Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
Cụm từ “Lạm phát” luôn gắn liền khi chúng ta nói đến quá trình phát triển
kinh tế. Tại sao vậy? Lạm phát là gì, có tác động gì đến nền kinh tế, thực trạng lạm
phát ở nước ta thế nào, chúng ta có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề
này ??? Tôi chắc rằng có lẽ tất cả chúng ta đều có những kiến thức sơ qua về vấn
đề này, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu chính xác về Lạm phát tiền
tệ- một cái gai nhức nhối- một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế hàng hoá!
Thực tế cho thấy rằng trong giai đoạn hơn 20 năm vừa qua ( từ 1985 đến
2007) tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã biến động rất mạnh qua từng năm. Tỷ lệ lạm
phát giữa các năm chênh lệch khá lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với sự phát triển kinh tế.
Về mặt lý thuyết, trong lý thuyết tiền tệ cổ điển và cận đại, cũng như hiện
đại, lạm phát tiền tệ vẫn được xem như một vấn đề nan y mà không có cách nào
có thể loại bỏ nó ra khỏi đời sống kinh tế. Lạm phát tiền tệ mang lại nhiều tiêu
cực đối với tăng trưởng kinh tế vì nó luôn luôn gắn với tình trạng mất giá của đồng
tiền. Khi tình trạng mất giá của đồng tiền xảy ra thường xuyên và liên tục với mức
độ lớn thì moị hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ, nhiều vấn đề tiêu cực trong đời
sống kinh tế xã hội sẽ nảy sinh.
Cho đến nay, con người vẫn chưa thể tìm ra giải pháp để triệt phá nó tận
gốc mà chỉ mới biết cách kìm chế và đẩy lùi nó. Vì vậy, lạm phát đã, đang, và sẽ
ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế sản xuất hành hoá hiện nay của nước ta cũng
như nền kinh tế các nước trên thế giới nói riêng. Đây luôn là vấn đề kinh tế mà
tính thời sự của nó có thể nói là hàng ngày hàng giờ. Đây cũng là vấn đề kinh tế
rất phức tạp đòi hỏi phải có một sự trao đổi, nghiên cứu thật đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc, dựa trên cơ sở những nguyên lý về lạm phát tiền tệ cũng như thực tiễn của
đất nước mới có thể có những quan niện chính xác và có tính khả thi cao.
Là một sinh viên kinh tế, em có trách nhiệm phải tìm tòi học hỏi về các
vấn đề của nền kinh tế, đặc biệt là những vấn đề nóng hổi như Lạm phát tiền tệ,
cùng với nhưng kiến thức đã được học trên lớp, nhằm mục đích trang bị cho mình
một kiến thức chuyên môn và xã hội phong phú, phục vụ cho tương lai sau này.
Vì tất cả nhưng lý do trên đây, em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng
lạm phát tiền tệ và sự vận dụng lạm phát ở Việt Nam” đề nghiên cứu. Do kiến
thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu xót, mong
các thầy cô chỉ bảo thêm cho em!
PHẦN NỘI DUNG
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
I/ Bản chất của lạm phát
1.Lạm phát là gì?
Lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các
nhà kinh tế với những khái niệm khác nhau.
Theo Các Mác trong bộ Tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh,các
luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng
ngoài giá trị thặng dư, CNTB còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một
lần nữa do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên
trong mức giá cả chung.Theo ông: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và
chi phí tăng, giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư
liệu sản xuất tăng.”
Còn Milton Friedman thì quan niệm: “Lạm phát là nhanh và kéo dài”. Ông
cho rằng: đa số các nhà kinh tế phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.
Hiện nay, lạm phát được định nghĩa:
Trong kinh tế học,lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá
chung của nền kinh tế. Điều này không nhất thiết có nghĩa là giá cả của mọi hàng
hoá và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá
trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một
số hàng hoá giảm, nếu như giá của các hàng hoá và dịch vụ khác đủ mạnh.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá
tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Thông thường khi nói tới theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu nó là lạm phát
của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn khi hiểu theo
nghĩa thứ hai thì người ta hiểu nó như là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm
vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ
đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm
phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi
là sự ổn định giá cả.
2.Đo lường
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất
định, các nhà thầu kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm
thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo công thức
sau:
Л t = P t – P t-1 x 100 %
P t –1
Trong ®ã:
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Л t : Tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quý, hoặc năm)
P t : Mức giá của thời kỳ t
P t –1 : mức giá của thời kỳ trước đó
Rõ ràng là để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết
định sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Người ta thường sử dụng chỉ số
điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá chung. Tuy
nhiên, nếu mục tiêu xác định ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống thì rõ ràng chỉ
số giá tiêu dùng tỏ ra thích hợp hơn. Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức
về lạm phát thường được tính trên cơ sở CPI.
3.Phân loại
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoạc mức độ. Khi bàn về tác
động của lạm phát ta sẽ nói đến việc phân loại theo tính chất, còn trong mục này,
ta sẽ phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo tiêu thức này, các
nhà kinh tế thường phân biệt 3 loại lạm phát : Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã
và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải : là lạm phát ở mức thấp và có thể dự đoán được, lạm
phát dưới một con số, mọi người tin tưởng vào đồng tiền và sẵn sàng gửi tiền cũng
như ký hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền.
Lạm phát phi mã : là lạm phát trong phạm vi hai con số hoặc ba con số một
năm. Làm phát phi mã làm xuất hiện nhiều biến dạng kinh tế quan trọng, có thể
gây khủng hoảng các thị trường tài chính.
Siêu lạm phát : là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng với tỷ lệ cao tới con số
hàng ngàn, hàng triệu phần một năm. Lạm phát ở Đức trong những năm
1992,1993 là một ví dụ điển hình. Từ tháng giêng 1992 đến tháng 1 năm 1993, chỉ
số giá tăng từ 1 triệu lên 10 triệu. Siêu lạm phát làm rối loạn nền kinh tế.
II / Những tác động của lạm phát tới nền kinh tế
1.Tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế
Có rất nhiều tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế theo trường phái lập luận cho rằng lạm phát và
tăng trưởng kinh tế có quan hệ tỷ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất có lạm
phát. Có thể khái quát lý thuyết này qua công thức đơn giản sau :
g = GDP
1
/GDP
0
= P
1
xQ
1
/P
0
xQ
0
Trong đó:
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
g – Tăng trưởng kinh tế.
GDP
1
- tổng sản phẩm quốc nội năm tính toán.
GDP
0
- Tổng sản phẩm quốc nội năm trước năm tính toán.
P
1
- Mức giá chung năm tính toán.
P
0
- Mức giá chung năm trước năm tính toán.
Q
1
- Mức hàng hoá hiện vật năm tính toán.
Q
0
- Mức hàng hoá hiện vật năm trước năm tính toán.
Với lí luận này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là yếu tố
tích cực để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ lạm phát làm tăng tiết kiệm và
đầu tư do chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương sang thu nhập của
các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướng làm ăn lương
sang thu nhập của các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu
hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợi nhuận cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ tiền
lương. Mức đầu tư và tiết kiệm thực tế sẽ tăng lên. Kết quả đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác lại cho rằng lạm phát làm mức lãi suất
thực tế giảm, tạo ra mất cân bằng ở thị trường vốn. Điều này làm cho cung nguồn
vốn đầu tư giảm, đầu tư tư nhân bị hạn chế. Do đó lạm phát đưa đến lãi suất thực
dương và mất cân bằng ở thị trường vốn, kết quả là đầu tư và tăng trưởng kinh tế
giảm.
Kết quả nghiên cứu của Bruno (1995) cho thấy rằng tăng trưởng giảm mạnh
trong các thời kỳ lạm phát cao (>40%). Và nhìn chung tăng trưởng được khôi phục
nhanh sau khi lạm phát được ổn định. Sarel (1996) cũng cho thấy rằng ảnh hưởng
xấu của lạm phát vào tăng trưởng kinh tế bắt đầu đáng kể khi mức lạm phát thấp
hơn (khoảng 8 đến 10% một năm).
2.Tác động của lạm phát tới lãi suất
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ khăng khít với nhau. Lãi suất là giá của
tiền tệ, nên lãi suất phải dương mới không làm đồng tiền mất giá. Muốn có lãi xuất
thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do lãi xuất thực
dương bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát và lớn hơn không. Lãi suất
thực dương tăng thì lạm phát giảm và lãi suất thực dương giảm thì lạm phát tăng.
Nếu lãi suất dương quá cao sẽ đưa đến thiểu phát và làm giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Lãi suất thưc dương quá cao dẫn đến làm giảm đầu tư phát triển và có nguy
cơ rủi ro cao đối với an toàn của hệ thống ngân hàng vì lãi suất thực dương cao thì
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khả năng kinh doanh có hiệu quả cao để đủ có lãi và trả được nợ của các doanh
nghiệp cho ngân hàng là rất khó khăn. Nguy cơ phá sản và nợ không trả được cho
ngân hàng của các doanh nghiệp là chắc chắn, nên các ngân hàng cũng nằm trong
nguy cơ phá sản lớn.
3.Tác động của lạm phát đến thất nghiệp
Năm 1958, nhà kinh tế A.W.Phillips đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ
lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là mối tương quan nghịch. Nghĩa là những năm nước
Anh có thất nghiệp thấp thì tiền lương thường tăng nhanh và ngược lại. Mối tương
quan này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, đồng thời tổng cầu
cao lại tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Mối
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện qua đường
Phillíp :
Tỷ lệ lạm phát
6
2
Đường Phillips
0 4 7 Tỷ lệ thất nghiệp
Hình 1
Đường Phillíp cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về
các kết cục kinh tế có thể xảy ra. Vị trí của đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào
tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Đường Phillips
π dài hạn, PC
LR
π
e
1
PC
1
π
e
0
PC
0
U
*
U
Hình 2
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng từ π
e
0
l ên π
e
1
thì đường Phillips dịch chuyển
lên trên từ PC
0
đến PC
1
và sự đánh đổi mà các nhà hoạch định chính sách phải đối
mặt trở nên bất lợi hơn, lạm phát cao hơn tại mọi mức thất nghiệp. Ngược lại nếu
tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm từ π
e
1
xuống π
e
0
thì đường Phillíp sẽ dịch chuyển
xuống dưới và sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mà các nhà hoạch định
chính sách phải đối mặt trở nên thuận lợi hơn, lạm phát thấp hơn tại mọi mức thất
nghiệp.
Đường Phillips ngắn hạn cũng có thể dịch chuyển do các cú sốc cung. Ví dụ:
giá dầu thế giới tăng vọt, điều này làm tăng chi phí sản xuất, đường tổng cung
ngắn hạn của các nước nhập khẩu dầu mỏ dịch chuyển sang trái dẫn tới hiện tượng
giá cả tăng, sản lượng giảm - hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái. Do cả lạm
phát và thất nghiệp đều tăng nên hiện tượng này tương ứng với sự dịch chuyển lên
trên của đường Phillips ngắn hạn. Các nhà hoạch định chính sách phải chấp nhận
tỷ lệ lạm phát cao hơn tại mỗi mức thất nghiệp hoặc thất nghiệp cao hơn tại mỗi tỷ
lệ lạm phát. Nếu quyết định kích tổng cầu để cắt giảm thất nghiệp, họ sẽ đẩy lạm
phát tiếp tục dâng lên.
B/ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC
I/ Thực trạng lạm phát ở nước ta
1.Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
nên vấn đề giá cả chưa chịu tác động của qui luật thị trường và do đó lạm phát
không xuất hiện.Tuy nhiên, giai đoan 1976- 1985, nền kinh tế có nhiều biểu hiện
suy thoái, khủng hoảng và lạm phát. Thời kì này, vay nợ nước ngoài chiếm 38,2%
tổng số thu NSNN và bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Bội chi NSNN vào năm
1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6% so với GDP. Đây là tình trạng đất nước làm
không đủ ăn, tình hình kinh tế, xã hội khó khăn không kể xiết.
2.Thời kỳ bắt đầu đổi mới (1986 – 1990)
Bước sang thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Sau Đại hội Đảng VI cuộc đổi mới đã đạt được những kết quả bước
đầu rất đáng khích lệ, nhất là từ năm 1989. Tuy nhiên, đây vẫn là thời kì khủng
hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế phát triển chậm và bất ổn định.Trong giai đoạn này
hầu hết các cân đối lớn đều căng thẳng: Thâm hụt ngân sách ở mức 8% so với
GDP, lạm phát phi mã đã được đẩy lùi song vẫn còn rất cao (từ 478,2 % năm 1986
còn 67,1% năm 1990) .
3.Thời kỳ nền kinh tế đi vào ổn định (1991 – 1995)
Giai đoạn 1991-1995 ,tình hình kinh tế -xã hội nước ta có nhiều chuyển biến
tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn diện, nền kinh tế bắt đầu
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vượt qua khủng hoảng và đi vào ổn định.Tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 8,2
%, vượt trội hơn so với tất cả các giai đoạn trước đó, ổn định và liên tục tăng
trưởng từ bản thân nền kinh tế ít dựa vào bao cấp và trợ lưc từ nước ngoài. Lạm
phát bắt đầu được đẩy lùi.
Chỉ số CPI từ 67,1% (1990) còn 12,7 % (1995). Tỉ lệ lam phát:
1991: 67,1% 1994: 14,4%
1992: 17,5% 1995: 12,7%
1993: 5,2%
Tuy lạm phát vẫn ở mức hai con số song đây chỉ là một chỉ số rât nhỏ so
với các năm trước đó. ( Đồ thị 1)
Đồ thị 1
4.Thời kỳ nền kinh tế có dấu hiệu trì trệ ( 1996 – 2000 )
Bước sang giai đoạn 1996_2000, tình hình kinh tế - xã hội đi vào thế ổn định
và phát triển. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khu vực dã có tác động không nhỏ
đến nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế phải đối mặt vơí những thách thức quyết liệt
từ những yếu tố không thuận lợi bên ngoài và thiên tai liên tiếp ở trong nước.
Điểm đặc biệt trong thời kì này là đi cùng vơí tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có
chiều hướng chững lại và đi xuống thì tỉ lệ lạm phát dưới mức kiểm soát và
chuyển sang xu thế thiểu phát.
Tỉ lệ lạm phát:
1995:12,7% đến năm 2000 là :- 0,6%
(1996: 4,5% ; 1997: 3,6% ; 1998:9,0% ; 1999:0,1 % )
Sinh viên:Trần Thị Thuỳ Dung Lớp TCTA 48
7