Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONG ĐIỀU TIẾT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
----------

TIỂU LUẬN
QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY
LUẬT NÀY TRONG ĐIỀU TIẾT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.

GVHD: Hồ Ngọc Khương
SVTH:
Mã lớp học: LLCT150105_21

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 Tháng 11 năm 2021
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Điểm: ……………………………..


KÝ TÊN

2


MỤC LỤC

3


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
Nhóm 2: ( Lớp thứ 6 – Tiết 5-6)
Tên đề tài: QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT
NÀY TRONG ĐIỀU TIẾT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.

1

Phạm Thị Thu Loan

2012437

TỈ LỆ % HOÀN
THÀNH
100%

2

Trần Quý Trọng


20142607

100%

3

Nguyễn Quốc Chung

20142472

100%

4

Nguyễn Thị Thùy Trang

20124424

100%

5

Hồ Thanh Pháp

20151531

100%

STT


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

Nhận xét của giáo viên
……………………………………………………………………………………
.
……………………………………………………………………………………
Ngày 20 tháng 11 năm 2021

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay tiền đã trở thành vật không thể thiếu của con người.

Được coi là vật ngang giá chung, có vai trị quan trọng trong việc trọng thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như trên phạm vi quốc tế. Lịch
4


sử đã cho thấy quá trình trao đổi giữa hàng hố và tiền tệ là một q trình diễn ra tất
yếu của xã hội loài người. Nghĩa là tiền tệ và hàng hố khơng thể tách rời nhau, nó tồn
tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay
giá cả của kinh tế thế giới.
Đặc biệt với Việt Nam từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao
cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có sự quản
lý của Nhà nước. Để tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm nghèo bền vững, hướng tới

mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, giảm lạm phát thì việc vận dụng các lý luận về tiền
tệ vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đang được quan tâm. Vì
vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ những lý luận tiền tệ là một điều hết sức cần thiết để
áp dụng vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế giảm lạm phát đến
mức thấp nhất.
Xuất phát từ lí do đó chúng em lựa chọn đề tài: “ Quy luật lưu thông tiền tệ
và sự vận dụng qui luật này trong điều tiết lạm phát ở nước ta” để giúp mọi người
hiểu rõ về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ, quy luật lưu thông tiền tệ cũng
như vận dụng qui luật này trong điều tiết lạm phát ở Việt Nam.
Bài tiểu luận hoàn thành chúng em xin chân thành cảm ơn thầy GV. Hồ Ngọc
Khương đã hướng dẫn cũng như xây dựng cho chúng em để hoàn thành bài tiểu luận
này.
Xin chân thành cảm ơn thầy !

2

Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Qua bài tiểu luận làm sáng tỏ hai nhiệm vụ chính:
− Đưa ra cơ sở lí luận của học thuyết Mác – Lênin về tiền tệ và quy luật lưu thông
tiền tệ.
− Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ để điều tiết tình trạng lạm phát của Việt
Nam.

3

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.
5



B. PHẦN NỘI DUNG
2
1

Cơ sở lý luận của quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
Tiền tệ

1 Nguồn gốc của tiền tệ
Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện
những vật ngang giá chung.Vật ngang giá chung là những hàng hố có thể trao đổi
trực tiếp được với nhiều hàng hố thơng thường khác.Đặc điểm của chúng là có giá trị
sử dụng thiết thực ,quý hiếm dễ bảo quản vận chuyển và mang tính đặc thù địa
phương.
Thời gian đầu, vật ngang giá chung thường là những hàng hố có giá trị sử
dụng thiết thực cho từng khu vực hoặc nhiều vùng có điều kiện tự nhiên và phong tục
xả hội tương tự nhau.Sau đó vật ngang giá chung được chọn là những hàng hố có ý
nghĩa tượng chừng như: vỏ sị,da thú,vịng đá ...khi trao đổi hàng hố đã trở thành nhu
cầu thường xuyên của các bộ lạc và dân tộc, thì vật ngang giá chung được gắn vào kim
loại. Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là sắt và kẽm. Sau đó là
đồng rồi đến bạc. Đầu thế kỉ XIX, vàng bắt đầu đóng vai trò vật ngang giá chung và
kim loại này được gọi là “kim loại tiền tệ”. Khi một khối lượng vàng với một trọng
lượng và chất lượng (thành sắc) nhất định được chế tác theo một hình dáng nào đó
được gọi là tiền tệ
Như vậy khi vàng độc chiếm vị trí vật ngang gía chung thì cái tên”vật ngang giá
chung”được thay bằng tiền tệ”. Nói cách khác, đây chính là hình thái tiền của giá trị
hàng hố. Từ những vật ngang giá chung là những hàng hố thơng thường đến tiền tệ ,
sản xuất và trao đổi hàng hoá đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài. Trong quá trình
này vật ngang giá chung đã tự gạt bỏ lẫn nhau:những hàng hố - vật ngang giá chung,
có giá trị thấp và mang sắc thái sử dụng được thay thế bằng những vật ngang giá
chung có giá trị cao hơn và mang ý nghĩa tượng chung. Sự hoàn thiện từng bước của

vật ngang gia chung đánh dấu bằng sự xuất hiện mà tiền tệ ở đầu thế kỉ XIX, khơng
những phản ánh số lượng và chủng loại hàng hố đưa ra thị trường ngày càng phong
phú mà còn phản ánh trình độ sản xuất hàng hố đã tiến bộ vượt bậc so với thời gian
trước đây.


Vàng độc chiếm vai trị vật ngang giá chung, nhìn bên ngồi như một q trình
hồn tồn mang tính ngẫu nhiên. Nhưng trái lại, tiền tệ là sản phẩm và đánh giá cơng
bằng về mặt khoa học thì tiền tệ là một trong ba phát minh quan trọng nhất của xã hội
loại người từ lịch sử cổ đại cho đến ngày nay.
Khi vàng đóng vai trị vật ngang giá chung thế giới hàng hoá được chia thành
hai cực rõ rệt: một phía là những hàng hố thơng thường, trực tiếp biểu hiện giá trị sử
dụng và mỗi hàng hoá chỉ có thể thoả mãn được một và một vài nhu cầu nào đó của
con người. Cịn phía bên kia, cực đối lập vàng là tiền tệ, trực tiếp biểu hiện giá trị của
mọi hàng hố khác.Vì tiền có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hoá trong bất kì
điều kiện nào, cho nên tiền có thể thoả mãn được nhiều nhu cầu của người sở hữu nó.
Chính vì thế, tiền tệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt.

2 Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là một loại hàng hố đặc biệt, đóng vai trị vật ngang giá chung để đo
giá trị của tất cả các hàng hố khác. Tiền có thể thoả mãn được một số nhu cầu của
người sở hữu nó, tương ứng với một số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được.
Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền
tệ là một phạm trù kinh tế – lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Tiền tệ ra
đời, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh, phát triển và tồn tại của sản xuất và trao
đổi hàng hoá. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố, thì chắc
chắn ở đó có tiền tệ. Quá trình này đa chứng minh rằng “...cùng với sự chuyển hoá
chung của sản phẩm lao động và hàng hố, thì hàng hố cũng chuyển thành tiền tệ”.
Trước khi vàng trở thành tiền tệ kim loai nay vốn đã là hàng hố. Do đó, cũng
như các hàng hố khác, tiền tệ có hai loại thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng

là hàng hoá đặc biệt tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt. Đó là giá trị sử dụng xã hội. Về
vấn đề này, Karl Marx đã viết “giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc nó rút ra
khỏi lưu thơng, cịn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là lưu thơng lại chính là sự
lưu thơng của nó”. Lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã chứng minh rằng nền
kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển theo những qui
luật khách quan khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao, nền
kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì q trình “phi vật chất”
của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách tương ứng. Nghĩa là vai trò tiền tệ của


vàng ngày càng giảm, đồng thời vị trí kim loại quý của vàng ngày càng được xác lập
và tăng lên. Sự phát triển theo hai cực như trên đối với vàng cũng tương tự như vật
ngang giá chung trước nọ nó là một quy luật.
Ngày nay ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế thị trường
phát triển, quan niệm về tiền tệ đã có những thay đổi cơ bản. Thực tiễn đa cho thấy
tiền khơng phải chỉ là vàng, mà những phương tiện có thể trao đổi được với hàng hoá dịch vụ đều được coi là tiền. Vì vậy tiền được hiểu theo định nghĩa mới như sau: tất cả
những phương tiện có thể đóng vai trị chung gian trao đổi, được nhiều người thừa
nhận thì được gọi là tiền.
Định nghĩa mới về tiền làm phong phú bản chất của nó, đồng thời mở ra hướng
phát triển trong tương lai của các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế thị trường.

3 Chức năng của tiền tệ
− Thước đo giá trị:
Giá trị của tiền được sử dụng làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng
hố hay dịch vụ, thơng qua quan hệ này, tiền đã thực hiện chức năng thước đo giá trị.
− Phương tiện lưu thông:
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được sử dụng làm môi giới
trung gian trong trao đổi hàng hố, nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận
động của hàng hố .Q trình thực hiện chức năng này có thể được diễn đạt bằng cơng
thức sau: “H-T-H”

Thứ nhất, q trình trao đổi hàng hoá được tách thành hai giai đoạn riêng biệt là
bán và mua. Giai đoạn “H-T” là giai đoạn bán hàng, đây là thời kỳ chuyển hoá giá trị
của hàng hố thành tiền. Đây là cơng việc khó khăn nhất của nhưng người sản xuất
hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường. Giai đoạn “T-H” là giai đoạn mua hàng,
những người sở hữu tiền có thể thực hiện giai đoạn này một cách dễ dàng. Hai giai
đoạn mua, bán hàng hố được thực hiện hồn tồn độc lập nhau: kết thúc giai đoạn
bán, mới thực hiện mua.
Thứ hai, lưu thơng hàng hố tách rời hành vi mua và bán cả về không gian và
thời gian. Người sản xuất hàng hố có thể bán ở chỗ này và mua ở chỗ khác, bán lúc


này và mua lúc khác. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng mất cân đối giữa cung
và cầu về một số loại hàng hố nào đó theo khơng gian và thời gian.
Khi thực hiện phương tiện lưu thông, tiền tệ phải có đầy đủ điều kiện sau đây:
− Phải sử dụng tiền mặt.
− Có thể sử dụng tiền dấu hiệu.
− Lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định.

2

Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu

thơng hàng hố ở mỗi thời kỳ nhất định.
Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi
thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thơng hàng hóa. Việc không ăn khớp giữa
lưu thông tiền tệ với lưu thơng hàng hóa có thể dẫn đến trì trệ hoặc lạm phát.
Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thơng, thì số lượng tiền cần thiết
cho lưu thơng được tính theo cơng thức:


Trong đó:
M : lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời kỳ nhất định
P : mức giá cả
Q : khối lượng hàng hoá dịch vụ đem ra lưu thơng
V : số vịng lưu thơng của đồng tiền.
Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thơng tỷ lệ thuận với tổng số giá cả
hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thơng của tiền tệ. Quy
luật này có ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.
Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh tốn thì số lượng tiền cần thiết
cho lưu thông được xác định như sau:


Trong đó:
M : lượng tiền cần thiết cho lưu thơng
A : tổng giá cả hàng hóa
B : tổng giá cả hàng hóa bán chịu
C : tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau
D : tổng giá cả hàng hóa bán chiu đến kỳ thanh tốn
V : số vịng ln chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất
giá trị, giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát. Bởi vật nhà nước không thể in và
phát hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lí của quy luật lưu
thông tiền tệ.
− Ý nghĩa nguyên cứu quy luật lưu thơng tiền tệ:
+ Giúp cho chính phủ có căn cứ để in tiền cần thiết cho lưu thông.
+ Giúp cho hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh điều hồ lưu thơng tiền
tệ, khống chế lạm phát củng cố sức mua để đồng tiền chuyển đổi.
+ Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng ngày một bền vững, thúc
đẩy tăng trưởng và cải thiện về cơ sở - vật chất.


3

Lạm phát
1 Khái niệm
Là hiện tượng kinh tế xuất hiện khi lượng tiền phát hành vượt quá nhu cầu lưu

thông mà nhà nước không điều chỉnh để kéo dài dẫn đến giá cả tăng đột biến.

2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
− Tốc độ gia tăng sản xuất chậm hơn tốc độ gia tăng tiền.
− Do chiến tranh thiên tai đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng.
− Do khủng hoảng hệ thống chính trị làm cho việc điều hành sản xuất không được
quan tâm. Nhưng quan trọng hơn là đồng tiền khơng được tín nhiệm.

3 Hậu quả


− Sức mua đồng tiền giảm.
− Giá cả tăng vọt.
− Đời sống người hưởng lương khó khăn.

4 Các loại lạm phát
− Lạm phát vừa phải là lạm phát khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức “một con
số”. Tổng tỉ lệ lạm phát cả năm dưới 10%. Lạm phát này thường thấy ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Nguyên nhân của loại lạm phát này
thường là do:
+ Hiện tượng kinh tế tự nhiên .
+ Nhà nước duy trì lạm phát này với mục đích riêng của mình .
− Lạm phát phi mã :là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỉ lệ
hai hoặc ba con số nghĩa là mức độ 20%, 100% hoặc 200% năm. Thơng thường

thì loại lạm phát phi mã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
− Siêu lạm phát là loại lạm phát khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần lạm phát
phi mã.


CHƯƠNG 1: Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ trong điều tiết lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2009-đến nay
4

Tình trạng lạm phát ở việt Nam giai đoạn 2009-đến nay
1 Hiện trạng lạm phát
Nhờ chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình hình lạm

phát nên đến năm 2009 tỉ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88%. Tình hình giá cả trong năm
2009 được giữ khá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so
với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Chỉ số giá vàng
tháng 12/2009 tăng 10,49% so với tháng trước, tăng 64,32% so với cùng kỳ năm 2008.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2009 tăng 3,19% so với tháng trước; tăng 10,7% so với
cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế nước
ta vừa đạt mức tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát khơng
cao, đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 – 2010
Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tố
như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách
kéo dài, nhập siêu cao..., nhưng ngun nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa
chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển


như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài,

Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với
chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế
những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước
trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nhờ gói kích cầu của chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế đưa ra ngày
12/5/2009 trị giá 8 tỷ đô la (khoảng 143.000 tỷ đồng) nền kinh tế Việt N bước qua giai
đoạn khủng hoảng với việc phục hồi một số ngành sản xuất quan trọng (giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 13,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3% , nhìn chung hầu hết các
lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2010 đều tăng so với cùng
kì năm 2009).Nhưng vấn đề lo ngại nhất trong năm 2010 là vấn đề lạm phát.

Chỉ số CPI tháng 2 qua các năm

Chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2010 đến tháng 2 – 2011


Trong 10 năm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã có 8 năm vượt mức tăng
2% và tháng 2 năm nay cũng đạt mức tăng thấp nhất trong 8 năm vừa nêu.Tuy nhiên,
so sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2/2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30
tháng liền trước.So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%;
so với cùng kỳ tăng 12,31%. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã
tăng 12,24%.Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tăng tháng Tết dẫn đến chỉ số giá tăng
cao. Các mức “định lượng” được Công bố gần đây về tổng cầu, mức độ mua sắm của
khu vực dân cư... cũng cho thấy điều này.132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ
thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3%
hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm
ngoái... rõ ràng đã tạo ra tống cầu lớn trong tháng 2.Bộ Tài chính ước tính tổng mức
bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã tăng khoảng 20-25% so với
năm ngoài trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất tăng trong tháng qua, dưới sự tác động

của nhiều nguyên nhân. Về phía chi phí đầu vào sản xuất là lương, thưởng, đều tăng
hơn cùng với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chênh lên so với trước. Với chi phí
vốn, việc tăng lãi suất cho thấy tác động rõ ràng, trong khi tỷ giá thay đổi vừa áp đặt
mức chi phí mới cho sản xuất, vừa khiến cho khoản trích lập dự phịng có thể đã phình
to hơn ở một số doanh nghiệp...Sản xuất nơng nghiệp cũng vướng giai đoạn khó khăn
về thời tiết, đặc biệt là ở miền Bắc. Gia súc chết, rau quả giảm tăng trưởng... cũng


khiến nguồn cung bị ảnh hưởng trong tháng vừa qua. Nguyên nhân này có thể đã gây
ra thiếu hàng hóa ở một số nơi, một vài thời điểm.Với rất nhiều yếu tố tác động đến
tăng giá như vừa nêu, trên thị trường người bán “đo” túi tiền người mua để ra giá. Biển
động mạnh của giá cả trong khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy
điều này, nếu nhìn vào các mặt hàng thịt gia súc gia cầm, rau xanh, dầu ăn, bánh mứt
kẹo, đường, sữa... Điểm lại các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2
có sự đóng góp lớn của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới
3,65%. Trong con số này, CPI lương thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%;
ăn uống ngồi gia đình tăng 3,31%.
Cũng do nhu cầu tiều dùng lớn trong dịp Tết, CPI nhóm đồ uống thuốc lá tháng
này đã tăng 2,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%; giao thơng tăng 1,01%
(do tăng giá vé của nhiều loại hình vận tải); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,83% (do
tiêu dùng điện, nước tăng trong khi giá xi măng, thép... cũng đã cao hơn trước); thiết bị
và đồ dùng gia đình tăng 0,64%...Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với
tháng trước. Ngược lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.


Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 1- 2011

2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam
− Nguyên nhân khác quan.
+ Sự gia tăng đột biến giá các mặt hàng thiết yếu trên toàn cầu:

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nhập siêu với khối lượng hàng hóa cần
nhập lớn lại chủ yếu là các nguồn nguyên liệu, vật liệu chính cho nền sản xuất trong
nước vì thế khi giá cả thế giới tăng vọt (chỉ trong năm 2008 giá dầu đã tăng đến 72%
đạt mức đỉnh 147,27 đô la vào tháng 7 năm 2008, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng
59,6%) đã kéo theo giá lương thực thế giới tăng cao. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu
gạo đứng nhì thế giới nhưng với giá gạo tăng cao như vậy, tình trạng thu mua gạo đã
xảy ra khiến giá gạo trong nước cũng tăng theo gây khó khăn cho đến đời sống của


người dân và hoạt động sản xuất trong nước bị đình đốn do giá các nguyên vật liệu
tăng quá cao.
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu:
Bắt đầu từ năm 2007, hàng loạt ngân hàng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới
buộc phải phá sản do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ buộc
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED và các ngân hàng trung ương của những nền kinh tế
chủ chốt trên thế giới phải áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất cơ bản, mở
rộng tính lưu động của đô la, thả lỏng để đồng đô la mất giá khiến giá các mặt hàng
tăng cao, lạm phát từ Mỹ đã lan ra khắp toàn bộ nền kinh tế thế giới trong đó có Việt
Nam. Khơng những thể khủng hoảng toàn cầu khiến đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam bị giảm sút gây ảnh hưởng đến các tiến độ dự án đầu tư dự định triển khai, và
một khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm xuống sẽ làm lượng cung ngoại tệ giảm
xuống khiến đồng nội tệ giảm xuống khiến tình trạng lạm phát tại Việt Nam càng thêm
trầm trọng
− Nguyên nhân chủ quan:
+ Chính sách tiền tệ chưa linh động:
Nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn lạm phát Việt Nam chính là do hiện tượng
cung úng tiền tệ quá nhiều khiến quá thừa lượng lưu thông tiền tệ. Từ năm 2005 tổng
lượng phương tiện thanh toán tăng nhanh (năm 2005 là 29,7%, năm 2006 là 33,6%,
2007 là 46,1%, 2008 là 16,3%, 2009 là 26%), số ngân hàng thành lập mới nhiều, giá
nhà đất tăng cao, khoản tiền cho vay nhà đất tăng trên 35%, đồng nội tệ sụt giá so với

ngoại tệ là những điều kiện cho lạm phát bùng nổ vào năm 2008.
+ Chính sách tài khóa chưa hiệu quả:
Chính sách tài khóa chưa thực sự hiệu quả chính là nhân tố quan trọng đẩy lạm
phát tăng cao. Việc chi tiêu công dàn trải không đúng mục tiêu trọng điểm, tình trạng
tham nhũng, "rút ruột" cơng trình khiến việc đầu tư kém hiệu quả gây thất thốt lãng
phí lớn cho nhà nước. Bộ máy chính quyền cịn nặng nề, quan liêu thiếu tính hiệu quả,
các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa phát huy hết vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển
mà còn gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của ngân sách nhà nước (như vụ sập đổ tập đoàn
Vinashin trong năm 2010) làm mức thâm hụt ngân sách lớn (năm 2007 là 5,5% GDP,
2008 là 4,9%, 2009 là 7%).


+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm:
Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp với tỉ trọng nông nghiệp vẫn
chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế, xuất khẩu vẫn chủ yếu là các sản phẩm nơng nghiệp,
xuất thơ khống sản, tỉ trọng cơng nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ chưa cao, hàm lượng chất
xám trong sản phẩm cơng nghiệp cịn thấp khiến khả năng cạnh tranh của hàng Việt
Nam là thấp so với các nước trong khu vực. Vì vẫn là một nước nơng nghiệp nên Việt
Nam chịu nhiều tác động của giá cả thế giới, đặc biệt xăng dầu, khí hóa lỏng, phân
bón... nên khi giá cả thế giới có tăng cao thì giá các mặt hàng trong nước cũng tăng lên
nhanh chóng gây khó khăn cho nền kinh tế.
Chính do hàm lượng chất xám trong sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam
chưa cao nên tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn đang cịn ở mức cao (các mặt
hàng cơng nghệ thơng tin, xăng ... phải nhập từ nước ngoài) biểu hiện qua thâm hụt
thương mại tăng dần qua các năm 2006 (-4,8 tỷ USD), 2007 (-12,4 tỷ USD), 2008 (20,0 tỷ USD) và đặc biệt ta thấy cứ năm nào lạm phát cao thì mức thâm hụt càng cao
như lạm phát cao năm 2008 thì mức thâm hụt thương mại cũng là 20%. Cán cân tài
khoản vãng lai so với GDP cũng có chiều hướng đi xuống năm 2005 là 0,4% thì các
năm tiếp theo đều ở mức âm 2007 là -9,0%, 2008 là -10,2%, 2009 là -8.4%, 2010 1 à
-9.1%. Và cần phải đổi mới nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh hơn
nữa thì Việt Nam mới có thể giảm được lạm phát.

+ Do cầu kéo:
Do đầu tư mở rộng của các xí nghiệp, các khoản chi tiêu đầu tư của chính phủ,
thu nhập gia tăng của người dân nhu cầu về nguồn nguyên liệu, công nghệ tăng cao
làm giá các mặt hàng tăng cao. Điển hình là nhu cầu về lương thực tăng cao trên thế
giới vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 làm giá xuất khẩu tăng theo kéo theo cầu về
lương thực trong nước tăng mà nguồn cung thiếu do thiên tai, dịch bệnh.
+ Do chi phí đẩy:
Ảnh hưởng từ cuộc tăng giá mạnh các mặt hàng trên thế giới từ cuối năm 2007
đến đầu năm 2008 (xăng, thép, xi măng, lương thực...) đã thiết lập mặt bằng giá mới
nên dù có giảm vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 nhưng vẫn ở mức khá cao cộng
thêm sự phục hồi của một số nền kinh tế mới nổi khiến giá các mặt hàng nguyên vật
liệu chủ chốt như xăng dầu, phân bón... hiện nay tăng cao cộng thêm việc điều chỉnh


tăng giá điện, giá xăng dầu, giá bán than theo cơ chế thị trường và do một số nguyên
nhân khác như tăng tỷ giá thuế suất các mặt hàng lang giá cả hàng hóa tăng lên.
+ Ảnh hưởng của thiên tai:
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí
hậu tồn cầu nên tình trạng lụt bão xảy ra thường xuyên hơn (trận lụt lịch sử tại miền
trung vào tháng 10 năm 2010, bão Xangsen), dịch bệnh trên hoa màu bùng phát ở
nhiều nơi (dịch rầy nâu...) khiến cung của các mặt hàng trọng yếu bị giảm sút, tăng chi
tiêu công để cứu trợ lũ lụt cũng khiến giá cả leo thang.
+ Do yếu tố tâm lý :
Ngồi các ngun nhân như trên thì yếu tố tâm lý cũng là yếu tố quan trọng đấy
lạm phát đi xa hơn mức lạm phát do các yếu tố như trên gây ra. Tâm lý đám đông diễn
ra trong tình trạng lạm phát là một bài tốn khó cho chính phủ. Tâm lý hoang mang
của người dân, lạm phát kì vọng cao cùng với tin đồn về sự khan hiếm nguồn hàng...
cũng làm giá cả tăng cao. Áp lực lạm phát khiến nạn đầu cơ tích trữ có cơ hội bùng
phát càng làm thị trường trở nên rối loạn. Những cơn sốt tâm lý trước việc giá cả tăng
cao, kì vọng tiền đồng sẽ mất giá, giá vàng tăng cao, lạm phát sẽ tăng nhanh trong

tương lai... là những điều kiện khiến người dân chuyển sang mua các kim loại q,
ngoại tệ... thay vì dùng tiền đó để đầu tư sản xuất hay gửi tiết kiệm làm lượng tiền
trong lưu thông nhiều hơn và đầy lạm phát lên cao hơn.
+ Do công tác quản lý giá cả thị trường còn tồn tại nhiều hạn chế
Việc quản lý giá, công tác thanh kiểm tra thị trường vẫn chưa được quan tâm sát
sao, chặt chẽ, những quy định ban hành của chính phủ về quản lý các mặt hàng chưa
thực sự mang lại hiệu quả khiến các chủ doanh nghiệp có thể "làch luật" tăng giá liên
tục các mặt hàng, điển hình như những đợt tăng giá thuốc, giá sữa ngoại nhập trong
thời gian vừa qua của các đơn vị đầu mối đã khiến tình hình thị trường thật sự nhiễu
động gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.

5

Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ
Ổn định tiền tệ là giải pháp tình thế và chiến lược nhằm hạn chế và đi đến chấm

dứt lạm phát, khôi phục lại giá trị của giấy bạc tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội
phát triển bình thường.


− Khi xảy ra tình trạng lam phát phi mã hoặc siêu lạm phát, thì những biện pháp
tình thế để ổn định lưu thông tiền tệ thường được áp dụng là :
+ Ngừng phát hành tiền vào lưu thông: biện pháp này cịn gọi là “đóng băng
tiền tệ”. Nghĩa là các tác nhân và thể nhân có bao nhiêu tiền thì sử dụng bấy nhiêu.
Ngân hàng phát hành tạm ngừng thực hiện các nghiệp vụ “tái chiết khấu”và “tái cầm
cố”. Ngay cả số bội chi của ngân sách cũng không được sử dụng vốn phát hành. Mục
đích biện pháp này không cho tiền tăng thêm trong lưu thông.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào
thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các
ngân hàng với nhau.

+ Thắt chặt tiền tệ: Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn đến
lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong
lưu thông, cụ thể như: Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng
Nhà nước phát hành trái phiếu bắt buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân
hàng này phải mua; Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay
tiêu dùng. Thậm chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và
do đó cũng làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
+ Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm : Biện pháp này có tác
dụng thu hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp và ngân hàng, giảm “sức ép” đối
với hàng hoá trên thị trường. Để hút mạnh tiền mặt ngồi lưu thơng vào qũy tiết kiệm
thì mức lãi suất phải đủ “hấp dẫn”. Đến khi tỉ lệ lạm phát giảm thì ngân hàng cũng
giảm dần lãi suất tiết kiệm.
+ Cắt giảm khoản chi phí chưa cấp bách từ ngân sách : như khoản chi phí cho
văn hố giáo dục, y tế…chưa thật cấp thiết. Hỗn được khoản chi phí này cũng làm
“dịu” bớt tình hình lạm phát.
+ Bán ngoại tệ và vàng: nhằm mục đích “hút” tiền mặt từ lưu thông vào ngân
hàng.
+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã
hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
− Thực hiện các biện pháp trên để làm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông.


− Bên cạnh đó, tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu
thơng:
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Giảm thuế
+ Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
− Ngồi ra, có thể thực hiện cải cách tiền tệ: Đây là biện pháp tình thế bắt buộc
khi lạm phát ở mức độ cao, mà các biện pháp trên chưa đưa lại kết quả mong
muốn.

− Hơn thế nữa, để tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước, xác lập cơ sở ổn định
tiền tệ vững chắc bằng cách áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ chiến lược
tác động lâu dài đến sự phát triển quốc dân, cụ thể :
+ Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hố của
nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ nguyên lý “lưu thơng hàng hố là tiền đề của lưu
thơng tiền tệ”, nên nếu quỹ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về
chủng loại, giá cả ổn định… thì đây sẽ là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông
tièn tệ. Thực tiễn cũng cho thấy những nước có nền kinh tế thị trường phát triển là
những nước có đồng tiền mạnh và là những ngoại tệ tự do chuyển đổi của thế giới.
Phấn đấu để có được kết quả này là việc làm khơng phải đơn giản. Nội dung cốt lõi ở
đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “kế hoạch và thị tường” trong thời kì dài và từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân.
+ Tạo ngành sản xuất hàng hoá “mũi nhọn” cho xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt
động kinh tế quan trọng và không thể thiếu được trong điều kiện mở rộng giao lưu
kinh tế quốc tế quốc tế hiện nay. Hoạt động nay mở rộng và phát triển sẽ có nguồn thu
ngoại tệ quan trọng nhất để nhập hàng hố từ bên ngồi, bổ sung cho khối lượng hàng
trong nước, tạo cơ sở để ổn định tiền tệ.
+ Sốt xét thường xun chính sách thu, chi của nhà nước: nhằm mục đích tăng
thêm nguồn thu, khơng bỏ sót khoản thu, giảm số chi, tiết kiệm khoản chi, ổn định
ngân sách vững chắc. Nếu ngân sách thường xuyên cân đối, có bội thu thì chắc chắn
lưu thơng tiền tệ sẽ ổn định.


+ Lạm phát để chống lạm phát. Đây là biện pháp tuy nghe “khơng hợp lí”,
nhưng sẽ tạo ra sự hợp lí để ổn định lưu thơng tiền tệ. Với những quốc gia còn nhiều
tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên…nhưng chưa được khai thác vì thiếu vốn,
nhà nước có thể mạnh dạn phát hành để đầu tư và biết sử dụng nguồn vốn này đúng
hướng và đúng lúc, thì nó sẽ là yếu tố liên kết các tiềm năng tên với nhau. Chắc chắn
sự “lạm phát” sẽ tạo ra kết quả ổn định tiền tệ như mong muốn.



C. PHẦN TỔNG KẾT
Lạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỉ 20 và đụng
chạm tới mọi hệ thống kinh tế, dù có phát triển hay khơng. Milton Friedman có một
tun bố nổi tiếng “Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn đề thuộc về tiền tệ”, và
chúng ta đã biết tiền tệ là cơng cụ điều tiết hiệu quả các chính sách vĩ mơ của nền kinh
tế. Vì lạm phát ln là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế khi hoạch
định các chính sách cho quốc gia.
Việc vận dụng các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật lưu thông tiền tệ vào
việc xây dựng các kế hoạch của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xem là
cơ sở, là tiêu đề cho các mức tiếp theo để xác định lượng tiền cần thiết trong lưu
thông. Đặt nền tảng cho cở sở khoa học, phương pháp luận của việc quản lý lưu thông
tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ của C.Mac giữ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn
trong sự vận dụng để tìm ra lượng tiền cần thiết cho lưu thơng, nhằm cân đối lưu thơng
hàng hố và lưu thơng tiền tệ để tránh gây nên hiện tượng suy thoái kinh tế và lạm
phát. Từ quy luật lưu thông tiền tệ, trong thực tiễn ta thấy rõ khi nào là xuất hiện mối
nguy hại của lạm phát đối với bất kì một nền kinh tế nào trên thế giới. Khi lượng tiền
giấy đưa vào lưu thông vượt quá số vàng hoặc bạc cần thiết cho lưu thông dẫn đến
hiện tượng giá cả tăng nhanh chóng đồng tiền bị mất giá thì hiện tượng lạm phát xảy
ra. Chính những tác hại của lạm phát buộc mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói
riêng phải có những biện pháp kiểm sốt và giữ lạm phát ở mức thấp nhất có thể, để
tạo sự vững mạnh cho nền kinh tế. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược
lại cũng có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần
đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lý. Tuy nhiên những bất ổn
sự mất cân đối giữa lạm phát trong một số thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều
chỉnh và đưa ra những chính sách có hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết tốt vấn đê này sẽ
góp phần khơng nhỏ cho cơng cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.

TS. Trần Kim Hải. (2019). Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể
tham gia thị trường. PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa, Giáo trình Kinh tế - Chính trị
Mác – Lê Nin ( tr.44). Nxb. Hà Nội.
Kho Tri thức số. Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát.


Truy cập ngày 16/09/2021 tại:

/>3.

Slideshare. (2010). Lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Truy cập ngày
17/09/2021 tại:

/>4.

Thư viện tài liệu ( 2013). Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90. Truy cập ngày
17/09/2021 tại:

/>5.
6.
7.

David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 1992, trang 70.
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin – PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa




×