b. Công suất thực tế của dự án;
c. Định mức nguyên liệu sản xuất;
d. Chi phí khấu hao hằng năm.
Câu 2.30.
Cơng suất tối đa mà dự án có thể đạt được trong điều kiện hoạt động liên tục trong suốt thời gian (24/7)
là:
a. Công suất lí thuyết;
b. Cơng suất thiết kế;
c. Cơng suất thực tế;
d. Cơng suất hịa vốn.
Câu 2.31.
Cơng suất mà dự án có thể đạt được trong điều kiện sản xuất b nh thường, không bị gián đoạn bởi các
nguyên nhân đột xuất là cơng suất là:
a. Cơng suất lí thuyết;
b. Cơng suất thiết kế;
c. Cơng suất thực tế;
d. Cơng suất hịa vốn.
Câu 2.32.
Công suất tối thiểu đảm bảo dự án hoạt động có thu nhập đủ bù đắp chi phí là:
a. Cơng suất lí thuyết;



b. Công suất thiết kế;
c. Công suất thực tế;
d. Công suất hịa vốn.
Câu 2.33.
Cơng suất dùng để tính tốn chi phí và lợi ích thu được của dự án được gọi là:
a. Cơng suất lí thuyết;
b. Cơng suất thiết kế;
c. Cơng suất thực tế;
d. Cơng suất hịa vốn.
Câu 2.34.
Chỉ ra cơng suất nào sau đây thể hiện độ an tồn tài chính và rủi ro của dự án?
a. Cơng suất lí thuyết;
b. Cơng suất thiết kế;
c. Cơng suất thực tế;
d. Cơng suất hịa vốn.
Câu 2.35.
Đối với một dự án khả thi, hãy sắp xếp các công suất sau đây theo thứ tự tăng dần:
a. Cơng suất lí thuyết, cơng suất hịa vốn, cơng suất thiết kế, cơng suất thực tế;
b. Cơng suất thực tế, cơng suất lí thuyết, cơng suất hịa vốn, cơng suất thiết kế;
c. Cơng suất hịa vốn, cơng suất lí thuyết, cơng suất thực tế, cơng suất thiết kế;
d. Cơng suất hịa vốn, cơng suất thực tế, cơng suất thiết kế, cơng suất lí thuyết.
Câu 2.36.
Cơng nghệ thiết bị được xem là tiên tiến hiện đại khi:
a) Không gây ô nhiễm môi trường;
b) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
c) Thể hiện ưu điểm vượt trội hơn so với trì nh độ cơng nghệ hiện tại;
d) Tất cả đều đúng.
Câu 2.37.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của dự án phải dựa vào:

a. Loại hì nh dự án;
b. Quy mô dự án;
c. Đặc điểm ngành nghề hoạt động của dự án;
d. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 2.38.
B ộ máy tổ chức của dự án bao gồm:
a. Cấp quản trị và tác nghiệp;
b. Cấp quản trị điều hành và cấp tác nghiệp;
c. Cấp quản trị điều hành, cấp trung và cấp tác nghiệp;
d. Tất cả đều sai.
Câu 2.39.
Thẩm định nguồn nhân lực bao gồm:
a. Nhu cầu nhân sự cho từng cấp;
b. Chi phí nhân sự;
c. Sự sẵn có của nguồn nhân sự;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.40.
Yêu cầu về số lượng, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân lực phụ thuộc vào:
a. Quy mô dự án;
b. Công nghệ dự án;
c. Cơ cấu tổ chức dự án;


d. Tất cả đều đúng.
HIỂU
Câu 2.41.
Nội dung phân tích khách hàng ở phương diện phân tích thị trường bao gồm:
a. Khách hàng mua sản phẩm nào trên thị trưởng?
b. Tại sao khách hàng mua sản phẩm đó?
c. Khách hàng ra quyết định mua hàng và những người tham gia vào việc quyết định là ai?

d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.42.
Chiến lược marketing của dự án được phát triển để nhằm:
a. Đạt được các mục tiêu của dự án;
b. Tiết kiệm chi phí bán hàng;
c. Gây sự chú ý cho người sử dụng sản phẩm dự án;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.43.
Phân chia thị trường thành các phân khúc được dựa trên cơ sở:
a. Hành vi khách hàng riêng biệt;
b. Chiến lược kinh doanh của dự án;
c. Chiến lược Marketing của dự án;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.44.
Khi thẩm định các yếu tố đầu vào cho dự án, người thẩm định cần xác định rủi ro mà dự án gặp phải khi
mua các yếu tố đầu vào này. Các rủi ro đó bao gồm:
a. Sự thay đổi chiến lược marketing của dự án đối với thị trường mục tiêu;
b. Độ tin cậy trong ước tính nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất không đảm bảo;
c. Thị trường lao động không đáp ứng nhu cầu cho dự án;
d. Có quá nhiều nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
Câu 2.45.
Trình tự phân tích lựa chọn địa điểm:
a. Phân tích định tính để lựa chọn các địa điểm tiềm năng rồi mới phân tích định lượng sâu hơn để
lựa chọn điểm điểm thích hợp;
b. Phân tích định lượng để lựa chọn các địa điểm tiềm năng rồi mới phân tích định định tính sâu
hơn để lựa chọn điểm điểm thích hợp;
c. Phân tích định tính để lựa chọn các địa điểm tiềm năng rồi mới phân tích định lượng kết hợp định
tính sâu hơn để lựa chọn điểm điểm thích hợp;
d. Tất cả đều sai.
Câu 2.46.

Để lựa chọn địa điểm dự án:
a. Bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường;
b. Không quy định bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường;
c. Quy định đánh giá tác động môi trường cho từng dự án cụ thể;
d. Tùy thuộc chủ đầu tư quyết định việc đánh giá tác động môi trường.
Câu 2.47.
Việc thay đổi địa điểm đầu tư của dự án sản xuất trong ngành cơng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến:
a. Chi phí nguyên liệu của dự án;
b. Công nghệ lựa chọn của dự án;
c. Thị trường tiêu thụ của dự án;
d. Cả ba yếu tố trên.
Câu 2.48.


Sự thay đổi công suất thiết kế của dự án so với dự kiến ban đầu khi lập dự án sẽ tác động đến:
a. Thị trường mục tiêu dự kiến của dự án;
b. Công nghệ sử dụng cho dự án;
c. Loại và nhu cầu nguyên liệu cần thiết cho dự án;
d. Tất cả các khía cạnh trên.
Câu 2.49.
Yếu tố nào sau đây KHƠNG ảnh hưởng tới quyết định quy mơ công suất dự án?
a. Cấu trúc sở hữu của công ty dự án;
b. Khoảng trống của thị trường tiêu thụ;
c. Khả năng quản lý điều hành;
d. Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào.
Câu 2.50.
Chương trì nh sản xuất của dự án có thể:
a. Được tăng dần cho đến khi đạt công suất ổn định;
b. Đạt công suất tối đa ngay từ năm hoạt động đầu tiên;
c. Được giảm dần cho đến hết vòng đời dự án;

d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.51.
Những yếu tố nào dưới đây tác động đến mức sản lượng sản xuất hàng năm của dự án?
a. Công suất thiết kế dự án;
b. Giá cả nguyên liệu thay đổi;
c. Khả năng tuyển dụng lao động;
d. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 2.52.
Nếu trong thiết kế dự án có sự thay đổi loại nguyên liệu cho dự án nhưng chất lượng tương đương với
nguyên liệu được lựa chọn ban đầu th điều này sẽ tác động đến:
a. Cơng nghệ lựa chọn của dự án;
b. Lịch trình thực hiện dự án;
c. Tính khả thi về thị trường dự án;
d. Kỹ năng lao động cần thiết cho dự án.
Câu 2.53.
Khi thẩm định dự án, những yếu tố sau đây có khả năng thay đổi khi dự án đi vào hoạt động?
a. Công nghệ lựa chọn của dự án;
b. Công suất thiết kế của dự án;
c. Lịch trình thực hiện dự án;
d. Khả năng khai thác công suất thiết kế của dự án.
Câu 2.54.
Dự án chế biến nông sản dựa trên nguồn nguyên liệu được trồng trong tương lai cần được:
a. Xem x ét các điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng;
b. Chất lượng giống cây trồng;
c. Thực nghiệm trồng thí điểm trong các trang trại;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.55.
Các tiện ích cần thiết chỉ có thể xác định:
a. Trước khi đã lựa chọn địa điểm và thiết bị công nghệ của dự án;
b. Sau khi đã lựa chọn địa điểm và thiết bị công nghệ của dự án;

c. Không liên quan đến việc lựa chọn địa điểm và thiết bị công nghệ của dự án;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.56.
Khi sử dụng số lượng lớn các loại nhiên liệu đốt rắn và lỏng, vấn đề cần quan tâm nhất là:


a. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu;
b. Chi phí nhiên liệu;
c. Công nghệ bảo vệ môi trường;
d. Nguồn cung cấp nhiên liệu.
Câu 2.57.
Mơ hì nh tổ chức bộ máy của dự án:
a. Không thay đổi qua các giai đoạn trong chu trì nh dự án;
b. Thay đổi qua các giai đoạn trong chu trì nh dự án;
c. Được thiết kế trong báo cáo nghiên cứu khả thi;
d. Chỉ được thiết kế khi dự án đi vào hoạt động.
Câu 2.58.
Thẩm định bộ máy tổ chức của dự án để biết:
a. Sự phù hợp của bộ máy với chức năng của dự án;
b. Sự hợp lý của các bộ phận của bộ máy;
c. Chi phí hoạt động của bộ máy;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.59.
Số ngày làm việc trong năm được xác định căn cứ vào:
a. Số ngày nghỉ lễ;
b. Số ngày nghỉ phép;
c. Số ngày nghỉ vì việc riêng;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2.60.
Thẩm định sự sẵn có của nguồn nhân lực bao gồm:

a. Các loại nguồn nhân lực liên quan có sẵn ở trong nước và khu vực dự án;
b. T nh h nh cung cầu lao động trong các khu vực dự án;
c. Khả năng thiếu hụt trong cơ cấu loại lao động liên quan;
d. Tất cả đều đúng.
ĐÁP ÁN
Câu 2.01: d
Câu 2.02: d
Câu 2.03: d
Câu 2.04: d
Câu 2.06: d
Câu 2.07: d
Câu 2.08: d
Câu 2.09: d
Câu 2.11: d
Câu 2.12: d
Câu 2.13: d
Câu 2.14: b
Câu 2.16: d
Câu 2.17: a
câu 2.18: d
Câu 2.19: d
Câu 2.21: d
Câu 2.22: d
Câu 2.23: d
Câu 2.24: d
Câu 2.26: d
Câu 2.27: a
Câu 2.28: c
Câu 2.29: b
Câu 2.31: b

Câu 2.32: d
Câu 2.33: c
Câu 2.34: d
Câu 2.36: d
Câu 2.37: d
Câu 2.38: c
Câu 2.39: d
Câu 2.41: d
Câu 2.42: a
Câu 2.43: a
Câu 2.44: b
Câu 2.46: c
Câu 2.47: d
Câu 2.48: d
Câu 2.49: a
Câu 2.51: d
Câu 2.52: a
Câu 2.53: d
Câu 2.54: c
Câu 2.56: c
Câu 2.57: c
Câu 2.58: d
Câu 2.59: d

Câu 2.05: d
Câu 2.10: d
Câu 2.15: d
Câu 2.20: d
Câu 2.25: d
Câu 2.30: a

Câu 2.35: d
Câu 2.40: d
Câu 2.45: c
Câu 2.50: a
Câu 2.55: b
Câu 2.60: d

VẬN DỤNG - PHÂN TÍCH
Bài 2.1.
Theo số liệu cơng bố của Cục Viễn Thông (Bộ Thông tin & Truyền Thông), đến cuối 2018, thị trường
viễn thơng tại Việt Nam có sự phân chia rõ ràng theo quy mô doanh nghiệp. Trong đó, Viettel 50,6%,
VinaPhone 24,8%, MobiFone 20,16%, Vietnamobile 3,6% và Gtel 0,4%. Tổng doanh thu lĩnh vực viễn
thông năm 2018 là khoảng 15 tỷ USD , đạt tốc độ tăng trưởng 6% so với năm 2017. Dự báo doanh thu
ngành viễn thơng Việt Nam tăng trưởng trung bình 8,5% trong vòng 5 năm tới.
a. Với số liệu dự báo trên, hãy ước tính doanh thu ngành viễn thơng Việt Nam trong vòng 5 năm tới;


b. Giả sử thị phần của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành không thay đổi trong 5 năm tới, hãy
ước tính doanh thu viễn thơng cho từng doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới;
c. Giả sử tốc độ tăng trưởng doanh thu của từng doanh nghiệp trong ngành dự báo được trong 5 năm
tới như dưới đây, hãy ước tính doanh thu viễn thơng cho từng doanh nghiệp trong 5 năm tới.
- Viettel: 8%;
- VinaPhone: 5%;
- MobiFone: 7%;
- Vietnamobile: 4%;
- Gtel: 3%
Đáp án:
a. Doanh thu ngành viễn thông Việt Nam trong vòng 5 năm tới (USD):_____________
Năm
2019

2020
2021
2022
2023
D oanh thu viễn thông (F) 16,28
17,66 19,16
20,79
22,55
b. Doanh thu viễn thông của từng doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới (USD):
Năm
2019
2020
2021
2022
2023
10,5
Viettel (F)
8,24
8,94
9,69
11,41
VinaFone (F)
4,04
4,38
4,75 2 5,16
5,59
4,55
MobiFone (F)
3,28
3,56

3,86
4,19
0,71
Vienammobile (F)
0,51
0,56
0,61
0,66
0,08
0,09
Gtel (F)
0,07
0,07
0,08
c. Doanh thu viễn thông của từng doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới (USD):
Năm
Viettel (F)
VinaFone (F)
MobiFone (F)
Vienammobile (F)
Gtel (F)

2019
8,20
3,91
3,24
0,56
0,06

2020

8,85
4,10
3,46
0,58
0,06

2021
9,56
4,31
3,70
0,61
0,07

2022
10,3
3 4,52
3,96
0,63
0,07

2023
11,15
4,75
4,24
0,66
0,07

Bài 2.2.
Một dự án cho thuê văn phịng hạng A tại TPHCM có tổng diện tích sàn cho thuê là 25.000m2 dự kiến
đưa ra thị trường từ đầu năm 2020. Tỷ lệ trống theo nghiên cứu thị trường là 2% và đơn giá cho thuê

hiện tại trên thị trường vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2019 là 40 USD/m2/tháng. Đơn giá cho thuê dự
báo tăng khoảng 8% năm trong vòng 5 năm tới. Tỷ giá ở thời điểm hiện tại là 23.300 USD/VND và tỷ
giá dự báo tăng khoảng 2% năm trong vòng 5 năm tới. Tỷ lệ cho thuê năm đầu ước đạt 70% tổng diện
tích sàn cho thuê và mỗi năm tỷ lệ cho thuê kỳ vọng tăng thêm được 10 điểm phần trăm.
Yêu cầu:
a. Dự báo tỷ lệ cho thuê diện tích sàn mỗi năm từ 2020 đến 2024;
b.
c.
d.
e.
f.

Dự báo tỷ giá USD/VND từ 2020 đến 2024;
Dự báo đơn giá thuê (USD/m2/tháng) từ 2020 đến 2024;
Dự báo đơn giá thuê (VND/m2/tháng) từ 2020 đến 2024;
Dự báo diện tích sàn cho thuê từ 2020 đến 2024;
Dự báo doanh thu cho thuê hàng năm (tỷ VND) từ 2020 đến 2024.

Đáp án
Năm

2020

2021

2022

2023

2024



Tỷ lệ cho thuê hàng năm
Tỷ giá (USD/VND) ~
Đơn giá cho thuê mỗi tháng
(USD)
Đơn giá cho thuê mỗi tháng
(VND)
~
Diện tích sàn cho thuê mỗi năm
(m2)

_

70%
23.230

80%
23.695

90%
24.168

98%
24.652

98%
25.145

41,60


44,93

48,52

52,40

56,60

1.064.55

1.172.70

1.291.85

1.423.10

966.368
17.500

1

9
20.000

7
22.500

9
24.500


24.500

D oanh thu cho thuê mỗi năm
16,91
21,29
26,39
31,65
34,87
(tỷ VND)
Bài 2.3
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng toàn thị trường hiện tại là 20 triệu tấn/năm và theo kết quả nghiên cứu thị
trường, cơng ty có khả năng chiếm lĩnh 40% thị phần.
Để chiếm lĩnh thị phần theo như kết quả nghiên cứu, Tổng công ty cổ phần thép ViNa quyết định đầu tư
dây chuyền sản xuất thép xây dựng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thời gian hoạt động của dự án là
300 ngày/năm và số giờ hoạt động là 16 giờ/ngày, trong đó thiết bị chính có cơng suất thiết kế là 125
tấn/giờ.
Để đảm bảo nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho dự án, Tổng công ty phần thép ViNa đã ký hợp đồng ghi
nhớ với nhà cung cấp nguyên liệu. Theo đó, nhu cầu nguyên liệu cho dự án từ năm hoạt động thứ nhất
đến năm hoạt động thứ tư lần lượt là: 646.800 tấn, 739.200 tấn, 831.600 tấn và 924.000 tấn.
Biết định mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất 1 tấn thành phẩm là 1,54.
Yêu cầu:
a. Xác định thị phần của công ty (tấn/năm);
b. Xác định công suất thiết kế của dự án (tấn/năm);
c. Xác định sản lượng sản suất hàng năm từ năm hoạt động thứ nhất đến năm hoạt động thứ tư của dự
án (tấn/năm);
d. Tính tỷ lệ cơng suất thực tế (%) hàng năm từ năm hoạt động thứ nhất đến năm hoạt động thứ tư của
dự án.
Đáp án
a. Thị phần của công ty: 8 triệu tấn/năm;

b. Công suất thiết kế của dự án: 6 triệu tấn/năm;
c. Sản lượng sản suất:
Năm 1: 4,2 triệu tấn/năm;
Năm 2: 4,8 triệu tấn/năm;
Năm 3: 5,4 triệu tấn/năm;
Năm 4: 6,0 triệu tấn/năm.
d. Tính tỷ lệ công suất thực tế:
Năm 1: 70%;
Năm 2: 80%;
Năm 3: 90%;
Năm 4: 100%.


Bài 2.4
Công ty cổ phần Hưng Phát dự kiến mở rộng thị phần về sản phẩm bao bì của cơng ty trên thị trường.
Công ty đang nghiên cứu một dự án sản xuất màng nhựa, một dạng dùng làm bao bì khơng thấm nước và
ngăn ánh sáng. Để sản xuất loại sản phẩm này, qui trình gồm 3 giai đoạn: (i) sản xuất màng nhựa từ hạt
nhựa; (ii) tráng kim loại cho màng nhựa; (iii) in và cắt. Ở giai đoạn sản xuất màng nhựa, hạt nhựa được
gia nhiệt thành dạng lỏng và đưa vào máy thổi màng để tạo thành màng nhựa, sau đó cuộn lại bằng máy
cuộn. Ở giai đoạn thứ hai, dây nhôm được đưa vào máy bọc kim loại nung chảy bốc hơi và lắng xuống
bề mặt màng nhựa. Giai đoạn in và cắt, màng nhựa sau khi được bọc kim loại được đưa vào máy in được
in với các chi tiết và màu sắc khác nhau. Sau khi sấy khô mực in, màng nhựa được đưa vào máy cắt để
hình thành các tấm với các kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Dựa trên qui trình sản xuất màng nhựa đang xem x ét và thông tin trên thị trường máy móc thiết bị, bộ
phận lập dự án dự kiến các loại máy móc thiết bị cần trang bị như sau:
Hạng mục
Cơng suất
Đơn vị tính
Máy thổi màng
200 tấn/tháng

Máy cuộn
2 triệu m2/tháng
Máy bọc kim loại
4 Triệu m2/tháng
Máy in bán kẽm
4 Triệu m2/tháng
Máy cắt
2 Triệu m2/tháng
Để dây chuyền sản xuất của dự án hoạt động, các
nguyên liệu cần phải có bao gồm:
nhựa, dây nhơm, khí gas, keo, mực in và dung mơi mực in. Định mức của từng loại như
sau:
Nguyên liệu
Định mức
Đơn
vị
Hạt nhựa
0,562 kg/m2
5
Dây nhôm
0,017 kg/m2
5
Gas
0,015 kg/m2
0
Keo
0,006 kg/m2
3
Mực in
0,003 kg/m2

Để dây chuyền hoạt động
cơng suất8 thiết
kế,
cần có 45.000 tấn hạt nhựa mỗi năm. Dựa trên
Dungđúng
mơi mực
'
, dự án kg/m2
kết quả phân tích thị trường,
bộ
phận
phân
tích
kỹ
thuật
kiến
nhu cầu hạt nhựa 3 năm đầu chỉ vào khoảng
in
0,0041
27000 tấn/năm và sau đó mới tăng đến mức cao nhất.
Yêu cầu:
a.
b. Xác định công suất thiết kế của dự án;
c. Xác định nhu cầu từng loại nguyên liệu để dự án đạt công suất thiết kế;
d. Xác định số máy cần thiết để dây chuyền vận hành đúng công suất thiết kế;
Đáp ánXác định sản lượng sản xuất hàng năm của dự án.
a. Công suất thiết kế: 80 triệu m /năm;
b. Nhu cầu từng loại nguyên liệu để dự án đạt công suất thiết kế:
2


Hạt nhựa
45.000 tấn/nă
Dây nhôm
1.40 m
tấn/nă
0 1.20 tấn/nă
m
Gas
0
m
Keo
50 tấn/nă
0 300 tấn/nă
m
Mực in
Dung môi mực in
325 m
tấn/nă
c. Số máy cần thiết để dây chuyền vận hành đúng công suất
m thiết kế
Hạng mục
Số lượng
Máy thổi màng
19


Máy cuộn
4
Máy bọc kim loại
2

Máy in bán
kẽm
2
Máy cắt
4
d. Công suất thực tế của dự án:
Năm 1 - 3: 48 triệu m /năm;
Năm 4 trở đi: 80 triệu m /năm.
Bài 2.5
Theo yêu cầu của giám đốc dự án sản xuất thuốc trừ sâu, bộ phận phân tích kỹ thuật và phân tích nhu cầu
nhân lực đã dự kiến được sản lượng sản xuất, nhu cầu nhân lực trực tiếp và gián tiếp từ năm hoạt động
thứ nhất đến năm hoạt động thứ năm của dự án như sau:________________________
Ngoài ra, bộ
phận phân tích nhu1cầu nhân lực
chính5sách thu nhập trả cho lao
Năm
2 cũng đã3xây dựng được
4
động
của
dự
án:
Sản lượng sản xuất (chai)
500.00
550.00
605.00
666.00
732.00
Lương


bản
của
lao
động
trực
tiếp

10.000
đồng/chai.
Lương

0
0
0
0
0 bản của giám đốc là 20 triệu
Lao động gián tiếp
đồng/tháng,
phó
giám
đốc

15
triệu
đồng/tháng

nhân
viên

6

triệu
Giám đốc
1
1
1
1
1 đồng/tháng.
- PhóPhụ
cấpđốc
chức vụ đối với2 giám đốc 3là 10%, phó
giám
3 giám đốc3 5% lương3cơ bản. Phụ cấp độc hại cho
lao động trực tiếp là 3% lương cơ bản. Bảo hiểm xã hội, y tế và thất
Nhân viên
20
25
25
25
25
' nghiệp là 21,5%.
Yêu cầu: Với những thơng tin trên, hãy
a. Xác định chi phí nhân cơng trực tiếp của dự án;
b. Xác định chi phí lao động gián tiếp của dự án.
Đáp án
a. Chi phí nhân cơng trực tiếp:___________________________________________________
Năm
1
2
3
4

5
Tiền lương
5.000
5.500
6.050
6.660
7.320
Phụ cấp
150
165
182
200
220
1.217,9
B ảo hiểm
1.107,25
1.339,7725
1.474,857
1.621,014
75
6.882,9
Chi phí nhân cơng
6.257,25
7.571,27
8.334,657
9.160,614
75
b. Chi phí lao động
n tiếp:
giá

3
Năm
1
2
5
Giám đốc
321
321
321
321
321
Phó giám đốc
459
689
689
689
689
Nhân viên
1.749,6 2.187
2.187
2.187
2,187
Chi phí lao động
tiếp
3.196,67
65
3.196,665
gián
2


2

Chương 3

HOẠCH ĐỊNH D ỊN G TIỀN CỦA D Ự ÁN ĐẦU TƯ ____________• •
_____•____
NHỚ
Câu 3.1.
Chi phí chìm của dự án được định nghĩa là:
a. Chi phí bỏ ra trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
b. Chi phí khơng thể thu hồi lại khi dự án khơng được thực hiện;
c. Chi phí khơng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư;
d. Tất cả định nghĩa trên đều đúng.
Câu 3.2.


Ngun tắc ghi nhận chi phí chìm của dự án là:
a. Được ghi nhận trong tổng mức đầu tư của dự án;
b. Được tính vào dịng tiền chi ra cho đầu tư ban đầu của dự án;
c. Được xem là một chi phí hoạt động bằng tiền của dự án;
d. Tất cả các ghi nhận trên đều đúng.
Câu 3.3.
Chi phí chìm sẽ KHƠNG được ghi nhận trong:
a. Tổng mức đầu tư của dự án.
b. D òng tiền đầu tư của dự án.
c. Nguyên giá của tài sản cố định hì nh thành sau đầu tư.
d. Tổng mức đầu tư, dòng tiền đầu tư và nguyên giá tài sản cố định hì nh thành sau đầu tư.
Câu 3.4.
Chi phí nào dưới đây là loại chi phí chì m của dự án?
a. Chi phí lập dự án;

b. Chi phí khởi cơng;
c. Chi phí thành lập cơng ty dự án;
d. Chi phí thiết kế thi cơng.
Câu 3.5.
Chi phí soạn thảo và thẩm định dự án:
a. Được tính vào tổng mức đầu tư của dự án;
b. Khơng được tính vàotổng mứcđầu tư của dự án v đây là chi phích m;
c. Khơng được tính vàotổng mứcđầu tư của dựán vì đâylà chi phí cơ hội;
d. Khơng được tính vàotổng mứcđầu tư của dựán vì đâylà chi phí lịch sử.
Câu 3.6.
Khi nào th nên tính đến chi phí chìm trong dịng tiền của dự án?
a. Khi chi phí ch m tương đối lớn;
b. Khi chi phí chìm do chủ đầu tư gánh chịu;
c. Khi chi phí chìm là chi phí lập và thẩm định dự án;
d. Chi phí chìm khơng nên tính trong dịng tiền dự án.
Câu 3.7.
~
Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi hoạch định dòng tiền của dự án?
a. Bao gồm cả chi phí cơ hội;
b. Tính tốn dịng tiền tăng thêm của dự án;
c. Bao gồm cả những ảnh hưởng gián tiếp của dự án;
d. Bao gồm cả chi phí chìm.
Câu 3.8.
Chi phí cơ hội của đất sử dụng trong dự án được xác định bằng:
a. Giá chuyển nhượng trên thị trường;
b. Giá thuê đất;
c. Giá do các bên góp vốn định giá;
d. Tất cả các cách xác định trên đều đúng.
Câu 3.9.
D òng tiền ròng theo quan điểm Vốn chủ sở hữu (EPV) được xác định bằng:

a. D òng tiền hoạt động (có lá chắn thuế) + D ịng tiền đầu tư + D òng tiền tài trợ;
b. D òng tiền ròng theo quan điểm Tổng đầu tư (TIPV) + D òng tiền tài trợ;
c. D òng tiền hoạt động (khơng có lá chắn thuế) + D ịng tiền đầu tư + Lá chắn thuế + D òng tiền tài
trợ;
d. Tất cả các cách xác định trên đều đúng.
Câu 3.10.
Nhu cầu vốn lưu động trong giai đoạn hoạt động của dự án là nhu cầu vốn lưu động:


a. Tối thiểu để duy trì hoạt động bì nh thường của dự án;
b. Bình quân để duy trì họat động bì nh thường của dự án;
c. Tối đa để duy trì họat động bì nh thường của dự án.
d. Tất cả các định nghĩa trên đều đúng.
Câu 3.11.
Vốn góp của chủ sở hữu vào dự án được tính vào dòng tiền nào sau đây?
a. Dòng tiền hoạt động;
b. Dòng tiền tài trợ;
c. Dòng tiền đầu tư;
d. Tất cả đều sai.
Câu 3.12.
Chỉ ra khoản mục nào sau đây được tính trong dòng tiền dự án theo quan điểm vốn chủ sử hữu (EPV)?
a. Trả lợi tức cho cổ đông;
b. Huy động vốn cổ phần;;
c. Chi phí soạn thảo và thẩm định dự án đầu tư;
d. Chi phí cơ hội của đất.
Câu 3.13.
Nhận diện quan điểm thẩm định nào sau đây là quan điểm tài chính?
a. Quan điểm Tồn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV);
b. Quan điểm Tổng đầu tư (TIPV);
c. Quan điểm Vốn chủ sở hữu (EPV);

d. Tất cả các quan điểm trên đều là quan điểm tài chính.
Câu 3.14.
*
Dịng tiền dự án theo quan điểm Tổng vốn đầu tư (TIPV) đo lường hiệu quả tài chính mà dự án mang lại
cho:
a. Chủ sở hữu;
b. Ngân hàng;
c. Chủ đầu tư;
d. Chủ sở hữu và ngân hàng.
Câu 3.15.
Dòng tiền dự án theo quan điểm Vốn chủ sở hữu (EPV) đo lường hiệu quả tài chính mà dự án mang lại
cho:
a. Chủ sở hữu;
b. Ngân hàng;
c. Chủ đầu tư;
d. Chủ sở hữu và ngân hàng.
Câu 3.16.
Dòng tiền dự án theo quan điểm Toàn bộ Vốn chủ sở hữu (AEPV) đo lường hiệu quả tài chính mà dự án
mang lại cho:
a. Chủ sở hữu;
b. Ngân hàng;
c. Chủ đầu tư;
d. Chủ sở hữu và ngân hàng.
Câu 3.17.
Chỉ ra ảnh hưởng của chi phí khấu hao tới dòng tiền hoặc thu nhập của dự án.
a. Giảm dịng tiền của dự án đúng bằng chi phí khấu hao hằng năm;
b. Tăng dòng tiền của dự án đúng bằng chi phí khấu hao hằng năm;
c. Giảm thu nhập chịu thuế đúng bằng chi phí khấu hao hằng năm;
d. Tăng thu nhập chịu thuế đúng bằng chi phí khấu hao hằng năm.
Câu 3.18.



×