Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kì 1 NGỮ văn 9 2017 2018 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.61 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS TẠ THỊ KIỀU

TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Năm học: 2017- 2018
Mơn: Ngữ văn – Khối 9
A. Phần văn bản
I. Văn bản nhật dụng: 3 bài
- Vấn đề được cập nhật trong văn bản;
- Nội dung chính, ý nghĩa, phương thức biểu đạt của văn bản;
* Mỗi bài cần lưu ý:
1. Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- Cách tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh;
- Những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh;
- Những hành động cụ thể trong việc học tập nét đẹp phong cách của Bác.
2. Đấu tranh cho một thế giới hịa bình (Ga-bri-enGac-xi-a Mac-két)
- Thái độ của tác giả đối với chiến tranh hạt nhân;
- Nhiệm vụ góp phần đấu tranh cho một thế giới hịa bình;
- Nhiệm vụ bảo vệ biển đảo q hương của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Theo văn bản, trẻ em có những quyền nào?
- Ở nước ta, quyền trẻ em được thực hiện qua những hoạt động nào? Kể một số
hoạt động thể hiện việc làm về sự sống còn, quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em ở địa
phương em.
II. Văn học Trung đại: 4 tác phẩm
- Tiểu sử tác giả: năm sinh, năm mất (nếu có), quê quán, bản thân, thành phần xuất
thân, bối cảnh lịch sử, quá trình cộng tác với triều đình, đề tài (đối tượng) sáng tác;
- Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ từng tác phẩm;
- Thể loại; kiểu văn bản;
- Nhân vật chính, đặc điểm nhân vât chính;


- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa mỗi bài;
- Tập viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật chính trong mỗi tác phẩm.
* Mỗi bài cần lưu ý
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương;
- Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ trong XHPK qua nhân vật Vũ Nương;
- Các yếu tố kì ảo, ý nghĩa các yếu tố kì ảo;
- Phân tích ý nghĩa lời thoại (của nhân vật Vũ Nương) kết thúc truyện;
- Phân tích ý nghĩa cách kết thúc truyện.
2. Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ Gia Văn Phái)
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ;
- Diễn biến trận đánh đồn Ngọc Hồi;
- Vì sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng lại ca ngợi người anh hùng Nguyễn
Huệ?
3. Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Nguồn gốc và giá trị Truyện Kiều (Giá trị nội dung và nghệ thuật);
- Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều;


- Các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xn, Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Học thuộc lịng đoạn trích;
+ Nắm nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong mỗi đoạn trích;
+ Vẻ đẹp: tài, sắc của Thúy Kiều;
+ Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích;
+ Bút pháp nghệ thuật tả người trong đoạn trích: Chị em Thúy Kiều;
+ Bút pháp nghệ thuật tả cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng
Bích;
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích;
4. Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Giá trị của Truyện Lục Vân Tiên (Giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga;
- Phẩm chất từng nhân vật chính;
- Học thuộc lịng một số câu thơ thể hiện tài năng, phẩm chất, quan niệm làm việc
nghĩa của Vân Tiên -> là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu;
- Học thuộc lịng một số câu thơ thể hiện phẩm chất của Kiều Nguyệt Nga.
III. Văn học hiện đại Việt Nam
1/ Thơ hiện đại Việt Nam: 5 bài
- Thuộc lòng các bài thơ;
- Tiểu sử tác giả: năm sinh, năm mất (nếu có), quê quán, giai đoạn trưởng thành, đề
tài sáng tác;
- Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ;
- Thể thơ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt;
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa mỗi bàì thơ;
* Mỗi bài thơ cần lưu ý
a/ Đồng chí (Chính Hữu)
- Ý nghĩa hình ảnh biểu tượng “Đầu súng trăng treo”;
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong kháng chiến chống pháp.
b/ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật)
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người
chiến sĩ lái xe;
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ;
- Hình ảnh độc đáo trong bài thơ, vai trị của hình ảnh đó;
- So sánh: Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống pháp với hình ảnh người
lính trong kháng chiến chống Mĩ qua 2 bài thơ trên.
c/ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Vẻ đẹp của người lao động mới xây dựng CNXH ở miền Bắc qua hình ảnh người
đánh cá trong bài thơ;
- Cảnh đẹp của thiên nhiên miền biển qua bút pháp miêu tả của nhà thơ;
d/ Bếp lửa (Bằng Việt)

- Ý nghĩa hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ;
- Hiệu quả diễn đạt các từ láy, điệp ngữ trong bài thơ;
- Tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ;
e/ Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Ý nghĩa hình ảnh biểu tượng “ánh trăng” trong bài thơ;
- Nét đẹp của người lính trong bài thơ;


- Đạo lí được nói đến trong bài thơ?
2/ Truyện hiện đại Việt Nam: 3 truyện + 01 văn bản địa phương
- Thuộc lịng một số chi tiết chính trong truyện;
- Tiểu sử tác giả: năm sinh, năm mất (nếu có), quê quán, giai đoạn trưởng thành, sở
trường sáng tác, đề tài sáng tác;
- Thời điểm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ truyện;
- Thể loại, phương thức biểu đạt;
- Nhân vật chính, đặc điểm nhân vật chính;
- Người kể, ngơi kể, tác dụng ngơi kể, trình tự kể;
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa mỗi truyện;
- Nêu, nhận xét cách xây dựng tình huống truyện, cốt truyện; tóm tắt truyện.
* Mỗi truyện cần lưu ý:
a/ Làng (Kim Lân)
- Trình bày diễn biến tâm trạng của Ông Hai theo từng thời điểm;
- Cảm nhận về hình ảnh người nơng dân trong kháng chiến chống Pháp qua truyện
ngắn “Làng” (Kim Lân)
b/Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện; (Hoàn cảnh sống- làm việc- phẩm chất)
- Cảm nhận về hình ảnh người lao động âm thầm cống hiến cho Tổ quốc qua
“Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)
c/ Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Tình cảm bé Thu đối với ơng Sáu và tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu theo

trình tự thời gian;
- Ý nghĩa chi tiết “Chiếc lược ngà” trong truyện;
- Suy nghĩ về tình cảm con người Việt Nam trong chiến tranh.
d/ Chương trình địa phương: Mùa mắm cịng (Nguyễn Hồ)
- Ý nghĩa của “mắm còng” trong truyện;
- Ý nghĩa của món quà quê (đối với người nhận và người gửi);
- Đạo lí được nói đến trong truyện.
IV. Văn học nước ngồi: 01 truyện ngắn
Cố hương (Lỗ Tấn)
- Thuộc lịng một số chi tiết chính trong truyện;
- Tiểu sử tác giả;
- Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
- Nhân vật chính, tâm trạng nhân vật chính;
- Người kể, ngơi kể, tác dụng ngơi kể;
- Ý nghĩa hình ảnh “con đường” ở cuối truyện.
B. Phần Tiếng Việt
1. Các phương châm hội thoại
- Nêu khái niệm các phương châm hội thoại: về lượng, về chất, quan hệ, cách thức,
lịch sự?( xem lại vd cụ thể- phần tìm hiểu bài và bài tập)
- Xem lại các tình huống đã học -> liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
(Học bơi, Chế tạo máy bay, Ơng nói gà bà nói vịt, Dây cà ra dây muống,….) Từ ngữ
xưng hô trong hội thoại?
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp?
- Những tình huống (ngun nhân) khơng tn thủ phương châm hội thoại.
2. Xưng hô trong hội thoại


Nắm: hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng việt, cách sử dụng;
3. Cách dẫn trực tiếp- Cách dẫn gián tiếp
- Các cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của người (nhân vật);

- Khái niệm cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. Cho vd ;
- Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp; thực hành chuyển cách dẫn
TT sang dẫn gián tiếp;
- Phân biệt (so sánh cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)
4. Sự phát triển của từ vựng
- Nguyên nhân từ vựng phát triển;
- Các cách phát triển từ vựng tiếng việt;
5. Thuật ngữ
- Khái niệm thuật ngữ. Cho vd thuật ngữ, nhận diện các thuật ngữ trong văn bản cụ
thể;
- Đặc điểm thuật ngữ;
6. Trau dồi vốn từ
- Nguyên nhân việc trau dồi vốn từ;
- Các cách trau dồi vốn từ;
7. Tổng kết về từ vựng: Từ đơn, từ phức……….một số biện pháp tu từ
- Nắm khái niệm, nhận dạng, cho được vd từng nội dung tổng kết;
- Tác dụng của loại từ;
- Xác định, nêu tác dụng của từng phép tu từ về từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
hốn dụ, điệp ngữ,…(cho vd cụ thể các biện pháp tu từ) trong câu, đoạn văn (thơ);
- Xem lại tất cả các bài tập.
* Lưu ý cách xác định, nêu giá trị biểu đạt của từ láy, các phép tu từ từ vựng.
C. Phần Tập làm văn
I. Văn thuyết minh
1. Lý thuyết
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh;
- Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh;
- Tác dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh;
2. Các dạng bài tập
- Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật;
- Viết bài văn thuyết minh về một đối tượng cụ thể (một loài cây, một giống vật

nuôi, một đặc sản của địa phương, một di tích văn hóa địa phương, một danh nhân văn
hóa, một thể loai văn học, …).
3. Lưu ý khi làm bài tập
- Xác định rõ đối tượng thuyết minh;
- Nắm kiểu văn bản thuyết minh;
- Các phương pháp thuyết minh được sử dụng;
- Kết hợp các biện pháp nghệ thuật phù hợp;
- Sử dụng yếu tố miêu tả;
- Đặc điểm văn bản thuyết minh: Tri thức khoa học, khách quan, xác thực, hữu ích.
4. Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh;
- Thân bài: Trình bày, giới thiệu, giải thích: Đặc điểm, nguồn gốc, lịch sử, giá trị,
… của đối tượng thuyết minh;
- Kết bài: khẳng định giá trị đối tượng thuyết minh.


II. Văn tự sự
1. Lý thuyết
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự;
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
+ Đối tượng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự;
+ Tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự;
+ Các cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự;
- Nghị luận trong văn bản tự sự
+ Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự;
+ Cách đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự;
+ Cách diễn đạt yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự;
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự
+ Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự;
+ Khái niệm: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm;

+ Lưu ý: hình thức trình bày các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
trong VB tự sự khi viết bài làm văn hoặc đoạn văn tự sự.
2. Các dạng bài tập
- Viết đoạn văn tự sự (Kết hợp đủ các yếu tố trên);
- Viết bài văn tự sự (Kết hợp đủ các yếu tố trên): Kể lại một đoạn (cả câu chuyện)
mà em đã học theo ngơi kể thích hợp (ngơi thứ nhất hoặc thứ ba); hoặc kể một câu
chuyện mà em biết, nghe, hoặc chứng kiến,…
3. Lưu ý khi làm bài
- Xác định nhân vật chính, sự việc chính trong câu chuyện;
- Xác định ngơi kể, người kể chuyện; (Ví dụ: Thay lời nhân vật để kể câu chuyện
là đóng vai nhân vật trong truyện kể bằng ngôi thứ nhất; …)
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ;
- Kết hợp các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận, các hình thức
thể hiện nhân vật: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự;
4. Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc chính;
- Thân bài: Kể diễn biến các sự việc theo trình tự;
- Kết bài: Kết cục sự việc, cảm tưởng người kể.
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG

Đào Thị Đậm

Đoàn Văn Trai



×