Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lịch sử điện ảnh và poster điện ảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.06 KB, 6 trang )

Lịch sử điện ảnh và poster điện ảnh

Điện ảnh ngày nay được xem như là một ngành công nghiệp không khói.
Hằng năm, điện ảnh đem lại một lợi nhuận kết xù , tính được bằng tỉ USD. Điện
ảnh cũng có ảnh hưởng quan trọng đến văn hóa , đời sống xã hội loài người. Cùng
phát triển song hành với điện ảnh chính là các poster , vì vậy thật thiếu sót khi chỉ
nói về điện ảnh. Chúng ta hãy đi ngược thời gian , về những năm cuối thế kỷ 19 để
tìm hiểu sự ra đời của điện ảnh và poster điện ảnh.

CÁC PHÁT MINH KHOA HỌC THÚC ĐẨY ĐIỆN ẢNH RA ĐỜI

Bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 , nhiều phát minh đã ra đời với những thiết bị có
thể làm cho hình ảnh chuyển động. Năm 1832 , nhà khoa học người Bỉ , Joseph
Plateur , phát minh ra thiết bị gọi là phenakistoscope. Thiết bị này gồm 2 dĩa đặt
cách nhau vài inches trên một cái trục . Plateur đặt các bức tranh vẽ người hoặc vật
trên cạnh của một đĩa , trên đĩa kia , ông khoét 1 khe. Khi 2 chiếc đĩa chuyển động
cùng một vận tốc , hình ảnh xuất hiện liên tục và “chuyển động” đi vào tầm nhìn
của khe.
Với sự giúp đỡ của phim cellulose trong suốt do Hannibal W.Goodwin phát
minh và các thiết bị nhiếp ảnh do George Eastman chế tạo , hai nhà khoa học
người Mỹ là Thomas Edison và William Dickson bắt đầu cùng nhau thực hiện dự
án của họ , thiết bị kinetoscope .Kinetoscope hay còn gọi là kinescope (máy hoạt
ảnh) là một cái hộp với một đoạn phim dài 50 feets được cuộn trên một cái trục.
Khi nhìn qua cái lỗ nhỏ và quay tay cầm ở ngoài , làm cho trục bên trong quay ,
tạo nên một hình ảnh chuyển động.
Năm 1894 , Edison khai trương một phòng Kinetoscope ở New York.
Trong phòng gồm 2 dãy máy Kinetoscope hoạt động bằng tiền xu. Người ta có thể
bỏ tiền xu vào trong máy để xem 1 đoạn hình ảnh chuyển động ngắn khoảng 2
phút.

TỪ NHỮNG BUỔI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN


Trong khi người Mỹ đang thỏa thê thưởng thức những hình ảnh chuyển
động kỳ lạ thì tại Pháp , hai anh em Auguste và Louis Lumière bắt tay vào phát
minh dự án của họ. Ngày 13 tháng 2 năm 1895 , Auguste và Louis đăng ký bằng
phát minh cho thiết bị chiếu đầu tiên và đến ngày 28 tháng 3 năm 1895 , bộ phim
đầu tiên mang tên Giờ ăn trưa ở xí nghiệp diêm được trình chiếu cho Hội đồng
phát triển công nghiệp Pháp. Ngày 28 tháng 12 năm 1895 , tại Salon Indien của
Grand Café (14 Boulevard des Capuchines) , anh em nhà Lumière đã chiếu giới
thiệu một đoạn phim ngắn trước công chúng . Phim có tựa là Tàu vào ga
(L’arrivée d’un train en gare) , miêu tả cảnh một đoàn tàu vừa đến nhà ga. Sau đó ,
phim ảnh bắt đầu xuất hiện tại nhiều thành phố lớn của Châu Âu.
Quay trở lại Mỹ, lúc này Edison tiếp tục làm việc với phát minh
kinetoscope của mình. Sau khi phát triển thiết bị kinetoscope để thiết bị này có khả
năng chiếu hình ảnh , tại Koster and Bial‘s Music Hall – New York , ngày 23
tháng 4 năm 1896 , Edison đã ra mắt công chúng chiếc máy có khả năng chiếu các
hình ảnh lên một màn ảnh. Đoạn phim ngắn là cảnh một vũ công đang trình diễn ,
một cảnh đấu quyền anh và cảnh sóng biển lăn tăn xô bờ. Ngày 26 tháng 6 năm
1896 , tại New Orleans , bang Louisiana , Vistacope Hall ra đời và được xem là
rạp chiếu phim trong nhà đầu tiên của người Mỹ , với khoảng 400 chỗ ngồi.
ĐẾN NHỮNG TẤM POSTER ĐẦU TIÊN
Những buổi trình chiếu công cộng dần dần được tổ chức thường xuyên. Để
thu hút công chúng , các nhà tổ chức nghĩ đến quảng cáo. Lúc đầu tiên , hình thức
quảng cáo được sử dụng là các bức tranh vẽ tay được vẽ trên những tấm ván , rồi
đến hình thức “sandwich board” (có hai tấm quảng cáo được 1 người đeo trên vai ,
1 tấm ở trước bụng , 1 tấm ở phía sau lưng. Có lẽ vì trông rất giống một miếng
sandwich nên người ta gọi là sandwich board). Dần dần , những hình thức này trở
nên lỗi thời , một phần là do sự đóng góp của họa sĩ người Pháp Jules Cheret , một
phần là do thế giới đã bước sang một thế kỷ khác (quảng cáo nhiều màu sắc hơn ,
được chú trọng hơn và dần dần quen mắt đối với công chúng).
Trong lĩnh vực quảng cáo, Jules Cheret được xem là cha đẻ của poster hiện
đại , có công đem poster điện ảnh đến với công chúng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật

in thạch bản (lithography – được phát minh năm 1798) , Cheret đã sản xuất ra một
bản in đầu tiên cho một chương trình phim ngắn có tựa Projections Artistiques.
Bản in miêu tả cảnh một thiếu nữ trẻ đang cầm một tấm áp phích với thời gian của
buổi trình diễn. Năm 1892 , Cheret tiếp tục thực hiện poster cho chương trình
Pantomines Lumineuses , của Emile Reynaud’s Theatre Optique.
Trước khi được gọi là “movies” , ngành công nghiệp mới này được gọi là
“animated pictures” cái tên này phần nào thể hiện tính chất của một “movies”.
Năm 1896, M. Auzolle thiết kế tấm poster đầu tiên cho một bộ phim riêng
biệt với một số cảnh được vẽ theo phim , đó là phim L’Arroseu Arrose của anh em
nhà Lumière. Phim này cũng được xem như là một “fiction movie” đầu tiên.
ĐIỆN ẢNH VÀ POSTER NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 20
Đến thời điểm này , điện ảnh tiếp tục phát triển nhưng không khả quan và
không có gì mới mẻ. Tất cả dường như chỉ xoay đi quẩn lại là một chuỗi series các
hình ảnh diễn tả các sự kiện bình thường , ví dụ như cảnh sóng biển vỗ vào bờ.
Người ta bắt đầu có cảm giác chán chường và điện ảnh đứng trước khả năng lụi
tàn. Năm 1899 , Georges Melies , một nhà ảo thuật người Pháp (lại là người
Pháp ) , sản xuất phim đầu tiên kể về một câu chuyện. Sau đó, G.Melies tiếp tục
làm nhiều phim kể về các câu chuyện thần tiên , và chuyện giả tưởng. George
Melies kích thích trí tò mò người xem bởi cách tìm tòi sử dụng máy quay lúc bấy
giờ ( bởi ông là một nhà ảo thuật mà ). Phim nổi tiếng nhất của ông là A trip to the
moon (1902). Đây là bộ phim KHVT đầu tiên được biết tới, dài 14 phút. Bộ phim
tạo bước đột phá trong nền điện ảnh với việc sử dụng kĩ thuật "lap-dissolve", tức
là cảnh sau chồng lên cảnh trước
Tiếp sau đó, các nhà sản xuất khác bắt đầu bắt chước G.Melies , một lần
nữa , làn sóng thích thú điện ảnh lại được nhen nhóm lên.
Đầu thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 19, điện ảnh trở nên phổ biến và được
thưởng thức rộng rãi khắp ở Mỹ và Châu Âu. Điện ảnh thu hút rộng rãi công
chúng và được trình diễn ở nhiều nơi , từ công viên vui chơi , nhà hát , các hội chợ
và cả trong các nhà hát đại nhạc hội (vaudeville theatre). Các poster quảng cáo cho
các đại nhạc hội kết hợp với chiếu phim cũng được ra đời. Một trong những poster

ra đời sớm nhất được sản xuất bởi American Entertainment Company (vào khoảng
những năm 1900). Kích thước lúc đó là 28 inches x 42 inches
Năm 1903, Edwin S. Porter , một đạo diễn người Mỹ , sản xuất ra bộ phim
đầu tiên sử dụng kỹ thuật quay phim hiện đại kể về một câu chuyện. Bộ phim có
tựa là The Great Train Robbery , dài 11 phút , miêu tả cảnh cướp xe lửa , và cảnh
đuổi bắt bọn cướp. Bộ phim thành công dữ dội , và sự thành công của bộ phim đưa
đến việc thiết lập nên các “nickelodeons” , được xem là tiền thân của các rạp chiếu
phim hiện nay.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1905, khi một thương nhân mưu trí ở
Pittsburgh (một thành phố cảng ở bang Pennsylvania) quyết định chuyển một kho
chứa hàng thành một nickelodeons bằng cách thêm vào các hàng ghế. Tiền vé các
nickelodeons này được thống nhất (không ai bắt buộc) là 0.05$ (5 xu). Đến 1907 ,
trên khắp nước Mỹ , có khoảng 5000 nickelodeons và nhu cầu về các bộ phim mới
tiếp tục tăng lên.
Năm 1909 , số lượng các công ty sản xuất phim tăng lên một cách nhảy vọt.
Mặc dù lúc này Thomas Edison tỏ ra bực bội và tức giận trước việc người khác
hưởng lợi từ các phát minh của mình , nhưng Edison vẫn quyết định là tốt nhất
nên tham gia liên minh với các studio lớn hơn nhằm tiêu diệt các studio nhỏ. Các
studio lớn vào thời điểm đó là Biograph , Essanay , Kalem , KIeme , Lubin , Selig
and Vitagraph (sẽ có bài giới thiệu về các studio thời kỳ này - mời các bạn đón
xem hihi) liên kết với Edison tạo nên Motion Picture Patents Company (một hình
thức cartel của thế giới tư bản). Nhóm studios này cũng tổ chức ra General Film
Company nhằm phân phối phim của studios đến các rạp hát. Thế mới thấy ngay từ
lúc đầu , điện ảnh Mỹ đã có sự tổ chức tốt đến như thế nào.
Mặc dù lúc đầu Edison hợp tác với Hennegan Show Print (ở bang
Cincinnati) để in các poster cho những bộ phim đầu tiên của ông , nhưng General
Film Company sau đó đã ký hợp đồng với A.B. See Lithograph Company of
Cleverland để sản xuất tất cả các posters cũng như các vật phẩm quảng cáo của
các studios thành viên.
Edison định kích thước chuẩn cho poster điện ảnh là 27 inches x 41 inches.

Poster theo kích thước này được biết dưới tên là poster “một tờ” (“one sheet”).
Poster “một tờ” dạng này được thiết kế nhằm mục đích sử dụng trưng bày trong
các tủ kính để bên trong hoặc bên ngoài rạp hát . Các poster có chung một kiểu
mẫu gồm 3 phần : Tên công ty hoặc studio, tiêu đề của phim và phần tóm tắt kịch
bản. Mỗi công ty thành viên có một kiểu viền poster khác nhau được in với 2 hay
3 màu. Đôi khi , các poster sẽ có hình minh họa. Các hình ảnh ít khi được chụp ở
thiên nhiên và thường là hình ảnh của nhân vật nam chính hoặc nữ chính. Một tiêu
chuẩn kiểm định nghiêm ngặt cũng được thành lập bởi General Film Company ,
và các công ty thành viên buộc phải đáp ứng đầy đủ các chuẩn đó. Công ty sẽ trả
tiền cho nhà sản xuất A.B. See rồi bán poster cho các các rạp hát với giá khoảng
0.15$ một poster.
Các công ty khác , tuy không nằm trong nhóm cartel của Edison nhưng
phần lớn các công ty đó vẫn theo các chuẩn kích thước về poster của General Film
Company. Kể từ lúc các poster của A.B. See được quản lý , kiểm tra kỹ lưỡng về
nội dung, hình ảnh bởi Patents Company , các công ty , nhà in độc lập bắt đầu in
các poster với nhiều cảnh hơn từ các cảnh lãng mạng đến các cảnh đấu súng. Các
posters này phổ biến hơn đối với các rạp hát vì nó rẻ hơn (chỉ khoảng 0.06$), có
thể sử dụng nhiều lần , nhiều nơi và có nhiều hình ảnh ít bị kiểm duyệt hơn.

×