Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu “Dũng khí” để từ chối làm thêm giờ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 4 trang )

“Dũng khí” để từ chối làm thêm giờ
Là nhân viên, rất ít người có đủ “dũng khí” để thẳng thừng từ chối những lời đề
nghị hoặc nhiệm vụ từ cấp trên, kể cả việc phải làm thêm giờ. Vậy muốn nói
“không” mà chẳng sợ làm mất lòng sếp hay tổn hại đến vị trí của bạn thì làm thế
nào?
Trước làn sóng sa thải ồ ạt trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, không ít nhân
viên bị đè nặng bởi áp lực phải chứng tỏ năng lực, vai trò quan trọng của mình hơn
so với các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên nếu không tự đặt ra những chuẩn mực
nhất định cho mình, bạn sẽ rất dễ bị bóc lột sức lao động bằng chiêu bài làm thêm
giờ của các ông chủ. Học cách từ chối đề nghị này cũng là cách để chứng tỏ mức
độ chuyên nghiệp của bạn. Dưới đây là 5 bí quyết giúp bạn nói lời từ chối với đề
nghị làm thêm giờ từ cấp trên mà không hề gây “nguy hiểm” cho sự tồn tại của
bạn tại công ty.

1. Có phải sếp muốn tôi ưu tiên công việc này trên hết?

Nếu lý do bạn nói “không” làm thêm giờ là vì công việc hiện tại của bạn đã choán
hết tất cả thời gian thì rõ ràng nhiệm vụ mới được giao sẽ khiến bạn phải san sẻ
trách nhiệm. Điều này cho thấy bạn vẫn tỏ ra rất nhiệt huyết và thực sự là giải
pháp thông minh trong khi rõ ràng bạn không muốn tăng thêm khối lượng công
việc của mình. Đừng ngại khi cho cấp trên thấy bạn đang bận rộn như thế nào.
Nhiều khả năng sếp của bạn sẽ giao công việc này cho một ai khác hơn là ngồi rà
soát lại toàn bộ kế hoạch làm việc với bạn, nhưng ngay cả khi họ vẫn khăng khăng
đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiệm vụ họ giao thì ít nhất khối lượng công việc hiện
tại của bạn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp hơn.

2. Tôi không phải là người thích hợp nhất để làm điều này

Người lao động thường không còn tuân theo những chuẩn mực của họ khi nói
không với công việc được giao thêm vì họ e ngại điều đó có thể làm tổn hại đến uy
tín và sự chuyên nghiệp của họ, nhưng việc thừa nhận năng lực của mình không có


nghĩa là bạn không quan tâm đến kết quả của công việc. Bất cứ khi nào có thể bạn
nên gợi ý một đồng nghiệp khác mà bạn nghĩ là phù hợp hơn với công việc với
cấp trên, điều đó cho thấy bạn không phải chối bỏ trách nhiệm mà là đưa ra một
giải pháp tốt hơn cho cả nhóm. Đừng ôm đồm quá. Có thể, cấp trên sẽ nghĩ bạn
lười biếng hoặc vô trách nhiệm nhưng nếu muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp thì
đôi khi bạn phải chấp nhận những áp lực đó một thời gian.

3. Tôi chỉ có thể làm nó vào một ngày khác!

Nếu không bận lắm, bạn có thể đảm nhận trách nhiệm và hoàn thành nó. Điển hình
ở các nhà quản lý là họ thường thiếu kiên nhẫn khi phân việc cho các kế hoạch
mới, vì thế, họ giao nhiệm vụ này cho người khác. Bên cạnh đó, nếu bạn có một
lịch làm việc đầy ắp thì cũng không việc gì phải xấu hổ khi bạn nói “không” với
công việc được giao mới. Trên thực tế, nếu bạn nói “không” với việc làm thêm thì
bạn sẽ dành được nhiều thời gian rảnh cho cuộc sống gia đình của mình. Chính vì
vậy, bạn đừng bao giờ nói dối về trách nhiệm hiện tại mình đang đảm nhiệm. Nếu
bạn nhận, bạn có thể mất tất cả sự tín nhiệm.

4. Tôi thấy không thoải mái khi làm nhiệm vụ này

Đôi khi, lý do bạn từ chối làm thêm giờ là để có thêm thời gian hoàn thành các kế
hoạch có sẵn hoặc các công việc khác được năng suất hơn. Nếu bạn cảm thấy đây
là một dự án trái nguyên tắc, là một chiến lược sai lầm hoặc sẽ lãng phí thời gian
và nguồn lực thì cũng đừng ngại ngần thể hiện sự phản đối của bạn. Tuy nhiên,
hãy chắc chắn rằng bạn nói lên quan điểm của mình một cách nghiêm túc và
không có sự đổ lỗi. Điều cuối cùng bạn cần làm để leo lên những bậc thang cao
hơn trong sự nghiệp là phải lờ đi những mối quan tâm không đáng có. Trong kinh
doanh, cách tốt nhất để tránh rơi vào tình thế khó xử là phải chủ động.

5. Liệu có một cách khác để tôi có thể trợ giúp sếp?


Nếu bạn có thời gian và năng lực để đảm nhiệm nhiều công việc hơn nhưng lại
nhận thấy nhiệm vụ mới được giao có thể gây ra phiền phức cho bạn thì bạn có thể
đề nghị làm một công việc khác thay thế. Việc bạn nói “không” để nhận thêm
nhiệm vụ không có nghĩa là bạn từ chối trợ giúp cấp trên. Phương pháp này đặc
biệt có hiệu quả khi văn phòng của bạn đóng vai trò trung tâm trong quy trình sản
xuất bởi vì điều đó cho phép bạn kiểm soát được khối lượng công việc. Tuy nhiên,
hãy cận thận đừng để mọi việc quá mức độ. Cấp trên của bạn có thể sẽ để ý đến
việc bạn đang cố gắng để lựa chọn những phần việc “dễ thở” hơn và quy trách
nhiệm cho bạn.

Chỉ cần nói “Không”: Không có vấn đề gì với năm phương pháp mà bạn sử dụng
ở trên. Hãy luôn nghĩ đến nó khi bạn muốn nói “không” trước những áp lực mà
cấp trên tạo ra đối với bạn bằng cách giao thêm việc cho bạn. Bạn cần phải giữ
bình tĩnh và tỏ thái độ tôn trọng. Điều quan trọng hơn là bạn nên khiến mọi việc
trở nên rõ ràng khi khẳng định bạn sẽ không làm thêm giờ để tránh sự nhập nhằng
trong công việc. Nếu bạn gặp rắc rối với vị trí hiện tại của mình thì hãy nhớ: Bạn
đang hoàn toàn đúng.

×