Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Phim ca nhạc (Musical and Dance / Musical) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.04 KB, 10 trang )

Phim ca nhạc
(Musical and Dance / Musical)

I. Giới thiệu chung về phim ca nhạc:
Thế nào là phim ca nhạc?
Thể loại này còn được gọi là phim âm nhạc, phim nhạc kịch Đây là một
trong những thể loại chính của điện ảnh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc
giải Quả cầu vàng (Golden Globe) trao giải Phim hay nhất cho 2 thể loại: Chính
kịch và vũ kịch. Quay trở lại câu hỏi đặt ra từ đầu: Thế nào là phim âm nhạc. Câu
trả lời cực kỳ đơn giản, phim âm nhạc là loại hình điện ảnh phụ thuộc vào âm nhạc,
nếu tách rời âm nhạc ra khỏi phim thì bộ phim ấy sẽ không còn là chính nó nữa.
Các trường đoạn chính của phim âm nhạc sẽ là những ca khúc hoặc những
bản nhạc phục vụ cho nội dung chính của phim. Ngay cả những lời hát cũng có thể
được xem như những lời thoại (một ví dụ điển hình cho điều này là bộ phim «My
Fair Lady», diễn viên chính là Rex Harrison và Audrey Hepburn; hoặc Singin’ in
the Rain – các ca khúc trong phim cũng là diễn biến, tình tiết của bộ phim).
Thông qua âm nhạc, những sắc thái tình cảm của các nhân vật trong phim
cũng được bộc lộ, được đẩy lên cao trào. Kịch tính, mâu thuẫn của bộ phim cũng
có thể được thắt nút hoặc cởi nút bằng âm nhạc.

II. Phim ca nhạc qua các thời kỳ:
Về phim âm nhạc ở thời kỳ đầu, bộ phim âm nhạc đầu tiên có lẽ là The Jazz
Singer, được ra đời vào năm 1927.
Trong những năm cuối thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20, các
ngôi sao nhạc kịch Broadway thay nhau làm mưa làm gió Hollywood với hàng
loạt phim âm nhạc mang hơi hướng Broadway được xuất xưởng liên tục, khiến
bây giờ, nhiều người cứ nghe đến phim âm nhạc là hình dung đến Broadway, mặc
dù có vô khối thể loại phim âm nhạc đã được ra mắt khán giả trong suốt thế kỷ qua.
Ví dụ như Rock (Almost Famous), Rock’n’Roll (A Hard Day’s Night), Jazz (All
That Jazz, Chicago), Classical (Amadeus, Shine), Disco (Saturday Night Fever)
hoặc gần gũi với khán giả dễ tính bằng với các cô ca sĩ Pop như Madonna (Evita)


chẳng hạn

The Jazz Singer
Trong những năm cuối 30 đầu 40 của thế kỷ trước, chắc chắn 2 phim ca
nhạc thành công nhất phải kể đến là The Wizard of Oz (1939) và Fantasia (1941).
Những bộ phim này không những là các ví dụ tiêu biểu cho thể loại phim âm nhạc
mà còn là những kiệt tác trong kho tàng điện ảnh thế giới.
Năm 1997, khi viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ tiến hành bầu chọn 100 phim
hay nhất trong vòng 100 năm tồn tại của điện ảnh, thì The Wizard of Oz chiếm vị
trí thứ 6 còn Fantasia chiếm vị trí 58. (xem danh sách các phim được AFI bình
chọn tại đây)
Nói về The Wizard of Oz, đây chắc chắn là thành công lớn thứ hai của đạo
diễn Victor Flemming, người mà cũng trong năm 1939 tuyệt vời ấy đã cho ra đời
siêu phẩm «Gone With The Wind» (năm 1939 được coi là năm «vàng» của điện
ảnh với việc xuất xưởng hàng loạt kiệt tác, như Gone With The Wind, The Wizard
of Oz, Wuthering Height ). The Wizard of Oz cho đến nay vẫn được hàng triệu
triệu người đủ các thành phần, đủ các lứa tuổi trên thế giới say mê và xem đi xem
lại không biết chán, cùng với câu nói đã trở nên bất hủ của Dorothy Gale:
«There’s no place like home».
Với Fantasia, đây có thể coi là một sự sáng tạo tuyệt vời của một nhà sản
xuất tuyệt vời – Walt Disney, là một món quà vô giá của Walt Disney dành cho
các khán giả nhỏ tuổi cũng như các bậc cha mẹ. Không như các bộ phim hiện nay,
các phần kế tiếp được xuất xưởng một cách liên tục như gà đẻ trứng, hãng Walt
Disney phải mất 60 năm mới có thể cho ra tiếp được một version nữa của Fantasia.
Với Fantasia, chúng ta sẽ được thưởng thức nhạc cổ điển trên nền animation, được
chứng kiến những giây phút thăng hoa của người hoạ sĩ khi đồng cảm với âm nhạc
bác học.
Trong Fantasia, đáng chú ý nhất là Bản giao hưởng số 6 - bản giao hưởng
đồng quê (Pastorale) được minh hoạ bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu
của một thế giới Bạch kỳ mã. Một chi tiết thú vị nữa là tên của chú chuột nghịch

ngợm trong bản «Vị pháp sư và người học việc» được đặt tên là Yen Sid, nếu đọc
ngược lại sẽ thành Disney.

The Wizard of Oz

Fantasia
III. Những ngôi sao của thể loại phim ca nhạc:
Những năm 30-40 ấy cũng ghi nhận sự hiện diện của một loạt các ngôi sao
Hollywood dường như sinh ra chỉ để đóng phim âm nhạc cùng với các vai diễn
đầu tiên của họ.
Có thể kể ra đây bắt đầu từ Fred Astaire - một trong những dancer nổi tiếng
nhất Hollywood, rồi thần đồng Judy Garland – Nữ hoàng dòng phim âm nhạc (The
Queen of the musicals, cô đóng The Wizard of Oz khi mới vừa 17 tuổi), Ginger
Rodgers - người bạn diễn thành công nhất của Fred Astaire, hoặc Gene Kelly.
Thập kỷ 30-40 này được mệnh danh là «Kỷ nguyên vàng của phim âm nhạc» (The
Golden Age of the Musical), với sự hiện diện của một số tác phẩm kinh điển về
phim âm nhạc ở những năm 30 như 42nd Street (1933), Top Hat (1935), Swing
Time (1936), Rosemarie (1936), Maytime (1937), Snow White and the Seven
Dwarf (1937 – bộ phim hoạt hình nổi tiếng và được người Việt biết đến với tên
gọi “Bạch Tuyết và 7 chú lùn), The Wizard of Oz (1939) cùng với sự thăng hoa
và nở rộ của hàng loạt các phim âm nhạc xuất sắc được tiếp nối ra đời vào thập kỷ
40 như Fantasia (1941), Yankee Doodle Dandy (1942), For Me And My Gal (1942
- phim đầu tiên của Gene Kelly ở Hollywood, đóng chung với Judy Garland), Girl
Crazy (1943), Meet Me In St. Louis (1944), The Red Shoes (1948 – Anh sản xuất),
On The Town (1949)

Fred Astaire

Fred Astaire và Ginger Rodgers


Judy Garland trong The Wizard of Oz

Gene Kelly
Những năm thuộc thập kỷ 40-50 chứng kiến thời kỳ hoàng kim của hãng
phim MGM (Metro Goldwyn Mayer) cùng với những tác phẩm kinh điển về phim
âm nhạc của họ. Song hành cùng với những thành công đó là hai huyền thoại mà
tên tuổi của họ gắn liền với những thước phim âm nhạc. Đó là Judy Garland – nữ
hoàng dòng phim âm nhạc (The Queen of the musicals) và Gene Kelly.
Judy Garland, nổi tiếng cùng với “The Wizard of Oz” đã có mặt trong một
loạt phim âm nhạc của MGM như Zieglfeld Girls (1941), bộ phim “For Me And
My Gal” (1942) đóng chung với Gene Kelly, “Easter Parade” (1948) – đóng
chung với Fred Astaire và nổi tiếng hơn cả là “Meet Me in St. Louis” (1944) – bộ
phim mà đạo diễn chính là người chồng tương lai của Judy Garland – đạo diễn
Vicente Minelli.
Judy Garland kết hôn với đạo diễn Vicente Minelli và sau đó, năm 1946, họ
sinh ra một ngôi sao khác cho dòng phim âm nhạc - đó chính là nữ diễn viên tài
năng xinh đẹp Liza Minelli, người sau này giành được giải Oscar trong bộ phim
âm nhạc “Cabaret” (1972). Tài năng của Judy Garland thực sự được thừa nhận qua
giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai Esther Blodgett trong bộ
phim âm nhạc “A Star Is Born” (1954).

A Star Is Born

Meet Me In St. Louis
Sau vai diễn đầu tiên cùng với Judy Garland trong “For Me And My Gal”
(1942), Gene Kelly, người còn được biết đến như một vũ công ballet và tap dance
hay nhất trong lịch sử Hollywood, tiếp tục xuất hiện trong bộ phim “Anchors
Aweigh” (1945) và thử sức trong vai trò đạo diễn lần đầu tiên với bộ phim “On
The Town” (1949) – trong đó ông cũng thủ vai chính. Gene Kelly thực sự bùng nổ
tài năng với bộ phim “An Americann In Paris” (1951) của đạo diễn Vicente

Minelli.
Tuy nhiên, tài năng của Gene Kelly – cả về mặt diễn xuất lẫn đạo diễn –
được đông đảo những người yêu điện ảnh nhớ mãi qua một tác phẩm kinh điển,
một mốc son của phim âm nhạc – bộ phim “Singin’ In The Rain” (1959). (xem
thông tin về phim tại đây)
Có khá nhiều phim của Hollywood đã phải nhắc đến “Singin’ In The Rain”
như là một trong những bộ phim được yêu thích nhất mọi thời đại. Có thể kể ra
đây: “A Clockwork Orange”, “The Full Monty”… Những trường đoạn trong
“Singin’ In The Rain” như đoạn Donald O’Connor nhảy tap dance và hát ca khúc
“Make Them Laugh”; đoạn mà Gene Kelly, Donald O’Connor và Debbie
Reynolds hát ca khúc Good Morning; đoạn Gene Kelly cùng với Donald O’
Connor hát ca khúc Moses

An American In Paris

Singin'' In The Rain

×