Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sắc tộc Korowai - Indonesia pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.13 KB, 6 trang )

Sắc tộc Korowai - Indonesia

Ở nhà cất trên ngọn cây cao trong rừng rậm: sắc tộc Korowai


Sống lẩn khuất trong rừng già nguyên sinh ở trên đảo Tân Guinée
(thuộc Indonésia), sắc tộc Korowai cách nay hai mươi năm vẫn
chưa được con người văn minh biết đến. Nhưng hôm nay, họ thuộc
vào hạng nổi tiếng nhứt trong số 250 bộ lạc hiện sống trên cái hòn
đảo rộng lớn đến 800.000km2 (gấp gần hai lẫn rưỡi Việt Nam). Lý
do là sắc tộc kỳ dị này làm nhà ở ngọn cây cao hàng chục mét cách
mặt đất!

Địa ngục xanh

Người Korowai chỉ được “người da trắng” biết đến mới có hai thập
niên thôi. Chính những giáo sĩ Hòa Lan đã may mắn tiếp xúc được
với họ vào tháng 10 năm 1978. Phải thành thật mà nói rằng muốn
gặp gỡ họ nào phải là chuyện dễ dàng. Họ sanh sống trên một vùng
hẻo lánh nằm sâu trong rừng rậm. Thuộc Irian Jaya của Cộng Hòa
Indonésia (phần tây của đảo Tân Guinea, ở nam bán cầu), giang
sơn người Korawai rộng tối đa khoảng 1.500 cây số vuông (tọa độ
địa lý của 4 điểm ở cực đông, tây, bắc và nam là: 140 độ 10Đ, 138
độ 45Đ, 5 độ 45N và 6 độ 10N). Đây chỉ là một phần của vùng
đầm lầy Irian Barat thuộc châu thổ các sông chánh như Baliem,
Braza, và Pulau đều bắt nguồn từ dãy núi Jayawijaya (chạy dài
theo triền nam của sơn mạch Maoke mà đỉnh Mandala cao nhứt
với 4702 mét) và chảy về phía tây nam để đổ ra biển Arafura. khí
hậu ở đây rất khắc nghiệt: nóng bức và quá ẩm ướt; cụ thể: giữa
tháng 10 và 12 dương lịch, những trận mưa như cầm chĩnh mà đổ,
với vũ lượng là 5 mét nước chỉ trong ba tháng (nên nhớ: ở Sàigòn


suốt cả mùa mưa kể từ tháng đầu 5 đến cuối tháng 10 dl; vũ lượng
chỉ là 2 mét nước). Trong bối cảnh là cái nhà kiếng vùng xích đạo
này, cây cối dĩ nhiên rất um tùm sum xuê, cỏ lác lau sậy rậm rạp.
Đâu đâu cũng là rừng rậm âm u thấy rợn người. Nhưng người
Korowai đã thành công trong việc cải biến cái địa ngục xanh này
thành cái giang sơn bất khả xâm phạm của họ. Một lãnh thổ họ
canh giữ nghiêm ngặt bởi lẽ đó là nguồn sống cho chính họ. Tai
họa cho kẻ nào vì vô tình mà đi lact vào cấm địa! Nỗi lo sợ tha
nhân sẽ tước đoạt mảnh đất “cuốn nhao” có giá trị sống còn luôn
luôn canh cánh trong lòng họ khiến họ tàn sát không chúng xót
thương tất cả kẻ lạ không được họ mời đến. Chính vì vậy mà người
Korowai mãi cho đến ngày nay vẫn còn là một sắc tộc bí ẩn.

Một mảnh vườn – trảng

Dân số người Korowai hiện nay ước lượng khoảng 4.000, sống rải
rác trong một vùng chủ yếu là đầm lầy, giang sơn của muỗi mòng,
đỉa vắt, rắn rít ; mật độ dân số khoảng 8 người trên 3 cây số
vuông, họ sống theo từng thị tộc (elan) nhỏ. Tất cả những người
của một thị tộc đều là hậu duệ của một tổ tiên thời xa xưa lâu đời
hoặc mới 5 - 7 thế hệ. Họ chia với nhau một vùng đất phụ ấm trên
đó họ xây cất nhà: một hoặc hai mái nhà cheo leo trên ngọn cây
cao chót vót đứng sừng sững giữa một cái trảng rộng 2 - 3 mẫu tây,
có được nhờ họ đốn cây rừng bằng búa đẽo có lưỡi bằng đá lửa
(silex/flint)! Thế là trong hậu bán thế kỷ XX này, bên cạnh con
người văn minh đã đặt chân lên mặt trăng, sống lâu ngày trên trạm
không gian thì vẫn còn có con người sống ở thời kỳ đồ đá!

Tại mảnh vườn - trảng, người Korowai trồng khoai lang, khoai
môn, chuối, cọ xa gu (sagoutier), để bảo đảm nguồn lương thực;

chưa thấy họ trồng khoai mì (sắn), bắp (ngô) hay ngũ cốc.

Những tổ sư dựng nhà

Người Korowai cất nhà hêu hêu trên ngọn cây. Vì mục đích gì? Họ
biện bạch rằng để ngắm trông chim chóc và núi non trùng điệp ở
chân trời phương bắc (tuyết trường cửu phủ trắng xóa những đỉnh
núi như Mandala, Wisnumurte 4595 mét, Daam 4.927m). Nhưng
cũng có thể, và đây mới là việc quan trọng, là ngăn chặn không
cho bất cứ kẻ lạ mặt nào, nhứt là các tay phù thủy có khả năng gây
tai họa, bất chợt hoặc vô tình hay cố ý bén mảng vùng cấm địa của
họ, những người khách không mời mà vẫn dẫn thân xác đến
thì nhứt định Ngọc Hoàng giũ sổ họ là cái chắc Quí bạn thử nghĩ
cất một ngôi nhà ở trên cao mà sàn cách mặt đất ít nhứt cũng 9 –
10 mét, thậm chí có khi ngất nghểu ở 30 hoặc 40 mét, đâu có phải
là chuyện dễ dàng, đơn giản đâu. Chỉ nội cái việc tìm cho được
một cây cổ thụ có thân suôn đuột, cao và to cả ôm, không khác gì
đám cây dầu hoặc sao tại các gò có cất đình miếu ở bên nhà trước
năm 45, cành nhánh tỏa ra bốn bên để làm nơi tựa cho sàn nhà,
cũng đã là công việc khó khăn. Chung quanh thân cây mà một số
nhánh bị tỉa bớt, đám đàn ông lực lưỡng, làn da bánh mật, trần
truồng như nhộng hoặc có mang thứ khố quá ư đơn giản, hè hụi
dựng lên một giàn trò (còn gọi là giàn giáo) tạm bợ để thiết lập cái
sàn nhà. Đây là cái vỉ to tướng hình chữ nhật, thông thường dài độ
dưới 8 mét và ngang khoảng trên 5 mét. Sàn nhà gồm hai lớp hệ
thống thân cây đặt thẳng góc nhau: lớp dưới gồm loại cây lớn dùng
làm đà đặt cách khoảng nhau độ ba gang tay, lớp trên gồm loại cây
nhỏ hơn dùng làm vạc nên đặt cách khoảng nhau độ hai lóng tay;
tất cả đều được cột hoặc néo thật chắc bằng dây rừng bền bỉ. Riêng
tầng vạc, có chừa những ô vuông, mỗi cạnh độ nửa mét: đây là chỗ

sẽ đặt bếp lửa. Trên tầng vạc có lớp phủ làm bằng vỏ cây cọ
(palmier/palm). Kế đó họ dừng vách hông cao khoảng một mét
rưõi bằng cọng và sống lá cây cọ xagu được chầm sẵn thành từng
tấm (như thể tấm là buôn ở bên nhà) và cột vào những tấm liếp kết
vào đố vách. Sau cùng là làm hai mái nhà giáp mí ở trên cây đòn
dông cao hơn sàn nhà độ hai mét có dư, rồi lợp bằng lá cây cọ
xagu. Bấy giờ mới tháo gỡ cái giàn trò. Từ rày về sau, cái cách
thức duy nhứt để lên đến căn nhà cheo leo là cái loại thang độc
đáo; đúng ra nó là một cây sào to bằng bắp chuối, chôn gần thẳng
đứng, do thân cây được gọt đẽo thành một loạt nấc cách nhau đều
đặn khoảng 30cm.

Mái ấm gia đình

Nếu đàn ông và đàn bà cùng sống chung dưới một mái nhà cheo
leo nhưng mỗi phái tính chiếm một phần đất dành riêng, thậm chí,
trong những ngôi nhà khang trang sang trọng với cầu thang và lối
vào riêng biệt. Cả nam lẫn nữ lõa thể (các bức ảnh của các giáo sĩ
chụp để làm bằng); đồ trang sức của phái đẹp chỉ là sợi dây chuyền
do những răng thú xỏ thành xâu chuỗi đeo vòng quanh cổ. Mái tóc
đen ánh quăn xoắn khuôn ốc; trái tai lành lặn chứng tỏ không biết
đeo khoen hay bông tai để làm đẹp.

Dưới mái nhà, ngoài con người còn có chó nhà và heo mọi nhỏ
con! Mấy chú “trư” này được nuôi để làm quà tặng. Người ta tặng
nhau các chú “ẹc, ẹc” vào dịp cưới hỏi hoặc để làm giảm mất nỗi
xích mích trong gia đình. Nhóm đàn ông và nhóm đàn bà đều có
một bếp lửa riêng để nấu nướng thức ăn. Lửa cháy trong một chiếc
mâm làm bằng nhánh cây đang vào nhau rồi được phủ lên bằng lá
và đất sét. Đặt lên trên cái lỗ ô vuông chừa sẵn trên sàn nhà, chiếc

mâm này được xem như cái cà ràng (TNTĐVN - Lê Ngọc Trụ, tr.
497) rất thông dụng ở miền Nam cho ghe xuồng, chỉ được cột ràng
vào sàn nhà bằng vài sợi dây leo mà ta chỉ cần chặt đứt đi nếu có
nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

Thế giới người Korowai

Người Korowai không có chữ viết. Sự hiểu biết của tổ tiên và
những tín ngưỡng của thị tộc được truyền tụng bằng lời kể từ đời
nọ sang đời kia, từ ông đến cha, từ cha đến con, trong những buổi
tối chùm nhum quanh bếp lửa hồng. Nhưng lại có những chuyện
thiêng liêng mà duy nhất người trưởng thành mới được quyền hiểu
biết và kể lại cho những kẻ được phép nghe, chẳng hạn như sự phát
sanh của thế giới. Trong điều tưởng tượng của người Korowai, cái
thế giới ta bà này giống như ba vòng tròn lồng vào nhau. Cỏ cây
(thực vật), cầm thú (động vật) và loài người sanh sống nội bên
trong cái vòng trong cùng. Ngoài đó là giang sơn vương quốc của
những người chết. Cả một cảnh giới cũng chia xẻ thành nhiều thị
tộc và những lãnh thổ, tất cả đều giống y như cõi sinh vật hiện tiền.
Sau cùng, bên trong chiếc vòng ngoài cùng là cả một đại dương
với sóng vổ ì ầm, ngày nào đó, sẽ chôn vùi tất cả loài người và loài
vật vào buổi cáo chung của vạn vật: ngày tận thế đấy.

Thị trường của rừng rậm

Rừng là cái tủ “gạc măn giê” (sđd. tr.566: garde manger/meat safe)
của người Korowai. Họ tìm thấy ở đây đồ hàng bông (la ghim:
légumes/vegetable) như dưa leo (còn nói: dưa chuột) rừng và các
loại trái cây như loại nhãn ở đảo Fidji hoặc trái xa kê hay mít bột
(fruit d l’arbre à pain/bread fruit) mà đôi khi phải leo lên thật cao

mới hái được bằng cây sào dài. Thú rừng cũng không thiếu: nhứt là
loại heo mọi (cochon sauvage/wild pig; đừng lầm với loài heo
rừng: sanglier/wild boar) mà họ săn bằng tên hoặc bắt sống bằng
hầm sâu được ngụy trang có đậy nắp. Còn những loài thú rất khoái
khẩu, nhưng hiếm hơn: con đà điểu cổ trụi (casoar: casso wary, chỉ
sống ở Úc Đại Lợi và Tân Guinea) nhỏ con mà chạy thật mau.
Làm sao người Korowai săn con casoar? Rất đơn giản: họ giăng
thật thẳng một sợi dây nối giữa hai thân cây, rồi hò hét và đập vào
lùm bụi ra tuồng như rượt đuổi nôn sau lưng khiến cho con vật
hoảng sợ, chạy bán mạng và vướng dây mà gãy cổ và ngã gục tại
chỗ. Chẳng có một giống vật nào bị họ chê cả. Nào là rắn rít, cắt ké
kỳ nhông, hỏa xà, ếch nhái, dơi, chim chóc, kỳ đà, sấu : tất cả
đều ăn ngon miệng. Tuy nhiên, mọi thị tộc đều có một con vật tổ tô
tem (sđd. tr 781: to tem) là tuyệt đối cấm kỵ săn giết để ăn thịt. Ví
dụ: người Giffanop không bao giờ nhấm nháp một miếng thịt
casoar vì con vật được xem là thủy tổ của thị tộc. Tất cả mọi
người, trái lại không chừa một ai, đều say mê ăn ấu trùng của một
loại bọ hung (scarabée/beetle) sống lúc nhúc trong thân cây cọ
xagu bị mục rã; đây cũng là một thứ cây được người Korowai
trọng vọng vui mừng vì lẽ họ cũng trích ra từ thân cây một thứ bột
được các bà cho thêm nước vào để nhồi thành cục bột trước khi
đem nướng chín.

(sưu tầm)

×