Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

16-BC-SGDDT_21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.02 KB, 23 trang )

UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 16/BC-SGDĐT

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày04 tháng02 năm 2021

BÁO CÁO
SƠ KẾT HỌC KỲ I VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021
Thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành giáo dục;
Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 28/08/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà RịaVũng Tàu về Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND
ngày 15/10/2020 của UBND tỉnh về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của
ngành Giáo dục; Sở GDĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo kết quả sơ kết học kỳ I
năm học 2020-2021:
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
I. Quy mô trường, lớp, học sinh các ngành học, cấp học, bậc học
Cuối học kỳ I năm học 2020-2021 toàn tỉnh có: 451 trường (186 trường MN,
138 trường TH, 90 trường THCS, 37 trường THPT) và 7 trung tâm GDTX, cụ thể:
1. Cấp học mầm non
- Tồn tỉnh có 186 trường (111 trường công lập, 75 trường tư thục tăng 01
trường) và 296 nhóm lớp độc lập tư thục (280 nhóm/lớp có phép; 16 nhóm/lớp khơng
phép giảm 021 so với đầu năm).
Bảng số liệu các đơn vị trên địa bàn sau:


Stt

Huyện, Thành phố

Nhóm lớp độc lập

Ghi chú

TC

CL

TT

TC

Có phép

Khơng
phép

1

Vũng Tàu

56

24

32


141

139

2

2

Bà Rịa

23

12

11

16

16

0

3

Châu Đức

25

20


5

22

22

0

4

Xun Mộc

25

20

5

25

25

0

5

Long Điền

15


12

3

33

24

9

6

Đất Đỏ

9

9

0

19

14

5

7

Phú Mỹ


30

11

19

40

40

0

8

Cơn Đảo

3

3

0

0

0

0

186


111

75

296

280

16

Tổng cộng

1

Trường

Nhóm, lớp khơng phép: Long Điền: 9; Vũng Tàu: 2, Đất Đỏ 5.


2

- Có 2.511 nhóm lớp, tăng 10 nhóm, lớp so đầu năm, 20 nhóm so cùng kỳ (CL:
1.268, tăng 03 (Côn Đảo); TT: 1.240, tăng 7). Tổng số học sinh đến trường: 65.844 trẻ,
tăng 901 trẻ (Công lập: 35.967/65.844 chiếm tỷ lệ 54,62%; Tư thục: 29.877/65.844 trẻ
chiếm tỷ lệ 45,38%), đảm bảo 100% trẻ học 2 buổi/ngày, trong đó:
+ Trẻ nhà trẻ đến trường 11.032 trẻ đến trường /551 nhóm/31.817 độ tuổi đạt
tỷ lệ 34,67%, tăng so đầu năm 2,06% (CL 5.665 trẻ/252 nhóm, TT: 5.367 trẻ/299
nhóm).
+ Trẻ Mẫu giáo đến trường 54.812 trẻ đến trường /1.960 lớp/57.518 độ tuổi đạt

94,87% (CL: 30.302 trẻ/1.019 lớp, TT: 24.510 trẻ/941 lớp).
+ Riêng Mẫu giáo 5 tuổi: 20.548 trẻ đến trường (trong đó có 48 trẻ ở địa bàn
tỉnh khác đến học)/665 lớp/20.542 trẻ trong độ tuổi đạt tỷ lệ 99,79%, tăng so đầu năm
0,78% (CL: 11.832 trẻ/358 lớp, TT: 8.716 trẻ/307 lớp).
2. Cấp học tiểu học:
- Tổng số trường 138, trong đó: Trường tiểu học: 134 (cơng lập:132; ngồi
cơng lập: 02); Trường khuyết tật chuyên biệt: 04 (công lập: 02, tư thục: 02).
- Tổng số lớp: 3.187 (trong đó 66 lớp ngồi công lập), so với năm 2019- 2020
tăng 51 lớp.
- Tổng số học sinh cuối HKI: 113.050 (trong đó có 1.747 hs ngồi cơng lập),
so với học sinh đầu năm giảm 272 em, so với cùng kỳ năm học 2019- 2020, số học
sinh tăng 1.840 em.
- Tính đến cuối HKI, học sinh bỏ học: 08 em/113.322 (số HS đầu năm), tỷ lệ
0,01 %; trong đó huyện Châu Đức 02 em, huyện Long Điền 01 em và Xuyên Mộc 05
em; so với cùng kỳ năm trước giảm 10 em.
- Tổng số học sinh khuyết tật chuyên biệt: 528 em.
- Học sinh 6 tuổi ra lớp đạt 100% (so với cùng kỳ năm trước tăng 0,02%)
3. Cấp học THCS: có 90 trường THCS (100% cơng lập). Tổng số HS: 75.952
hs em, trong đó tuyển mới vào lớp 6 năm học 2020-2021 là: 21.323 lớp.
4. Cấp học THPT: có THPT 37 trường (gồm 30 trường cơng lập và 07 trường
ngồi cơng lập( có 6 trường có nhiều cấp học). Trong số 30 trường cơng lập có 01
trường chun, 01 trường phổ thơng DTNT.
Tổng số học sinh: 35.231 hs, trong đó tuyển mới lớp 10 THPT năm học 20202021 là 12.046 học sinh.
5. Giáo dục thường xuyên
- 01 Trung tâm GDTX tỉnh và 5 Trung tâm GDTX huyện2;
Tổng số học viên GDTX cấp THPT: 4.434 học viên
Có 73/82 xã, phường, thị trấn và 03/10 khu dân cư (huyện Côn Đảo) được đầu
tư xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng, còn 9 địa phương
Sáp nhập TTGDTX Tỉnh và TTGDTX Bà Rịa thành TTGDTX tỉnh – Tp.Bà Rịa; sáp nhập TTGDTX Đất Đỏ và
TTGDTX Long Điền thành TTGDTX Long Điền-Đất Đỏ- Huyện Long Điền, giải thể TT GDTX Côn Đảo.

2


3

chưa có trụ sở, phải hoạt động ghép.
- Có 1323 trung tâm ngoại ngữ, tin học được đầu tư và hoạt động hồn tồn
theo phương thức xã hội hóa. Có 21 cơ sở giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hoạt
động ngồi giờ chính khóa;
- 06 trường đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc
tỉnh; Sở GDĐT chỉ trực tiếp quản lý trường CĐSP và tham mưu giúp UBND tỉnh
quản lý nhà nước đối với trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu;
II. Kết quả triển khai các nhiệm vụ trọng tâm các cấp học và chất lượng
giáo dục các ngành học, cấp học
1. Giáo dục Mầm non:
- Tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất được quan
tâm, đầu tư và cải thiện đáng kể, nâng cao chất lượng dạy và học.
- Công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đi vào nề nếp, nâng cao công tác
quản trị trường học, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và mẫu giáo vượt chỉ tiêu giao, trẻ nhà trẻ
đạt 34,67% (Kế hoạch 2021: 35%), trẻ mẫu giáo 94,87% (Kế hoạch 2021: 95,2%),
riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ 99,79%.
- Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi: Kiểm tra 100% huyện, thị xã, thành phố về PCGDMNTNT năm 2020, theo quy
định tại điều 27,28,29,30 Nghị định 20/NĐ-CP, các tiêu chí đều duy trì và nâng cao,
hồ sơ đầy đủ theo quy định. UBND tỉnh đã có quyết định cơng nhận 8/8 huyện, thành
phố, thị xã đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2020, hoàn thiện hồ sơ gửi UBND tỉnh báo
cáo Bộ GDĐT công nhận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2020
theo báo cáo số 01/BC-UBND và tờ trình số 04/TTr-UBND ngày 11/01/2021 của
UBND tỉnh, trình Bộ GDĐT tiếp tục cơng nhận tỉnh Bà Ria – Vũng Tàu duy trì đạt
chuẩn PCGDMNTNT năm 2020.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ:
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ: Thực hiện nghiêm
Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ và Chỉ thị 505/CT-BGDĐT
ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tháng 12/2020, Sở GDĐT đã tổ chức tập
huấn cơng tác đảm bảo an tồn, phịng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN
cho 120 CBQL, GV cốt cán. Hiện 100% cơ sở GDMN chưa có nạn bạo hành cũng
như vấn đề ngộ độc thực phẩm xảy ra.
+ Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ: 100% cơ sở
GDMN được tập huấn kiến thức phòng chống dịch, bệnh; thực hiện cân đối khẩu phần
dinh dưỡng theo thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT; Duy trì Chương trình sữa học đường theo Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND
ngày 04/8/2016 của HĐND và Quyết định số 1344/2016/QĐ-UBND ngày
23/11/2016 của UBND về Ban hành kế hoạch triển khai thực Đề án “Sữa học đường
126 trung tâm ngoại ngữ, tin học phân bổ: Vũng Tàu 62; Bà Rịa 24; Long Điền 5; Đất Đỏ 3; Xuyên Mộc 10; Châu
Đức 8; Phú Mỹ 13 và Côn Đảo 1.
3


4

cho học sinh trong trường mầm non, trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ
3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng giai đoạn 2017-2021”.
100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng
bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới
- Có 65.605/65.844 trẻ được tổ chức ăn bán trú, đạt tỉ lệ 99,63%. Trẻ suy dinh
dưỡng nhẹ cân: 619/65.844 trẻ, đạt tỉ lệ 0,94%, giảm so đầu năm học 0,48%; Trẻ suy
dinh dưỡng thấp còi: 1.006/65.844 trẻ, đạt tỉ lệ 1,52%, tăng so đầu năm học 0,22%;
Trẻ thừa cân, béo phì: 5.705/ 65.844 trẻ, đạt tỉ lệ 8,6% tăng so đầu năm học 2,12%.
+ Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non: Ngay từ đầu năm học Sở GDĐT ban hành Kế

hoach về triển khai thực hiện kế hoạch GDMN năm học 2020-2021, chỉ ra các nhiệm
vụ trong tâm, có lịch chi tiết từng tháng, giúp các đơn vị chủ động trong thực hiện
công việc đúng kế hoạch; Tiếp tục thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới phương
pháp giáo dục theo quan điểm "Lấy trẻ làm trung tâm"; Chủ động xây dựng video hỗ
trợ phụ huynh dạy trẻ trong khi nghỉ dịch, bệnh covit-19; Tham gia đầy đủ các đợt
tập huấn chuyên môn do Bộ GDĐT tổ chức: Nghiệp vụ hè, điều chỉnh chương trình
GDMN, cơng tác đảm bảo an tồn, phịng chống bạo hành, tập huấn hướng dẫn triển
khai “Thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong trường mầm non”; tổ chức chuyên
đề: “Khai thác, sử dụng bộ thiết bị đồ dùng, đồ chơi vận động thông minh; tổ chức
tập huấn thường xuyên cho CBQL và GVMN như Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi vào lớp 1; Vai trò của dinh dưỡng và nguyên tắc vàng; phòng dịch bệnh
cho trẻ mầm non; Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực; Nâng cao chất lượng tổ
chức các hoạt động phát triển vận động, phát triển ngơn ngữ, phát triển tình cảm xã
hội; tổ chức thực hành 02 lĩnh vực: Phát triển ngơn ngữ và phát triển tình cảm-kỹ
năng-xã hội; tổ chức tập huấn chun mơn cho nhóm lớp độc lập chú trọng việc tổ
chức hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, xây dựng thực đơn, cân đối khẩu phần dinh
dưỡng, vệ sinh phịng bệnh cho 100% nhóm lớp ở khu cơng nghiệp theo Đề án 404;
khuyến khích cơ sở GDMN tổ chức hoạt động ngoại khóa: 10 mơn thể thao phối hợp,
Aerobic và làm quen với ngoại ngữ (tiếngAnh)… tại cơ sở GDMN có đủ điều
kiện….
- Cơng tác xã hội hố và Hội nhập quốc tế: có 04 đơn vị thực hiện hội nhập
gồm Học viện Anh Quốc, tư thục quốc tế Kinder Word VN, trường Mẫu giáo Song
Ngữ và trường Quốc tế Singapor đã xây dựng chiến lược riêng, chủ động hội nhập
quốc tế về chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, thu
hút học sinh tham gia và được phụ huynh học sinh hưởng ứng tốt.
2. Giáo dục phổ thông
2.1. Giáo dục tiểu học
- Cơ sở vật chất các trường học, ngày càng khang trang. Số trường lớp kiên cố, các
điều kiện phục vụ cho giảng dạy, học tập đã được quan tâm đầu tư có hiệu quả, cảnh quan
trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.



5

- Sở GDĐT, Phòng GDĐT đã triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời đúng
quy định về công tác chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1
năm học 2020-2021.
- Các Phịng GDĐT đã tích cực trong việc triển khai thay sách giáo khoa lớp 1;
tổ chức tốt các hoạt động về đổi mới sinh hoạt chun mơn, đổi mới phương pháp,
hình thức dạy học cho các trường trao đổi, chia sẻ học tập; chú trọng và tổ chức có
hiệu quả việc giao lưu sinh hoạt chun mơn theo cụm trường; 100% trường tổ chức
góc tư vấn tâm lý học đường cho nhằm giúp cho cho học sinh ổn định tâm lý, vượt
qua khó khăn trong q trình học tập và phịng ngừa những khó khăn tâm lý có thể
xảy ra.
- Đến nay, Sở GDĐT đã tổ chức 40 tiết dạy minh họa chuyên đề cấp tỉnh ở các
mơn học của lớp 1 (Tiếng Việt, Tốn, Đạo đức,TNXH,HĐTN) cho tất cả CBQL và
giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 về thực hiện chương trình sách giáo khoa (SGK) và đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận và phát huy phẩm chất, năng lực cho
học sinh; tổ chức hội thảo đối thoại, giải đáp thắc mắc thực hiện sách giáo khoa mơn
Tốn và tiếng Việt giữa các tác giả Sách giáo khoa, nhà xuất bản với tất cả CBQL và
đại diện giáo viên khối 1 của tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh tham dự;
Trên cơ sở các chuyên đề cấp tỉnh, các Phòng GDĐT đã hướng dẫn và định hướng
cho các trường, cụm trường tổ chức các chuyên đề để giáo viên nắm vững cách thức
tổ chức lớp học và kết hợp vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục; Sở GGĐT cũng đã tổ chức song song 2 tổ công tác về kiểm
tra, dự giờ hỗ trợ, tư vấn chuyên môn cho 28 trường tiểu học trên địa bàn các
huyện/thị xã/thành phố trong tồn tỉnh; Qua kiểm tra của Sở GDĐT, Phịng GDĐT
kết quả ghi nhận: các trường học thực hiện khá hiệu quả các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học,
phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tăng cường rèn luyện kĩ năng hợp tác,

kĩ năng làm việc theo nhóm; chú trọng đến việc nhận xét đánh giá thường xuyên,
động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập.Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các
em được chia sẻ trong nhóm, trước lớp để rèn kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp cho học
sinh. Nhìn chung, đa số giáo viên tự giác trong việc đổi mới hình thức phương pháp
và hình thức chức dạy học tương đối tốt.
- Thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học: thực hiện đúng quy định về
đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ
GDĐT; riêng học sinh lớp 1, thực hiện đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT về Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học,
dựa trên nguyên tắc: “… đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng
việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp
học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách
quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh,
giáo viên và cha mẹ học sinh”.
- Nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh: Đối với tiếng Anh tự chọn lớp 1,
triển khai Chương trình mơn tiếng Anh tự chọn lớp 1 đảm bảo các yêu cầu được quy
định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Công văn số 681/BGDĐT-


6

GDTH ngày 04/3/2010 của Bộ GDĐT; Đối với tiếng Anh tự chọn lớp 2, các đơn vị
tiếp tục thực hiện chương làm quen tiếng Anh lớp 2 hiện hành theo qui định của
GDĐT; Đối với lớp 3,4,5 đảm bảo 100% thực hiện dạy học tiếng Anh 4 tiết/tuần theo
giáo trình Family and Friends Speacial Edition theo công văn số 623/SGDĐT-GDTH
ngày 17/5/2016 của Sở GDĐT; ngoài ra, nhằm tăng cường kỹ năng nghe-nói, Sở
GDĐT tiếp tục triển khai thực hiện dạy tăng thêm 2 tiết tiếng Anh/tuần cho 100%
sinh lớp 3,4,5 giai đoạn 2019-2025 theo Nghị quyết 123/2019/NQ-HĐND ngày
13/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh: Đối với các trường chưa đủ điều kiện về cơ
sở vật chất, đội ngũ giáo viên đã linh hoạt tổ chức từng bước cho khối 3 hoặc khối

3;4; Sở GDĐT tiếp tục phối hợp với Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại
Việt Nam tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng
Anh chưa đạt chuẩn. Đến thời điểm cuối học kỳ I trình độ giáo viên tiếng Anh như
sau: tổng biên chế GV: 309, trong đó, C1 trở lên 69/309 tỷ lệ 22,3%; chuẩn B2
181/309 tỷ lệ 58,6% và dưới B2 59/309 tỷ lệ 19,1%.
- Thực hiện dạy học môn Tin học cho lớp 3,4,5 với số học sinh 60.699/65.662
em, tỷ lệ 92,4% (so với cùng kỳ năm trước tỷ lệ học sinh học Tin học tăng 2,5% tăng
6.601 em). Vẫn còn 02 đơn vị chưa tổ chức dạy Tin học cho 100% học sinh lớp
3,4,5; tỷ lệ học sinh chưa được học Tin học ở các đơn vị như: thành phố Vũng Tàu
22,7%, huyện Châu Đức 6,1%. Lí do: thiếu giáo viên Tin học, phịng học (khơng có
phịng Tin học cho học sinh thực hành,..).
- Số trường học 2 buổi/ngày: có 113/134 trường tiểu học thực hiện dạy học 2
buổi/ngày đạt tỷ lệ 84,6% (So vói cùng kỳ năm trước tăng 2 trường) với 102.084/
113.050 học sinh, tỷ lệ 90,3% (So cùng kỳ năm trước HS tăng 3,2%). Các trường, lớp
tổ chức dạy 2 buổi/ ngày thực hiện chương trình đúng theo quy định của Bộ GDĐT
không quá 7 tiết trong ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Có 75/134 trường tiểu học tổ
chức bán trú, đạt tỷ lệ 56,0%.
- Có 100% các trường đều tổ chức dạy tiết đọc sách với thời lượng tối đa 4
tiết/tháng và giáo viên chủ nhiệm phụ trách tiết đọc sách; nhiều trường đầu tư thư
viện rất đẹp, đạt chuẩn. Trường có thư viện và tổ chức tiết đọc tại thư viện: 99/134
trường, tỷ lệ 73,9%; Trường chưa có thư viện tổ chức tiết đọc tại lớp học 35/134
trường, đạt tỷ lệ 26,1%.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với đội
ngũ giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022: Sở GDĐT đã phối hợp với đơn vị
Viettel cấp tài khoản, tổ chức tập huấn đại trà 100% cho cán bộ quản lý (CBQL) và
giáo viên trong tháng 12/2020. Trong đó, CBQL đại trà tập huấn mô đun 1 và 2; giáo
viên đại trà tập huấn mơ đun 1; Phịng GDĐT chuẩn bị tổ chức bồi dưỡng cho 100%
cán bộ quản lý tiểu học, giáo viên dạy học lớp 2 về Chương trình giáo dục phổ thông
2018 và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 nhằm đáp ứng tốt cho năm học

2021-2022. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức
tự học và lồng ghép trong sinh hoạt chuyên môn cho tất cả giáo viên theo Quy chế
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ban hành theo Thông tư số 26/2012/TTBGDĐT ngày 10/7/2012;


7

- Duy trì, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học: Triển khai thực hiện phần
mềm phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) đồng bộ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc
việc kiểm tra công nhận những đơn vị huyện đạt chuẩn PCGDTH theo các mức độ.
Kết quả tính đến cuối năm 2020: Có 83/83 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3, đạt tỷ lệ
100%; UBND tỉnh ra Quyết định công nhận 8/8 huyện đạt mức 3 về PCGDTH, hiện
Sở GDĐT đang hồn tất hồ sơ trình UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Bộ GDĐT công
nhận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn PCGDTH mức 3 năm 2020.
2.2. Giáo dục Trung học
- Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh:
+ Sở đã ban hành Công văn số 2129/SGDĐT-GDTrHTX ngày 20 tháng 10 năm
2020 về việc "hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 20202021” tiếp tục chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường THPT triển khai, xây dựng kế
hoạch giáo dục nhà trường theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
+ Sở GDĐT tổ chức triển khai, tập huấn, bồi dưỡng các tổ trưởng tổ/nhóm
chun mơn theo các chuyên đề ở các môn học về việc xây dựng kế hoạch giáo dục
và hoạt động giáo dục các mơn học cho giáo viên. Trong đó, tập trung định hướng về
các nội dung: Hướng dẫn các tổ/nhóm chun mơn xây dựng Kế hoạch giáo dục môn
học theo tinh thần điều chỉnh nội dung dạy học; Hướng dẫn các tổ/nhóm chuyên môn
xây dựng Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số
26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT; Định hướng giáo viên xây
dựng Kế hoạch bài dạy (giáo án) cho các bài học/chủ đề theo chuỗi hoạt động học.
+ Kết quả triển khai đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: Các nhà trường
đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học các bài học bảo đảm các yêu cầu về phương

pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra,
đánh giá trong quá trình dạy học; Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng
thành các hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh;
Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để
tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học
sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của
mình; Các đơn vị đã chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục-thể
thao trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học...
+ Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT và Thông
tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT, các trường THCS, THPT
tiến hành đánh giá, xếp loại HS theo đúng hướng dẫn; đa dạng hóa các hình thức
kiểm tra đánh giá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh
giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét.
- Về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Khoa học, kỹ thuật: Tổ chức thành công
Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021; tổng cộng có 111
dự án đăng ký dự thi thuộc 18 lĩnh vực gồm 211 học sinh (78 học sinh THCS và 133


8

HS THPT); kết quả Công nhận 76 dự án nghiên cứu khoa học đạt giải trong Cuộc thi
KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021 gồm 08 giải nhất,
12 giải nhì, 19 giải ba, 37 giải tư. Từ đó, chọn 2 dự án gồm 1 dự án của THPT Trần
văn Quan, 1 dự án của THPT Châu Thành tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia tại
Thừa Thiên Huế vào trung tuần tháng 3/2021.
- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục-xóa mù chữ: Năm học 2020-2021 Sở
GDĐT đã phối kết hợp với các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch thực hiện tốt
công tác kiểm tra, thống kê phổ cập tại các đơn vị. Tiến hành thực hiện phổ cập đúng

độ tuổi. Năm 2020, Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ GDĐT công nhận
tỉnh đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 và đề nghị Bộ GDĐT công nhận tỉnh đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
3. Giáo dục thường xuyên- chuyên nghiệp
- Hoạt động của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) ổn định,
công tác tuyển sinh đúng kế hoạch.
- Các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống vẫn tiếp tục phát
triển và hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp với Hội khuyến học của tỉnh, triển khai thực hiện các mơ hình học
tập theo theo quy định.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tổ chức BDTX cán bộ quản lý,
giáo viên của đơn vị năm 2020-2021
- Xây dựng được mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội trong trường học cho
các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT.
- Đã triển khai quản lý công tác tư vấn du học theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP,
ngày 21/04/2017 của Chính phủ Quy định, về điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục và Nghị định 135/2018/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của Chính phủ về
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm
2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục ; Trong năm 2020, đã cấp giấy chứng nhận tư vấn du học cho 7 đơn vị.
4. Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh và các hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh lần thứ
X năm 2020, ban hành Quyết định số 89/QĐ-SGDĐT ngày 22/01/2021 về công nhận
1.312 cá nhân và 06 tập thể đạt giải trong Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
lần thứ XI năm 2020; Sở GDĐT đã thành lập đội tuyển, tổ chức tập luyện tham gia
Hội khỏe Phù Đổng cấp khu vực tại Đắk Lắk vào tháng 3/2021 và cấp Quốc gia tại
Nam Định vào tháng 8/2021 theo kế hoạch.
- Tổ chức khai giảng năm học 2020-2021 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19
còn diễn biến phức tạp, đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức theo hướng dẫn của

Bộ GDĐT, UBND tỉnh; tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi, động viên được đội ngũ
nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh trên tinh thần trang trọng, ngắn gọn, súc tích.


9

- Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động của
ngành phải tạm dừng lại, nhưng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, tư vấn học
đường, …chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh được quan tâm, chỉ
đạo thực hiện: 100% các trường từ Mầm non-THPT đều có tổ chức các hoạt động
thể thao ngồi trời, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong điều kiện cho phép.Trên
90% trở lên số trường có cơng trình thể dục, thể thao (nhà tập, sân tập, sân bóng đá,
bóng chuyền, bóng rỗ; trong đó tồn tỉnh có 17 hồ bơi trong trường học). Số lượng cán
bộ, giáo viên làm công tác thể dục thể thao ở các trường đã đáp ứng đủ cho việc thực
hiện phân phối chương trình 02 tiết/tuần/lớp.
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao kỉ niệm ngày lễ trong năm.
+ Quan tâm đến nước uống cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch
miễn phí trong trường học. Hiện nay 100% các trường học đều có nước sạch, nguồn
nước chủ yếu là nước máy và nước giếng. Sở triển khai hệ thống thiết bị lọc nước
uống trực tiếp tại vòi cho 64 trường học các cấp trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần
Him Lam tài trợ.
+ Thực hiện tốt việc xây dựng trường học có khn viên cây xanh, lắp đặt ghế
đá để học sinh được thư giãn khi chơi, sau mỗi tiết học, buổi học; đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, đặc biệt là các trường có tổ chức bán trú.
+ Công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan trường học, nước sạch; Cơng tác
phịng chống rác thải; Cơng tác thư viện trường học; Tổ chức các mơn thể thao ngồi
trời;Thực hiện Lễ phục và đồng phục của CBQL, giáo viên và học sinh; Công khai các
khoản thu, chi đầu năm; đặt biệt Công tác tư vấn học đường; Công tác an tồn trường
học, phịng ngừa bạo lực trong nhà trường và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học
sinh....

- Cơng tác GD Quốc phịng an ninh đi vào chiều sâu ở các trường THPT.
III. Kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ
1. Cơng tác khảo thí và kiểm định chất lượng.
- Tổ chức thành công Kỳ thi chọn đội tuyển HSG lớp 12 của tỉnh dự thi chọn
HSG quốc gia, tháng 10 năm 2020, ban hành Quyết định số 804/QĐ-SGDĐT ngày
09/10/2020 về công nhận 66 học sinh đạt giải Nhất HSG cấp tỉnh và chọn vào đội
tuyển dự thi HSG lớp 12 năm học 2020-2021. Kết quả đạt 37 giải trong đó: 2 giải
Nhì, 18 giải Ba và 17 giải khuyến khích.
- Căn cứ kết quả xét tốt nghiệp THCS năm học 2019-2020 của các phòng
Giáo dục và Đào tạo, Sở GDĐT đã chuẩn y và trình Bộ GDĐT cấp phôi bằng TN
THCS cho 15.824 học sinh tốt nghiệp THCS trong tháng 11 năm 2020.
- Căn cứ kết quả xét tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 đã được Bộ GDĐT
chuẩn y, Sở Giáo dục và đào tạo đã nhận phôi bằng, đang tiến hành in ấn và cấp
phát bằng tốt nghiệp THPT cho 11.013 học sinh tốt nghiệp THPT năm học 20192020.


10

- Tính đến ngày 31/12/2020 đã đánh giá ngồi 217 trường gồm: 86 trường
mầm non, 60 trường tiểu học, 54 trường THCS, 16 trường THPT và 01 TTGDTX.
2. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
Cùng với việc đầu tư xây dựng hệ thống trường học các cấp theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, tồn ngành tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, từng bước đáp ứng đủ các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc
gia. Tính đến nay tồn Tỉnh có 271/447 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 60,63
%, trong đó:
+ Mầm non: có 87/186 trường, tỷ lệ 46,77% .
+ Tiểu học: 91/134 trường, đạt tỷ lệ 67,9% (có trường đạt Mức độ II).
+ Trung học cơ sở: 72/90 trường, đạt tỉ lệ 80,0%
+ Trung học phổ thơng: có 21/37 trường, đạt tỉ lệ 56,76%

3. Tình hình chuẩn bị đầu tư cơ sở vật chất năm học 2020-2021.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu việc dạy và học.
- Sửa chữa các cơ sở trường học chuẩn bị năm học 2020-2021: chủ yếu sửa chữa
nhỏ, cải tạo, chống xuống cấp; sửa chữa nhà vệ sinh cho các trường học. Ước khoảng
351.881.832.000 đồng, trong đó: Cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS:
300.746.832.000 đồng; Cấp THPT và GDTX: 51.135.000.000 đồng .
- Bổ sung cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị bổ sung cho năm học mới
khoảng 132.158.575.500 đồng, (bao gồm hệ thống camera an ninh cho các trường
mầm non, hệ thống lọc nước cho học sinh, hệ thống nước uống tại vịi do Cơng ty cổ
phần Him Lam tài trợ thuộc chương trình “An sinh xã hội” bàn ghế và thiết bị
khác…).
- Trong năm học 2020-2021 đã tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng: Trường
MN Sen Hồng huyện Côn Đảo với quy mơ 16 nhóm/lớp, tổng kinh phí đầu tư:
52.000.000.000 đồng; Điểm trường của trường MN Hướng Dương huyện Cơn Đảo
với quy mơ 04 nhóm/lớp, tổng kinh phí đầu tư: 26.000.000.000 đồng; Điểm trường
của trường MN An Ngãi với quy mơ 09 nhóm/lớp, tổng kinh phí đầu tư:
32.660.000.000 đồn; Tường THCS Võ Văn Kiệt thị xã Phú Mỹ với quy mơ 20 lớp,
tổng kinh phí đầu tư: 44.860.000.000 đồng; Trường THPT Nguyễn Khuyến thành
phố Vũng Tàu với quy mô 36 lớp, tổng kinh phí đầu tư: 164.890.000.000 đồng.
4. Cơng tác xây dựng đội ngũ
- Năm học 2020-2021, ngành GDĐT tiếp tục rà sốt, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ
cán bộ, giáo viên theo hướng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chuẩn về
trình độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc triển
khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Theo thống kê, hiện nay số CBQL, giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo
dục 2019 là 1571/11406 (18%). Trong đó, Mầm non: 171/2842 (6%); Tiểu học:
911/4590 (20%); THCS: 489/3974 (12%). Với số lượng trên, tỉnh sẽ hoàn thành việc


11


đào tạo nâng chuẩn trước năm 2025 (vượt chỉ tiêu đề ra của Nghị định số
71/2020/NĐ-CP là 5 năm).
- Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày
11/01/2021 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 1 (20202025). Hiện, Sở GDĐT phối hợp với trường CĐSP tỉnh, trường ĐHSP thành phố Hồ
Chí Minh ,.. để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo đúng tiến độ.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Đội ngũ cơng chức, viên chức tồn ngành đủ
năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ, hiện có 20 người có
trình độ tiến sĩ, 480 người có trình độ thạc sĩ. Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc, các phòng GDĐT quan tâm cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và lãnh đạo cơ sở giáo
dục, đào tạo. Khuyến khích đội ngũ có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Các đơn vị
trực thuộc lập kế hoạch bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên của đơn vị để đào tạo giáo
viên trong hè, trong năm học theo các môđun thích hợp; các nhà trường tạo điều kiện
cho cơng chức, viên chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên.
- Kết quả đánh giá cán bộ công chức, viên chức và đánh giá theo chuẩn, kết
quả cụ thể như sau:
+ Về đánh giá công chức, viên chức: tồn tỉnh có 17.022 cơng chức, viên chức
được đánh giá theo Nghị định của Chính phủ. Trong đó, hồn thành xuất sắc nhiệm
vụ là 2.914 người (17,1%), hoàn thành tốt nhiệm vụ là 13.194 người (77,5%), hoàn
thành nhiệm vụ là 858 người (5,0%) và khơng hồn thành nhiệm vụ là 56 người
(0,3%);
+ Về đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên các cấp: tồn tỉnh có
13.564 cán bộ quản lý và giáo viên được đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn giáo
viên theo các Thông tư quy định của Bộ GDĐT. Trong đó, loại tốt 7.533 người
(62,2%); loại khá 5.579 (41,1%); Đạt: 416 người (3,1%) và chưa đạt 36 người
(0,3%);
+ Từ Năm học 2019-2020, 100% giáo viên tiếng Anh các cấp đã được bồi
dưỡng nâng chuẩn và 100% giáo viên tiếng Anh cấp học đã được bồi dưỡng về

phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu trong tình
hình mới.
- Việc xét thăng hạng giáo viên: hoàn thành việc xét thăng hạng giáo viên các
cấp học và đang trình Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả, cụ
thể như sau: Mầm non: 207 hồ sơ giáo viên Mầm non hạng IV đủ tiêu chuẩn, điều
kiện thăng hạng giáo viên Mầm non hạng III; 25 hồ sơ giáo viên Mầm non hạng III
đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng giáo viên Mầm non hạng II; Tiểu học: 34 hồ sơ
giáo viên Tiểu học hạng IV đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng giáo viên Tiểu học
hạng III; 41 hồ sơ giáo viên Tiểu học hạng III đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng
giáo viên Tiểu học hạng II; THCS: 143 hồ sơ giáo viên THCS hạng III đủ điều kiện,
tiêu chuẩn thăng hạng giáo viên THCS hạng II; THPT: 224 hồ sơ giáo viên THPT
hạng III đủ điều kiện, tiêu chuẩn thăng hạng giáo viên THPT hạng II.


12

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; trong quản lý, điều
hành
- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động và điều hành quản lý giáo dục: Sở
GDĐT đã phối hợp với VNPT tỉnh xây dựng Cổng thông tin điện tử theo mơ hình tập
trung, trong đó bao gồm cả các trang thông tin điện tử thành viên của các cơ sở giáo
dục trực thuộc; 100% trường học triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến,
triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; 100% trường triển khai giải pháp kết nối,
trao đổi thông tin với phụ huynh qua hình thức tin nhắn OTT, hoặc email, hoặc
website hoặc ứng dụng di động; tiếp tục sử dụng có hiệu quả các hệ thống thơng tin
dùng chung trong tồn ngành, như: triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý
phổ cập giáo dục và chống mù chữ; phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục
(EMIS) tại địa chỉ: ; cán bộ, công chức, viên chức ngành
giáo dục tỉnh nhà thường xuyên tra cứu thông tin tại Cổng thông tin điện tử của Bộ
GDĐT ; triển khai hóa đơn điện tử và mở rộng sử dụng chữ ký số

đến các đơn vị trực thuộc nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.
- Ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và kiểm tra
đánh giá: các trường tiếp tục tham khảo các bài được đăng trên website Bộ GDĐT tại
địa chỉ nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học; trang bị thiết bị CNTT cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ đổi mới phương pháp
dạy-học; 100% giáo viên THPT được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm trình
chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm
ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
6. Cơng tác cải cách hành chính
- Duy trì vận hành Hệ thống các Dịch vụ hành chính cơng trực tuyến của Sở
GDĐT tại trang
- Sở GDĐT, các Phịng GDĐT và các Đơn vị trực thuộc duy trì, hồn chỉnh
quy trình văn thư-lưu trữ trên hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử của tỉnh; 100%
văn bản (đã được phân loại) vận hành trên phần mềm Văn phòng điện tử của tỉnh và
số hóa.
- Ban hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn VN ISO 9001:2008
mới phù hợp bộ thủ tục hành chính. Trong năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã
tham mưu UBND tỉnh ban hành 07 Quyết định công bố danh mục các thủ tục hành
chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ: Quyết định số 483/QĐUBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh về việc Về việc công bố Danh mục thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số
2894/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh về việc Về việc công bố Danh mục
thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 của
UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo, thi và tuyển sinh; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội



13

vụ; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số
3363/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh về việc cơng bố Danh mục thủ
tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, lĩnh vực
giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số 3390/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của
UBND tỉnh về việc Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế lĩnh
vực giáo dục tiểu học thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số 3623/QĐ-UBND ngày
04/12/2020 của UBND tỉnh Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh
vực giáo dục tiểu học thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày
24/12/2020 của UBND tỉnh về cơng bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh
vực giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
7. Công tác thanh tra
- Thanh tra hành chính: Sở GDĐT cũng đã xác định các nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra, giám sát trọng tâm năm học 2020-2021 như: tiếp tục thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, có điều chỉnh thanh tra, kiểm tra chưa thật
sự cần thiết trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh; khơng thanh tra ngồi kế hoạch, kể cả
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; chuyển phương pháp tiền kiểm tra
sang hậu kiểm tra; chú trọng công tác thanh tra công vụ, cải cách hành chính, quản lý
dạy thêm, học thêm, việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh, việc thực hiện quy định công khai, minh bạch trong các đơn vị; thanh
tra các khoản thu, chi trong năm học, xã hội hóa giáo dục; thanh tra việc cấp phát,
quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ…
- Sở đã hoàn thành các cuộc thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính theo
kế hoạch thanh tra năm 2020 đã được phê duyệt. Các đồn thanh tra ln thực hiện
theo đúng nội dung và thời hạn trong quyết định thanh tra, đảm bảo tính khách quan,

chính xác, dân chủ và kịp thời. Qua đó góp phần phát hiện kịp thời các hành vi vi
phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục và có những chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời.Đã
thanh tra hành chính đối với 05 cơ sở giáo dục; Thanh tra chuyên ngành: tổng số
cuộc thanh tra là 12; xác minh 1,450 văn bằng, trong đó văn bằng giả là 26 cái; thanh
tra đột xuất 01 đơn vị thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ ngoại
ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên.
- Kết quả công tác tiếp công dân: Sở GDĐT mở địa chỉ để nhận góp ý, phản
ánh, kiến nghị của công dân và các đơn vị trường học về lĩnh vực giáo dục và đào tạo
trên website của Sở. Thanh tra Sở là đầu mối giúp Giám đốc Sở trong việc tiếp công
dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong năm 2020, có 06 cuộc tiếp
cơng dân đối thoại trực tiếp, bộ phận tiếp công dân tiếp nhận đơn và chuyển đến cơ
quan có thẩm quyền giải quyết.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo: Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người
dân đã được cơ quan tiếp nhận, phân loại, thụ lý, hướng dẫn, xử lý kịp thời đúng quy
định. Đối với một số vụ việc phức tạp, Sở GDĐT xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh


14

xem xét xử lý. Sở GDĐT thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo: tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền là 0, số vụ tố cáo thuộc
thẩm quyền là 01. Số vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền là 3 đã chuyển đến
cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Số vụ tố cáo không thuộc thẩm quyền là 02. Số vụ
phản ánh, kiến nghị: 8; không có vụ việc khiếu nại, tố cáo đơng người phức tạp; các
đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo đúng quy trình, khách quan, chính xác,
đảm bảo chính đáng quyền lợi của người dân. Đảm bảo công khai trong việc kiểm
tra, xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.
IV.Triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng

4.1 Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đối với lớp 1.
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 đối với lớp 1.
- Các Phòng GDĐT đã chỉ đạo các trường ưu tiên bố trí, tạo thuận lợi cho học
sinh lớp 1 mỗi lớp/phòng, đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 để tổ chức dạy học
2 buổi/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Các trường tiểu học tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ
chức dạy học lớp 1 theo hướng dẫn tại công văn số 21/SGDĐT-GDMNTH ngày
03/01/2020, công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019. Trong đó, tập trung
vào các vấn đề cơ bản sau:
+ Nội dung dạy học: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy
định của Chương trình như: Tiêng Việt, Toán, TNXH, Đạo đức, GDTC, Âm nhạc,
Mĩ thuật và Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: tiếng Anh 1. Các hoạt
động củng cố: hoàn thành các nội dung dạy học/học tập theo mục tiêu, yêu cầu của
CTGD 2018 và phát triển phẩm chất, năng lực. Các hoạt động khác: tổ chức các hoạt
động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh (do nhà trường lựa
chọn).
+ Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí khơng q 7 tiết, mỗi tiết 35
phút; tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được
xây dựng theo hướng mở, linh hoạt.
4.2 Chuẩn bị tài liệu giáo dục địa phương
- Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Biên soạn
và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong
Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018; ban hành Quyết định thành lập Ban biên
soạn Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 và Hội đồng thẩm định nội dung giáo dục địa
phương cấp Tiểu học; Đề cương chi tiết nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng.
- Hồn thành biên soạn, thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu lớp 1. UBND tỉnh đã trình Bộ GDĐT phê duyệt kết quả từ tháng 11/2020.
- Đối với Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 và lớp 6: Đang tổ chức đấu thầu



15

việc biên soạn.
* Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân: Do phải tổ chức đấu thầu việc biên soạn
nên thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ việc biên soạn, thẩm định và tổ chức
thực hiện nội dung giáo dục địa phương.
4.3 Chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
- Thực hiện Công văn số 5068/BGDĐT-GDTrH ngày 24/11/2020 của Bộ
GDĐT, Sở GDĐT đã yêu cầu các phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa
bàn rà sốt, sắp xếp, dự kiến phân cơng giáo viên dạy lớp 6 trong năm học 20212022. Theo đó, dự kiến khoảng 2.000 giáo viên các mơn học được phân công giảng
dạy lớp 6. Tất cả các GV đã tham gia và đạt các mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương
trình GDPT 2018 theo kế hoạch của Sở GDĐT mới được xem xét phân cơng bố trí
dạy lớp 6 trong năm học 2021-2022.
- Thực hiện văn bản số 1384/TB-BGDĐT ngày 02/11/2020 của Bộ GDĐT về
việc Thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tại Hội nghị trực tuyến với
các Sở GDĐT triển khai bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thơng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Công văn số
5016/BGDĐT-GDTrH ngày 20/11/2020 về việc đẩy mạnh triển khai bồi dưỡng và
xây dựng báo cáo quản lý thông tin về bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV và
CBQLCSGDPT theo hình thức trực tuyến; Cơng văn 581/CV-ETEP ngày
09/12/2020 của Bộ GDĐT về việc triển khai đại trà bồi dưỡng mô đun 2 và xây dựng
báo cáo TEMIS. Theo các văn bản trên, Bộ GDĐT yêu cầu thực hiện bồi dưỡng cho
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên đại trà mô đun 1 và mô đun 2
trong năm 2020, đảm bảo 100% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, GV đại trà
hồn thành bồi dưỡng mơ đun 1 và mô đun 2 trong năm 2020.
Hiện nay, Sở GDĐT đã thực hiện và đã hồn thành cơng tác bồi dưỡng mô
đun 1 và mô đun 2 cho giáo viên đại trà cấp THPT và cán bộ quản lý THCS, THPT
theo đúng yêu cầu của Bộ GDĐT. Do việc phân cấp quản lý của tỉnh và trùng vào

thời điểm cuối năm nên công tác tổ chức tại các huyện, thị xã, thành phố cịn gặp
nhiều khó khăn. Vì thế, mới có 02 phòng GDĐT thành phố Bà Rịa và phòng GDĐT
huyện Cơn Đảo đã hồn tất cơng tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đại trà mô đun
1 và mô đun 2 cấp THCS; Các phòng GDĐT còn lại đã tham mưu UBND huyện, thị
xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đại trà
thực hiện bồi dưỡng mô đun 1 và mô đun 2 và sẽ tiến hành bồi dưỡng trong thời gian
sớn nhất.
B. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
1. Giáo dục mầm non
Nhóm lớp độc lập hoạt động khơng ổn định 7 nhóm lớp giải thể, 16 nhóm lớp
độc lập chưa cấp phép đang hoạt động; Tỉ lệ trẻ béo phì tăng 2,12% (375 trẻ) so với
đầu năm, tập trung nhiều ở trẻ mẫu giáo.
* Nguyên nhân: Công tác quản lý GDMN ngồi cơng lập ở một số địa phương
cịn hạn chế (Long Điền, Đất Đỏ); Phụ huynh nng chiều, ít cho trẻ vận động, xem
điện thoại nhiều, ăn uống thoải mái ít kiểm sốt.


16

2. Giáo dục Tiểu học
- Kết quả học sinh xếp loại chưa hồn thành về mơn Tốn và mơn Tiếng Việt,
Tin học, tiếng Anh vào thời điểm HKI chưa có tiến bộ nhiều hơn so với cùng kỳ năm
trước.
- Có nhiều trường, số học sinh trên một lớp quá đông trên 45 học sinh/lớp,
phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng day và học.
- Còn 6 đơn vị vẫn còn học sinh lớp 3,4,5 chưa được học Tin học.
- Còn một số trường chưa có phịng học riêng để dạy tiếng Anh, Mĩ thuật do
học sinh đơng, thiếu phịng học.
- Cịn một số trường khơng có thư viện phải tổ chức tiết đọc sách cho học sinh
tại lớp. Một số trường, lớp học một buổi khơng có thời gian tổ chức riêng tiết đọc

sách, phải tổ chức lồng ghép vào tiết học khác.
* Hướng khắc phục những tồn tại nêu trên: Chỉ đạo các trường có kế hoạch, giải
pháp tăng cường phụ đạo học sinh yếu, giảm tỷ lệ học sinh xếp loại chưa hồn thành
xuống mức tối thiểu; Phịng GDĐT tiếp tục tham mưu UBND huyện/thị xã/TP có kế
hoạch xây thêm trường/lớp nhằm giảm sĩ số học sinh, giảm số lớp ở những trường
vượt mức quy định, tăng tỷ lệ trường/lớp học 2 buổi/ngày, tăng số lượng học sinh ở
bán trú, bố trí xây thêm phịng học tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuât, thư viện cho các
trường chưa có.
3. Giáo dục Trung học
- Việc xây dựng kế hoạch giáo dục mơn học cịn nặng về hình thức, một số tổ
nhóm chun mơn chưa mạnh dạn sắp xếp mạch nội dung kiến thức thành chủ đề/
bài học để thuận lợi trong tổ chức các hoạt động học của HS; mà vẫn máy móc xây
dựng chủ đề/bài học theo thứ tự các bài trong sách giáo khoa.
- Việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học diễn ra chậm, nhất là đối với các
giáo viên lớn tuổi. Do việc dạy học theo phương pháp diễn giảng đã được hình thành
và áp dụng một thời gian dài; các giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm thường là
tổ/nhóm trưởng ngại đổi mới; Các tiêu chí đánh giá xếp loại HS hiện hành chủ yếu
dựa vào điểm số của các bài kiểm tra theo hướng ghi nhớ máy móc làm cho giáo viên
chậm việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học.
- Nhiều giáo viên, đơn vị chưa mạnh dạn trong việc đa dạng hóa các hình thức
kiểm tra, đánh giá; Việc đánh giá bằng nhận xét đa phần còn chung chung, chưa sát
với từng bài kiểm tra, với năng lực của từng HS. Do Sĩ số học sinh ở một số trường
cao, giáo viên khó bao quát, theo dõi từng HS. Một số ít giáo viên chưa nắm vững kỹ
năng theo dõi, quan sát HS, khơng tập trung vào một số HS có biểu hiện đặc biệt theo
chiều hướng tốt hoặc chưa tốt để có những nhận xét, đánh giá thích hợp.
4. Giáo dục thường xuyên- chuyên nghiệp
Quản lý nhà nước về trung tâm ngoại ngữ ngồi cơng lập cịn gặp khó khăn;
trang thiết bị phục vụ cho Học tập cộng đồng, trước đây được Sở Giáo dục và Đào
tạo cấp cho một số Trung tâm từ năm 2002, đến nay đều đã hư hỏng, không sử dụng



17

được; Việc triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập cịn gặp nhiều khó khăn hạn
chế.
5. Cơng tác khảo thí và kiểm định chất lượng
Cơng tác lập kế hoạch của tổ chun mơn, tổ văn phịng cịn mang tính hình
thức; việc kiểm sốt thực hiện kế hoạch cịn hạn chế; Cơng tác kiểm tra nội bộ cịn
lúng túng, hồ sơ chưa chặt chẽ; việc giữ gìn vệ sinh trường học, nhà vệ sinh cho học
sinh ở một số trường cịn hạn chế; Cơng tác ứng dụng cơng nghệ thông tin, sử dụng
đồ dùng dạy học của giáo viên chưa đồng bộ (tập trung ở một số môn, một số giáo
viên).
6. Cơng tác chính trị tư tưởng
Đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý chỉ là kiêm nhiệm nên hiệu quả
chưa cao. Một số đơn vị trường học chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
C. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II
I. Các nhiệm vụ của chung của ngành
1. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong
toàn ngành theo chỉ đạo chung của Trung ương và Địa phương.
2. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn học kỳ II năm học 2020-2021
theo đúng Kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021 của ngành.
3. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đề ra giải pháp, tổ chức
thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu về văn hóa-xã hội trong năm 2021theo Nghị quyết số
96/NQ-HĐND ngày 13/12/2020: Tỷ lệ huy động số cháu đi nhà trẻ trong độ tuổi:
35%; Tỷ lệ huy động số cháu đi mẫu giáo trong độ tuổi: 95,2%; Tỷ lệ phân luồng học
sinh tốt nghiệp THCS vào THPT 70%.
4. Tập trung thực hiện xây dựng các Nghị quyết sẽ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh
năm 2021 đúng tiến độ, thời gian quy định theo danh mục đã đăng ký.
5. Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 12/9/2019

của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp
và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025”
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
6. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, giáo viên để thực hiện
mục tiêu tất cả học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 được học Tiếng Anh theo Đề án 2020 của
Chính phủ và thực hiện kế hoạch 1081/KH-SGDĐT Ngày 15/6/2020 về triển khai
thực hiện Quyết định 508/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết
123/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông từ
lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.


18

7.Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới: Tham mưu trình UBND
tỉnh thành lập hội đồng lựa chọn bộ sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 2 và
khối lớp 6 theo chương trình GDPT 2018; Tham mưu UBND các cấp về việc mua
sắm danh mục thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện giảng dạy cho học sinh lớp 2
theo Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT và học sinh lớp 6 theo Thông tư 44/2020/TTBGDĐT; Xây dựng kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho toàn bộ giáo viên dạy lớp 2 và
giáo viên dạy lớp 6 bộ sách mới theo chương trình GDPT 2018. Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng cho giáo viên đại trà cấp, CBQL các cơ sở giáo dục các mơ đun chương
trình GDPT 2018 theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT về phê duyệt các mô đun bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên.
8. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức
tuyển dụng giáo viên, thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý, đảm bảo đúng thời gian
và trình độ theo yêu cầu.
9. Phối hợp với trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức hội thảo Câu lạc bộ Giám đốc các tỉnh Miền Nam.

10. Tham gia Hội khỏe Phù Đồng khu vực và cấp toàn Quốc theo hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Nhiệm vụ các cấp học
2.1. Giáo dục mầm non
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật giáo dục, Luật
bảo vệ trẻ em, Thông tư 22/TT-BGDĐT, ngày 22/12/2019 của Bộ GDĐT về tổ chức
thi giáo viên dạy giỏi các cấp, có hiệu lực từ ngày 22/02/2020. Chỉ thị số 05/CT-TW
ngày 15/5/2015 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghị định 80/NĐ-CP ngày
17/7/2017 của Chính phủ Quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện, phịng, chống bạo lực học đường. Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, thân thể trẻ dưới mọi hình thức. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn
trình độ cho giáo viên.
- Quán triệt và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đối với GDMN theo Nghị quyết
97/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2020-2025 của
tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu; Kế hoạch 2664 ngày 22/12/2020 về thực hiện mục tiêu Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII giai đoạn 2021-2025 đối với
GDMN.
- Triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường năm 2021, chú ý cân đối
khẩu phần dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường, phối hợp phụ huynh điều chỉnh chế độ ăn, nhằm kéo giảm tỉ lệ trẻ thừa cân,
béo phì.
- Tổ chức hội thi Aeorobic lần thứ I, hội thi giáo viên dạy giỏi, nấu ăn giỏi cấp
tỉnh, tổng kết hội thi. Thực hiện chất lượng chương trình GDMN, tăng cường tổ chức
vận động cho học sinh, kiểm tra hỗ trợ chun mơn, ngồi cơng lập, Chương trình
Sữa học đường, giám sát thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, học sinh


19


theo quy định. Đẩy mạnh công tác thẩm định, công nhận trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia.
- Tăng cường tham mưu đầu tư cơ sở vật chất. Khuyến khích xã hội hóa giáo dục,
tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư tham gia xây dựng trường MN, đặc biệt ở khu công
nghiệp, khu chế xuất. Niên yết danh sách các cơ sở MN chưa được cấp phép, bị đình
chỉ hoạt động để phụ huynh biết không gửi con, em tại những cơ sở này.
- Tổng hợp số liệu, hoàn thiện báo cáo: Tổng kết năm học, thi đua, sữa học
đường, ngồi cơng lập. Duy trì tỉ lệ trẻ đến trường, hướng dẫn thực hiện tốt công tác
PCGDMNTNT năm 2021, kiểm tra, thẩm định PCGDMNTNT năm 2021.Tăng
cường công tác quản trị trường học, chỉ đạo rà soát việc hỗ trợ cấp phép nhóm lớp
độc lập, nhóm lớp khơng phép.
- Tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ hè 2021 do Bộ GDĐT tổ chức. Chuẩn bị các
nội dung tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kĩ năng chăm sóc ni dưỡng
giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế sẳn sàng cho trẻ vào lớp 1, hồ sơ trẻ khuyết tật cho đội
ngũ; chuẩn bị các điều kiện, tham mưu tổng kết Đề án sữa học đường giai đoạn 20172021.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nâng chuẩn trình độ GVMN
theo đơn đặt hàng, có lộ trình nhằm bảo đảm chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ,
phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN, góp phần
thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện GDĐT.
2.2. Giáo dục phổ thông
a. Đối với giáo dục Tiểu học:
- Tiếp tục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo công văn số
1785/SGDĐT-GDMNTH ngày 14/9/2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
tiểu học năm học 2020-2021.
- Thực hiện lựa chọn lại sách giáo khoa lớp 1 và sách giáo khoa mới lớp 2, lớp
6 cho năm học 2021-2022 theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT.
- Chỉ đạo các trường tiếp tục xây dựng các kế hoach thực hiện CTGDPT 2018
đối với lớp 1, lớp 2.
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn sách giáo khoa lớp 2 mới.
- Nâng cao chất lượng dạy học các mơn Tốn, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin

học....
- Tăng cường chỉ đạo các trường thực hiện kiểm định chất lượng, trường đạt
chuẩn quốc gia.
- Kiểm tra cuối năm học nghiêm túc, xét hoàn thành chương trình tiểu học
đúng thời gian quy định.
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cho
nhà trường.


20

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trường học, công tác giáo dục thể
chất cho học sinh và công tác tư vấn học đường của các trường tiểu học.
b. Đối với giáo dục THCS và THPT
- Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện Cơng văn 5555/BGDĐT-GDTrH
ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên
môn qua hệ thống mạng “Trường học kết nối”.
- Tập trung thành lập đồn thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn
trong học kỳ II, năm học 2020-2021.
- Xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành bộ chữ viết và tiếng nói của
người Chơ Ro; Dạy thực nghiệm Tài liệu GD địa phương lớp 2, lớp 6; Thẩm định,
trình UBND tỉnh và Bộ GDĐT phê duyệt Tài liệu GD địa phương lớp 2, lớp 6.
- Tổng kết Hội thi GV dạy giỏi THPT cấp tỉnh; Phối hợp tổ chức hội thi GV chủ
nhiệm giỏi THCS cấp Tỉnh NH 2020-2021.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, CBQL thực hiện Chương trình
GDPT 2018-modul 2; Tham gia kế hoạch tập huấn bồi dưỡng thực hiện CTPT 2018
hè năm 2021.
- Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi các chứng chỉ quốc tế và thực hiện
các quy định pháp luật của các TTNN, TH; tổ chức sân chơi ngoại ngữ cho học sinh

THPT, THCS; Sơ kết nhiệm vụ triển khai Nghị quyết 123 của Hội đồng nhân dân về
nâng cao chất lượng tiếng Anh;
- Tham dự thi Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm 2021
- Hướng dẫn ôn tập và thi tuyền sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.
Hướng dẫn, kiểm tra công tác ôn tập và thi THPT quốc gia 2021. Tổ chức thi
thử tốt nghiệp THPT
- Tổ chức Hội thao Quốc phòng An ninh
- Xây dựng lịch công tác và phương hướng nhiệm vụ năm học 2021-2022.
2.4. Giáo dục thường xuyên
- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, ngành, các tổ
chức, đoàn thể, các doanh nghiệp, các lực lượng xã hội và tồn thể nhân dân về mục
đích, ý nghĩa, nội dung của “học tập suốt đời” và “xây dựng xã hội học tập”; về vai
trò của GDTX trong việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
- Tiếp tục củng cố, phát triển hoạt động của các cơ sở GDTX; tham dự Hội
nghị tập huấn trung tâm VH-HTCĐ; tập huấn chuyên đề XMC và GDTTSKBC;
Kiểm tra việc triển khai về lĩnh vực GDTX tại các phòng GDĐT và các đơn vị trực
thuộc Sở.


21

- Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, CBQL thực hiện
Chương trình GDPT 2018 trong hè 2021.
3. Các hoạt động nghiệp vụ khác
3.1 Văn phòng
- Sơ kết học kỳ I, năm học 2020-2021; Báo cáo sơ kết HKI về Bộ Giáo dục và
Đào tạo; UBND tỉnh theo kế hoạch.
- Chấm thi Sáng kiến cấp cơ sở; tập hợp Sáng kiến dự thi cấp tỉnh

- Tổ chức Lễ Tuyên dương giáo viên và học sinh xuất sắc năm học 2020-2021
- Báo cáo tổng kết năm học, báo cáo các tiêu chí thi đua và đề nghị khen thưởng
về Bộ GDĐT; Tổ chức Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai phương hướng nhiệm
vụ năm học 2021-2022.
- Xây dựng lịch công tác và phương hướng nhiệm vụ năm học 2021-2022.
3.2. Cơng tác chính trị tư tưởng
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch "tăng cường giáo dục LT CM, đạo đức lối sống"
theo QĐ 1501/TTg và QĐ 3261/QĐ-UBND.
- Tổ chức Sân chơi phịng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới
- Tổ chức sân chơi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ cho HS THPT
- Chỉ đạo các PGD và các trường thực hiện cao điểm ATGT trước, trong và sau
Tết Nguyên đán.
- Hưởng ứng tháng thanh niên về cơng tác An tồn giao thơng; Tham gia Hội
giao lưu ATGT cấp quốc gia
- Triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm và cơng
tác phịng chống các bệnh mùa hè
- Thực hiện Tuần lễ nước sạch và duy trì đến 5/6-Ngày mơi trường thế giới.
- Chỉ đạo các PGD và các đơn vị tổ chức kỉ niệm ngày 26/3, 30/04 và 1/5
3.3 Khảo thí và kiểm định chất lượng
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp
học, tổ chức đánh giá ngoài theo kế hoạch.
- Tổ chức tốt các kỳ thi Olympic 27 tháng 4 lớp 10-11 THPT và kỳ thi học
sinh giỏi lớp 9, Olympic lớp 8 THCS.
- Xây dựng phương án và tổ chức tốt Kỳ thi TN THPT 2021.
- Xây dựng kế hoạch tuyến sinh 2021-2022 và tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh
THPT trên địa bàn tỉnh.
3.4. Thanh tra


22


- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về phịng, chống
tham nhũng tới tồn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Tuyên
truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng tới toàn thể cán
bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành, Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014
của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm
soát việc kê khai tài sản” tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, xây
dựng kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình về việc thực hiện Luật phịng,
chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại cơ quan đơn
vị mình theo quy định, quản lý chặt chẽ việc sử dụng ngân sách như các khoản thu
chi, việc thu chi ngân sách phải lập chứng từ kế toán theo đúng quy định của Luật
Ngân sách, Luật Kế tốn. Tổ chức kiểm tra, thực hiện phịng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi quản lý, xây dựng Quy chế chi tiêu
nội bộ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; công tác thanh tra, kiểm
toán, kiểm tra của Nhà nước; đưa nội dung cơng tác phịng, chống tham nhũng vào
chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm tại đơn vị.
- Tổ chức Thanh tra cơng vụ, hành chính và chun ngành theo Kế hoạch.
3.5 Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tập huấn hoạt động xây dựng, thực
hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục của các địa phương.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở lập kế hoạch đào tạo năm 2021; Tổng
hợp kế hoạch đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của
giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020 – 2025).
- Xây dựng Kế hoạch và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm
non, phổ thơng năm 2021
- Chuẩn bị tình hình đội ngũ cho năm học 2021-2022 của toàn ngành

5. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
- Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập nhằm
huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho
giáo dục.
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản,
tiến độ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục thực hiện có hiệu quả
chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên


23

- Triển khai kế hoạch sửa chữa CSVC, mua sắm trang thiết bị trường học cho các
đơn vị trực thuộc năm 2021; Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2021-2022 cho các
đơn vị trực thuộc; Trình phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2021-2022./.
Nơi nhận:
- Bộ GDĐT (b/c);
- Vp UBND tỉnh (b/c);
- Văn phòng Tinh uỷ (b/c);
- Ban Tuyên giáo TU (b/c);
- Ban VH-XH-HDND tỉnh;
- Sở KHĐT (b/c);
- Cục Thống kê;
- UBND các huyện, TP;
- Phòng GDĐT các huyện, TP;
- Các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT;
- Lưu VT, AnhBtv.

GIÁM ĐỐC


Ký bởi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu
Email:
Cơ quan: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày ký: 04-02-2021 15:30:42 +07:00

Trần Thị Ngọc Châu



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×