Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 5 trang )

Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 1
1. PHẦN MỞ ĐẦU - NHỮNG KHÁI NIỆM

1.1. PHIM VÀ KHÁN GIẢ
Phim làm để cho khán giả.
Có thể gọi kịch tính là người kể chuyện, kịch bản là sự thông báo, còn khán
giả là người tiếp nhận. Tuy nhiên, chẳng có một biên kịch nào trước đó lại không
biết rằng, tác phẩm của anh ta có được thể hiện trên màn ảnh hay không. Những
kịch bản của điện ảnh và truyền hình chất đầy thành những vở kịch cho màn ảnh.
Nhưng thậm chí có những kịch bản, dù đã dựng thành phim rồi không phải lúc nào
cũng tìm được đường đến với công chúng. Vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều
bộ phim đôi khi cũng nằm trên giá của phòng lưu trữ.
Điều khuyên bảo đầu tiên, cuối cùng và duy nhất đối với nhà biên kịch, là
hãy tìm được khán giả của mình, hãy biết ý kiến, sự chú ý và thời gian của họ. Một
quy luật vững chắc duy nhất đối với việc sáng tác kịch bản là: không được trở thành
người buồn rầu (tức là luôn luôn bằng nhiều phương cách khác nhau phải làm cho
bộ phim tương lai được dựng theo kịch bản của bạn trở nên phong phú, hấp dẫn sự
chú ý, theo dõi của khán giả, phải làm cho họ luôn luôn rơi vào những tiết tấu khác
nhau của kịch tính, của các thủ pháp dàn dựng).


1.2 THẾ NÀO LÀ QUAY THÀNH PHIM ĐƯỢC ?
XUNG ĐỘT - KỊCH TÍNH - BẠO LỰC
Nghề biên kịch nằm ở chỗ truyền thông với mọi người. Nếu bạn có ý định
viết về những kịch bản chỉ cho mình bạn hoặc cho vài người cùng nhâm nhi nỗi
niềm của mình thì tốt hơn bạn hãy đổi sang làm việc khác. Kịch bản của bạn lúc đó
cũng không thể quay thành phim được dù nó làm cho người ta rung động như một
bài thơ hoặc gật gù tâm đắc như vừa bắt được cái tư tưởng cao siêu trong một bài
triết luận. Nếu bạn không tác động được vào nhiều người khác thì bạn viết kịch bản
để làm gì? Một bộ phim mà không chiếu cho người ta coi, không phải là phim.
Có thể có những họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ chỉ sáng tác vì thích sáng tác. Nhưng


một nhà điện ảnh mà không chiếu cho người ta coi phim của mình, thì không phải là
nhà điện ảnh. Cái công việc biên kịch của bạn sẽ là vô nghĩa nếu như bạn không tiếp
cận với công chúng. Mà muốn tiếp cận với họ thì phải làm cho họ bị lôi cuốn bởi bộ
phim mà trước hết là bởi kịch bản của bạn, trước tiên phải là một cái gì đó quay
thành phim được.
Tuyệt đối không được để cho những gì đang diễn ra trên màn ảnh trở nên
nhàm chán đối với khán giả, cần phải đặt họ trong vòng từ 30 đến 90 phút ( chiều
dài thông thường của một lần chiếu một tập phim ) vào một bầu không khí được thổi
phồng bởi những dạng thức khác nhau của sự xung đột kịch tính
1.3 THỰC VÀ GIẢ !Điện ảnh đó là sự giả tạo!
Khi xem bất kỳ một bộ phim nào dù là xem trong rạp hay xem ở nhà trước
máy truyền hình, hầu như khán giả đều ít nhiều bị tác động bởi cái chết của một
nhân vật chính diện nào đó trên phim .Điện ảnh cũng vậy thôi. Cho nên chỉ có
những người ngây ngô mới nghĩ rằng trong kịch bản của mình anh ta sẽ dồn vào đó
những chi tiết gọi là thật nhất với hy vọng mang lại cho khán giả một niềm tin thật
sự. Song, thực tế cho thấy bản chất của sáng tạo nghệ thuật lại dường như ngoảnh
mặt lại những cố gắng theo kiểu “chặt to kho mặn” đó - nó đòi hỏi nhà biên kịch
phải biết gia công từ những chất liệu của đời sống.
Các diễn viên, thường được khán giả làm quen một cách thân mật như những
người thực, đã thể hiện những nhân vật mà dĩ nhiên họ không bao giờ như thế cả.
Họ diễn xuất trong từng tình huống, trong những sự dàn dựng từ những điều nhỏ
nhặt với sự giúp đỡ của hóa trang, phục trang và ánh sáng. Họ nói một cách hoa mỹ
những đoạn đối thoại thuộc lòng mà, như mọi người đều biết, do biên kịch viết.
các nhà biên kịch không nên hướng tới chính thực tế mà cần phải hướng tới
sự mô phỏng theo khuôn mẫu thực tế. Bởi vì những cốt truyện đời thường, những
cốt truyện có thật với những nhân vật thực tế, giống như thật trái ngược với định đề
quan trọng của kỹ thuật kịch bản vì chúng buồn chán! Mọi người hàng ngày va
chạm, cọ xát với những vấn đề của đời sống. Mà trong đời sống thì sự buồn chán
luôn khống chế và ngự trị. Nhưng, nếu không có sự buồn chán đó thì sẽ không cần
đến bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, không cần đến sự sáng tạo nói chung và

điện ảnh nói riêng!
Vâng. Điện ảnh đó là sự giả tạo!
1.4 NẮM VỮNG NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNHBạn có nghĩ rằng kịch bản
chẳng qua chỉ là một cái truyện vừa, viết làm sao để người ta có thể sử dụng được
mọi thứ trong đó mà quay thành phim. Và, thêm vào đó, người ta lưu ý rằng cần
phải viết cho ra hình ảnh tránh lối viết nặng nề tư duy ngôi thứ nhứt cũng như
những lời kể lể tràng giang đại hải.
Xin thưa, đó không phải là kịch bản điện ảnh mà chỉ là một cái truyện vừa
không hơn không kém. Tức là bạn vẫn đang làm văn - dĩ nhiên là viết một cách hình
tượng - chớ trong đầu bạn cũng chưa hề có một khái niệm rất rõ nét là bạn đang làm
phim với phương tiện của một nhà văn: Giấy, bút, máy đánh chữ, máy vi tính…
1.5 TƯ TƯỞNG
Tư tưởng là một trong những bộ phận cốt lõi của bộ phim. Không có tư
tưởng thì dù cho bộ phim có hấp dẫn cỡ nào rồi cũng sẽ chẳng đọng lại một ấn
tượng gì nơi khán giả! Điều đó tựa như một cô gái đẹp về hình thức bề ngoại nhưng
lại rỗng tuếch về tâm hồn, về kiến thức đời sống.
Tóm lại, ngay cả khi bạn có trước trong đầu một tư tưởng nào đó và cần thể
hiện cái tư tưởng đó trong một cốt truyện thì bạn cũng nên nhớ rằng điều quan trọng
là bạn phải đề cho cái tư tưởng kia được tự nó bật ra từ chính cốt truyện, các tình thế,
các tình thế, các chi tiết của cốt truyện, hành vi của các nhân vật nhất nhất phải có
vẻ như được sinh ra từ cốt truyện chứ không được để cho khán giả cái cảm giác rằng
bạn đang nhồi nhét tất cả mọi thứ đó vào cái rọ tư tưởng của bạn! Thông thường
như thế người ta cho rằng nhà biên kịch ( hoặc đạo diễn ) cố tình sắp xếp hoặc hình
tượng hơn khi nói “thò tay vào” để lèo lái mọi thứ cho phù hợp với ý chí của mình.
Những cố gắng loại đó hiển nhiên chỉ mang lại những kịch bản ( và những bộ
phim ) tồi!
1.6 THỜI GIAN
Khi chuẩn bị viết một kịch bản, một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà
biên kịch phải ghi nhớ luôn luôn là bộ phim dựa trên kịch bản của anh ta dài bao
nhiêu phút chiếu. Tại sao? Bởi, nếu không lưu ý mà cứ mải mê chìm đắm vào những

chuyện khác như nhân vật hành động như thế nào, đường dây kịch phát triển ra làm
sao…, thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải giật mình khi nhận thấy rằng ôi sao bộ
phim tương lai của bạn ngắn quá hoặc dài quá! Và như vậy, một lần nữa hoặc có khi
nhiều lần nữa bạn sẽ phải bỏ nhiều công sức ra để sửa chữa bằng cách kéo dài ra
( nếu thiếu ) hoặc rút ngắn lại ( nếu thừa ).
Việc sáng tác kịch bản điện ảnh, về mặt kỹ thuật, hoàn toàn khác với ý định
làm một bài thơ. Bài thơ được làm ra có thể chỉ để thỏa mãn tâm tư tình cảm của
người sáng tác, nhưng kịch bản điện ảnh thì không phải vậy, một mặt nó thỏa mãn
nhu cầu tinh thần của nhà biên kịch, mặt khác nó phải đáp ứng được những yêu cầu
vật chất của sản xuất. Người ta đặt bạn viết kịch bản cho một bộ phim không phải
chỉ để thỏa mãn cái nhu cầu cá nhân của bạn mà tin tưởng rằng bạn có thể đáp ứng
một cách tốt nhất những yêu cầu mà bộ phim tương lai đòi hỏi. Nếu bạn không làm
được điều đó, bạn không thể là nhà biên kịch chuyên nghiệp được!
Bạn phải nắm vững ( như nắm vững ngôn ngữ điện ảnh ) chiều dài của bộ
phim vì chắc chắn nó sẽ tác động rất nhiều trong việc triển khai viết kịch bản của
bạn về sau.

×