Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Bao cao tong ket đề tài nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây xoan đào bản địa (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 83 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản
địa (Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ
lớn tại tỉnh Lào Cai


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản địa
(Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai được
thực hiện từ năm 2013- 2016. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện đề tài, Trung
tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng và các thành viên tham gia thực hiện đề tài đã tích cực
triển khai thực hiện theo nội dung đề tài đã được phê duyệt. Đơn vị đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh lào Cai; đồng
thời có sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, cá nhân như Chi cục Kiểm Lâm
tỉnh Lào Cai, hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn, Hợp tác xã chế biến Lâm sản phương
Thái, trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Lào Cai, UBND các xã thuộc vùng nghiên cứu
và các hộ gia đình, cá nhân tham gia, thực hiện đề tài để các nội dung công việc trong
đề tài được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
Nhân dịp này đơn vị thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công
nghệ tỉnh Lào Cai, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai, hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn,
Hợp tác xã chế biến Lâm sản phương Thái, trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Lào Cai,
Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. UBND các xã thuộc vùng nghiên cứu
và các hộ gia đình, cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhóm tác giả
trong việc triển khai đề tài.
Tuy nhiên trong qua trình triển khai thực hiện cũng như việc xây dựng các báo
cáo kết quả tổng kết đề tài không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Các thành viên
thực hiện đề tài kính mong nhận được các ý kiến, đóng góp quý báu của quý vị.
Xin trân trọng cảm ơn !

MỤC LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................iv
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................3
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................................... 15

KIẾN NGHỊ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................53

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt/ký hiệu Giải nghĩa đầy đủ
BNN &PTNT
Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn
CT
Cơng thức
D1.3
Đường kính ngang ngực
Do

Đường kính gốc

ĐC
LK
Nh
h
Hvn
Hdc

OTC
P%
Q
R
TCN
TT
TLS
Tr

XN

Đối chứng
Lồi khác
Nhội
Giờ
Chiều cao vút ngọn
Chiều cao dưới cành
Ơ tiêu chuẩn
Tỷ lệ bị sâu/bệnh
Quế
Cấp bị sâu/bệnh
Tiêu chuẩn ngành
Thẩu tấu
Tỷ lệ sống
Trám
Xoan đào
Xoan nhừ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................iv
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................3
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................................... 15

iii


KIẾN NGHỊ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................53

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình
Tên hình
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................iv
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................3
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................................... 15

KIẾN NGHỊ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................53

iv



THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản địa
(Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai - Cấp
đề tài: Cấp Tỉnh
2. Chủ trì đề tài: TS. Vũ Văn Định
3. Cộng tác viên đề tài:
- GS.TS. Phạm Quang Thu: Trung tâm nghiên cứu (TTNC) Bảo vệ rừng - Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- TS. Đào Ngọc Quang: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- TS. Lê Văn Bình: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- TS. Nguyễn Thị Thúy Nga: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam
- ThS. Đặng Như Quỳnh: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ThS. Nguyễn Mạnh Hà: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ThS. Lê THị Xuân: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ThS. Nguyễn Hoài Thu: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ThS. Nguyễn Minh Chí: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ThS. Nguyễn Đình Thắng: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai
- ThS. Nguyễn Thị Lan Anh: Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai
- ThS. Hoàng Quốc Bảo: Tỉnh đoàn Lào Cai
- ThS. Nguyễn Văn Nam: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam
- KS. Nguyễn Văn Thành: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam
- KS. Trần Nhật Tân: TTNC Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp
- KS. Lương Văn Minh: Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn
- KS. Mỏ Văn Duần Hạt Kiểm Lâm huyện Tân Yên Lai Châu
- Ngô Xuân Bình: Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng rừng và chế biến Lâm sản
Phương Thái

4. Đơn vị phối hợp
- Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai
- Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn
- Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai
- Hợp tác xã Chế biến lâm sản Phương
5. Thời gian thực hiện đề tài:
36 tháng, từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016
6. Kinh phí đã cấp
TT
Năm
Kinh phí (triệu đồng)
v


Được cấp
1
Năm 2013
150
2
Năm 2014
250
3
Năm 2015
200
4
Năm 2016
76
Tổng cộng
676
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

TT

Thực hiện
150
250
200
76
676

Nội dung theo kế hoạch
Kết quả phải đạt
Nội dung 1: Nghiên cứu một
1 số đặc điểm lâm học, sinh Báo cáo chuyên đề
thái của cây Xoan đào
Nội dung 2: Chọn cây trội,
nghiên cứu vật hậu và
2
Báo cáo chuyên đề
phương pháp bảo quản hạt
giống
50 cây trội được
2.1 Chọn cây trội
tuyển chọn
Nghiên cứu về vật hậu của
2.2
Số liệu cụ thể
cây Xoan đào
Nghiên cứu bảo quản hạt
2.2
Số liệu

giống
Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ
3 thuật nhân giống và gây Báo cáo chuyên đề
trồng Xoan đào
Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây Cây con đủ tiêu
3.1
con từ hạt
chuẩn xuất vườn
3.2 Nghiên cứu mật độ trồng
2 ha mô hình
3.3 Nghiên cứu chế độ bón phân
2 ha mô hình
Đánh giá tình hình sinh
3.4
Số liệu
trưởng và sâu bệnh hại
Nội dung 4: Xây dựng
1 bản hướng dẫn kỹ
4 hướng dẫn kỹ thuật nhân
thuật
giống và gây trồng Xoan đào
Báo cáo tổng kết đề
5 Tổng kết đề tài
tài
Nội dung thực hiện vượt kế hoạch đề tài
Giám định tên sâu bệnh hại
6 và đề xuất biện pháp phòng
trừ bệnh hại cây Xoan đào

Kết quả đạt được

Báo cáo chuyên đề

Báo cáo chuyên đề
55 cây trội được tuyển
chọn
Số liệu cụ thể
Số liệu
Báo cáo chuyên đề
Cây con đủ tiêu chuẩn
xuất vườn
2,25 ha mô hình
2,25 ha mô hình
Số liệu
1 bản hướng dẫn kỹ
thuật
Báo cáo tổng kết đề tài
Danh mục sâu bệnh hại
và đề xuất biện pháp
phòng trừ

SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
Stt
1

Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất
lượng chủ yếu

Đơn vị đo

Theo kế hoạch


Cây

50

Cây trội
vi

Thực tế đạt
được
55


2
3
4
5
6
7
8

Mơ hình thí nghiệm
Chun đề nghiên cứu
Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài
Báo cáo khoa học tổng kế đề tài
Bài báo khoa học
Đào tạo sau đại học
Đào tạo sinh viên

ha

Chuyên đề
Báo cáo
Báo cáo
Bài báo
Cao học
Sinh viên

vii

4
3
5
1
1
0
0

4,5
3
5
1
1
1
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) là loài cây
bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Trong những năm gần
đây Xoan đào bị khai thác cạn kiệt nên được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam. Trong điều

kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực đạt 75cm. Thân cây
hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, dác gỗ màu trắng. Cành non được bao
phủ bởi lông mịn dày đặc màu nâu, lá đơn nguyên hình trứng hoặc elip, 2 mặt lá đều
có lông. Quả hạch, hình cầu, có lông, lúc non quả có màu xanh, quả chín chuyển thành
màu tím. Ở Việt Nam, cây Xoan đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc
như Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số tỉnh
Tây Nguyên. Tại Lào Cai, Xoan Đào có phân bố ở một số huyện như Văn Bàn, Bảo
Hà, Bát Xát… Nhìn chung, Lào Cai có điều kiện thuận lợi để phát triển trồng rừng
Xoan đào phục vụ kinh doanh gỗ lớn
Gỗ Xoan đào được xếp ở nhóm 6, gỗ bền đẹp có đặc tính cơ lý rất tốt, trọng
lượng gỗ trung bình, bề mặt gỗ có màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ nội thất
và cao cấp trong gia đình
Xoan đào có gỗ dác màu hồng nhạt hơi vàng, lõi màu đỏ nâu nhạt. Vòng năm
có thể thấy trên mặt cắt ngang, gỗ có màu sẫm, tia nhỏ mật độ cao, mạch to trung
bình. Nhu mô quanh mạch hẹp. Gỗ bền, tỷ trọng: 0,518, lực kéo ngang thớ 26 kg/cm 2.
Nén dọc thớ 368 kg/cm2, oằn 0,865 kg/cm2 (). Gỗ Xoan đào xếp
nhóm VI, dùng trong xây dựng, đóng đồ, công vụ nông nghiệp. Hạt ép dầu ăn hoặc để
đốt, tỷ lệ dầu trong hạt 40-45%. Hạt giã nhỏ sao với rượu đắp vào chỗ gãy xương làm
vết thương chóng lành. Gỗ Xoan đào có đặc tính cơ lý rất tốt, tỷ trọng trung bình
0,518, bề mặt gỗ màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng đồ nội thất cao cấp và rất
được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Hạt Xoan đào có thể dùng để làm
thực phẩm hoặc dược liệu. Việt Nam ngày càng mở rộng diện tích trồng rừng nhằm
khơi phục lại diện tích rừng đã mất, đồng thời để đáp ứng nhu cầu gỗ ngày càng tăng
do sức ép về dân số và mơi trường. Các lồi cây để phục vụ trồng rừng trồng sản suất
phải có năng suất và chất lượng tốt để đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường
sinh thái.
Theo quy hoạch 3 loại rừng, hiện nay chúng ta có 16,24 triệu ha rừng và đất
lâm nghiệp (trong đó, rừng đặc dụng 2,19 triệu ha, rừng phòng hộ 5,55 triệu ha và
rừng sản xuất 8,49 triệu ha). Cho đến nay cả nước vẫn còn hơn 2,8 triệu ha đất trống,
1



đồi núi trọc, trong đó có 1.250.000ha có thể trồng mới rừng, 750.000ha khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Phần cịn lại (khoảng trên 800.000ha) là cơng trình hạ
tầng, ao hồ, sông suối, núi đá, vùng sâu, vùng xa không thể tiếp cận...không thể trồng
rừng. Do đó, theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cùng với
việc tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng dự kiến trồng mới 1.250.000 ha, trong đó rừng
phòng hộ 250.000 ha và rừng sản xuất 1.000.000 ha.
Gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và sản xuất đồ mộc ở nước ta trong những
năm gần đây không ngừng tăng lên. Năm 2001 xuất khẩu đồ mộc của Việt Nam đạt trị
giá 335 triệu USD thì năm 2004 đã đạt 1,1 tỷ USD, năm 2007 là 2,4 tỷ USD, năm
2010 là 3,4 tỷ USD, năm 2013 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 5,37 tỷ USD,
năm 2014 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt khoảng 6,2 tỷ USD, năm 2015 đạt
6,9 tỷ USD Tuy vậy gỗ trong nước mới đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất, những năm
gần đây mỗi năm phải nhập khoảng 3 triệu mét khối gỗ với số tiền khoảng 1 tỷ USD
để sản xuất đồ mộc. Mặt khác, theo báo Công Thương hiện nay tiêu thụ gỗ ván sàn và
đồ mộc trong nước cũng rất lớn, trong khi sản xuất của các doanh nghiệp trong nước
mới đáp ứng 20% nhu cầu của thị trường nội địa, 80% còn lại phải nhập của các nước
như: Nam phi, Lào, Campuchia…. Đó là chưa nói nhu cầu gỗ cho sản xuất giấy cũng
không ngừng tăng lên.
Như vậy nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất đồ mộc
đang tăng lên nhanh chóng, trong khi rừng tự nhiên một phần đã được chuyển thành
rừng Quốc gia hay Khu bảo tồn thiên nhiên khơng thể khai thác, số cịn lại phần lớn là
rừng thứ sinh nghèo kiệt, không thể khai thác. Hơn nữa lượng tăng trưởng từ rừng tự
nhiện hàng năm không quá 5-6 m3/ha/năm. Vì thế, trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu
cho công nghiệp, xây dựng, sản xuất đồ mộc và các nhu cầu khác đang được phát
triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong hội thảo ngày 18/12/2014 về tái cơ cấu nghành Lâm
nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 trong đó các nhà quản lý và các nhà khoa học quan tâm
đến một số lĩnh vực trong đó có trồng rừng kinh doanh gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ.
Trong những năm gần đây Lào Cai dự kiến sẽ trồng 394 ha Xoan đào (Công văn

số 332/BC-CCLN ngày 9/9/2011 của chi cục lâm nghiệp tỉnh Lào Cai về chiến lược
phát triểm cây lâm nghiệp). Nhưng trước khi triển khai trồng rừng sản xuất đại trà cần
có hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng, mơ hình khảo nghiệm sự thích nghi,
tình hình sâu bệnh hại nhằm đánh giá một cách tồn diện. Xuất phát từ những lý do
trên chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây
2


trồng cây Xoan đào bản địa (Pygeum arboreum Endl) phục vụ trồng rừng kinh
doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai”

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về cây Xoan đào trên thế giới
Phân loại và thực vật học: Xoan đào có tên khoa học là (Pygeum arboreum
Endl) tên đồng nghĩa (Prunus arborea), tên khác theo tiếng Thái Lan - Lào May
Mactec, thuộc họ Rosaceae. Trên thế giới Xoan đào phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn độ, Pakistan, Chine, Myanmar, Thailand... (Kalkman,
1965). Xoan Đào có một số tên khoa học khác nhau như Digaster sumatranus Miq.,
Polydontia arborea Blume, Pygeum arboreum Blume, Pygeum blumei Teijsm. & Binn
nhưng tên được dùng phổ biến nhất là Pygeum arboreum (Blumea, 1965).
Xoan đào là cây gỗ lớn trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 40m đường
kính 75-80 cm. Thân cây hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, bên ngoài vỏ
màu xanh lá cây, dác gỗ màu trắng. Cành non được bao phủ bởi lông mịn dày đặc màu
nâu, lá đơn nguyên hình trứng hoặc elip rộng 2-7 cm, dài khoảng 15 cm, 2 mặt lá đều
có lông. Hoa chùm màu vàng trắng mọc ở nách lá hình chuông chia làm nhiều thùy.
Quả hạch, hình cầu, có lơng, đường kính khoảng 0,5 cm màu xanh lá cây sau đó màu
đỏ hoặc gốc ít khi có bạnh vè (Lim và Gan 2009).

Quả Xoan đào


Cành non
3


Đặc điểm sinh thái: Cây mọc phân tán trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh.
Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, dễ gây trồng, có thể trồng thuần loài hoặc
hỗn giao với nhiều loài cây khác. Cây tái sinh mạnh trong các loại rừng thứ sinh. Cây
Xoan đào có biên độ sinh thái rộng và gây trồng trên nhiều loại đất, nhiều loại lập địa
khác nhau. Song những nơi cịn tính chất đất rừng cây sinh trưởng và tái sinh mạnh
hơn. Giá trị sử dụng: Gỗ Xoan đào được xếp ở nhóm 6, gỗ bền đẹp có đặc tính cơ lý
rất tốt, trọng lượng gỗ trung bình, bề mặt gỗ có màu đỏ nhạt dễ gia công dùng để đóng
đồ nội thất và cao cấp trong gia đình. Xoan đào có ý nghĩa là một loại thuốc được bào
chế từ vỏ của Xoan đào và trong thời kỳ này được sử dụng để chữa các căn bệnh liên
quan đến tiền liệt tuyến và đường tiết niệu (Carolo Mueller Berol, 1858). Theo nghiên
cứu của Wiart (2006) trong lá, hạt và vỏ Xoan đào có tác dụng đối với cải thiện tiêu
hóa nhưng nếu dùng quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hoạt chất
phytosterol chiết xuất từ Xoan đào có công hiệu tốt trong điều trị bệnh tiền liệt tuyến
(Hyde và cộng sự, 1997). Ngoài ra Xoan đào cũng được cho là cây có khả năng trồng
cảnh quan (Lim và Gan 2009).
Trong rừng tự nhiên giai đoạn trưởng thành Xoan là cây tiên phong ưa sáng và
có vai trị quan trọng trong cơng tác phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại
Indonesia, Soedjito (2015) đã chỉ ra rằng Xoan đào là cây ưa sáng, dễ tái sinh tự nhiên
nên Xoan đào có mật độ cao nhất với hệ số tở thành lồi IV = 27%. Mặc dù theo thời
gian phục hồi, mật độ Xoan đào có giảm đi nhưng vẫn có giá trị IV% cao nhất sau khi
rừng phục hồi 30 năm.
Ở Malaysia đã cho thấy loài Xoan đào thường tồn tại trong các rừng già thứ
sinh có cấu trúc 3 tầng, trong đó Xoan đào thường xuất hiện trong tầng cao nhất và
mọc cùng với các loài như Koopassia malaccensis, Cratoxylum arborescens,
Baccaurea hookeri… (Bibian Michael Diway và Paul P.K. Chai, 2004).
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tiềm năng của cây Xoan đào

là rất lớn song đến thời điểm này có rất ít công trình nghiên cứu đặc biệt là kỹ thuật
gây trồng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Phân loại và thực vật học: Theo nghiên cứu của Vũ Văn Định và cộng sự
(2016) Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), là loài cây
bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Xoan đào là cây gỗ lớn
trong điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 40m, đường kính ngang ngực đạt 75cm,
4


thân cây hình trụ, thẳng, chiều cao dưới cành lớn. Ở vườn rừng cây cao 20-25m,
đường kính ngang ngực từ 40-50cm, thân cây hình trụ.
Xoan đào có vỏ nhẵn màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có
nhiều bì khởng trịn, màu nâu nhạt. Tồn thân có mùi hơi bọ xít. Lá đơn ngun, phiến
lá dày, hơi nhọn. Hoa chùm mọc ở nách lá, màu đài hình chuông chia làm nhiều thùy.
Cánh hoa nhỏ, phủ nhiều lơng. Xoan đào ra hoa tháng 3-4 quả chín tháng 8-9, khi chín
chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt. Quả hạch, hình thận, đường kính 2cm, chứa 5
hạt. Hạt có màu nâu nhạt, có nhiều dầu thơm (Nguyễn Thị Nhung, 2009).
Xoan đào Cành non phủ dầy lông mịn màu nâu gỉ sắt, sau nhẵn màu nâu đen,
rải rác các nốt sần màu nâu nhạt. Tồn thân có mùi hơi bọ xít. Lá đơn mọc cách hình
trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đi hình nêm rộng hoặc gần trịn, dài 6-7 cm, rộng 2,5-3
cm, mép lá nguyên hơi quặt về sau đi hình nêm rộng hoặc gần trịn, gân lá lõm ở
mặt trên, có 2 tuyến dẹt màu lục bóng ở phía đi lá, mặt dưới lá thường phủ lông
màu gỉ sắt, lá kèm hình tim. (Trần Hợp, 2002; Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên,
2000).
Phân bố: Xoan đào phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai,
Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số
tỉnh của Tây Nguyên (Nguyễn Thị Nhung, 2009). Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị
Huyên (2000) cây Xoan đào phân bố rộng, có thể gặp ở hầu hết các tỉnh từ miền bắc
đến miền Trung, thường gặp trong vùng thứ sinh vùng Đông Bắc.

Đặc điểm sinh thái: Theo nghiên cứu của Triệu Thái Hưng và cộng sự (2010)
ở Việt Nam, Xoan đào là cây bản địa phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ
sinh, có mặt hầu hết ở các tỉnh miền Bắc, sinh trưởng tốt và đây là lồi cây khơi phục
diện tích rừng bị suy thoái. Xoan đào là cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh,
chu kỳ kinh doanh khơng quá dài tùy theo mục đích kinh doanh song 10-15 năm cây
có thể khai thác gỗ để đóng đồ gia dụng, Xoan đào dễ gây trồng, có thể trồng hỗn giao
với nhiều loài cây khác. Cây tái sinh mạnh trong các loại rừng thứ sinh có độ tàn che
từ 0,3-0,5. Cây Xoan đào có biên độ sinh thái rộng nên có thể gây trồng ở các tỉnh
miền Bắc những nơi có lượng mưa bình quân 1500-2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân
20-27°C. Có thể trồng ở các loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là những nơi cịn
tính chất đất rừng hoặc trên là đất Feralit sâu dày, ẩm mát, thoát nước (Nguyễn Thị
Nhung, 2009). Xoan đào là cây ưa sáng trong 2-3 năm đầu cần độ tàn che 0,5-0,6 mùa

5


ra hoa tháng 5-6 quả chín tháng 10-12, khả năng tái sinh hạt và chồi tốt (Lê Mộng
Chân và Lê Thị Huyên, 2000)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Hưởng , 1977 kỹ thuật tái sinh rừng nghèo
kiệt tại Hữu Lũng- Lạng Sơn bằng Xoan đào và Kháo mít cho thấy Xoan đào thích
hợp với độ tàn che 50%-60% đến t̉i 5 nhu cầu ánh sáng nhiều hơn. Xoan đào ở rừng
tự nhiên Tây Yên Tử ở Đông Bắc Việt Nam cho thấy sinh trưởng đường kính của cây
liên quan rất nhiều đến lượng mưa và lập địa (Vũ Thị Quế Anh et al .,2003).
Theo Lê Đình Khả và cs (2003) Xoan đào là cây sinh trưởng nhanh, ưa sáng
được đưa vào danh mục những loài cây trồng rừng sản xuất chính của Việt Nam.
Xoan đào là cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở các tỉnh
miền Bắc, từ độ cao tuyệt đối 500-600 m. Cây mọc trên đất sâu, thoát nước (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2012).
Giá trị sử dụng: Xoan đào có gỗ dác màu hồng nhạt hơi vàng, lõi màu đỏ nâu
nhạt. Vòng năm có thể thấy trên mặt cắt ngang, gỗ có màu sẫm, tia nhỏ mật đ ộ cao,

mạch to trung bình. Nhu mô quanh mạch hẹp. Gỗ bền, tỷ trọng: 0,518, lực kéo ngang
thớ 26 kg/cm2. Nén dọc thớ 368 kg/cm2, oằn 0,865 kg/cm2, dùng xây dựng đóng đồ gia
đình (). Gỗ Xoan đào xếp nhóm VI, dùng trong xây dựng, đóng
đồ, công vụ nông nghiệp. Hạt ép dầu ăn hoặc để đốt, tỷ lệ dầu trong hạt 40-45%. Hạt
giã nhỏ sao với rượu đắp vào chỗ gãy xương làm vết thương chóng lành.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng: Theo Nguyễn Thị Nhung, 2009 Xoan đào
có thể trồng thuần loài với các mật độ khác nhau như: 1100 cây/ha, 1650 cây/ha, 2000
cây/ha. Xoan đào trồng hỗn giao với các loài cây bản địa (Kháo vàng, Re gừng, Giẻ
cau, Lim xanh, sồi phảng, Dẻ đỏ) tại Trung tâm sản xuất lâm nghiệp Bắc Bộ với tỷ lệ
sống 85% sau 3 năm sinh trưởng của các công thức hỗn giao cụ thể như sau: Hỗn giao
2 loài (Xoan đào, Re gừng) tăng trưởng trung bình của Xoan đào Hvn = 3,62m, D1.3
= 3,52 cm. Hỗn giao 3 loài (Xoan đào, Re gừng, Kháo vàng) tăng trưởng trung bình
của Xoan đào Hvn = 4,42, D1.3= 4,06 cm. Hỗn giao 4 loài (Xoan đào, Re gừng, Kháo
vàng, Dẻ đỏ) tăng trưởng trung bình của Xoan đào Hvn = 3,83m, D1.3= 4,0 cm. Hỗn
giao 5 loài (Xoan đào, Re gừng, Kháo vàng, Dẻ đỏ) tăng trưởng trung bình của Xoan
đào Hvn = 3,86m, D1.3= 3,62 cm.
Nghiên cứu kỹ thuật trồng Xoan đào hỗn giao với các loài cây như Gội nếp, giẻ
cau và trồng keo lai làm cây phù trợ xen giữa 2 hàng Xoan đào và công thức trồng cây
Xoan đào không có cây phù trợ. Các cơng thức thí nghiệm được trồng dưới tán rừng
6


thứ sinh nghèo kiệt tại vùng Đông bắc Việt Nam. Mật độ trồng trong các thí nghiệm là
1660 cây/ha (3x2m). Các tác giả cũng đã bố trí các thí nghiệm mật độ trồng gồm các
công thức: 1100 cây/ha (3x3m), 1660 cây/ha (3x2m), 2000 cây/ha (2x2,5m). Kết quả
theo dõi tác giả cho biết sau 2 năm tuổi sinh trưởng của cây Xoan đào đã có sự khác
nhau giữa các CTTN. Với thí nghiệm về phương thức trồng, sinh trưởng của Xoan
đào tốt nhất ở công thức trồng dưới tán rừng thứ sinh tự nhiên nghèo kiệt với tăng
trưởng bình quân năm đạt Do = 2,1cm/năm và Hvn = 2,2m/năm. Về thí nghiệm mật
độ trồng rừng: mật độ trồng 1100 cây/ha sau 2 năm cho sinh trưởng tốt hơn các mật

độ còn lại, tăng trưởng trung bình năm của Xoan đào trong cơng thức mật độ này đạt
2,2cm/năm về đường kính và 2,0m/năm về chiều cao. Ngoài ra các tác giả cũng đã xây
dựng thử nghiệm 5 ha mô hình trồng 3 loài cây Gội nếp, Dẻ cau và Xoan đào, đến tuổi
3 cho tăng trưởng trung bình đạt Do = 1,6cm/năm và Hvn = 2,2m/năm và Dt =
1,3cm/năm (Nguyễn Thành Vân và Nguyễn Tiên Phong, 2010).
Nguyễn Văn Thông và Nguyễn Trung Lâm (2009) xây dựng mô hình trồng
rừng Xoan đào cũng hỗn giao 5 loài cây lá rộng bản địa gồm Re gừng, Xoan đào, Sồi
phảng, Dẻ đỏ và Kháo vàng trên đối tượng đất đã bị thoái hóa có các loại cây bụi tại
Cầu Hai, Phú Thọ. Các phương thức trồng gồm hỗn giao theo cây trên hàng và hỗn
giao theo hàng với mật độ trồng là 1100 cây/ha (cự ly 3x3m). Do trồng trên đất thoái
hóa nên tác giả đã sử dụng cây phù trợ là Keo tai tượng và Cốt khí. Sau 5 năm trồng
các tác giả cho biết, sinh trưởng của Xoan đào đạt trung bình là 1,12cm/năm về đường
kính ngang ngực và 0,97m/năm về chiều cao.
Mơ hình cải tạo rừng tại Cầu Hai – Phú Thọ với 3 loài cây (Xoan đào, Re gừng
và Giẻ cau) trong đó Xoan đào sinh trưởng nhanh nhất đạt đường kính trung bình
D1.3 = 15 cm, Hvn = 12,6 cm, trong khi đó Giẻ cau đạt D1.3 = 12,34 cm, Hvn =8,6 m
và Re gừng đạt D1.3 = 14,85 cm, Hvn = 9,1m (Nguyễn Văn Thông, 1993). Xoan đào
tái sinh ở rừng nghèo kiệt tại Hữu Lũng –Lạng Sơn tuổi 7 đạt Hvn = 10m, D1.3 = 10
cm (Nguyễn Đình Hưởng, 1977).
Nguyễn Văn Thông () đã cải tạo rừng nghèo kiệt tại Cầu Hai, Phú Thọ bằng 3
loài cây Xoan đào, Re gừng và Giẻ cau. Các biện pháp lâm sinh tác động là phát toàn
bộ cây bụi dây leo theo rạch rộng 2m, rạch chừa rộng 8m sau đó cuốc hố trồng cây với
mật độ trồng trong mô hình là 500 cây/ha. Kết quả sau 10 năm tuổi cho thấy, trong các
loài cây trồng làm giàu rừng thì Xoan đào cho sinh trưởng nhanh nhất, đạt D 1.3 =
15cm, Hvn = 12,6m (tăng trưởng trung bình là 1,50cm/năm về đường kính và
7


1,26m/năm về chiều cao), trong khi đó sinh trưởng của Re gừng ở tuổi 10 đạt D 1.3=
14,8cm, Hvn = 9,1m và Giẻ cau 10 tuổi chỉ đạt D 1.3 = 12,3cm và Hvn = 8,6m. Tác giả

cho biết mô hình cải tạo rừng này có triển vọng và có thể sử dụng cả 3 loài cây trên
trong cải tạo rừng ở những nơi có điều kiện tương tự.
Nguyễn Thái Ngọc (1994) cũng đã thử nghiệm gây trồng một số loài cây lá rộng
bản địa trên các lập địa có cây bụi tái sinh, đất còn tốt trong vùng phát triển lâm
nghiệp phía Bắc tại các khu vực Vị Xuyên, Hà Giang và Hàm Yên, Tuyên Quang với
7 loài cây lá rộng bản địa lá rộng để trồng thử nghiệm, trong đó có cây Xoan đào.
Trước khi trồng thực bì được phát toàn diện, làm đất cục bộ Sau 6 tháng trồng cho
thấy Xoan đào đạt tỷ lệ sống trung bình từ 51% ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang tới
85,7% (ở Vị Xuyên) và có sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt.
Tóm lại: Qua những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, Xoan
đào là loài cây bản địa đa tác dụng sinh trưởng nhanh có khả năng trồng thành rừng
sản xuất gỗ lớn. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của việc phát
triển loài cây này, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển rừng và quản lý rừng bền
vững. Những công trình nghiên cứu về Xoan đào ở Việt Nam chưa nhiều, mới chỉ
thực hiện một số nội dung đơn lẻ trên phạm vi hẹp. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung
vào một số vấn đề như tình hình phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và nghiên cứu
bước đầu về kỹ thuật gây trồng.
Ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng chưa có một công trình nào
nghiên cứu cụ thể về cây Xoan đào. Vì vậy nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và nhân
giống cây Xoan đào phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn cho tỉnh Lào Cai là rất cần
thiết và có ý nghĩa khoa học nhằm cung cấp giống Xoan đào có chất lượng cao phục
vụ công tác trồng rừng kinh doanh gỗ lớn cho tỉnh.

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
8


Huyện Văn Bàn nằm phía Đơng Nam của tỉnh Lào Cai với diện tích tự nhiên
143.927 ha, chiếm 17,86% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, trong tọa độ địa lý từ 21 057’

đến 22017’ vĩ độ Bắc và 103057' đến 104030' kinh độ Đơng.
- Phía Đơng giáp huyện Bảo n.
- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Yên Bái.
- Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa.
Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính (22 xã và 1 thị trấn).
2.2. Khí hậu, thời tiết
Văn Bàn nằm trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu mang tính
chất nhiệt đới gió mùa và chia là 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của gió
Tây Nam (gió Lào) thường nắng, nóng, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10;
mùa khơ lạnh, ít mưa, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22,90C, mùa mưa nhiệt độ trung bình 20 250C, cao nhất vào tháng 7 (28 - 320C), mùa khô nhiệt độ trung bình 10 - 120C, thấp
nhất vào tháng 1 (8 - 12 0C). Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối
30C. Tởng tích ơn trung bình năm khoảng 7.500 - 80000C.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm biến động trong khoảng 1.400 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mùa
hè số giờ nắng nhiều, cao nhất là tháng 5 có số giờ nắng trung bình 180 - 200 giờ,
tháng 2 số giờ nắng ít nhất trung bình 30 - 40 giờ.
* Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 86% và có sự chênh lệch khá lớn
giữa các mùa trong năm. Độ ẩm khơng khí thấp nhất vào tháng 12 khoảng 65% - 75%
và cao nhất vào tháng 7 khoảng 80% - 90%.
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.500 mm, phân
bố không đều giữa các tháng trong năm và chịu ảnh hưởng rõ nét của yếu tố địa hình,
càng lên cao lượng mưa càng lớn. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 7
đến tháng 10, chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm. Vào các tháng mùa đông lượng
mưa ít, trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá có thể xảy ra bất thường vào các
tháng 3, 4, 5 và xuất hiện không thường xuyên qua các năm.
* Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và phân bố theo mùa. Mùa hè
có gió Đông Nam, mùa đơng có gió Đơng Bắc. Ngồi ra, do ảnh hưởng của địa hình,
hàng năm từ tháng 3 đến tháng 9 thường có những đợt gió Tây Nam khô nóng (gió
9



Lào) kéo dài từ 5 đến 6 ngày.
* Giông, lốc, bão: Xuất hiện vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to
kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc. Văn Bàn ít chịu ảnh
hưởng của bão nhưng thường xuất hiện lốc lớn vào các tháng 2, 3, 4 trong năm.
* Sương: Sương mù xuất hiện chủ yếu ở các xã vùng cao phía Tây huyện (Nậm
Xé, Nậm Chày, Minh Lương…), bình quân năm có 65 - 85 ngày có sương mù. Mùa
Đông vào các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió thường xuất
hiện các đợt sương muối kéo dài 2 đến 3 ngày.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết khí hậu của Văn Bàn tương đối thuận lợi cho
phát triển nền nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên, mùa mưa thường có lũ lụt cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài gây hạn hán ảnh
hưởng tới sản xuất và sinh hoạt.
2.3. Địa hình, sơng, suối
Địa hình của huyện thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và rất phức tạp, nằm giữa
hai dãy núi lớn: Hồng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy Con Voi ở phía Đơng Nam.
Phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp và hệ thống
khe suối đan xen, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành
vách đứng có thể sảy ra sụt lở, trượt khối. Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500
m (cao nhất là đỉnh núi ở xã Nậm Chày 2.875 m, thấp nhất là Ngòi Chăm 85 m).
Nhìn chung, địa hình nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống Đông Đông Nam, độ dốc trung bình từ 20 - 250, có nơi trên 500 và có thể chia thành hai dạng
đặc trưng sau:
- Địa hình đồi núi cao: Chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên, phần lớn là các dãy
núi có độ cao 700 - 1500 m, độ dốc trung bình 25 - 35 0, có nơi trên 500. Các dãy núi
phân bố không theo hướng nhất định mà tạo thành những đai ngăn cách giữa các xã
trong huyện.
- Địa hình thung lũng và bồn địa: Chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, phân bố
xen lẫn các dãy núi, đồi có ở tất cả các xã trong huyện. Dạng địa hình này tương đối
bằng, độ cao trung bình 400 m - 700 m, độ dốc trung bình 3 - 100.

Văn Bàn có mạng lưới sông, suối khá dày, bình quân khoảng 1,0 - 1,75 km/km2,
gồm sơng Hồng và các suối chính như: Suối Nậm Tha, Ngịi Chăm, Ngịi Nhù.
Hệ thống sơng suối khá nhiều, bình quân khoảng 1,5 – 1,75 km/km2 gồm:

10


- Sơng Hồng: Chảy qua phía Đơng Bắc của huyện (tiếp giáp với huyện Bảo
Yên) với chiều dài khoảng 30 km. Hướng dịng chảy từ Bắc xuống Nam, lịng sơng
rộng, sâu, nước chảy xiết. Lưu lượng nước sông thay đổi theo mùa, vào mùa mưa lưu
lượng nước rất lớn có năm lên đến 4.830 m3/s, vào mùa khô lưu lượng nước nhỏ,
trung bình 70 m3/s. Sơng Hồng có vai trị rất lớn trong việc cung cấp nguồn nước cho
sản xuất, sinh hoạt và giao thông vận tải đối với vùng Đông Bắc huyện. Hàng năm
sông Hồng mang khối lượng phù sa khá lớn bồi đắp cho vùng ven sông của huyện
(mùa lũ lượng phù sa từ 6.000 – 8.000 gr/m 3 nước, mùa cạn 50 gr/m3 nước) làm cho
đất đai vùng này khá màu mỡ. Tuy nhiên mùa mưa nước sông dâng cao, gây lũ lụt thất
thường, xói lở đất đai, ảnh hưởng khơng ít đến đời sống nhân dân.
- Ngòi Chăn: Chiều dài khoảng 65 km, rộng từ 30 - 60 m, bắt nguồn từ vùng
núi cao phía nam dãy núi Hoàng Liên Sơn và chảy theo hướng từ Tây sang Đông, qua
địa phận các xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Hồ Mạc, Dương Quỳ… Diện tích lưu vực
khoảng 50 km2.
- Nậm Tha: Chiều dài khoảng 25 km, rộng 25 – 40 m. Bắt nguồn từ vùng núi
cao phía Đơng Nam huyện chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, từ Bản Vượng
(Nậm Tha) tới Làng Vệ (Chiềng Ken) và nhập vào Ngịi Nhù, diện tích lưu vực khoảng 20
km2.
- Ngòi Nhù: Chiều dài khoảng 45 km. Bắt nguồn từ vùng núi cao và trung bình
ở phía Nam huyện chảy theo hướng Nam - Bắc qua địa phận các xã: Khánh Yên Hạ,
Khánh Yên Trung, Khánh Yên Thượng, Sơn Thuỷ, Võ Lao, Văn Sơn… Diện tích lưu
vực khoảng 30 km2.
Ngồi ra trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các khe suối nhỏ với tổng chiều

dài hàng trăm km. Các khe suối này hầu hết lòng hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, lưu
lượng nước đến hàng nghìn m3/s đáp ứng tốt cho nhu cầu và nước sản xuất cũng như
sinh hoạt nhưng cũng gây khơng ít thiệt hại cho nhân dân trong những mùa mưa lũ.
2.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất.
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Lào
Cai năm 1960 và nghiên cứu chỉnh lý bổ sung năm 1994 (trừ diện tích mặt nước,
núi đá, đất chuyên dùng và đất ở), cho thấy huyện Văn Bàn có 6 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa sơng suối (P): Diện tích 3.901 ha, chiếm 2,70% diện tích đất
tự nhiên. Phân bố rải rác dọc theo hệ thống sơng, ngịi thuộc các xã Thẩm Dương, Hòa
11


Mạc, Dương Quỳ… Đất được hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối,
do các suối chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình khác nhau tích tụ lại. Đất
có độ phì tương đối cao, giàu chất hữu cơ, thích hợp cho phát triển các loại cây lương
thực (lúa, ngô, đậu, rau màu).
- Nhóm đất đỏ vàng (F): Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện ở
độ cao 900 m trở xuống, diện tích khoảng 58.151 ha, chiếm 40,70% diện tích tự nhiên.
Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Quá trình hình thành
và tích lũy chất hữu cơ khơng có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng, quá trình
phong hóa xẩy ra mạnh. Thành phần khoáng vật sét chủ yếu là: Caolinít, Gơtít, Gipxít.
Các chất bazơ kiềm, kiềm thở (Mg, Ca..) bị rửa trôi mạnh nên đất thường chua. Đất có
độ phì khá, thích hợp cho phát triển cây hàng năm. Phân theo nguồn gốc phát sinh
nhóm đất này gồm các loại:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Phân bố ở các khu vực địa hình
núi cao trung bình đến thấp và các thung lũng thuộc các xã Sơn Thủy, Võ Lao, Nậm
Tha… Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Thành phần
cơ giới đất từ cát, cát pha thịt trung bình nặng đến thịt nhẹ, tầng đá phong hóa sâu, độ
phì tự nhiên khá, ít chua, hàm lượng Kali, Lân nghèo do bị rửa trôi.

+ Đất vàng xám trên đá macma axít (Fa): Phân bố ở địa hình thung lũng, bồn
địa, núi thấp dọc các suối chính, thuộc địa bàn các xã: Minh Lương, Thẩm Dương, Hòa
Mạc, Liêm Phú… Đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng dày trung bình lớn hơn 50 cm.
Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh
dưỡng từ trung bình đến giàu, hàm lượng lân kém.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HF): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện nơi có độ
cao 900 - 1800 m thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha …với diện tích khoảng
44215 ha, chiếm 30,72% diện tích tự nhiên. Đất có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc
vàng rực rỡ, được hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Đạm,
kali khá, lân trung bình đến nghèo. Đất thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, nông
nghiệp, dược liệu… Theo nguồn gốc phát sinh nhóm này gồm:
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Phân bố trên địa hình núi cao
trung bình ở các xã Thẩm Dương, Dương Quỳ… Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng
dày trung bình 50 - 100 cm, ít chua, độ phì khá, hàm lượng lân, kali nghèo.
+ Đất mùn vàng xám trên đá macma axít (HFa): Phân bố ở phía Tây và Nam
huyện thuộc các xã Nậm Xây, Nậm Chày, Nậm Xé… Đất có đặc tính chua, mùn và
các chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, lân nghèo.
12


+ Đất mùn vàng trên đá cát kết: Phân bố ở địa hình núi cao trung bình và thung
lũng thuộc địa phận xã Nậm Tha. Đất có màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình, tầng dày đất 50 - 120 cm, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình.
+ Đất mùn đỏ nâu trên đá macma bazơ: Diện tích nhỏ, phân bố ở xã Võ Lao.
Đất có đặc tính chua, hàm lượng chất dinh dưỡng khá.
- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao (HA): Diện tích khoảng 19.505 ha, chiếm
13,55% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ
cao 1700 m - 2800 m, thuộc các xã Nậm Chày, Nâm Xây, Nậm Xé... Đất có màu xám,
chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phân giải chậm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ
đến trung bình, tầng dày 50 - 120 cm. Đất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp (sồi,

dẻ, thông...), cây đặc sản, cây dược liệu (thảo quả, huyền sâm...), cây lương thực, thực
phẩm có giá trị (lúa mì, khoai tây, đậu tương, rau đậu...).
- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (F): Diện tích khoảng 2.600 ha, chiếm
1,80% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở các xã Dương Quỳ, Khánh Yên Hạ,
Chiềng Ken …Đất thuộc loại Feralitíc hoặc mùn Feralitíc ở các sườn ít dốc, các hụt
Kaster, được nhân dân cải tạo thành ruộng để trồng lúa, màu...
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (Bm): Chiếm diện tích khơng đáng kể, phân bố ở xã
Chiềng Ken, Khánh Yên Hạ, do đốt rừng làm nương, mưa lớn làm xói mòn, trơ sỏi đá
nên hầu như mất khả năng sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên rừng.
Văn Bàn có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, đa dạng, có diện tích và trữ
lượng lớn được đánh giá là một trong những địa phương có rừng tốt nhất tỉnh, ngồi
ra trên địa bàn huyện cịn có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn. Tởng
diện tích đất có rừng là 92.695,39 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 85.201,70 ha,
diện tích rừng trồng: 7.439,69 ha.
- Hệ thực vật: Với điều kiện khí hậu, đất đai màu mỡ nên thực vật ở đây khá đa
dạng và phong phú, trong đó có một số loài có giá trị lớn về mặt khoa học và kinh tế
như: Pơmu, Samu, Bách tán Đài Loan, Đinh, Giổi, Sến, Táu, Thông đỏ, Vối thuốc,
Huyền sâm, Thảo quả, Quế… Hàng năm có thể khai thác đủ để cung cấp cho lĩnh vực
sản xuất, chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, song, mây.
+ Đất rừng sản xuất phân bố chủ yếu ở các xã Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Dương
Quỳ, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Tân An. Tại đây có các loài cây gỗ nguyên liệu
như mỡ, trám, keo, luồng…
13


+ Đất có rừng phòng hộ tập trung ở các xã Nậm Tha, Nậm Mả, Sơn Thuỷ. Tại
đây cây cối tương đối đa dạng, phong phú với các loài gỗ quý như pơmu, giổi, đinh…
+ Đất có rừng đặc dụng nằm ở các xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú. Quần thể
động thực vật ở đây còn tương đối phong phú, có nhiều loài cây quý hiếm như Pơ mu,

bách tán Đài Loan, thông, tre, giổi, thông đỏ, vối thuốc, huyền sâm… cần được bảo
tồn và phát triển.
- Động vật rừng: Do hệ sinh thái rừng bị con người tác động mạnh cộng với nạn
săn bắn những năm trước đây nên động vật rừng của huyện bị suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay tồn tại vào khoảng 380 loài động vật, nằm trong 24 bộ và 83 họ gồm: 56 loài
thú, 217 lồi chim, 73 lồi bị sát và 34 lồi ếch nhái. Trong đó có 37 loài động vật
quý hiếm được ghi vào sách đỏ cần được bảo vệ.
Nhìn chung, tài nguyên rừng khá phong phú cả về chủng loại, trữ lượng, chất
lượng, có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ mơi trường và điều hồ khơng
khí, nguồn nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng không hợp lý nên tài nguyên
rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Nạn săn bắt và điều kiện sinh sống không đảm bảo làm
cho động vật rừng suy giảm, một số loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng. Vì vậy thời
gian tới cần có biện pháp khai thác và bảo vệ rừng hợp lý, có hiệu quả hơn.

14


Chương 3: ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM – MỤC TIÊU - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Xoan đào (Pygeum arboreum Endl)
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Chọn lọc cây trội để thu hạt giống tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
- Gieo ươm cây con tại vườn ươm xã Võ Lao, huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
- Trồng 4,5 ha mô hình tại xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu chung
- Xác định được kỹ thuật nhân giống và trồng cây Xoan đào bản địa phục vụ
trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai

3.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm lâm học, sinh thái và vật hậu học của cây
Xoan đào
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng cây Xoan đào tại Lào Cai
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, sinh thái của Xoan đào
3.3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
3.3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Xoan đào
3.3.2. Chọn cây trội, nghiên cứu vật hậu và phương pháp bảo quản hạt giống
3.3.2.1. Chọn cây trội
3.3.2.2. Nghiên cứu về vật hậu của cây Xoan đào
3.3.2.3. Nghiên cứu bảo quản hạt giống
3.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng Xoan đào
3.3.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con từ hạt
- Xử lý hạt giống
- Thí nghiệm về thành phần ruột bầu
- Thí nghiệm về ánh sáng

15


3.3.3.2. Nghiên cứu mật độ trồng, bón phân
- Nghiên cứu về mật độ trồng
- Nghiên cứu về mức độ bón phân
3.3.4. Đánh giá sâu bệnh hại của Xoan đào ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng
3.3.4.1. Đánh giá sâu bệnh hại của Xoan đào ở giai đoạn vườn ươm
3.3.4.2. Đánh giá sâu bệnh hại của Xoan đào ở giai đoạn rừng trồng
3.3.5. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng Xoan đào
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, sinh thái của cây Xoan đào

3.4.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của Xoan đào
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học: lập 10 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có
diện tích 2000m2, để nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp điều tra tầng cây cao để
xác định tổ thành, cấu trúc tầng thứ, mật độ... xác định nhóm loài cây ưu thế trong
quần xã và ảnh hưởng của tầng cây cao đến sự phát triển của loài nghiên cứu
3.4.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Xoan đào
Thông qua điều tra thực địa nơi có Xoan đào phân bố tự nhiên tiến hành thu
thập các thông tin về trạng thái rừng, độ cao tuyệt đối, các thơng tin về điều kiện khí
hậu và điều tra đo đếm các yếu tố tự nhiên (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm khơng khí ...) và
thực vật cùng với mức độ tái sinh trong các ô đó.
3.4.2. Phương pháp chọn cây trội, nghiên cứu vật hậu và phương pháp bảo quản
hạt giống
3.4.2.1. Phương pháp chọn cây trội
Cây trội được chọn lọc theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 năm 2006 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Mỗi cây trội sẽ được định vị bằng máy GPS và lập hồ sơ theo
dõi theo mẫu quy định trong Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006. Tùy theo từng đối
tượng rừng, cây trội được chọn lọc theo các tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Chọn lọc cây trội từ rừng tự nhiên: Các cây trội được chọn lọc có đường kính
ngang ngực từ 20cm trở lên và đảm bảo được các tiêu chuẩn phẩm chất thân cây như
độ thẳng thân, thân tròn; chiều cao dưới cành, độ nhỏ cành, phát triển ngọn và chỉ tiêu
sức khỏe. Sử dụng phương pháp cho điểm bằng mục trắc theo 4 chỉ tiêu trên của Lê
Đình Khả (2003) để đánh giá phẩm chất cây, cụ thể như sau:
* Độ thẳng thân và tròn thân cho điểm như sau:
- Cây rất cong
- Cây cong

1 điểm
2 điểm
16



- Cây hơi hơi cong và thân khơng trịn đều
- Cây hơi thẳng, thân trịn đều, khơng xoắn vặn
- Cây thẳng, thân trịn đều khơng xoắn vặn
* Độ nhỏ cành cho điểm như sau:
- Cành rất lớn (>1/3 đường kính thân cây tại vị trí phân cành)
- Cành lớn (1/4-1/3 đường kính thân cây tại vị trí phân cành)
- Cành trung bình (1/6-1/5 đường kính thân cây tại vị trí phân cành)
- Cành nhỏ (1/9-1/7 đường kính thân cây tại vị trí phân cành)
- Cành rất nhỏ (<1/10 đường kính thân cây tại vị trí phân cành)
* Phát triển ngọn cho điểm như sau:

3 điểm
4 điểm
5 điểm
1 điểm
2 điểm
3 điểm
4 điểm
5 điểm

- Cây mất ngọn, cụt ngọn
1 điểm
- Cây có nhiều ngọn cùng phát triển, tán phát triển theo chiều rộng
2 điểm
- Cây có ngọn chính phát triển, ngọn phát triển lệch, tán lệch
3 điểm
- Cây có ngọn chính phát triển, tán tương đối đều
4 điểm
- Cây có một ngọn chính phát triển mạnh, tán có dạng cân đối

5 điểm
* Chỉ tiêu sức khỏe (phản ánh toàn bộ hình thái cây, sức sống của cây và tình hình sâu
bệnh hại) cho điểm như sau:
- Cây rất kém phát triển
1 điểm
- Cây kém phát triển
2 điểm
- Cây phát triển trung bình
3 điểm
- Cây phát triển khá
4 điểm
- Cây phát triển tốt
5 điểm
Cây trội được chọn lọc là cây có tổng điểm theo 4 chỉ tiêu trên đạt từ 12 điểm
trở lên và có chiều dài đoạn dưới cành đạt từ 1/3 chiều cao thân cây trở lên, không bị
sâu bệnh hại.

3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu về vật hậu của cây Xoan đào
Chọn 50 cây trội để theo dõi vật hậu trong 3 năm liên tục. Mỗi cây quan sát 4
cành. Các chỉ tiêu quan sát như thời điểm nảy lộc, đâm chồi, ra lá, rụng lá, ra hoa, kết
quả, quả chín…
3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu bảo quản hạt giống
Thu hái quả chín bằng cách trèo lên cây dùng nèo bứt xuống, hoặc để quả chín
rụng xuống, sau đó xử lý quả để lấy hạt tiến hành thí nghiệm bảo quản hạt như sau:
+ Thí nghiệm bảo quản hạt với 3 cơng thức mỗi công thức 3 lần lặp bảo quản
trong 3 năm;
+ Xác định tỷ lệ và thời gian sống của hạt giống trong 3 năm bảo quản.
Thử nảy mầm để xác định tỷ lệ sống của hạt giống. Thí nghiệm được thực
17



×