Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÍ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG GIẢI MÃ PHÁT NGÔN BẤT THƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.94 KB, 13 trang )

Đại học Đà Nẵng
Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng
-------

Môn học : Ngữ Dụng Học
Đề bài:
PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA LÍ THUYẾT LẬP
LUẬN TRONG VIỆC GIẢI MÃ NHỮNG PHÁT
NGƠN BẤT THƯỜNG

Năm 2020-2021

1|Page


2|Page


1. LÍ THUYẾT LẬP LUẬN
1.1.

Định nghĩa.
Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn đến một kết luận nào đấy.
Ví dụ:
Sp1: 6 giờ đi caffe với mình khơng?
Sp2: Mình không đi đâu. Hôm nay nhiều bài tập, với lại mình hơi mệt.
=> Sp2 đưa ra kết luận: mình khơng đi đâu.
=> Lí lẽ Sp2 đưa ra để biện hộ cho kết luận đó là: “nhiều bài tập” và “mình
hơi mệt”
Các lí lẽ đưa ra được gọi là luận cứ. Chúng ta có cơng thức lập luận sau đây.
p, q -> r


p, q.... là luận cứ

r: là kết luận

=> p, q, r có quan hệ lập luận và tổ hơp p, q... -> r được gọi là một lập luận.
1.2.

Vị trí, sự hiện diện của luận cứ và kết luận

ví dụ:
“Hơm nay nhiều bài tập, với lại mình hơi mệt, mình khơng đi đâu”
Trong ví dụ này thì r (kết luận): “mình khơng đi đâu” đứng sau p, q (luận cứ):
“nhiều bài tập” và “mình hơi mệt”
Hay ví dụ:
“Hơm nay nhiều bài tập, mình khơng đi đâu, với lại mình hơi mêt”
Thì: r lại đứng ở giữa 2 luận cứ p,q
=> Kết luận có thể đứng ở trước các luận cứ, có thể đứng ở sau hay ở giữa các
luận cứ.
Kết luận và luận cứ có thể tường minh, được nói ra như 2 ví dụ trên mà cũng có
thể là hàm ẩn.
thay vì nói: Mình khơng đi đâu. Hơm nay nhiều bài tập, với lại mình hơi mệt.
Thì Sp2: “Hơm nay nhiều bài tập” hay “Mình hơi mệt”

3|Page


Là Sp1 tự rút ra kết luận mà Sp2 muốn nêu ra. Đây là trường hợp kết luận hàm
ẩn là hành động trực tiếp thực hiện hành động gián tiếp từ chối. Hành động từ chối
gián tiếp là kết luận.
1.3.


Bản chất ngữ dụng của lập luận.
1.3.1. Lập luận và lơgic

(Nói đến lập luận là ta thường nghĩ đến logic, đến lí luận, đến các văn bản nghị
luận. Nhưng thực ra lập luận có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là trong đời thường)
• Lập luận là thao tác của tư duy, có mặt trong loogic và qua mọi loại ngơn bản, đặc biệt

là trong đời thường.
Ví dụ: Lập luận đời thường.
- Cái cặp này vừa rẻ vừa đẹp. Nên mua cái cặp này.
• Trong lơgic quan hệ lập luận chỉ có thể xuất hiện giữa các mệnh đề lơgic, tức là câu

xác tín. Cịn trong lập luận thường ngày, quan hệ lập luận có thể diễn ra ở các hành
động ở lời.
Ví dụ: Mẹ đi chợ về rồi. Đi nấu cơm đi!
-> Kết luận “đi nấu cơm đi” là một mệnh lệnh
- Hôm nay sinh nhật ta, mày nhất định phải đi đấy.
-> Kết luận “nhất định phải đi đấy” là hành động cam kết (hứa)
Lập luận và miêu tả
• Lõi miêu tả là nội dung phản ánh hiện thực do hành động xác tín đưa vào câu
(phát ngơn)
• Lõi miêu tả, hay nói đúng hơn là nội dung miêu tả có thể là luận cứ của lập
luận, nhằm hướng tới một kết luận tường minh hay hàm ẩn nào đó.
1.3.2.

Ví dụ: Bố An cởi trần, mặc quần đùi, bắp thịt cuồn cuộn  Ơng là một nơng
dân khỏe mạnh.
(Kết luận “Ơng là một nơng dân khỏe mạnh” thì nội dung miêu tả trên đều có
thể làm luận cứ để đi đến kết luận đó)



Theo Oswald Durcot ý nghĩa đích thực của một nội dung miêu tả là giá trị lập
luận của nó, tức là hướng đến một kết luận +r hoặc –r nào đó. Giá trị lập luận
của +r hoặc –r của một nội dung miêu tả có thể tùy từng ngữ cảnh, nhưng có
những nội dung miêu tả tự nó đã chứa sẵn một hướng kết luận nhất định.
Ví dụ: Các nội dung miêu tả sau đây.
- Lan học giỏi
4|Page


- Lan hay giúp mẹ việc nhà
- Lan tích cực tham gia hoạt động của lớp và trường
 Các nội dung miêu tả trên dẫn ta tới kết luận tốt về “Lan”. Giả định có kết
luận cụ thể: “nên kết bạn với Lan” thì các nội dung trên đều có thể làm luận cứ để đi
đến kết luận đó.
Ngược lại, các nội dung miêu tả như:
- Lan học không tốt
- Lan không chịu giúp mẹ việc nhà
- Lan không tham gia bất cứ hoạt động nào của lớp và trường
 Thì sẽ dẫn đến các kết luận trái ngược với các kết luận trên.
Đặc tính của quan hệ lập luận
1.4.1. Quan hệ lập luận là gì?
• Là quan hệ giữa các luận cứ p, q... với kết luận r
1.4.

(Giữa các quan hệ luận cứ có quan hệ hướng lập luận, có nghĩa là p, q được đưa
ra để định hướng tới một r nào đấy)
Đặc tính nghịch đối về lập luận.
• Giữa các quan hệ luận cứ p, q có thể đồng hướng lập luận khi cả hai đều nhằm

vào kết luận (cả p, q cùng hướng đến r) và cũng có thể nghịch hướng lập luận (p
hướng đến r, cịn q hướng đến –r).
1.4.2.

Ví dụ: p, q đồng hướng lập luận
p: cái áo này đẹp
q: cái áo lại rẻ
 Ta có lập luận: Cái áo này đẹp, nó lại rẻ nữa. Mua đi (kết luận)
Ví dụ: p, q nghịch hướng lập luận
p: cái áo này không đẹp lắm -> -r (đừng mua)
q: cái áo lại rẻ -> +r (nên mua)
- chúng ta có 2 lập luận như sau:
+ cái áo này không đẹp lắm / nhưng rẻ (mua đi)
LC có hiệu lực yếu

LC có hiệu lực mạnh

+ cái áo này rẻ nhưng không đẹp lắm (đừng mua)
5|Page


=> Có thể nói hướng lập luận (tức kết luận) của cả 2 lập luận “mua” hay “đừng
mua” là do luận cứ có hiệu lực mạnh nhất trong các luận cứ quyết định.
=> Thường luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn được đặt ở sau luận cứ có
hiêu lực lập luận yếu hơn (nó tác động mạnh mẽ đến việc mua hay khơng mua chiế áo
này)



Sự thay đổi vị trí này càng rõ hơn đối với các luận cứ nghịch hướng lập luận.

Có thể biểu diễn hai đặc tính trên, đặc tính có hiệu lực lập luận và đặc tính đối
nghịch về lập luận bằng hai sơ đồ như sau: (nói miệng)
- Đặc tính có hiệu lực lập luận:
q có hiệu lực lập luận thấp hơn p đối với kết luận r
- Đặc tính nghịch đối về lập luận
P hướng tới r, p’ hướng tới –r
1.5.

Tác tử lập luận và kết tử lập luận
1.5.1. Tác tử lập luận.

Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung nào đó sẽ làm thay
đổi tiềm năng độc lập của nó, độc lập với thơng tin miêu tả vốn có của nó. Ví dụ như
“đã... rồi” và “mới... thơi”.
Ví dụ: Bây giờ là tám giờ
Nếu đưa các tác tử “đã... rồi” hoặc “mới... thôi” thành:
- Bây giờ đã tám giờ rồi  KL: khẩn trương lên (chiếu slide sau)
- Bây giờ mới tám giờ thôi  KL: cứ từ từ (chiếu slide sau)
(thông tin miêu tả trong 2 câu sau không thay đổi nhưng phát ngôn với “đã...
rồi” hướng tới KL “khẩn trương lên” và phát ngơn “mới... thơi” hướng về kết luận “cứ
từ từ”) nói miệng.
Những yếu tố như “chỉ”, “những”, “là ít”, “là nhiều”.... là những tác tử đánh
dấu những luận cứ đối nghịch về lập luận.
So sánh:
a. Có mười ngàn trong túi
a’. Chỉ có mười ngàn trong túi  ít
a’’. Có những mười ngàn trong túi  nhiều
b. bao gạo này 20kg
6|Page



b’. Bao gạo này 20kg là ít  nặng
b’’. Bao gạo này 20kg là nhiều  nhẹ
( ta sẽ thấy “chỉ”, “là nhiều” chuyển những thông tin miêu tả tương ứng thành
luận cứ hướng về kết luận “ít”, “nhẹ” cịn các tác tử “những”, “là ít” hướng luận cứ về
phía “nhiều”, “nặng”.)
1.5.2.

Kết tử lập luận

Là những yếu tố phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy
nhất.
Ví dụ:
Trời đẹp nên tơi đi chơi
-> “Nên” là kết tử nối nối phát ngôn với luận cứ “trời đẹp” và kết luận “tôi đi
chơi”
Trời đẹp, vả lại chúng ta đã ở nhà quá lâu, đi chơi thôi.
“Vả lại” là kết tử nối phát ngôn với hai luận cứ “trời đẹp”, “chúng ta đã ở nhà
quá lâu” đồng hướng lập luận, luận cứ sau mạnh hơn luận cứ trước. Và dẫn đến kết
luận “đi chơi thôi”.
-

Các kết tử lập luận có thể chia thành kết tử 2 vị trí và kết tử 3 vị trí
2. Phát ngơn bất thường
2.1.
Định nghĩa
Là những phát ngơn, cách nói “mâu thuẫn”, “nghịch đời”, “khơng hợp logic”.
2.2.

Cấp độ và Phương diện ngôn ngữ trong phát ngơn


Những lối nói “mâu thuẫn”, “phi logic” này thường gặp ở mọi cấp độ và mọi
phương diện ngôn ngữ
+ Ở cấp độ từ vựng : Đó là “thình lình" cùng nghĩa với “bất thình lình"
+ Ở cấp độ câu : Đó là cách nói "cấm khơng được hút thuốc lá" đồng
nghĩa với "cấm hút thuốc lá" ; "thuyền chạy trên sông” đồng nghĩa với "thuyền chạy
dưới sông” ...
+ Ở phương diện thành ngữ : Đó là lỗi nói ngược đời "con ông cháu cha"
, "cao chạy xa bay"…
+ Ở phương diện tục ngữ : Đó là những mâu thuẫn về triết lí : "Bán anh
em xa mua láng giềng gần" và "Một giọt máu đào hơn ao nước lã” ..
7|Page


+ Ở phương diện logic : Đó là những lối nói dường như “ngược với
logic" thơng thường như "dưỡng bệnh" , "cứu hỏa" . Nói "bệnh nhân đi khám bệnh"
nhưng cũng nóii "bác sĩ đi khám bệnh” … Và đó cũng là những lối nói "trái ngược"
với một luật logic nào đó . Chẳng hạn, trong logic có luật cấm mâu thuẫn , theo đó
mệnh đề “p vì khơng p” luôn luôn sai , nhưng trong tiếng Việt , cách nói sau là hồn
tồn bình thường như : “Trong cuộc thi chạy marathon này nhiều vận động viên về tới
đích và nhiều vận động viên khơng về tới đích" . (Thực ra, hai vế của câu trên không là
sự phủ định logic của nhau .
+ Thật ra, chính những nói lối có vẻ như mâu thuẫn này lại thường phản
ánh những đặc điểm nào đó của tiếng Việt. Chúng chỉ mâu thuẫn nhau trên hình thức,
cịn về bản chất, chúng lại thể hiện những quy luật nào đó mà chúng ta chưa nhận thức
được.
Khi nghe những phát ngôn bất thường như thế, người ta sẽ cảm thấy “mâu
thuẫn” trong lời nói. Tuy nhiên, trong ngữ dụng học, khơng chỉ xem xét ý nghĩa có từ
ngữ mà cịn phân tích ngữ cảnh ngoài ngữ pháp, từ vựng và ý nghĩa khái niệm. Thay vì
kiểm tra ý nghĩa của biểu thức, người ta sẽ nghiên cứu ý nghĩa của người nói khi sử

dụng một từ hoặc cách diễn đạt nhất định. Họ xem xét các yếu tố khác nhau xung
quanh câu nói như ý nghĩa dự định của người nói, các yếu tố ngữ cảnh và suy luận của
người nghe để giải thích câu nói. Nói một cách đơn giản là xử lý những gì được ngụ ý
trong một phát ngơn.
3. Phân tích lập luận trong những phát ngơn bất thường
3.1.
Những phát ngơn bất thường trong đời sống

Ví dụ1: Bất thình lình em tới rồi mang cho anh niềm tin vào tình yêu.
Bất thình lình: tác tử = thình lình.
Rồi: kết tử nối phát ngơn – luận cứ bất thình lình em tới với kết luận mang cho
anh niềm tin vào tình yêu.
Bất thình lình em tới = thình lình em tới: luận cứ: diễn đạt một sự việc nào đó
bất ngờ ngẫu nhiên, khơng hề có sự sắp đặt hay báo trước, sự việc ấy diễn ra vơ tình
lại mang đến một kết quả nào đấy.
Mang cho anh niềm tin vào tình u: kết luận
Ví dụ2: Đã đứng ngồi trời nắng 1 tiếng rồi lại cịn qn khơng đội mũ nên tơi
cảm thấy chóng mặt
Đã đứng ngồi nắng 1 tiếng: p1
Qn không đội mũ: q1

8|Page


Quên không đội mũ tức là “tôi quên một điều là tơi khơng đội mũ”, chứ khơng
thể nói “tơi qn một điều là tôi đội mũ”. ở đây, động từ “qn” có nghĩa là “khơng
thực hiện một điều gì đấy”, tức là sau từ “quên” là 1 hành động nào đấy bị phủ định.
“quên A”: không làm hành động A. Do đó, từ “khơng”, nó có xuất hiện hay khơng xuất
hiện trước hành động A thì cũng khơng làm thay đổi nghĩa của cụm “quên A”. ở đây,
quên không đội mũ = quên đội mũ.

Nếu như thay từ “không” thành từ “có” thì sẽ ra sao? “tơi qn có đội mũ” =
“tơi qn cái việc có đội mũ” = “tơi (đã) không làm cái việc (nên) đội mũ”, đảo ngược
lại vị trí đứng, ta có, “nên đội mũ nhưng tơi đã không làm việc đấy.”. Từ đấy suy ra,
quên không A = quên A.
 Luận cứ đồng hướng
Tôi cảm thấy chóng mặt: r
Đã … lại cịn: kết tử dẫn nhập kết luận đồng hướng:
Nên: kết tử nối phát ngôn – luận cứ đứng ngồi nắng 1 tiếng, qn khơng đội
mũ đồng hướng lập luận, luận cứ sau “mạnh” hơn luận cứ trước, dẫn đến kết luận “tơi
cảm thấy chóng mặt”
Ví dụ3: Hợp đồng có điều khoản khơng hợp lí nên họ từ chối khơng kí hợp
đồng = họ từ chối kí hợp đồng.
Hợp đồng có vài điều khoản khơng hợp lí: p
Nên họ từ chối kí khơng kì hợp đồng: r
Nên: kết tử dẫn nhập kết luận
“từ chối khơng kí hợp đồng” = từ chối kí hợp đồng.
Tương tự như trên, viết đầy đủ của câu “họ từ chối không kí hợp đồng” là “họ
từ chối một việc là họ khơng kí hợp đồng”. tương tự như cách giải thích trên, “từ chối”
tức là “khơng thực hiện một điều gì đấy”. “từ chối A” tức là phủ định A.
Ví dụ4: 5 năm là vợ chồng nhưng kinh tế đang khốn khó nên họ khơng tránh
khỏi cãi cọ linh tinh. = họ đã thôi cãi nhau
5 năm là vợ chồng: p1
Kinh tế đang khốn khó: q1
 p1 q1 là luận cứ nghịch hướng, luận cứ sau mạnh hơn luận cứ trước, dẫn đến
kết luận:
9|Page


họ không tránh khỏi cãi cọ linh tinh: r
“Không tránh khỏi cãi cọ linh tinh” câu đầy đủ là “không tránh khỏi (có) cãi cọ

linh tinh” tức là việc cãi cọ là việc tất yếu xảy ra, không thể nào né tránh đi được.
nhưng: kết tử ba vị trí, có 2 phát ngôn: 5 năm vợ chồng và phát ngôn kết luận
nên không tránh khỏi cãi cọ linh tinh.
Nên: kết tử: nối 2 phát ngôn: luận cứ 5 năm vợ chồng, nhưng kinh tế khó khăn
nghịch hướng lập luận, luận cứ sau mạnh hơn luận cứ trước dẫn tới kết luận “không
tránh khỏi cãi cọ linh tinh”.
3.2.

Những phát ngôn bất thường qua thành ngữ, tục ngữ

Ví dụ1: con ơng cháu cha
Theo logic thì ta sẽ đặt câu hỏi chất vấn tại sao lại cháu của cha, con của ông?
Thành ngữ này được thành lập theo nghĩa biểu trưng đó là con, cháu: biểu trưng cho
con cái, cháu chắt; ông, cha: biểu trưng cho hạng người giàu sang, có quyền lực trong
xã hội. Mỗi từ ở cặp này có thể ghép với bất kì từ nào ở cặp kia mà khơng cần quan
tâm tới nghĩa đen tạo ra khi tổ hợp chúng lại với nhau. “con ông cháu cha” hay “con
cha cháu ông” cũng thế.
Thứ hai, “con ông cháu cha” là p  r: hạng người giàu sang, quyền lực trong xã
hội. câu thành ngữ này được cha ơng ta nói ngược lại với lẽ thường là "con Cha, cháu
Ông" là có ẩn ý gì đây, nếu khơng hợp lý thì làm sao nó lại trở thành một câu nói quen
thuộc từ bao đời nay. Cái sự ngược đời, không phù hợp với lẽ thường ở đây để nêu lên
phản ánh sự bức xúc của người dân, của xã hội về sự bất bình đẳng trong xã hội đương
thời. "con Ơng cháu Cha" là nói đến sự bất bình thường, sự ưu tiên quá mức đối với
một tầng lớp con cháu của những quan lại, người có thế lực trong xã hội; sự ưu ái vượt
qua mọi chuẩn mực của xã hội từ phong kiến cho đến đương thời.
Ví dụ2: Khơng thầy đố mày làm nên (1)
Học thầy không tày học bạn (2)
(1) p1 -> r1 (hàm ẩn): tầm quan trọng của người thầy trong việc truyền đạt kiến
thức.
(2) q2 -> r2 (hàm ẩn): tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè.

 Hai câu này không mâu thuẫn nhau nhưng trước sau không thống nhất.
10 | P a g e


Với (1) là một phát ngôn kết luận khẳng định rõ ràng, dứt khốt về vai trị của
người thầy dạy. Đã đi học thì có hai đối tượng: người dạy và người học. học sinh
chúng ta cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của người thầy từ những bước đầu tiên,
người thầy là người chỉ ra phương hướng, cách thức, kĩ năng, … đạo lí làm người và
nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
(2) có nghĩa là học thầy không bằng học bạn. Cùng học chung một lớp nhưng
trong cuộc đua tri thức có thể khơng giống nhau, người tiếp thu nhanh, người tiếp thu
chậm, người giỏi môn này, … mục đích là nhằm nhấn mạnh tác động của bạn bè đối
với sự tiến bộ của mỗi người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu thì ta hỏi
lại bạn bè, như vậy bạn bè cũng trở thành người thầy của ta.
Hay trong một số các thành ngữ “phi lý” sau:
- Hòn tên mũi đạn ( chỉ nơi trận mạc ) nếu lơgíc phải nói là mũi tên hịn
đạn.
- Cao chạy xa bay ( ý nói trốn cho nhanh để thốt khỏi nơi nguy hiểm ) nếu
lơgíc phải nói cao bay xa chạy.
- Đầu gươm mũi súng ( chỉ nơi nguy hiểm ) nếu lơgíc phải nói mũi gươm đầu
súng.
- Nhường cơm sẻ áo ( ý nói giúp đỡ tương trợ nhau ) nếu lơgíc phải nói sẻ cơm
nhường áo.
4. Vai trò của lý thuyết lập luận trong giải mã những phát ngôn bất thường

Lập luận là một hoạt động của ngơn từ, người nói đưa ra những dẫn chứng để
dẫn dắt người đọc/ người nghe đi đến một kết luận nào đó mà người viết muốn trình
bày. Lập luận ln có mặt ở khắp nơi trong bất kì ngơn ngữ nào, đặc biệt là trong đời
thường. Q trình lập luận cịn liên quan tới những luật tư duy và luật ngôn từ. Logic
của lập luận là thứ logic của ngôn từ hàng ngày, thứ logic tự nhiên, chứ khơng chỉ là

các hệ logic hình thức. Đó là thứ “logic tự nhiên” của tư duy và của ngôn từ, một thứ
logic “không mẫu mực”
Mối quan hệ giữa logic và hình thức ngơn ngữ trong lập luận tư nhiên, ở đây
những quan hệ logic dẫn tới những phép suy luận cũng gọi là những lập luận, đa dạng
và phong phú chứ nó khơng chỉ gói gọn trong những giá trị đúng sai giữa một số kiểu
phán đoán. Do đó, những phương pháp và hình thức ngơn ngữ cũng đa dạng hơn
nhiều.
11 | P a g e


Mỗi thành ngữ có thể có ít hoặc nhiều biến thể, những thành ngữ mà trật tự các
thành tố được đảo ngược (ví dụ: “dầu sơi lửa bỏng” hay có thể nói ngược lại là “lửa
bỏng dầu sơi”, “chân bùn tay lấm” hay “tay lấm chân bùn” , “con ông cháu cha”, “cao
bay xa chạy”,…). Ý nghĩa của của những thành ngữ này không phụ thuộc vào thứ tự
sắp xếp của các cặp từ vì sự kết hợp tiếng nào với tiếng nào khơng giữ vai trị quan
trọng. Các thành ngữ này có cấu tạo sóng đơi, nếu bỏ đi một nửa thì nghĩa khái quát
của thành ngữ cũng biến mất. Phần lớn sự lập luận của các biến thể đảo của thành ngữ
có tác dụng làm cho âm điệu câu văn thêm hài hịa, uyển chuyển. Ngồi ra, thành ngữ
đảo là do những yêu cầu nhất định trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm trong ngữ
cảnh phù hợp, giàu sức gợi tả, gần gũi, gắn liền lời lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Những lối nói có vẻ như mâu thuẫn lại thường phản ánh những đặc điểm nào đó
của tiếng Việt. Chúng chỉ mâu thuẫn nhau trên hình thức, còn về bản chất, chúng lại
thể hiện những quy luật nào đó mà chúng ta chưa nhận thức được. Lấy tiếng nước
ngoài mà so sánh với tiếng Việt sẽ giúp chúng ta nhận ra nhiều hiện tượng lý thú trong
tiếng Việt, nhưng khi áp đặt nó theo một khn mẫu một thứ tiếng nào đó sẽ đi đến
những kết luận mà bất cứ người Việt bình thường nào cũng thấy là kì cục.
Tất cả những biến đổi diễn ra trong thành ngữ được đề cập, không những không
làm suy chuyển ý nghĩa cơ sở của thành ngữ mà hầu như bao giờ cũng đem vào thành
ngữ những nét mới về nghĩa hoặc phục vụ những nhiệm vụ tu từ nhất định. Ý nghĩa
của thành ngữ thường không phụ thuộc vào thứ tự sắp xếp của các cặp từ. Lập luận

được thể hiện trong các câu thành ngữ mang tính ngắn gon, súc tích nhưng thể hiện
hàm ý sâu sắc của người nói về một sự vật, sự việc được nhắc tới. Bên cạnh đó, những
phát ngơn bất thường của thành ngữ lại là một điểm sáng, làm nhấn mạnh thêm ý
nghĩa mà thành ngữ muốn biểu đạt cũng như làm tăng tính gợi tả. Ngồi việc làm tăng
tính sinh động cho câu nói/viết nó cịn giúp tiết lộ đầy đủ hơn về thành phần cảm xúc
và mô tả sinh động hơn những gì đang xảy ra. Thành ngữ đã trở thành một phương
tiện có hiệu lực trong việc tạo nên âm điệu, nhạc tính của câu nói/câu văn.

MỤC LỤC

12 | P a g e


13 | P a g e



×