Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nghệ thuật "điều khiển" sếp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 3 trang )

Nghệ thuật "điều khiển" sếp
Sếp là người quản lý bạn nhưng trong một số trường hợp, với sự khéo léo của
mình, bạn cũng có thể “lãnh đạo” được sếp đấy.

Nếu khéo giao tiếp, bạn có thể “điều khiển” được sếp đấy (Ảnh minh hoạ)
“Bắt” sếp tăng lương cho mình
Trước khi đưa ra “chỉ thị” này với sếp, bạn phải tìm hiểu kỹ thị trường lao động,
mức lương của công việc bạn đang làm, năng lực của chính bạn, vấn đề tài chính
của công ty… Khi đã chắc chắn rằng bạn hoàn toàn xứng đáng được tăng lương
hoặc thăng chức, hãy mạnh dạn đề xuất với sếp, đưa ra những lý lẽ lập luận mà
sếp không thể chối từ.
Vạch tội sếp
Có thể một lúc nào đó sếp có hành vi sai trái hay bất nguyên tắc. Bạn cân nhắc
xem có nên nói với ai không. Đừng vội tố cáo sếp. Hãy tự đánh giá xem hành vi
đó của sếp là vô tình hay có mưu đồ đen tối. Thẳng thắn nói chuyện với sếp, khẳng
định rằng: Tôi là người trung thực, tôi không thích những hành vi gian dối. Sếp sẽ
phải cúi đầu nghe bạn đấy.

Không phải mọi lời sếp nói đều đáng nghe, không phải mọi quyết định của sếp đều
đúng đắn (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, đây là một việc làm nhiều rủi ro. Rất có thể bạn đang có một ông sếp
bảo thủ và thiếu tinh thần cầu thị. Có thể sếp sẽ “trù” bạn hoặc tung tin xấu về bạn,
cho bạn “out” khỏi công ty. Muốn không rơi phải tình cảnh đó, hãy tìm hiểu kỹ sự
việc, nắm chắc phần thắng của mình.
Nếu hành động của sếp chỉ là nhất thời, hãy chân tình lựa lời nói riêng với sếp, sếp
sẽ không trách được bạn đâu.
“Hạ gục” ý kiến của sếp
Không phải mọi lời sếp nói đều đáng nghe, không phải mọi quyết định của sếp đều
đúng đắn. Bạn sẽ làm gì khi sếp đưa ra một ý kiến sai lầm. Nếu bạn có đủ lập luận,
hãy thẳng thắn trình bày, chứng mình cái sai của sếp. Là một người hiểu đời, sếp
sẽ hiểu là nên làm theo lời bạn.


Nhớ đừng phủ nhận hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến lòng tự ái của sếp nhé.
Biết dùng lời hay ý đẹp
Nếu khéo giao tiếp, bạn có thể “điều khiển” được sếp đấy. Không phải là nịnh nọt,
“điều khiển” ở đây là hướng sếp làm theo cái đúng, có lợi cho người lao động là
bạn. Có thể sếp ở trên cao quá, nên không nắm bắt được những điều dưới gốc. Hãy
âm thầm, kiên trì “rót” vào đầu sếp những điều mà sếp không nắm hết, để sếp thấy
rõ hơn những điều họ nên làm cho nhân viên của mình.


×