Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Lịch sử phát triển điện ảnh Hàn Quốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.23 KB, 14 trang )

Lịch sử phát triển điện ảnh Hàn Quốc
Về cơ bản sức hút của điện ảnh Hàn Quốc là ở chỗ dường như thấy được sự
giằng co để thể hiện cá tính của mình trong khi bị ảnh hưởng của hình thức điện
ảnh quần chúng lại cố gắng để không bị trói buộc bởi những tập quán lâu đời về
các thể loại đặc trưng của điện ảnh Hàn Quốc.
Poster phim My wife is a gangster 3
Chủ đề: Lòng nhiệt tình
Phụ đề: Những đạo diễn phim điện ảnh HQ hiện đại - chẳng phải “con nhà
nòi” nhưng lại làm nên lịch sử
Nhiều người tò mò không biết tại sao phim Hàn Quốc đột nhiên lại nhận
được sự chú ý tại liên hoan phim quốc tế và nó có bí quyết gì để được đánh giá
ngang bằng, thậm chí được sự yêu thích vượt trội hơn các phim Hollywood trong
thị trường phim trong nước. Kể từ sau năm 2000 trở đi, mỗi năm phim Hàn Quốc
đều chiếm lĩnh thị trường trong nước trên 50%. Từ năm ngoái tuy gặp phải thời kỳ
khó khăn nhưng lúc bấy giờ phim Hàn Quốc vẫn không bị đánh bại hoàn toàn trên
thị trường trong nước. Hiện tượng này chỉ xuất hiện sau 10 năm kể từ thời điểm
1991, khi đó phim Hàn Quốc chỉ chiếm có 10% thị trường. Có giai đoạn phim Hàn
Quốc xuất hiện ồ ạt còn đạt tỷ lệ 80%. Điện ảnh Hàn Quốc được yêu thích đến nỗi
mà người ta cũng bắt đầu không nghĩ đến việc giữ tỷ lệ chiếu trên màn ảnh nữa.
Việc phim Hàn Quốc và phim Hollywood chiếm tới 92% thị trường không hẳn là
đúng đắn, nhưng đây đúng là một sự kiện kinh thiên động địa. Câu mà tôi lại được
nghe rát cả tai kể từ khi bắt đầu viết bài trên diễn đàn điện ảnh đó là “điện ảnh Hàn
Quốc đang ở thời kỳ nguy cơ”. Chỉ nói lúc tôi làm thành viên sáng lập nên tuần
báo CINE 21 vào năm 1995 thôi thì lúc đó người ta cũng đã kháo nhau điện ảnh
Hàn Quốc sắp tàn lụi rồi. Thời đó, khi nói đăng hình ảnh diễn viên Hàn Quốc lên
trang bìa của CINE 21, ở Chungmoro người ta cũng chấp nhận được nhưng cũng
vẫn tỏ ra lo lắng một cách thật tình: làm thế này liệu có ai mua tạp chí không? Tuy
nhiên bây giờ trên tất cả các phương tiện truyền thông điện ảnh đều đăng hình ảnh
diễn viên Hàn Quốc như một việc đương nhiên, và người xem ở Hàn Quốc cũng
thấy gần gũi hơn đối với sao Hàn Quốc hơn là sao Hollywood.
Nguồn gốc của sự kiện kinh thiên động địa bất ngờ này là do sự chuyển


giao thế hệ. Đó là chiến dịch để giới trẻ làm phim về giới trẻ bắt đầu được lan rộng.
Như mọi người đã biết, trong giới điện ảnh Hàn Quốc từ sau năm 1990, tư bản
Chungmoro chuyền thông bị phá vỡ thay vào đó là tư bản lớn (đại tư sản). Video
xuất hiện rộng rãi và đảm bảo phần mềm, các doanh nghiệp lớn xúc tiến đầu tư
vào công nghiệp điện ảnh và thâm nhập vào cả lĩnh vực truyền hình cáp. Bằng tiền
riêng của mình hay tiền của những nhà đầu tư trong khu vực, các công ty sản xuất
phim của những người lớn tuổi đa số là không thích ứng được với môi trường đầu
tư mới mẻ, nên giới trẻ đã nhảy vào cuộc và họ từ từ lập nên các công ty sản xuất
phim của riêng mình. Sau khi công nghiệp làm phim do các nhà đầu tư mới (các
doanh nghiệp lớn) và các nhà sản xuất phim trẻ thực hiện bắt đầu, ngay cả trong
trường hợp những nhà đầu tư rút ra khỏi lĩnh vực điện ảnh, thì các nhà sản xuất
phim trẻ vẫn tiếp tục công việc của mình, đồng thời chuyển sang một hướng đi
mới đó là kinh doanh rạp chiếu bóng, kinh doanh tín dụng v.v… Từ đó tạo nên
một trào lưu mới ở Chungmoro.
Thời điểm này, trong xã hội lan tràn rộng rãi nhận thức cho rằng phim là
tiền. Lúc bấy giờ dưới chính quyền của tổng thống Kim Yuong Sam, người ta còn
kháo nhau chỉ cần một tập phim <Công viên kỉ Jura> cũng mang lại hiệu quả kinh
tế ngang mới việc bán được hàng triệu xe Hyundai. Lúc này đạo diễn lão thành
Lim Kwon Taek của giới điện ảnh Hàn Quốc đã làm những bộ phim thu hút được
sự quan tâm của cả nước như <Con trai vị tướng quân>, <Seo Pyeon Jae>, từ đó
vô hình chung dấy lên một nhận thức là phim Hàn Quốc cũng hay. Đặc biệt <Seo
Pyeon Jae> vừa mang tính nghệ thuật vừa đóng vai trò mang tính tuyên truyền và
giải trí, mà kể từ sau bộ phim này giới điện ảnh Hàn Quốc đã bước vào thời kỳ
chuyển giao thế hệ. Đội ngũ nhà sản xuất phim cũng được trẻ hóa và từng bộ phận
trong trường quay bắt đầu từ đạo diễn cũng được trẻ hóa từ từ. Những người đó dù
ít kinh nghiệm nhưng lại thay đổi lịch sử phim Hàn Quốc bằng tham vọng vào sự
mạo hiểm – khác biệt hoàn toàn với sự kiểu cách của thế hệ trước. Giờ trong giới
điện ảnh Hàn Quốc những đạo diễn như Park Chan Uk rất được trọng vọng. Hiện
giờ những đạo diễn lão làng như Lim Kwon Taek, quay phim Jung Il Sung là cực
kỳ hiếm. Không còn gì để nói ngoài việc khẳng định họ đã làm cho quá nhiều

người thế hệ này phải bất ngờ, thế nhưng họ cũng đã phải cống hiến hết cả tuổi
thanh xuân của mình để tạo ra được sự thay đổi như thế. Để thay đổi chế độ kiểm
duyệt đã từng tạo sự gò bó cho phim Hàn Quốc trong suốt hàng chục năm qua,
phía cần phải nỗ lực không ngừng đó chính là những người làm phim trẻ tuổi.
Poster phim A good lawyer's wife

Đến nửa sau thập niên 1990, kiểm duyệt là kẻ thù chung của giới điện ảnh
Hàn Quốc. Thế giới đang dần dần thay đổi nên đã sinh ra nhiều sự kiện mang tính
xã hội. Kiểm duyệt lúc này không phải là để quy định đẳng cấp khán giả xem loại
phim đặc trưng, mà là để kiểm duyệt để cắt bớt những cảnh đặc trưng trong các bộ
phim đặc trưng. Những bộ phim <Lời nói dối> của Jang Sun Woo là một ví dụ, họ
đã phá vỡ bức tường cấm cản của thủ tục kiểm duyệt khi đưa ra một vài cảnh nóng
lên phim, thậm chí còn bàn đến những vấn đề chính trị nhạy cảm vốn bị cấm bàn
đến. Rồi như bộ phim <Silmido> của Kang Woo Seok, đó là một dự án mà từ nửa
đầu những năm 1990 nhiều nhà sản xuất phim của Chungmoro đã thử đưa vào
phim ảnh nhưng do sợ công đoạn kiểm duyệt nên không thể thực hiện được. <Cờ
Thái Cực giương cao> của đạo diễn Kang Jae Kyu cũng có thể nói là một trong
những bộ phim chiến tranh đầu tiên không ủng hộ chủ nghĩa phản cộng. Dù không
rõ ràng nhưng chúng ta cũng đang cảm nhận được những hương vị đầu tiên của sự
tự do trong các bộ phim Hàn Quốc. <Khu vực an ninh chung JSA> của đạo diễn
Park Chan Uk hay <Shiri> của đạo diễn Kang Je Kyu cũng đều là tàn dư của thời
đại dân chủ hóa. <Những người con thời ấy> của đạo diễn Lim Sang Soo đã thể
hiện chân thật những vụ Scandal của tổng thống Park Chung Heui và đã phải đối
mặt với những lời phản đối gay gắt chưa từng thấy từ phía những gia đình bị mất
người thân. Đây là việc chưa từng tưởng tượng được trước kia. Vì xã hội Hàn
Quốc trong thời gian qua đã bị thống trị khắc nghiệt nên chưa thể nói ra bất cứ
điều gì. Trong hoàn cảnh luôn mang lại sự bất an, các quan hệ hiểu biết mang tính
tư tưởng, kinh tế trong từng lĩnh vực xã hội cho đến lúc này bắt đầu xung đột gay
gắt. Điều đó có nghĩa là xã hội bắt đầu phân hóa và chính những xã hội ấy tạo ra
nhiều đề tài cho các bộ phim. Chẳng hạn hơi hướng của sự phẫn nộ và suy đồi

trong phim của Park Chan Uk cũng là sự phản ảnh xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Việc giới điện ảnh Hàn Quốc thực hiện chuyển giao thế hệ và phá vỡ những
thủ tục cũ vừa có hiệu quả tích cực vừa gây ảnh hưởng tiêu cực, và trước hết là
những nhà sản xuất phim, đạo diễn và ê kíp làm phim trẻ tuổi có thuận lợi là cùng
đi trên một con đường với những khán giả trẻ. Thực tế phim Hàn Quốc lần đầu
tiên đã có hương vị mang tính lịch sử làm chủ đạo cho mình và cho thấy được khả
năng lôi kéo sự quan tâm của khán giả. Dù là liều lĩnh nhưng tinh thần dám thách
thức đương đầu chính là đặc trưng của những người này. Dù không phải là hoàn
hảo nhưng những bộ phim có tính tác phẩm đã xuất hiện tại đây - một hiện tượng
đặc biệt được tạo ra trong thời kỳ công nghiệp điện ảnh phát triển. Những bộ phim
như <Hãy giư gìn trái đất> của đạo diễn Jang Jun Hwan hay <Hồi ức của tên sát
nhân> đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi kéo theo đó là một trào
lưu thời trang chạy theo các mốt trên phim giữa những năm 2000. Dù là kế hoạch
đầu tư mạo hiểm nhưng việc xuất hiện những suy nghĩ đầu tư cho công nghiệp
điện ảnh chính là do tuổi trẻ.
Tuy nhiên phim Hàn Quốc dần dần được đầu tư với quy mô kinh tế hơn và
đổ ngày càng nhiều tiền vào công việc sản xuất, marketing hơn … đến mức không
còn có thể mạo hiểm hơn được nữa. Tiền thì tiêu tốn nhiều nhưng do thiếu kinh
nghiệm của các ê kíp làm phim dẫn đến những sai sót ngày càng chồng chất. Tại
hiện trường làm phim, mọi người không thể làm việc ăn ý hiệu quả với nhau và
thời gian quay đi quay lại một cảnh kéo dài đến không thể tưởng tượng nổi. Vào
thời kỳ khó khăn của công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc những năm 1970 các nhà
sản xuất phim chia một nửa số cuộn phim cho đạo diễn và nhấn mạnh những cái
cần thiết sử dụng. So với thời đó thì các đạo diễn mới trong môi trường chế tác
đầy đủ như bây giờ cũng thấy hài lòng với việc tạo ra những bộ phim như nhà sản
xuất mong muốn. Công nghiệp điện ảnh là sau khi bộ phim khởi chiếu người ta
không thể nhớ nổi đạo diễn là ai, tên gì. Dù vậy không thể phủ nhận việc tạo ra
tiếng vang của phim Hàn Quốc trong thời kỳ chuyển giao thế hệ. Dù so với các
lĩnh vực văn hóa khác nội bộ giới làm phim cũng tương đối được dân chủ hóa và
các cuộc thảo luận tương hỗ cũng tích cực, có thế mạnh cảm thụ về các vấn đề

cộng đồng nên đã có sự nhất trí về các nghi vấn của giới điện ảnh như duy trì chế
độ screen quarter.
Trong tình hình tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây, phim Hàn Quốc đã
bắt đầu lập kế hoạch tác chiến công kích đối tượng bằng chính cách thức của đối
tượng. Tất nhiên đối tượng đó là Hollywood. Kang Woo Seok là một người có thế
lực trong điện ảnh Hàn Quốc – là đại diện công ty phân phối kiêm nhà sản xuất
phim kiêm đạo diễn đã bắt đầu làm chiến dịch marketing và phát hành ồ ạt các
phim Hàn Quốc theo mùa và mở rộng số lượng phát hành phim Hàn Quốc.
<Shiri> gây ra tiếng vang lớn theo cách thức này – tên tuổi của nó gắn liền với
những blockbusters quảng cáo và bắt đầu tạo trong cộng đồng một nhận thức rằng
điện ảnh Hàn Quốc cũng không thua gì so với Hollywood. <Shiri> đã gây một cú
sốc cho khán giả Hàn Quốc - những người đã từng cho rằng những cảnh đấu súng
ở Yeo-eui Do (Seoul) hay những cuộc rượt đuổi trên cánh đồng Daeun chỉ có thể
thấy trong phim Hollywood. Đây không phải là một bộ phim xuất sắc nhưng dù
sao chiến lược của Kang Je Kyu – chuyên gia copy các bộ phim Hollywood – đã
thành công. <Shiri> thời bấy giờ đã được trình chiếu ở khá nhiều rạp và đã sử
dụng các chiêu quảng cáo rầm rộ mà ở Hàn Quốc những chiến lược quảng cáo lớn
như thế này còn hiệu quả hơn là quy mô chế tác. Điều này về mọi mặt đã giết chết
mọi rủi ro và cho đến tận bây giờ nó vẫn là quy tắc được sử dụng phổ biến cho hầu
hết các bộ phim. Đó chính là bí quyết của chiến thắng.
Ở đây đã tạo ra một điều thú vị. Phim Hàn Quốc dù đưa ra khẩu hiệu rằng
có thể đuổi kịp các phim Hollywood theo tiêu chuẩn toàn cầu hóa mang hình thức
và sự thật là nó đã có tiếng nói chung với khán giả Hàn Quốc bằng việc sử dụng
tối đa các bối cảnh chỉ có trong phim Hàn Quốc. <Shiri> bắt trước những pha
hành động của phim trinh thám nhưng sự thật lại mang tính phim tình cảm. Những
cảnh diễn hành động của bộ phim này sơ xài nhưng những cảnh xúc động lại làm
người xem không ngừng rơi lệ. Tình yêu được mô tả trong phim không đơn thuần
là tình yêu nam nữ mà tình yêu giữa các điệp viên của nam và bắc Triều Tiên. Đây
là tình huống phim mà trên thế giới không có nơi nào có thẻ thấy được. Mở đầu
phim là cảnh các binh lính Nam Bắc Hàn đang bị quản chế mà họ tồn tại giống

như công cụ sát nhân. Đại đa số những người Nam Hàn từ nhỏ đã được tẩy não,
đây là những hình ảnh đã từng thấy trên các media. Tuy nhiên Lee Bang Heui
nhân vật nữ chính được xem như công cụ giết người đã phẫu thuật chỉnh hình và
xuất hiện trước Han Seok Kyu nhân vật nam chính giống như báo một cái chết
không thể tránh khỏi.
<Khu vực an ninh chung JSA> của Park Chan Uk cũng tương tự. Cho đến
trước khi bộ phim này ra đời, Park Chan Uk vẫn còn rơi vào trăn trở không dứt về
sự sinh tồn của mình với câu hỏi: Có kiếm đủ cơm ăn với cái nghề này hay không?
Sau khi có một bộ phim đầu tay, ông làm nhà phê bình cho các bộ phim và cũng
đã than vãn rất nhiều rằng chỉ có ông mới làm cái nghề đạo diễn và phê bình phim
như vậy. Thế nhưng ông đã thay đổi cuộc đời mình bằng <Khu vực an ninh chung
JSA>, tác phẩm đã chứng minh được năng lực đạo diễn phim của mình được rèn
luyện trong một thời gian dài. Trong bộ phim này Park Chan Uk đã làm lay động
khán giả bằng những cảm xúc đi ngược lại với những điều cấm kỵ của thời đại
chuyển giao thế hệ. Những yếu tố như diễn xuất quân nhân Bắc Hàn do ngôi sao
Song Kang Ho đảm nhận, cảm xúc vượt qua chiến tuyến ngừng bắn, tình bạn giữa
các chiến sỹ nam bắc Hàn được thể hiện rõ trước ống kính … tất cả mang giúp
người xem tưởng tượng được niềm vui được giải phóng như thế nào.
Bối cảnh của phim Hàn Quốc như thế này xuất hiện ở cả những bộ phim
khác đã làm mới lịch sử công nghiệp điện ảnh. <Bạn> của Kwak Kyung Tek là bộ
phim mà nếu không có chất giọng địa phương Kyeongsang Do thì khó có thể cảm
nhận được sức hút của nó. Ở tiếng địa phương đó có thể thấy được tính cách đặc
trưng của khu vực đó, và cũng có cả hương vị tình bạn và tình anh em. <Ban>
cũng chứa đựng hương vị và ý thức mong muốn một cộng đồng mạnh mẽ độc lập
cho những người dân Hàn Quốc hiện đang sinh sống trong thời kỳ loạn lạc giống
như thời đại của gia đình Mafia trong bộ phim Mỹ <Món nợ> của Francis Fode
Copola.
Phim Hàn Quốc trong thời gian này cũng bước được mấy chặng đường.
Đầu tiên là một loạt những bộ phim cùng thể loại được tạo ra sự quen thuộc của
khán giả đối với thể loại phim và tên tuổi của các ngôi sao. Lúc bấy giờ sẽ lôi kéo

sự quan tâm rất lớn của quần chúng nhưng về căn bản ở những bộ phim kiểu như
thế này cũng đáng gọi là có chất lượng điện ảnh, và không có gì đáng chê trách.
Sau thành công của <Vợ tôi là gangster>, hàng loạt bộ phim ra đời, bộ phim <Cô
dâu bé nhỏ> rất được yêu thích, tiếp đó phim <Hight shool girl get married> cũng
là một trong những phim thuộc thể loại trên. Loại phim thứ hai là loại phim đầu tư
trên quy mô lớn. Được gọi là Blockbuster (phim gây tiếng vang lớn), những bộ
phim này về bản chất giống với blockbuster của Hollywood về tư tưởng lẫn cách
thức lưu thông phân phối. Chiến lược của những bộ phim mang tính giải trí này
thường tập trung vào những pha hành động ngoạn mục. Tiếp theo là loại phim
mang tính chiết trung (giương cao một tư tưởng nhất định nào đó). Loại phim này
không tách biệt hoàn toàn khỏi tính tình cảm hay hài hước mang màu sắc địa
phương hay phim hành động vốn giương cao khẩu hiệu copy Hollywood, nhưng
chúng thể hiện khá rõ nét bản sắc riêng của mình, mà người đi đầu trong việc sản
xuất phim này là các đạo diễn Park Chan Uk, Bong Jun Hoh, Kim Ji Un v.v…
Những bộ phim của các đạo diễn này đề cập đến chuỗi nhân quả một cách nhẹ
nhàng, và nó có một chút tương đồng với phim của các đạo diễn Hoollywood thế
hệ mới vào những năm 1970 trong việc dấy lên trào lưu làm phim kết thúc không
có hậu (unhappy ending). Xu hướng này cũng có thể thấy được trong phim của
những đạo diễn Nhật Bản cùng thời như Gurosha hay Kiyoshi, nhưng điểm khác
biệt của phim của đạo diễn Park Chan Uk với phim Nhật Bản đó là không phải nói
về những chủ đề to tát từ đó đưa ra một kết thúc không theo truyền thống, mà là
mang tư tưởng riêng của tác giả, đặt bên cạnh một hệ thống chung nào đó.
Phạm trù cuối cùng là phim của các tác giả. Tiếp theo đạo diễn Park Kwang
Soo và Jang Sun Woo - những người đã từng nắm quyền lực tuyệt đối suốt một
thời gian dài với các nhà sáng tác đến nỗi các ngôi sao của Chungmoro phải đứng
xếp hàng dài để xin vai – phim của Hong Sang Soo làm cho những nhà điện ảnh
trẻ tuổi phải mệt mỏi với việc đưa đời sống thực không mang tính kịch vào phim,
đồng thời điều chỉnh lại vị trí của mình một cách khiêm nhường với việc đối thoại
với một lớp người xem cố định. Phim của Kim Ki Deok cũng được đánh giá cao
trên phim trường quốc tế nhưng lại gây ra tranh cãi nhiều khi đối mặt với hiện

thực của người xem trong nước. Tuy nhiên khoảng cách giữa con đường của đạo
diễn Park Chan Uk, Bong Jun Hoh v.v… với con đường của những đạo diễn này
hoàn toàn không cách xa quá như vậy. Chẳng hạn, đạo diễn Lee Chang Dong làm
phim nhẹ nhàng tình cảm mang tính truyền thống, nhưng trong phim vẫn thể hiện
tư tưởng về quan hệ nhân quả và mang sức sống hiện thực. Bộ phim <Kẹo bạc hà>
cũng là một ví dụ về việc thể hiện quan hệ nhân quả; mô tả tình yêu không được
xã hội bảo vệ của những người tàn tật và neo đơn, bộ phim <OASIS> trong phần
cao trào cũng có cảnh thể hiện ý đồ đạo diễn trong việc chống lại thói quen match-
cut.
Về cơ bản sức hút của điện ảnh Hàn Quốc là ở chỗ dường như thấy được sự
giằng co để thể hiện cá tính của mình trong khi bị ảnh hưởng của hình thức điện
ảnh quần chúng lại cố gắng để không bị trói buộc bởi những tập quán lâu đời về
các thể loại đặc trưng của điện ảnh Hàn Quốc. Chẳng hạn, tác phẩm mới nhất của
Ryu Sung Wan – The City of Violence, dường như ta đã từng bắt gặp bộ phim này
ở đâu đó, nhưng xem kĩ thì thấy nó mang những nét mới. Bộ phim <Die or Bad>
bên ngoài thì thể hiện cái tôi rất lớn đối với các tập quán lâu đời, nhưng dù vậy, về
bản chất thì tình yêu đối với những người vô gia cư dường như chảy tràn ra một
cách bản năng. Bộ phim <Không máu, không nước mắt> (No Blood No Tears)
cũng vậy. Còn phim <Snatch> thì cốt truyện nói về tội phạm cướp giật, nhưng lại
cho thấy được cái tình của những con người lầm lạc. Phim của Ryu Sung Wan là
sự đối lập không dứt giữa cái mới và cái cũ, giữa hài hước và tang thương, giữa hy
vọng và tuyệt vọng. Ryu Sung Wan là một đạo diễn có cái tôi rất mạnh mẽ trong
việc sao chép phong cách của người khác. Bộ phim hành động <Die Bad> cũng
được đón nhận, tuy nhiên thật sự thì những pha hành động trong phim so với điện
ảnh Hồng Kông hay Mỹ thì vẫn còn thua xa lắm. <No Blood No Tears> cũng là
một trường hợp tương tự. Kết thúc nhanh gọn, giải quyết vấn đề hợp lý, những pha
hành động trong phim của Ryu Sung Wan thực tế chứa đựng năng lượng gần với
sự đấu tranh. Trong lòng cũng đạt được một chút thoả mãn với những pha nhào
lộn của phim, phim của Ryu Sung Wan có mang chủ nghĩa hiện thực giống phim
của Martin Scorsese, nhưng không phải đi theo hướng ấy mà ngược lại lại tạo nên

một nét riêng làm nên sức hấp dẫn cho phim của ông. Bộ phim <The City of
Violance> (Thành phố bạo lực) cũng là một thành công lớn với thời lượng 90 phút
khiến chúng ta nhớ đến thời ngày xưa. Ngày xưa bộ phim này khi được chiếu ở
rạp tuy khán giả không hề biết trước thông tin gì về phim, nhưng trong suốt thời
gian xem phim, không ai có thể rời mắt khỏi màn hình, xem xong rồi thì vẫn luôn
nhớ đến những nhân vật và những pha hành động trong phim. Đó là hiệu quả của
bộ phim mang lại cho khán giả. Với làn sóng đầu cơ phát triển, trong bối cảnh quê
hương ngày càng tàn lụi, người bạn ngày hôm qua bỗng nhiên hôm nay trở thành
kẻ thù, và hai người đành phải quyết đấu với nhau để trả thù.
Poster phim Lady vengeance

Khác với Ryu Sung Wan, Lim Sang Soo là một đạo diễn luôn biết đẩy bộ
phim đến một độ vừa phải. <A good Lawyer’s Wife>, <Những con người thời ấy>
(The president’s last Bang) thực sự đã gây nhiều tranh cãi trong xã hội Hàn Quốc.
Thất bại trong tính giải trí, nhưng <Những con người thời ấy> với việc xoay quanh
sự kiện ám sát tổng thống Park Chung Hee lại không có ý định tường thuật lại lịch
sử theo một sự sắp đặt sẵn. Không hề có ý định đưa ra một phán quyết cuối cùng
nào để tìm ra quan hệ nhân quả nào cả, mà bộ phim chỉ tạo cho chúng ta cảm thấy
đồng điệu với quan hệ nhân quả mang tính lịch sử được thể hiện trong phim. Theo
đó, lịch sử trở nên huyền bí. Trợ lý Kim đã ám sát tổng thống, nhưng câu hỏi đặt
ra là vì sao người ấy lại hành động như vậy. Sự kiện ám sát tổng thống trở thành
sự kiện vô mục đích không có nguyên nhân cũng không có kết quả. Lịch sử thoát
khỏi trật tự tường thuật theo thời gian như thông lệ, trở thành một sự kiện mang
tính ngẫu nhiên tình cờ, và trong sự kiện lịch sử ấy cả trật tự trên dưới mà chúng ta
kỳ vọng cũng bị phá vỡ. Bởi vì khi đề cập đến vụ ám sát, bộ phim này muốn đưa
ra hình ảnh riêng tư hơn là vấn đề chính trị. Với chi tiết gọi gái đến chơi đùa trong
khi bàn chuyện chính trị cũng cho thấy mặt trái của đạo lý con người, <Những con
người thời ấy> cũng có thể được gọi là vạch ra những scandan của lịch sử. Đây là
một phân tích mang tính khiêu khích, và không phải có ý định phán xét nhằm cố
gắng nhận thức lại lịch sử dưới góc nhìn của giai cấp cầm quyền hay của quần

chúng, mà chỉ là sự kiện bằng con mắt của một người thứ ba, đứng từ xa nhìn vào
một cách khách quan. Thông qua phim này, Lim Sang Soo đã tạo ra một cách
nhận thức mới về sự kiện ám sát tổng thống. Đối với những người chấp nhận được
điều này thì bộ phim này đối với họ là có tính hấp dẫn.
Rốt cục, những đạo diễn Hàn Quốc trong thời đại mới làm phim hoàn toàn
không muốn đi theo những quy tắc làm phim của thời đại trước. Nói cách khác,
thời đại của những đạo diễn của Hollywood như Steven Spielberg và Martin
Scorsese với tư cách là người cha điện ảnh – xem John Ford và tôn trọng nó, đồng
thời làm phim với cố gắng là vượt qua nó. Những đạo diễn tiêu biểu của điện ảnh
hiện đại Nhật Bản như Korojawa Kiyoshi hay Suo Masayuki mỗi khi làm phim
tình cảm lãng mạn cũng mở trong khuôn khổ nhà truyền thống Nhật Bản, họ nhận
ra không thể không có ý thức tuân thủ theo quan điểm phê bình của Ozu
Yasuchiro và đã bắt đầu làm phim lấy bối cảnh không gian đô thị. Ngoài ra còn có
những quốc gia châu Á khác, những bộ phim của những quốc gia không thể tạo
nên được phong cách truyền thống, cũng không thể xác định được là chúng có xoá
bỏ được cái bóng ảnh hưởng từ truyền thống vĩ đại của những tiền bối hay không.
Nền điện ảnh Đài Loan suy tàn với sự xuất hiện của thời đại “The bridegroom
kick”, có thể dễ dàng nhận thấy những hậu bối làm phim theo những biểu hiện phê
bình ban đầu được đưa ra từ những tiền bối. Tại Đài Loan, các đạo diễn sau thời
đại Houshaoshen theo cái nhìn của người nước ngoài thì đang bám lấy cái đẹp
những khung hình cố định và phong cách quay phim trong thời gian dài của phim
Đài Loan. Những người làm phim Hồng Kông cũng tìm kiếm những xu hướng
mới trong trạng thái tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn của thể loại phim đại chúng
đã được tích lũy từ lâu đời. Một ví dụ đó là thể loại phim võ hiệp mới xuất hiện từ
cuối những năm 1980. Sau khi đi du học từ Mỹ trở về thì đã xây dựng nên lối
thoát mới cho nền công nghiệp điện ảnh mới qua những bộ phim võ thuật mới sử
dụng kỹ xảo điện ảnh.
Tại Hàn Quốc, những đạo diễn tiêu biểu hoạt động tích cực thì hoàn toàn
không tuân thủ theo những tiêu chuẩn phong cách hay những truyền thống được
kỳ vọng. Những người này làm phim của chính mình mà không theo truyền thống

hay mối quan hệ nào. Phần đông trong số những người này cũng theo sự xuất hiện
của phim thể loại nhưng thực tế cái kết mà đại đa số khán giả mong đợi lại đưa
khán giả đến điểm đến hoàn toàn khác. Cũng giống như mặt biểu hiện của bộ phim
“Vengence Trilogy” của đạo diễn Park Chan Uk đã đưa ra được kết luận khá lạ là
dù có kế hoạch trả thù cũng không hóa giải được ranh giới giữa người hại và
người bị hại. Lấy ví dụ của hai bộ phim “Vengence Trilogy” và “Sympathy for
Lady Vengence”, với những khán giả đến xem một bộ phim bạo lực và báo thù, thì
bộ phim này ngược lại, dù với một cách khác thường nhưng bằng cách thức kỳ
quái chôn vùi cái khả năng được giải thoát thông qua sự trả thù.
Bộ phim này là câu chuyện của nàng KeumJa sau khi ra tù đã tìm thầy giáo
Baek người đã làm ô uế danh dự của cô. Thầy giáo Baek đã đổ hết lên KeumJa
những tội lỗi bắt cóc giết người của mình. Thời điểm bộ phim đến phần kết, thời
điểm mà KeumJa tiến hành việc trả thù của mình thì vô tình biết được sự thật về
tên ác nhân được gọi là thầy giáo Baek, rằng hắn đã bắt cóc và giết hại thêm vài
đứa trẻ nữa. KeumJa gác lại mối thù của mình và cùng với bố mẹ của những đứa
trẻ đã bị giết cùng nhau trả thù. Từ lúc đó việc phán xét công khai liên quan đến
thầy giáo Baek được mở rộng nhưng tình thế lộn xộn này lại diễn ra một cách
vụng về. Tại đây, điểm cao trào của bộ phim lại đột ngột làm suy sụp sự kỳ vọng
của khán giả với mức độ như là không có cao trào. Sau khi trình bày mối quan hệ
đảo ngược kỳ lạ người bị hại trở thành người hại và người hại (thầy giáo Baek) trở
thành người bị hại., miêu tả những người cha mẹ muốn giết thầy giáo Baek cũng
giống như là ma quỷ hay quái vật vậy. Lòng nhiệt tình và sự kiên trì của mối thù
dựa vào mỗi con đường chết không tạo nên cao trào cho đến lúc đó, nhân vật
chính KeumJa đến kết thúc tạo ra cảm giác hoài nghi về giai đoạn trước và sau của
mối thù đã được chuẩn bị suốt 13 năm.
Bộ phim <Hồi ức của tên sát nhân> của Bong Jun Hoh với cốt truyện xoay
quanh việc giải quyết vấn đề tội phạm, cuộc rượt đuổi tên giết người hàng loạt,
cũng cho thấy tính mở tuyệt vời của nó khi xác định lại chủ đề của phim khi phủ
định toàn bộ câu chuyên ngay từ đầu. <Hồi ức của tên sát nhân> là một chuyện có
thực, được triển khai một cách sống động nhưng cuối cùng lại quay trở lại với hiện

thực phũ phàng là vẫn không thể bắt được tên sát nhân. Điểm nhấn lớn nhất của bộ
phim này là tuy khoác bên ngoài lớp áo là phim hình sự nhưng thực chất là những
căn cứ để miêu tả những sự kiện theo nguyên nhân - kết quả lại không có dù nó là
bộ phim lấy chất liệu từ hiện thực. Để che lấp đi điều đó, bộ phim này miêu tả quá
lên so với mức cần thiết trong việc truy đuổi tội phạm, và cố gắng cho người xem
thấy được khả năng có thể bắt được tên sát nhân bằng cách nhấn mạnh sự căng
thẳng hay đưa ra hình ảnh của những người phải hy sinh. Các sự kiện được làm
đan xen lẫn vào nhau, làm cho người xem dường như lẫn lộn và đứng giữa ranh
giới vấn đề - giải quyết vấn đề.
Cái bù lại những điểm thiếu hoàn thiện trong cốt truyện của bộ phim chủ
yếu là những cảnh quay cận cảnh các nhân vật trong phim. Từ những cảnh cận
cảnh để truyền những cảm xúc phẫn nộ, tuyệt vọng và đau khổ. Điều này thì cả
người xem lẫn nhân vật chính đều như nhau, là nhân vật chính trong tình huống
này nhưng lại dừng ở đúng vị trí là người xem cận cảnh. Cả nhân vật chính và
những cảnh sát hình sự chỉ là những người đứng nhìn. Họ cũng muốn trở thành
những chủ thể giải quyết sự việc, nhưng rốt cục chỉ dừng lại ở vai trò là người
quan sát một cách bất lực. Bộ phim này nếu xem đi xem lại thì cái đọng lại trong
đầu chỉ còn là những cảm xúc của sự đau khổ, dằn vặt, sụp đổ. Phim được kết
bằng hình ảnh của viên cảnh sát hình sự Park Doo Man (do Song Kang Hoh thủ
vai) với nỗi mất mát không thể diễn tả thành lời, dường như khiến chúng ta như
cảm nhận đúng tâm trạng ấy vào cái thời những năm 1980. Khuynh hướng đưa
khán giả và các nhân vật đến điểm cùng cực thế này dường như là tham vọng
muốn phủ định toàn bộ giá trị quan của xã hội. Khác với phim của Hollywood
luôn kéo người xem vào những vấn đề của phim blockbuster, phim nhựa của Hàn
Quốc có kết thúc theo hướng bi kịch đến cùng cực. Không ai biết các nhà đạo diễn
Hàn Quốc sẽ đưa chúng ta đến đâu. Cho đến giờ thì sự mạo hiểm và sự liều lĩnh
của họ vẫn chưa phải đã tạo ra một hình thức hoàn hảo. Nhưng dù khi xem có thể
hồi hộp, có thể chán ngắt, có thể bực mình thì không thể phủ nhận được sức sống
mãnh liệt thể hiện trong điện ảnh Hàn Quốc. Các đạo diễn không quên tinh thần
sáng tạo, luôn tích cực hướng về nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc – và điều đó

tạo nên một sự khác biệt trong tính cách của điện ảnh Hàn Quốc trong thập niên
2000.

×