TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN HUỲNH HỮU HIỆP
Lịch sử Israel
Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã
được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài
chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-Roma, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người
Roma năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục
coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn
nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề
chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện
của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn,
nhưng họ chỉ là thiểu số.
Tuy nhiên, từ thời Holocaust, chủ nghĩa Do Thái đã lấn át trong những người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái
(Zionist). Hiện hay, tất cả những người theo phái Cải cách, Bảo thủ và Chính thống đều là người theo Chủ nghĩa
phục quốc Do Thái; và thậm chí những người Do Thái Haredi đã thay đổi từ chống Chủ nghĩa phục quốc Do Thái
(chống đối tích cực Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) thành không theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (giữ thái độ
trung lập với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.) Những phong trào không theo Phục quốc Do Thái hiện nay rất hiếm
thấy.
Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên
chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouins và các dân tộc thiểu số khác. Tới năm 1844,
người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là
tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yi shuv , ở nửa sau
thế kỷ 19 xuất hiện một hình thức nhập cư Do Thái mới, đa số là những người cánh tả theo chủ nghĩa xã hội với mục
tiêu đòi lại đất đai bằng cách lao động trên đó. Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng Chính phủ Anh Quốc
"nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu
rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo
của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Tuyên bố này được một số nước ủng hộ, gồm cả
Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh
Quốc quyền ủy trị Palestine. Vào những năm 1920, việc nhập cư của những người Do thái diễn ra khá chậm chạp.
Những biến động chính trị gây ra bởi sự khủng bố của Đức Quốc Xã tại Châu Âu đã làm gia tăng nhanh chóng làn
sóng nhập cư vào những năm 1930, cho đến khi Anh Quốc ban hành lệnh phong tỏa vào năm 1939.Chứng kiến sự
tàn sát người Do thái của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giúp đỡ người Do thái
thoát khỏi sự phong tỏa của Anh Quốc để định cư tại Jerusalem. Sau Thế chiến thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định
muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới sự ủy trị của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc
chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của
Liên hiệp quốc
Cuộc di cư của người Do Thái tăng dần từ thập niên 1920; về căn bản cuộc di cư này tăng chủ yếu trong thập niên
1930, vì sự bất ổn chính trị tại Châu Âu với cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức đang diễn ra ở thời
điểm đó, tới khi những biện pháp hạn chế được Anh Quốc đưa ra năm 1939. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh
thế giới thứ hai và sự hầu như tuyệt chủng của người Do Thái tại Châu Âu với nguyên nhân từ Phát xít Đức, sự ủng
hộ quốc tế cho những người Do Thái đang tìm kiếm nơi định cư tại Palestine khiến các nỗ lực của Anh nhằm ngăn
chặn làn sóng này không còn kết quả.
TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN HUỲNH HỮU HIỆP
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã thông báo ý định rút lui khỏi lãnh thổ ủy trị Palestine của mình. Đại
hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành hai nhà nước, một nhà nước Ả rập và một nhà nước
Do Thái, với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine chấp nhận đề
xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối nó. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà
nước Do Thái tại Palestine (tuy nhiên, họ không bị một ràng buộc pháp lý nào với việc chấp nhận kế hoạch bởi các
nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính bắt buộc).
Bạo lực giữa cộng đồng Ả rập và Do thái nổ ra hầu như ngay lập tức sau đó. Tới cuối thời kỳ ủy trị của Anh, người
Do Thái dự định tuyên bố thành lập một nhà nước riêng rẽ, một động thái mà người Ả rập quyết tâm ngăn chặn.
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, những lực lượng Anh cuối cùng rời khỏi Palestine, và người Do Thái, dưới sự chỉ đạo
của David Ben Gurion, đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, theo Kế hoạch phân chia.
Chiến tranh giành độc lập 1948 Ngay sau việc tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, các lực lượng Ai Cập, Syria, Iraq,
Jordan, và Liban tấn công nhà nước mới ra đời từ mọi hướng. Trong một cuộc chiến liều lĩnh và đẫm máu đặc trưng
bởi sự sử dụng nhiều loại vũ khí và những chiến thuật mưu mô, Israel cuối cùng đã đẩy lùi các lực lượng thù địch, và
sau đó tiến quân chiếm một số vùng lãnh thổ vốn được quy định giành riêng cho người Ả rập theo Kế hoạch phân
chia và cả thành phố Jerusalem. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa hai phía, và giới tuyến trở thành đường
biên giới giữa Israel và các lãnh thổ Ả rập. Như một kết quả của cuộc chiến tranh năm 1948, Israel kiểm soát toàn bộ
lãnh thổ đã được giành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ giành cho người Ả rập cũng như một
nửa thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Các vùng lãnh thổ Ả rập còn lại là Bờ Tây và Dải
Gaza; Bờ Tây do Jordan quản lý, trong khi Dải Gaza thuộc quyền quản lý của Ai Cập. Để có thêm chi tiết, xem
Chiến tranh Ả rập-Israel 1948.
Năm 1949, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, bốn thỏa thuận đình chiến đã được đàm phán và ký kết tại Rhodes,
Hy Lạp, giữa Israel và các nước lân cận là Ai Cập, Jordan, Liban và Syria. Cuộc chiến tranh giành độc lập 1948-49
dẫn tới việc lãnh thổ Israel tăng thêm 50%, gồm cả phần tây Jerusalem. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại Rhodes
không mang lại được một thỏa thuận dàn xếp tổng thể và bạo lực dọc theo các đường biên giới tiến tục kéo dài trong
nhiều năm.
Kết cục của cuộc chiến này, khoảng 711.000 người tị nạn Ả rập trở thành người tị nạn (Theo Ủy ban Hòa giải Liên
hiệp quốc về Palestineliệu mở) và hơn 800.000 người Do Thái cũng rơi vào tình trạng tương tự. Con số sau gồm cả
toàn bộ người Do Thái phải bỏ chạy hay bị trục xuất khỏi các nước Ả rập sau khi nhà nước Israel hình thành. Những
nguồn tin ủng hộ người Palestine gọi đó là những người di cư, chứ không phải người tị nạn. Những người ủng hộ
Israel cho rằng đó là sự trục xuất người Do Thái khỏi những vùng đất Ả rập, nhiều cộng đồng trong số đó đã được
hình thành từ hơn 2000 năm trước. Theo quan điểm của đại đa số người Ả rập sự ra đời của Israel là một nguyên
nhân gây ra sự tẩy rửa sắc tộc mà mục tiêu chính là những ngoời Palestine. Khoảng 600.000 người tị nạn Do Thái đã
định cư tại Nhà nước Israel, họ không có ý định và cũng không muốn quay trở lại những quốc gia cũ; nhiều người tị
nạn Ả rập, và con cháu họ, tới bây giờ vẫn là những người tị nạn sống trong những trại tị nạn do Cơ quan Cứu trợ và
Lao động Liên hiệp quốc cho những Người tị nạn Palestine tại Cận Đông (UNRWA) thành lập. Họ là nhóm người tị
nạn duy nhất không được các quốc gia thu nhận từ giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: [1]
Ngày 5 tháng 7 năm 1950, Knesset (Nghị viện Israel) thông qua Luật Quay trở về trao cho mọi người Do Thái quyền
di cư tới Israel. Thậm chí trước khi luật này được thông qua, những làn sóng nhập cư đã tăng mạnh, và được chính
quyền nước này hỗ trợ. Từ năm 1947 đến năm 1950 khoảng 250.000 người còn sống sót sau những vụ diệt chủng
của Phát xít Đức đã quay trở về Israel. "Chiến dịch Thảm Thần" đã đưa hàng nghìn người Do Thái gốc Yemen về
Israel.
Những năm đầu tiên nhà nước Israel mới thành lập gặp khá nhiều khó khăn, và một chính sách thắt lưng buộc bụng
được đưa ra áp dụng năm 1949, và có hiệu lực mãi tới năm 1959.
TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN HUỲNH HỮU HIỆP
Tham khảo
• Nghị quyết Liên hiệp quốc 1947
• Bản đồ phân chia của Liên hiệp quốc 1947
Vụ Lavon
Sau khi Gamal Abdal Nasser lên cầm quyền ở Ai Cập 1952, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ai Cập đã được cải thiện. Điều
này được coi là một mối đe dọa đối với Israel. Trong một vụ rắc rối khiến công chúng Israel xúc động khi sự thật
được phơi bày, và sau đó dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ, một nhóm ca nhân bên trong chính phủ Israel và Mossad
đã âm mưu phá hại quan hệ giữa Ai Cập và Mỹ. Nhóm này đã đạo diễn một chiến dịch đánh bom chống lại các cơ sở
chính phủ và dân sự Mỹ tại Ai Cập, gồm cả thư viện Mỹ tại Alexandria và Cairo, một rạp chiếu phim MGM, và các
tòa nhà kinh doanh dân sự khác của Mỹ.
Chiến dịch này bị ngừng lại năm 1954 với sự bắt giữ hai nhân viên mật vụ đang tìm cách gài một quả bom; việc này
đã dẫn tới sự tan rã của nhóm và sự bắt giữ hay hành quyết đa số thành viên của nó của người Ai Cập. Một số người
cho rằng Israel đã không hành động đầy đủ để bảo vệ các nhân viên mật vụ của mình, những người bị cho là bị các
cơ quan Ai Cập ngược đãi và tra tấn.
Trong cuộc điều tra sau đó, Thiếu tướng Binyamin Gibli đã tuyên bố rằng Bộ trưởng Quốc phòng, Pinhas Lavon đã
ra lệnh miệng tiến hành chiến dịch này. Giám đốc Nhân sự ở thời điểm đó, Moshe Dayan, đồng ý với ý kiến này. Vì
hậu quả của vụ việc, hiện được gọi là Vụ Lavon, Lavon buộc phải từ chức. David Ben Gurion lên thay thế. Năm
1960, sau khi bằng chứng mới từ một vụ xét xử kín một nhân viên mật vụ bị nghi ngờ là hai mang năm 1958, Lavon
đã yêu cầu Ben Gurion tuyên bố miễn tội cho mình. Ben-Gurion đã từ chối, bởi ông không thể tin rằng các sĩ quan
của quân đội Israel, do chính ông đào tạo nên, có thể phạm một hành động bất lương như vậy như Lavon dàn dựng.
Năm 1960, một ủy ban gồm bảy bộ trưởng đã tiến hành một cuộc điều tra vụ việc và tìm ra một tài liệu đã được
Moshe Dayan và Shimon Peres khi ấy là Thứ trưởng Quốc phòng sử dụng, để đẩy trách nhiệm về chiến dịch Ai Cập
1954 cho Lavon. Một băng ghi âm sau đó cho thấy Peres, Dayan và Thiếu tướng Abraham Givli cũng có liên quan.
Những kết luận của ủy ban được chính phủ chấp nhận. Dù có những nỗ lực nhằm che đậy các chi tiết của vụ việc
dưới mác an ninh quốc gia, Vụ Lavon đã dẫn tới một scandal thứ hai và Ben Gurion buộc phải từ chức vì sự bất lực
của chính phủ liên quan tới các nguyên nhân chính trị. Công chúng Israel phản ứng trước diễn biến mới của vụ việc
khi họ biết sự thật của âm mưu này.
Trong cuộc bầu cử năm 1961 sau đó, Ben-Gurion đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ chấp nhận nhậm chức nếu Lavon rời
khỏi chức vụ lãnh đạo Histadrut, tổ chức liên đoàn lao động của Israel. Những yêu cầu của ông được chấp nhận; tuy
nhiên năm 1963 ông một lần nữa phải rời khỏi nhiệm sở khi vụ việc được lật lại. Những nỗ lực của ông nhằm tạo lập
đảng chính trị MAPAI riêng biệt của mình để giải quyết vấn đề này trong giai đoạn 1964-1965 đã hại ông, và Ben-
Gurion buộc phải ra đi.
Thông tin thêm về Vụ Lavon
• Doron Geller: The Lavon Affair [2]
• Danh sách các cuốn sách và bài viết về vụ việc [3]
• Jack Riemer: Author unravels the scandal that brought down Ben-Gurion [4]
• Tóm tắt của chính phủ Israel (tiếng Hebrew)[5]
Chiến tranh Suez 1956
Cuộc khủng hoảng Suez xảy ra khi cuộc xung đột năm 1956 giữa Israel và Ai Cập nổ ra, với việc Ai Cập đã gửi các
lực lượng du kích vào trong lãnh thổ Israel và Israel tung ra những cuộc tấn công vào lãnh thổ Ai Cập để trả đũa. Ai
Cập phong toả Vịnh Aqaba, và đóng cửa Kênh đào Suez với tàu bè Israel. Ai Cập cũng quốc hữu hóa kênh đào, sự
TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN HUỲNH HỮU HIỆP
việc khiến những nước Châu Âu đang cai quản kênh nổi giận. Để trả đũa, Pháp và Anh Quốc ký kết một thỏa thuận
mật với Israel để chiếm lại con kênh bằng vũ lực.
Theo thỏa thuận này (vốn không được chính thức công nhận cho mãi tận gần đây), Israel xâm chiếm Dải Gaza và
Bán đảo Sinai vào tháng 10 năm 1956. Các lực lượng Israel sẽ nhanh chóng tiến tới kênh đào và sau đó các lực lượng
Anh và Pháp sẽ tới với lý do thiết lập lại ổn định.
Các lực lượng Israel, Pháp và Anh nhanh chóng giành thắng lợi nhưng buộc phải rút lui vào tháng 3 năm 1957 vì có
áp lực từ phía đồng minh của họ là Hoa Kỳ, vốn không ủng hộ cuộc Chiến tranh Suez. The Liên hiệp quốc thành lập
Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) để giữ gìn hòa bình trong vùng.
Cuộc chiến sáu ngày.
Tháng 6 năm 1967, quân đội Ả rập thống nhất triển khai với số lượng lớn dọc các đường biên giới, trong khi Ai Cập
đóng cửa Eo Tiran và Nasser yêu cầu UNEF rời Ai Cập. Cuộc Chiến tranh sáu ngày bắt đầu ngày 5 tháng 6 năm đó,
không quân Israel tung ra các cuộc tấn công trước phá hủy các căn cứ không quân Ai Cập, cùng ngày hôm đó họ
cũng tấn công các lực lượng không quân Jordan và Syria. Sau đó Israel đánh bại (gần như liên tục) Ai Cập, Jordan và
Syria. Tới ngày 11 tháng 6 các lực lượng Ả rập rút lui và tất cả các bên chấp nhận lời kêu gọi ngừng bắn của Hội
đồng bảo an Liên hiệp quốc theo Nghị quyết 235 và 236.
Israel giành được quyền kiểm soát Bán đảo Sinai, Dải Gaza, Cao nguyên Golan, và vùng Bờ Tây Sông Jordan vốn
thuộc quyền kiểm soát của Jordan trước kia, gồm cả Đông Jerusalem thành nhà nước 'Đại Israel'. Ngày 22 tháng 11,
1967, Hội đồng bảo an thông qua Nghị quyết 242, theo công thức "đổi đất lấy hòa bình", kêu gọi thành lập một nền
hòa bình công bằng và lâu dài dựa trên việc rút quân đội Israel khỏi các vùng đất chiếm đóng năm 1967 để đổi lấy
việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa mọi quốc gia, sự tôn trọng chủ quyền của mọi nước trong vùng, và quyền
sống trong hòa bình, an ninh cũng như được công nhận các đường biên giới.
Trong cuộc chiến tranh tiêu hao giai đoạn 1969-1970, máy bay Israel đã tấn công sâu vào trong lãnh thổ Ai Cập để
trả đũa những vụ bán pháo liên tục của Ai Cập vào các vị trí của họ dọc Kênh Suez. Đầu năm 1969, giao tranh nổ ra
giữa Ai Cập và Israel dọc theo Kênh đào Suez. Hoa Kỳ đã giúp chấm dứt những cuộc xung đột đó vào tháng 8 năm
1970, nhưng những nỗ lực sau này của Hoa Kỳ nhằm đàm phán một thỏa thuận tạm thời để mở cửa Kênh Suez và
giải giáp các lực lượng hai bên không mang lại thành công.
Chiến tranh Yom Kippur
Chiến tranh Yom Kippur bắt đầu khi vào ngày 6 tháng 10, 1973 (Ngày Chuộc lỗi của người Do Thái) quân đội Syria
và Ai Cập tung ra những cuộc tấn công đồng thời, trước sự bất ngờ của Bộ Quốc phòng Israel, vào Đại Israel khiến
nước này phải chịu một thất bại tạm thời. Sau 24-48 giờ đầu tiên ưu thế chuyển sang phía Isarel và trong ba tuần sau
đó, phe tấn công bị đẩy lùi, các vùng đất được tái chiếm và một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc được triển
khai.
Kết quả của sự sửng sốt của xã hội Israel khiến chính phủ nước này phải bắt đầu các cuộc đàm phán về an ninh cho
những đường biên giới của họ. Ngày 18 tháng 1, 1974, một thỏa thuận giải giáp được ký kết với chính phủ Ai Cập và
ngày 31 tháng 3, với chính phủ Syria. Trên bình diện quốc tế, thế giới Ả rập trả đũa bằng cách áp đặt một lệnh cấm
vận dầu lửa lên các nước có quan hệ thương mại với Israel. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 22 tháng 11,
1973 rằng họ sẽ tái lập các mối quan hệ với chính phủ Israel trừ khi nước này rút khỏi mọi vùng lãnh thổ chiếm đóng
năm 1967.
Nghị quyết "Chủ nghĩa Zion là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" của Liên hiệp quốc
Ngày 10 tháng 11, 1975, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết xác nhận Chủ nghĩa Zion là một
TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN HUỲNH HỮU HIỆP
hình thức của Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Văn bản nghị quyết này có tại Nghị quyết 3379 tháng 11, 1975.
Đại hội đồng đã hủy bỏ Nghị quyết này tại Nghị quyết 46/86 ngày 16 tháng 12, 1991.
(Xem thêm Chủ nghĩa Zion là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Israel và Liên hiệp quốc.)
] Tiến trình hòa bình Ai Cập-Israel
Tháng 11 năm 1977, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã chấm dứt 30 năm thù địch với Israel khi viếng thăm
Jerusalem theo lời mời của Thủ tướng Israel Menachem Begin, người vừa nhậm chức đầu năm sau thắng lợi trong
cuộc bầu cử năm 1977, trong sự kiện được gọi là Mahapakh. Trong chuyến thăm hai ngày, gồm cả một bài phát biểu
trước Knesset, nhà lãnh đạo Ai Cập đã tạo ra một không khí thuận lợi mới tại Trung Đông theo đó nền hòa bình giữa
Israel và các nước Ả rập láng giềng dường như đã trở thành một mục tiêu hiện thực. Sadat công nhận quyền tồn tại
của Israel và tạo ra những nền tảng cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ai Cập và Israel.
Tháng 9 năm 1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã mời Tổng thống Sadat và Thủ tướng Begin tới gặp cùng
ông tại Trại David, và vào ngày 11 tháng 9 họ đã đồng thuận trên một khuôn khổ hòa bình giữa Israel và Ai Cập và
một nền hòa bình toàn diện tại Trung Đông. Nó đã đặt ra những nguyên tắc rộng lớn và hướng lộ trình cho những
cuộc đàm phán giữa Israel với các quốc gia Ả rập. Nó cũng thiết lập những khuôn khổ cho một chế độ chuyển tiếp
tại Bờ Tây-Gaza với quyền tự trị toàn diện cho những người dân Palestine đang sống trên những vùng lãnh thổ bị
chiếm đóng và cho một hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel. Hiệp ước được Begin và Sadat ký kết ngày 26 tháng
3, 1979, với một chữ ký làm chứng của Tổng thống Carter. Theo hiệp ước này, Israel trao trả Sinai cho Ai Cập vào
tháng 4 năm 1982. Năm 1989, Chính phủ Israel và Ai Cập ký kết một thỏa thuận giải quyết quy chế của Taba, một
vùng do lịch tại Vịnh Aqaba.
Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: [6], [7]
Liên đoàn Ả rập đã phản ứng trước hiệp ước hòa bình bằng cách tạm ngưng quy chế thành viên của Ai Cập trong tổ
chức này và rời trụ sở của nó từ Cairo tới Tunis. Sadat sau này bị các thành viên phản đối những nỗ lực tìm kiếm hòa
bình của ông với Israel trong quân đội Ai Cập ám sát.
Li ban
Những năm sau cuộc chiến năm 1948, biên giới của Israel với Li ban khá yên tĩnh so với những đường biên giới với
các quốc gia khác. Tuy nhiên, sau cuộc trục xuất những chiến binh fedayeen Palestine khỏi Jordan năm 1970 buộc họ
phải tràn vào miền nam Li ban, tình trạng thù địch tại biên giới phía bắc Israel ngày càng tăng cao. Tháng 3 năm
1978, sau một loạt những vụ chạm súng giữa các lực lượng Israel và du kích Palestine tại Li ban, các lực lượng Israel
đã vượt biên giới vào Liban bắt đầu Chiến dịch Litani. Sau khi Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an được thông qua,
kêu gọi sự rút lui của Israel và thành lập Các lực lượng lâm thời Liên hiệp quốc tại Liban (UNIFIL) để giữ gìn hòa
bình, Israel đã rút lui.
Tháng 7 năm 1981, sau những cuộc đấu súng khác giữa Israel và người Palestine tại Liban, phái viên đặc biệt của
Tổng thống Ronald Reagan, Philip C. Ha bib , đã giúp đỡ giàn xếp một cuộc ngừng bắn giữa các bên. Trong thời gian
này Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã tung ra các cuộc tấn công bằng rocket và pháo vào miền bắc Israel. PLO
đồng thời giao chiến với các lực lượng Thiên chúa giáo Li ban.
Tháng 6 năm 1982, Israel trả đũa bằng cách xâm chiếm phần phía nam Liban trong cuộc Chiến tranh Liban 1982
nhằm tiêu diệt PLO, ban đầu chỉ là khỏi miền nam Liban nhưng sau này trên toàn diện đất nước. Một số người Liban
ban đầu thực sự có cảm tình với Israel, nhưng sau đó hầu như toàn bộ người Liban cảm thấy bực bội với sự chiếm
đóng của Israel. Thương tích nặng nề của Israel và sự thiếu hụt mục tiêu rõ rệt khiến sự bất bình trong nhân dân
Israel về cuộc chiến cũng ngày càng gia tăng.