ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÀI TẬP NHÓM GIỮA KỲ
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG
TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MẸ” CỦA M. GORKI
HỌC PHẦN: VĂN HỌC ĐÔNG ÂU - NGA
Đà Nẵng, 2021
1
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài.
Nhắc đến văn học Nga chúng ta không thể không nhắc đến
nền văn học hiện thực với những tên tuổi lớn như: Puskin, Gôgôn,
Sekhop hay Lev. Tolstoy… họ đạt được nhiều thành tựu rực rơ
trong lịch sử phát triển văn học nhân loại. Đối với M.Gorki đó là
niềm tự hào lớn mà nhân dân Nga sáng tạo nên trong cuộc đấu
tranh giải phóng xã hội liên tục trong gần nửa thế kỷ qua. Song sự
vĩ đại của ông ở chỗ khi tiếp thu những truyền thống ưu tú của
nền văn học cổ điển quá khứ và nhà văn đã lí giải chúng theo
quan điểm thời đại mới, thế giới mới.
M.Gorki – nhà văn của giai cấp vô sản, được mệnh danh là
“Nhà văn người cùng khổ”, là lá cờ đầu của thi ca văn học cách
mạng vơ sản,là người đặt nền móng đầu tiên và khẳng định sự
chiến thắng của Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa của nước
Nga lúc bấy giờ. Sự có mặt của ơng trên thi đàn văn chương đã có
những đóng góp đáng kể bởi khối lượng tác phẩm đồ sộ, đó là
niềm tự hào của dân tộc Nga.
Tiểu thuyết “Người mẹ” không phải là tác phẩm hay nhất
của M.Gorki ,nhưng nó có giá trị lớn trong sự nghiệp sáng tác của
ơng .Vì tác phẩm đã mang vào nền văn học Nga và văn học thế
giới một luồng gió mới, một sinh khí mới làm cho người đương thời
phải thay đổi những suy nghĩ của mình về con người, cuộc đời,
cách mạng, thúc đẩy họ hành động tiến lên nhịp bước vào thời đại
anh hùng.
Hơn hết khi nói về vai trị của văn học ơng từng có nhận định
được thể hiện rõ nét trong tác phẩm: “Văn học là nhân học”. Thật
vậy, ta thấy rằng đằng sau những trang viết của họ cũng là những
nỗi niềm, số phận, tính cách, tài năng của một con người cần được
2
chia sẻ, giãi bày. Hơn thế nữa, người nghệ sĩ vốn có tâm hồn nhạy
cảm tinh tế trước những biến động tinh vi phức tạp của cuộc sống.
Cho nên, các sáng tác của ơng trong giai đoạn này đều nói về
“con người” hướng họ đến những ngõ ngách mới của cuộc đời –
ánh sáng cách mạng.
Bên cạnh đó, người mẹ ln là hình tượng vĩ đại trong trái
tim mỗi đứa con. Bà mẹ Nilôpna trong tác phẩm “Người mẹ” của
M.Gorki cũng vậy cho dù miêu tả dưới gốc độ nào cũng khơng kể
hết được hình ảnh một người mẹ đã suốt đời làm lũ để con được
sống, vì con, vì lí tưởng của con mẹ phải hi sinh để lan tỏa tư
tưởng cách mạng đến giai cấp bị bốc lột trong chế độ Sa Hoàng để
cùng nhau đấu tranh hướng đến tương lai tươi sáng – con đường
Chủ nghĩa xã hội.Thế mới thấy được tình mẹ ln ấm áp như vầng
thái dương, dịu hiền như dịng sơng xanh.Như vậy, Nilơpna vừa là
một người mẹ dành cho con tình u vơ bờ bến, vừa đại diện cho
giai cấp công nhân, vừa là người chiến sĩ cách mạng đấu tranh
cho một tương lai tươi sáng khơng cịn những áp bức bóc lột.
Đây là lý do khiến nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài:
Hình tượng người mẹ trong tác phẩm “Người mẹ” của M.Gorki.
2.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Về tác giả M.Gorki
Các bài viết nổi bật về tác giả M.Gorki như: M.Gorki trong
lòng người Việt (Hoàng Thúy Toàn, Báo quân đội nhân dân),
Macxim Gorki – Người khai sinh ra nền văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa (Nguyễn Xuyến, Báo điện tử Đắk lắk), M.Gorki là ai (Văn
hóa Nghệ An,Nghiên cứu quốc tế), Maxim Gorki – Những ý tưởng
không hợp thời về Văn hóa và Cách mạng (Nguyễn Xuân Xanh,
Diễn văn trước buổi họp cơng khai của Hội “Văn hóa và Tự do” ở
Moscow 30.6.1918), Maxim Gorky - Huyền thoại về một con người
(Trần Thị Phương Phương,Trường đại học khoa học xã hội nhân văn
TP Hồ Chí Minh – Khoa Ngữ văn).
2.2. Về tiểu thuyết của M.Gorki
3
Có các nghiên cứu về tiểu thuyết của Lev Tolstoy như: Đặc
sắc nghệ thuật bộ ba tiểu thuyết của M.Gorki (Nguyễn Thị Phương
Thắm (2005), Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường đại học Vinh), Tiểu
thuyết người mẹ của M.Gorki từ một số phương diện tiếp cận (Lê
Thị Trà Kha (2012), Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ), Xây
dựng nhân vật trong tác phẩm người mẹ của M.Gorki (Nguyễn Thị
Thanh Bình, Khóa luận tốt nghiệp).
Như vậy, ít nhiều đã có các nghiên cứu về M. Gorki cũng như
tiểu thuyết của ông. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
những khía cạnh nổi bật khác nhau trong sáng tác của nhà văn.
Tuy nhiên, vấn đề hình tượng người mẹ trong tiểu thuyết “Người
mẹ” của M.Gorki chưa được đề cập đến trong các bài nghiên cứu –
đó là điểm mới , vì vậy nhóm chúng tơi có ý thức tìm hiểu và đi
sâu vào phân tích hình tượng người mẹ được thể hiện qua những
khía cạnh nào.
3.
Mục đích nghiên cứu.
Chỉ ra được những vẻ đẹp, khía cạnh khác nhau của hình
tượng người mẹ qua đó khắc họa bức chân dung tượng đài về
người mẹ trong chế độ Sa Hoàng. Qua đó khẳng định được tài
năng của M.Gorki khi đặt nền móng cho phương pháp sáng tác
mới lại vừa thể hiện cái nhìn, quan niệm cũng như lí tưởng thẩm
mĩ mới của nhà văn.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hình tượng người mẹ trong tác phẩm
“Người mẹ” của M.Gorki.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào tiểu thuyết “Người mẹ”
của M.Gorki.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4
6.
Phương pháp tiểu sử.
Phương pháp phân tích – tổng hợp.
Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung
tiểu luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Đại diện hình tượng người mẹ qua tiểu thuyết
“Người mẹ”
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người mẹ qua
tiểu thuyết “Người mẹ”
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Nga những năm
đầu TK XX
1.1.1.
Bối cảnh xã hội
Bước vào thế kỷ XX , trung tâm cách mạng thế giới đã
chuyển từ Tây Âu sang nước Nga. Từ đây nhân loại bước vào một
thời đại mới như Lê Nin từng xác định là "thời đại rung chuyển vũ
5
bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại Nội chiến,
thời đại cách mạng và phản cách mạng". Vào năm 1900, Lenin tổ
chức tờ báo Tia Lửa ở nước ngoài làm cơ quan ngôn luận, chuẩn bị
xây dựng một đảng cách mạng của giai cấp công nhân theo chủ
nghĩa C.Mac. Đến năm 1903, Đại hội lần thứ hai Đảng Công Nhân
Xã Hội Dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Bolsevich đã đưa ra vấn
đề chuẩn bị cuộc cách mạng dân chủ tư sản – được coi như giai
đoạn đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin cùng các
chiến hữu của mình đã đấu tranh quyết liệt chống chế độ chuyên
chế Nga hoàng và với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong
phong trào công nhân. Làn gió tươi mát của cách mạng đã thổi
vào khơng khí của thời đại ngày càng dâng trào mãnh liệt sẵn
sàng chuyển thành cơn bão cách mạng dữ dội.
Chỉ trong vòng hơn 10 năm đầu của thế kỷ XX, nước Nga đã
trải qua hai cuộc cách mạng (1905 và 1917) làm chấn động cả thế
giới. Chế độ quân chủ chuyên chế phản động dưới sự lãnh đạo của
Nga hoàng mục ruỗng, thối nát từ bên trong đã không thể nào giữ
vững vị trí trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân do
Đảng của Lênin lãnh đạo. Kết quả cuối cùng khơng ngoài kế
hoạch, nó đã sụp đổ hoàn toàn về mọi mặt vào tháng Mười 1917.
1.1.2.
Tình hình văn học
Về tình hình văn học nghệ thuật, trong hoàn cảnh lịch sử ấy,
với tính chất giao thời, khuynh hướng văn học vô sản vốn đã được
lịch sử văn học chuẩn bị từ lâu được bùng lên như ngọn sóng
mạnh mẽ. Bắt đầu cho khuynh hướng văn học mới mẻ ấy là những
truyện ngắn đầu tay của Macxim Gorki. Tác phẩm đánh dấu cho
bước khởi đầu ấy chính là tiểu thuyết "Người mẹ". Khuynh hướng
này do Gorki là người khơi nguồn một dòng suối nhỏ bên dòng
chảy văn học hiện thực phê phán Nga, khi nó chưa có đủ điều kiện
để thành dịng sơng mới tiếp nối và thay thế dịng sơng cũ đã cạn
nguồn.
Từ năm 1905, Lênin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách
6
mạng phải xây dựng nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợi ích
cao cả của nhân dân lao động. Đồng thời Người cũng đề xuất
nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó. Đến cuối năm 1917
khi cách mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân
dân lao động đã giành được chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và
điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nền văn học mới theo những
nguyên lý đã đề ra: nền văn học vô sản cách mạng xã hội chủ
nghĩa, gọi tắt là Văn học Xô Viết (gồm văn học Nga và các nước
khác trong Liên bang ) .
Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917, Liên bang Cộng Hịa Xã
Hội Chủ Nghĩa Xơ viết (gọi tắt là Liên Xơ) thành lập, đó là điều
kiện lịch sử - xã hội nền văn học Xô viết kế tục và phát huy truyền
thống tinh thần của các nền văn học quá khứ của các dân tộc anh
em trong Liên bang Xơ viết, đồng thời có những đổi mới về nhiều
mặt. Nó lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin và nguyên lý mỹ học Mácxít
làm nền tảng cho sự nhận thức và cách chiếm lĩnh nghệ thuật đối
với thực tại. Nó lấy việc phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa và lợi ích của giai cấp vơ sản và nhân dân lao động các dân
tộc anh em làm nhiệm vụ chủ yếu. Chức năng cơ bản của nó là
khẳng định lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội bằng những tác phẩm nghệ thuật.
Để nhấn mạnh sự phát triển, trưởng thành nhanh chóng của
nền văn học đa dân tộc Xơ Viết, trong Đại hội Nhà văn Liên Xô
1934, M.Gorki đã đọc báo cáo nhấn mạnh: "Không nên quên rằng
nền văn học tư sản Nga phải cần đến gần một trăm năm, kể từ
cuối thế kỷ XVIII mới gây được cho mình một uy tín lớn trong cuộc
sống và có ảnh hưởng nhất định đối với nó (văn học Xơ Viết). Nền
văn học Xơ Viết chỉ sau mười lăm năm đã có được một ảnh hưởng
như vậy
1.2. Macxim Gorki và sự nghiệp sáng tác
1.2.1.
Vài nét về Macxim Gorki
7
Macxim Gorki sinh ngày 28 tháng 3 năm 1868 và mất ngày
18 tháng 6 năm 1936. Gorki sinh ra tại Nizhny Novgorod và trở
thành một trẻ mồ côi khi mười tuổi. Ơng được bà ni dương, bà
ơng là một người rất giỏi kể chuyện. Cái chết của bà ảnh hưởng
sâu sắc đến cuộc sống của ông, sau một lần tự vẫn không thành
vào năm 1887, ông đã đi bộ xuyên qua Đế chế Nga trong 5 năm
trời, làm nhiều công việc khác nhau và tích lũy vốn kiến thức để
sử dụng vào các tác phẩm sau này.
1.2.2.
Sự nghiệp sáng tác.
Cuối năm 1981, Alecxây Pêscôp đến Tiphơlix vào làm trong
một xưởng máy xe lửa. Một niềm háo hức mới đến với chàng trai
lao động đó – sáng tác. Tác phẩm đầu tay là một bài thơ dài: Bài
ca cây sồi già. Một bài thơ dở, chẳng có giá trị.
Ngày 12.9.1892 truyện ngắn Makar Sudra được đăng trên
báo “Capcado” ở thành phố Tiphơlix, với bút danh Macxim Gorki.
Cuộc đời sáng tác vĩ đại gần nửa thế kỷ của Macxim Gorki bắt đầu
từ ngày bình thường đó, từ tờ báo địa phương bình thường đó. Cái
bút danh “Cay đắng” (Gorki tiếng Nga nghĩa là cay đắng) nay đã
trở thành gần gũi, thân yêu với hàng trăm triệu người trên thế
giới.
Kế thừa những gì tốt đẹp mà văn học tiến bộ trước đó đã đạt
được, Gorki tìm tịi, sáng tạo, đi theo con đường riêng của mình.
Sau khi một loạt những truyện ngắn của Gorki ra đời:
Êmêlian Pilyai, bà lão Iderghin, Trên đồng muối… đơng đảo độc
giả, giới phê bình, sáng tác bắt đầu chú ý, bình luận về cây bút trẻ
“Cay đắng”. Một tiếng nói mới, độc đáo xuất hiện trên văn đàn. Và
mọi người càng ngạc nhiên, băn khoăn về bút pháp của nhà văn
trẻ đó: có tác phẩm lãng mạn, rất lãng mạn; có tác phẩm lại rất
hiện thực, có tác phẩm lại xen kẽ hai yếu tố lãng mạn và hiện
thực.
Gorki xuất hiện với Marka Sudra là một truyện lãng mạn. Đó
cũng là tác phẩm mở đầu tuyến những tác phẩm lãng mạn của
8
nhà văn trong thời kỳ đầu: Cô gái và thần chết, Bà lão Iderghin,
Nàng tiên bé nhỏ và chàng chăn cừu, Bài ca chim Ưng.
Viết những tác phẩm lãng mạn, Macxim Gorki kế thừa được
truyền thống lãng mạn tiến bộ của những nhà văn Nga nổi tiếng
như Puskin, Lecmôntôp. Ngay từ nhỏ nhà văn tương lai cũng từng
say mê hình tượng những nhân vật lãng mạn, sôi động, chan chứa
khát vọng tự do trong sáng tác của Bairơn, Sile. Nhưng điều quan
trọng hàng đầu ở đây là Gorki đã tiếp thu một cách sâu sắc sức
sống bất khuất, luôn vươn dậy mãnh liệt của nhân dân biểu hiện
trong những truyền thuyết, cổ tích, tráng sĩ ca của văn học dân
gian Nga. Gorki khẳng định chính những cảm hứng lãng mạn trong
sáng tác dân gian là động lực thúc đẩy mình viết những tác phẩm
lãng mạn.
Tháng 1. 1906 theo chỉ thị của Đảng, Gorki ra nước ngoài, đi
Đức, Pháp, Anh, Mỹ để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng: Tuyên
truyền, giải thích, kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ Cách mạng
Nga, tố cáo, vạch trần bộ mặt ghê tởm của chính quyền chuyên
chế Nga Hoàng. Những ngày làm việc hăng say, náo nức vì sự
nghiệp cách mạng của Đảng càng bồi đắp thêm cho tư tưởng và
nghệ thuật của Gorki sức sống mãnh liệt của Cách mạng và tình
đảng sâu sắc của người chiến sĩ vô sản. Gorki xứng đáng với lòng
tin yêu của Đảng, của phong trào cách mạng Nga, xứng đáng với
sự chăm lo, khuyến khích chí tình của Lênin vĩ đại. Năm 1906, tuy
bận rất nhiều công tác, Gorki đã cống hiến cho nhân loại tiến bộ
một bộ thu hoạch nghệ thuật phong phú, rất quan trọng. Ngoài
những truyện ngắn, kí xuất sắc như Đồng chí! Ngày 9 tháng
Giêng…, Những cuộc phỏng vấn của tôi – đỉnh cao trong mảng tác
phẩm châm biếm của tác giả, và hai tác phẩm “Những kẻ thù” và
“Người mẹ”.
1.3. Đôi nét về tiểu thuyết “Người mẹ”
1.3.1.
Tóm tắt tiểu thuyết
9
Cuốn tiểu thuyết viết về hiện thực đất nước Nga vào đầu
những năm 1900, mà ở đây tập trung vào đời sống của xóm thợ
ngoại ơ nghèo tăm tối của những người cơng nhân nhà máy. Gia
đình bác thợ Mikhain Vlaxơp có vợ là bà Nilơpna và con trai đã lớn
là Paven Vlaxôp. Mikhain là thợ kỳ cựu, giỏi nghề, vẫn nghèo khổ,
nghiện rượu, cộc cằn thô lỗ. Mọi sự uất hận đối với cuộc đời bác
trút hết lên đầu vợ con. Lao động kiệt sức và nghiện rượu đã quật
ngã bác thợ lúc ngoài 40 tuổi. Sau cái chết của bác thợ Mikhain,
vợ và con trai dần thay đổi.
Paven tham gia tổ chức công nhân hoạt động cách mạng. Bà
Nilơpna lo lắng sợ hãi nhưng bà cũng mừng vì thấy con chăm đọc
sách, ít đi chơi, ăn nói tử tế với bà. Công nhân đấu tranh phản đối
chủ nhà máy giảm lương của thợ. Paven và những người tình nghi
đã bị bắt. Cảnh sát khám nhà, bà mẹ lo sợ. Bà nhận đưa truyền
đơn vào nhà máy. Đồng đội của Paven là Nikơlai đã đưa bà đến ở
cùng mình, dạy bà học chữ…Sau đó Paven được thả, anh cùng
Anđrây và những người đồng đội chuẩn bị cho hoạt động ngày 1/5.
Ngày quốc tế lao động nổ ra cuộc biểu tình lớn, Paven dẫn đầu
cầm lá cờ Đảng, bà mẹ cũng tham gia đi theo sau. Cuộc biểu tình
bị đàn áp, Paven bị bắt giam lần nữa. Bà mẹ thoát ly, bà chính
thức tham gia hoạt động cách mạng. Bà cải trang theo Xôphia đi
khắp các vùng nông thôn, mang theo bên mình những tờ báo,
sách cấm. Đến ngày tịa án xử những người cầm đầu biểu tình,
trước đó bạn bè tổ chức cho Paven vượt ngục nhưng anh không
tham gia. Trước tòa, Paven phát biểu một bản cáo trạng lên án chế
độ Sa hoàng và giai cấp thống trị. Người ta in lại bài nói của anh
thành truyền đơn. Bà mẹ được giao nhiệm vụ mang truyền đơn
đến các vùng khác. Tại ga tàu bà bị mật thám bắt, căm phẫn bà
mẹ mở vali và tung ra toàn bộ số truyền đơn trước công chúng và
thét lên giận dữ. Bà bị tên lính tóm lấy, bóp cổ khơng cho nói. Tác
phẩm kết thúc bằng tiếng nức nở vang lên trong đám người xung
quanh.
10
1.3.2.
Hoàn cảnh sáng tác
Macxim Gorki đã viết cuốn tiểu thuyết này trong một chuyến
đi đến Hoa Kỳ vào năm 1906. Tác phẩm này chính là cơng trình
mà M.Gorki ấp ủ qua bao lâu hoạt động cách mạng, nó được xem
là tác phẩm tích lũy vốn thực tế hoạt động cách mạng của ơng.
Chương trình chính trị đằng sau cuốn tiểu thuyết rất rõ ràng.
Năm 1905, sau thất bại của cuộc cách mạng đầu tiên ở Nga, Gorki
đã cố gắng nâng cao tinh thần của phong trào vô sản bằng cách
chuyển tải đường lối chính trị đến độc giả thơng qua tác phẩm của
mình. Ơng đang cố gắng nâng cao tinh thần của những người cách
mạng để chiến đấu với tâm trạng của những người chống lại. Cá
nhân Gorki được kết nối với cuốn tiểu thuyết vì xoay quanh Anna
Zalomova và con trai của cô ấy là Piotr Zalomov. Gorki, là họ hàng
xa của Anna Zalomova, người đã đến thăm gia đình Gorki khi anh
cịn nhỏ, có một mối liên hệ sâu sắc hơn với câu chuyện. Dựa trên
sự kiện là cuộc biểu tình ngày Quốc tế lao động ở Sormovo năm
1902, thị trấn đóng tàu Sormovo gần thị trấn quê hương của
Gorky Nizhny Novgorod, nơi sau khi bắt giữ Piotr Zalomov bởi cảnh
sát sa hoàng, mẹ của ông, bà Anna Zalomova đã theo ông tham
gia hoạt động cách mạng.
1.3.3.
Tác phẩm “người mẹ” của Macxim Gorki
Tác phẩm phản ánh cuộc vận động cách mạng cùng quá
trình hình thành và phát triển ý thức cách mạng của giai cấp vô
sản và quần chúng nhân dân Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bonsevich, trong cao trào tiến tới Cách mạng 1905. Cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm là khẳng định xu thế tất thắng của cách mạng
vô sản, vẻ đẹp rực rơ của những con người mới xã hội chủ nghĩa,
ra đời trong đấu tranh cách mạng. Xuất hiện trong tác phẩm cả
một tập thể đông đảo những con người mới: Paven, Anđrây,
Phêđia... (cơng nhân), Rưbin... (nơng dân), Nikơlai, Xơphia... (trí
thức).
11
Tác phẩm ra mắt công chúng vào năm 1906, “Mother” lần
đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Anh in trên tạp chí Appleton's
Magazine (một tạp chí nước Mỹ), đến năm 1907 được xuất bản
bằng tiếng Nga. Cuốn tiểu thuyết được giới chức tuyên bố là “tác
phẩm đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” Nga và
M.Gorki là người sáng lập nó. Đồng thời được đánh giá là một
trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng nhất thế kỷ trên toàn thế
giới.
Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dựng
thành một số bộ phim. Năm 1926, “Mother” được dựng thành
phim câm cùng tên dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Vsevolod
Pudovkin. Nhà viết kịch người Đức Bertolt Brecht và các cộng sự
của ông đã dựa trên cuốn tiểu thuyết này dựng thành vở kịch
trong Die Mutter năm 1932. Những năm sau đó cũng cuốn tiểu
thuyết cũng được chuyển thể thành hai bộ phim khác cùng tên là
“Mother” của Mark Donskoy phát hành năm 1955 và “Mother” của
Gleb Panfilov 1990. Lignan, một bộ phim hành động thời kỳ Tamil
bằng tiếng Tamil của Ấn Độ năm 2011 của đạo diễn Suresh
Krishna cũng dựa trên cuốn tiểu thuyết này.
“Người mẹ” là tác phẩm đầu tiên trong nền văn học Nga và
thế giới đã phản ánh rõ rệt chủ đề vai trò hướng dẫn và lãnh đạo
của Đảng Macxit trong phong trào giải phóng vơ sản.
1.4. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
“Người mẹ” của M. Gorki
Trong bài phát biểu tại Hội nghị của các nhà nhân chủng học
Nga vào năm 1928 thế kỉ XX, nhà văn Nga M. Gorki đã từng nói
“Văn học là nhân học”. Mục đích của văn học là giúp con người lý
giải, nhận thức về chính mình. Bên cạnh đó, văn học còn phản ánh
hiện thực khách quan ngoài cuộc sống, song cái hiện thực mà văn
chương muốn truyền tải đều hướng đến mục tiêu vì con người.
Chính lẽ đó, mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm đều thể hiện quan niệm
nghệ thuật về con người theo cách riêng.
12
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản
nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu
tả, thể hiện con người của nhà văn. Nói cách khác, quan niệm
nghệ thuật về con người là chiếc cầu nối giữa nhà văn với hiện
thực cuộc sống và nhà văn với bạn đọc. Nhà văn dùng những chất
liệu ngôn từ để tái hiện thực tế cuộc sống, thể hiện những cảm
nhận chủ quan về thế giới và con người bằng tư duy sáng tạo
nghệ thuật. Khi bạn đọc tìm đến các tác phẩm văn chương ấy
chính là lúc người đọc được chiêm nghiệm, được nhìn thấy những
quan điểm, những cách nhìn của nhà văn về thế giới và con người,
đồng thời bạn đọc cũng có thể bày tỏ những suy nghĩ riêng của
chính mình.
Giáo sư Trần Đình Sử đã cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về
con người là một cách cắt nghĩa, lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh
giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người
được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Hay theo Từ điển Thuật
ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con
người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình
thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp
sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình
thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật”. Như vậy, quan
niệm nghệ thuật về con người chính là cách cảm, cách nghĩ, cách
giải thích của nhà văn về con người, từ đó làm nên quan niệm về
con người mang bản sắc riêng của nhà văn đó.
Con người trong quá trình nhận thức và đấu tranh giải phóng
cho chính mình trong cuốn tiểu thuyết “Người mẹ” hình thành một
quan niệm mới về con người. Quan điểm mới ấy đã thúc đẩy hệ
thống mĩ học của Gorki tiến lên một bước mới, chuẩn bị về mặt lý
luận cho chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa chính thức hình
thành. Nhà văn M. Gorki đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật về
con người rất riêng, đó là quan niệm về con người mang màu sắc
xã hội chủ nghĩa. Con người trong sáng tác ấy là con người giác
13
ngộ lý tưởng cách mạng, hành động cách mạng – con người chính
trị. Tuy mỗi người đều mang trên mình những hình hài, những đặc
điểm tính cách khác nhau nhưng các nhân vật trong “Người mẹ”
đều thể hiện rõ khát vọng, lý tưởng cách mạng sâu sắc. Điều đó
được thể hiện rõ qua từng lời nói, cử chỉ và quá trình giác ngộ
cách mạng của mỗi nhân vật. Đó là những con người có quá trình
từ tự phát đến tự giác. Nhân vật của thời đại đó là con người chính
trị. Những con người đó là giai cấp cách mạng có tri thức, là những
cơng nhân theo kiểu Paven Vlaxop, họ là tập thể công nhân giác
ngộ, là tập thể những anh hùng tạo thành một lực lượng xã hội
hùng hậu.
Bằng ngịi bút nghệ thuật tài tình, Gorki đã xây dựng Paven,
Anđrây, Phêđia, Rưbin, Xôphia,…hay đặc biệt là người mẹ
Pêlagâya Nilôpna, họ đều là những con người xuất thân khác
nhau, trình độ hiểu biết hay tuổi tác khác nhau thế nhưng ở họ
ln có sự vận động và phát triển của một con người làm cách
mạng chân chính. Vượt thoát khỏi những con người đời thường,
con người bị kìm kẹp của những giáo điều, những luật lệ của một
chế độ thối nát, bóc lột quyền con người, họ đã đứng dậy phất lên
ngọn cờ của tự do, của chính nghĩa cùng với những lời lẽ đanh
thép, đầy sức thuyết phục. Đó là những con người nghĩa khí, trí
dũng, vị tha cao cả, trọng đạo đức… Con người chính trị trong
“Người mẹ” mang đậm đà bản sắc dân tộc của con người Nga Xô
viết kiên cường, bất khuất.
Một Paven chán chường với thực tại, nhưng đã trở thành một
người chiến sĩ cách mạng đứng lên từ tầng lớp công nhân. Từ đó,
anh trở thành người lãnh đạo quần chúng nói lên tiếng nói lầm
than bấy lâu phải chịu đựng. Hay đó là một Anđrây luôn cởi mở,
nhiệt thành, sẵn sàng hy sinh vì cách mạng. Khác với Paven hay
Anđrây, Rưbin lại là người nông dân được thức tỉnh cách mạng.
Đặc biệt ở nhân vật trung tâm là bà mẹ Pêlagâya Nilôpna. Hình
tượng người mẹ được M. Gorki miêu tả khơng chỉ là người mẹ đơn
14
thuần của xã hội nước Nga, hay đó là hình ảnh của một người vợ
đầy cam chịu bởi những trận địn roi của người chồng Mikhain mà
ở đó bạn đọc cịn thấy rõ hình ảnh của tầng lớp quần chúng bị tẩy
não bởi những lý luận lạc hậu, cổ hủ của bọn tư sản. Sự thức tỉnh
của người mẹ và những việc bà làm cho cách mạng cũng chính là
quá trình thức tỉnh của quần chúng nhân dân trong cơng cuộc
giành lại độc lập.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Người
mẹ” còn được thể hiện ở con người có sự vận động, thay đổi từ nét
tính cách, hành động cho đến tư tưởng. Điều này có thể thấy rõ
nhất qua nhân vật bà mẹ Nilôpna, từ một con người ln sợ sệt
với tất cả, khơng thể nói lên tiếng nói của bản thân; dần dần
khơng cịn khúm núm nữa, bắt đầu dám nói lên những suy nghĩ
của mình, mạnh bạo hơn với mong muốn được hoạt động cách
mạng khi hiểu rõ được cái bản chất sự thật tư bản. Tất nhiên sự
thay đổi đó được Macxim Gorki diễn tả từ từ, chậm rãi chứ không
phải một bước mà thay đổi hoàn toàn được. Nhân vật Paven cũng
thể hiện quan niệm nghệ thuật ấy, đầu tác phẩm người đọc dễ
dàng nghĩ Paven sẽ theo con đường đen tối của bố nhưng về sau,
nhờ có tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại đã giúp người
thợ vượt thoát khỏi dịng đời u ám. Tính cách Paven thay đổi, cách
suy nghĩ, hành động và tư tưởng cũng khác đến mức người mẹ bật
thốt: “Trời ơi! Con tôi thay đổi nhiều quá!” [44]. Tất cả nhân vật
trong tiểu thuyết “Người mẹ” luôn luôn vận động chứ không đứng
yên một chỗ, bất động.
Tóm lại, con người trong tiểu thuyết “Người mẹ” đều là
những người được thức tỉnh, dám nói lên quyền lợi của chính
mình, dám đấu tranh dù có thể bị tù đày, bị đổ máu hay thậm chí
hy sinh nhưng vẫn kiên quyết với lý tưởng cách mạng
CHƯƠNG 2
ĐẠI DIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG
15
TIỂU TUYẾT “NGƯỜI MẸ”
2.1. Đại diện cho hình tượng người phụ nữ nông dân Nga
Để tạo được một mái ấm gia đình, người phụ nữ phải là
người trực tiếp chèo chống chiếc thuyền gia đình ấy đến bến bờ
hạnh phúc. Tùy từng thời đại mà người phụ nữ có những ứng xử
riêng đối với mối quan hệ thân thuộc trong đại gia đình sao cho
phù hợp.
Các nhà văn với những ưu thế và tài năng của mình đã xây
dựng những đề tài gia đình mà ở đó nhân vật nữ hiện lên với
những niềm vui và nỗi buồn; hạnh phúc và bất hạnh; ngọt bùi và
đắng cay… Các nhà văn ln có cái nhìn nhạy bén, có một sự cảm
thơng, chia sẻ đối với những bất hạnh của người phụ nữ.
Nhà văn Ludmila Ulitskaya (Nga) phát biểu trong một cuộc
phỏng vấn, rằng: “Thế giới đàn ông và thế giới phụ nữ là những
thế giới khác nhau. Chúng có thể giao thoa với nhau ở một số chỗ,
nhưng khơng hồn tồn trùng nhau. Trong thế giới phụ nữ, có ý
nghĩa quan trọng hơn là những vấn đề gắn với tình yêu, gia đình,
con cái”.
Khảo sát tiểu thuyết “Người mẹ” của Macxim Gorki chúng ra
sẽ thấy hình tượng người phụ nữ trong gia đình ln bị lép vế,
đánh đập. Hoà mình vào câu chuyện này chúng ta có thể hiểu
được những bất hạnh, bi kịch của người người mẹ nói riêng, người
phụ nữ nhân dân Nga nói chung và nguyên nhân của những bi
kịch mà người phụ nữ phải chịu đựng ấy khơng đâu khác chính là
xuất phát từ gia đình.
Ta có thể thấy được một điều rằng hầu hết những sáng tác
nói về người phụ nữ lúc bấy giờ thì các nhân vật nữ thường khơng
có hạnh phúc trong mối quan hệ vợ chồng. Có lẽ nào giới cầm bút
đã quá nhạy cảm với nỗi đau của người phụ nữ, hay bởi những
hạnh phúc ngọt ngào thì khó diễn đạt bằng lời. Và trong tiểu
thuyết Người mẹ ta thấy dưới cái nhìn của nhà văn người phụ nữ
cũng vậy cũng khơng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
16
Nhà văn Macxim Gorki với cảm nhận sâu sắc của mình ơng
đã miêu tả rất thành cơng hình ảnh của người phụ nữ trong cuộc
sống gia đình vơ cùng tẻ nhạt và buồn chán. Nhân vật người mẹ
có tên là Pêlagâya có một ơng chồng chẳng ai ưa và mọi người
đều gớm lão, lão tên là Mikhain Vlaxôp. Một ông chồng với vẻ
ngoài “Mặt lão, từ mắt đến cổ, râu ria rậm rịt, đôi tay lông lá làm
cho ai cũng phải phát khiếp. Đáng sợ nhất là cặp mắt nhỏ và sắc
cứ xoáy vào người ta như một mũi dùi bằng thép nhọn; bắt gặp
đơi mắt đó nhìn mình, người ta có thể cảm tưởng như đứng trước
một sức mạnh man rợ, khơng hề biết sợ là gì, sẵn sàng nện khơng
thương xót” [4,10]. Ta có thể thấy rằng người chồng là một người
rất dữ dằn, có một vẻ bề ngoài khiến cho ai cũng phải đáng sợ. Bà
mẹ đã bốn chục tuổi nhưng bà chưa thực sự được sống như một
người phụ nữ bình thường cuộc đời của bà lúc nào cũng âm thầm
lặng lẽ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đánh đập, bà ln bị chồng
mình mắng mỏ bằng những lời thậm tệ “đồ chó chết”; lão suốt
ngày ngoài việc đến xí nghiệp thì lão ta lúc nào cũng uống rượu,
chửi bới, đánh đập vợ mình có lần lão ta đánh đập mẹ con Paren
và đuổi ra khỏi nhà. Khi bị bệnh bà mẹ kêu hắn tới bệnh viện để
mổ thì Vlaxơp lại bảo: “Tao mà khỏi thì mày cịn chết nữa!”.
Cuộc sống của gia đình bà mẹ cũng khơng lấy gì làm dư giả:
Sống trong một căn nhà nhỏ, ngay đầu góc phố, của cải vật chất
khơng có gì là q giá cả “Một phần ba ngôi nhà dùng làm bếp là
một căn buồng nhỏ, có ngăn một tấm vách mỏng là nơi người mẹ
nằm ngủ. Phần cịn lại là một căn phịng vng vắn có hai cửa sổ;
một góc kê chiếc giường nằm của Paven, ở góc kia, để một chiếc
bài và hai chiếc ghế dài. Vài chiếc ghế dựa, một cái tủ thấp đựng
chăn, phía trên là chiếc gương nhỏ, một cái hịm đựng quần áo,
một chiếc đồng hồ treo trên tường, và hai tượng thánh ở một góc,
tồn bộ chỉ có thế” [4,16]. Tuy nhiên vật chất nó khơng là gì cả
trong cuộc sống đầy cơ cực của người mẹ.
17
Những trận địn roi, những lời mắng nhiếc của Vlaxơp dành
do bà Pêlagâya cũng chẳng qua là lão muốn hết lên lưng bà mẹ
những u buồn ngột ngạt trong đời sống của mình mà chính lão ta
cũng khơng biết từ đâu mà đến. Bà mẹ có một thân hình cao lớn
nhưng chính vì cuộc sống khó khăn và phải làm lụng vất vả nên
lưng của bà hơi còng và một phần cũng vì chồng đánh. Bị chồng
đánh đã làm cho tinh thần của người mẹ như sợ sệt một thứ gì đó
“bà đi lại lặng lẽ người hơi né sang một bên, như sợ chạm phải vật
gì” cịn về thể xác ngoài cái lưng cịng ra thì “Trên khn mặt còn
chằng chịt những vết nhăn và hơi sưng; ánh lên đôi mắt âm u,
buồn nản và lo âu như hầu hết đàn bà ở vùng ngoại ô. Một cái sẹo
sâu hoắm làm cho lông mày bên phải hơi xếch lên, và tai bên phải
giương cao hơn tai bên trái: hình như lúc nào cũng sợ sệt lắng
nghe. Trên mái tóc đen dày, ánh lên những cụm hoa râm. Bà hiện
lên như sự dịu dàng, nhẫn nhục…” [4,15].
Xâu chuỗi mọi việc thì ta thấy rằng vì những bực tức trong
lịng của người chồng mà người phụ nữ phải hứng chịu tất cả, lão
ta trút tất cả lên lưng người vợ mình. Người mẹ thì im lặng cam
chịu tất cả vì gia đình vì đứa con của mình. Người mẹ hiện lên là
một người chu toàn trong việc nhà bà chăm lo cho chồng cho con
dù bị chồng đánh thì bà vẫn chuẩn bị cơm, nước trà cho lão ta.
Cuộc hôn nhân có kéo được dài hay khơng là một phần do người
vợ đã cố gắng cam chịu. Bị đối xử tệ bạc là thế nhưng bà mẹ vẫn
dành cho chồng mình một tình cảm vơ cùng sâu nặng. Ơng là một
kẻ thích uống rượu, ơng chỉ biết đến những cuộc vui bên ngoài và
khi về nhà thì xương cốt đã rệu rã. Những lúc như này thì bà càng
dễ bị lão ta đánh đập, chửi bới hơn nhưng bà vẫn một lịng tận
tình chăm sóc. Vlaxơp bị bệnh thoát vị bác sĩ bảo phải mổ thì bà
đã khóc sướt mướt van lơn lão chịu khó đi mổ. Người mẹ dù có
đớn đau bao nhiêu vẫn chịu đựng, dù bị hành hạ như thế nào đi
chăng nữa nhưng bà vẫn không muốn chồng mình chết đi mà
ngược lại bà vẫn muốn ơng ấy sống và khoẻ lại.
18
Qua đây, ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên luôn bị đánh
đập khiến cho thể xác và tâm hồn khơng cịn được như xưa lúc
nào cũng sống trong trạng thái sợ sệt buồn nản và lo âu. Người
phụ nữ luôn luôn bị lép vế trước người chồng bà không có tiếng
nói ngay cả việc muốn chồng mình đi chữa bệnh thì bà cũng phải
van lơn, bà ln chịu những phần thiệt thịi của mình, bà qn đi
cuộc sống cho chính bản thân mình. Bà mẹ như hiện thân cho
người phụ nữ nông dân Nga lúc bấy giờ, lúc nào cũng bị đày, hành
hạ từ thể xác đến tinh thần luôn luôn im lặng cam chịu về cuộc
sống này.
Ngoài ra, người phụ nữ nơng dân Nga cịn thể hiện rất rõ ở
nhân vật người mẹ là một hiện thân cho những người nơng dân
Nga ngu muội, chưa tìm ra lẽ sống và ln chịu sức bóc lột từ xã
hội, sống một cuộc sống đầy lo sợ và khơng có tiếng nói. Mở đầu
thiên truyện, Gorki tả nhà máy lớn của chủ nghĩa tư bản dưới chế
độ Nga Hoàng. Quan hệ giữa công nhân và tư bản được biểu hiện
rõ rệt và thấm thía trong cảnh các cơng nhân bị bóc lột tàn tệ, bao
nhiêu tinh lực đều bị rút mòn do "lao động khổ sai" trong nhà máy
và do đời sống bần cùng ngu muội hầu như mất hết nhân tính.
Thời gian và cuộc sống của họ trải qua thật thê thảm "Đời sống
luôn luôn như thế đấy, cứ trôi đi đều đặn và chậm rải hết năm này
qua năm khác như một dòng nước đục ngầu” [4,2] là “Ngày nào
cũng như ngày nào những tập quán lâu đời cứng nhắc không hề
thay đổi, về tư tưởng và hành động đã trói chặt cảnh sống ấy lại”
[4,3]. Trong khơng gian tăm tối và thời gian chậm rãi đó, tinh thần
phản kháng của con người mà cụ thể ở đây là hình ảnh của
Mikhain Vlaxơp, thợ chun mơn làm ổ khoá cho đến Paven con
trai ông đều đi lạc hướng, sa vào những thói tệ lậu, uống rượu say
đốt cháy dạ dày, hát những bài hát dơ dáy, thể hiện sự bế tắc
khơng mong gì trơng thấy được lối thoát. Chính vì vậy, trong căn
nhà đầy sự tối tăm đó, người mẹ cũng chính là nạn nhân của xã
hội ấy. Cũng chính là một trong những người nơng dân ngu muội
19
khi chưa tìm ra thấy được ánh sáng của cách mạng. Bà chính là
hiện thân cho cả sự đau khổ không lối thoát của nông dân khi phải
chịu sự đàn áp , bức bối của xã hội “Đối với các bà mẹ thì khơng
ai tỏ lịng thương xót bao giờ. Bà biết rõ như thế. Tất cả những
điều Paven nói về cuộc đời người đàn bà đều là sự thật, sự thật
cay đắng; và bà thấy thổn thức trong lòng biết bao cảm giác êm
đềm, niềm trìu mến chưa từng biết đó sưởi ấm lịng bà” [4,21].
Một người đàn bà nơng dân chỉ biết sống và phục vụ, khơng có
một tiếng nói và phải chịu cả sự áp bức từ người chồng và cả sự
đàn áp của nhà nước. Một xã hội buồn tẻ, ngày qua ngày lặp lại
một cách chán nản, họ biết rõ cuộc sống tù túng của họ nhưng vì
quá quen , khơng một ai quan tâm đến chuyện khác. Họ đi làm từ
tờ mờ sáng cho đến chiều tà lại trở về nhà, ngày nghỉ thì họ lại
dành thời gian để ngủ, tối đến họ cũng chỉ uể oải đi dạo phố.
Trong hầu hết các mối quan hệ, ngay cả trong gia đình bà cũng
chẳng mấy tốt đẹp, một cuộc sống tẻ nhạt khơng có một lí do
sống.Thỉnh thoảng “nếu dân ngoại ơ nhìn thấy một người lạ mặt
có điều gì kỳ lạ thì họ đối xử khá gắt gao với người đó rất lâu và tự
nhiên thấy ghê sợ, e ngại anh ta mang đến cái gì có thể làm rối
loạn sự đều đặn trong cuộc sống buồn tẻ, cơ cực nhưng yên ồn
của họ. Đã quen bị một sức mạnh bất di bất dịch đè nén, họ
không trông đợi một sự cải thiện nào và coi mọi sự thay đổi chỉ
làm cho cái ách của họ càng nặng nề thêm” [4,3]. Từ nhỏ cho đến
lớn, bà đã quen với sự cực khổ, quen với sự khốc liệt của xã hội
mà bà đang sống. Với các giai cấp này, bà chỉ là một người phụ nữ
khơng có tiếng nói ngay cả trong nhà của mình.Cứ thế sống qua
ngày và chịu nhiều sự bất công từ chồng. Và rồi, sau khi chồng bà
mất, bà cố gắng bám lấy đứa con của mình để sống. Hằng ngày,
bà quan sát con dưới con mắt âu yếm của một người mẹ,đau lịng
chua xót khi thấy con ngày càng đọc nhiều quyển sách lạ và thấy
con càng ngày càng ốm đi. Sau khi nghe Paven nói “Con đọc sách
cấm. Người ta cấm đọc vì những sách này nói rõ sự thật về đời
20
sống công nhân chúng ta... Những sách này đều in bí mật, nếu
tìm ra được ở nhà ta thì người ta sẽ bỏ tù con... bỏ tù, vì con muốn
biết rõ sự thật. Mẹ hiểu khơng?”, thì bà lại cảm thấy “nghẹt thở và
hai mặt ngơ ngác trừng trừng nhìn con” [4,20]. Khi nghe con nhắc
về điều đó, bà cảm thấy rùng mình. Sống một cuộc sống khốn khổ
quá lâu, bà quên mất đi sự sung sướng của cuộc đời. Trải qua
nhiều biến cố, bà khơng cịn nghĩ đến một tương lai tươi đẹp. Bà
khơng cịn thể tin được trước mắt, và càng khơng thể tin được
điều gì khủng khiếp sẽ xảy ra với con mình “Giọng anh nói khe
khẽ, nhưng rắn rỏi, đôi mắt long lanh, kiên quyết. Trong thâm
tâm, bà hiểu rằng con bà đã vĩnh viễn hiến thân cho một cái gì bí
ẩn và khủng khiếp. Trên đời, mọi việc đối với bà đều như không
thể tránh khỏi được, bà đã quen cúi đầu cam chịu, không bao giờ
nghĩ ngợi; bà chỉ biết khóc lên, tiếng khóc sụt sùi nhè nhẹ, khơng
cịn biết nói gì nữa, lịng thắt lại vì buồn phiền, lo âu”[ 4,21]. Nỗi lo
âu vì thương con, hay cũng chính là nỗi lo khi bà biết chắc rằng
đây là một việc nguy hiểm và con bà sẽ phải đau khổ. Sống cam
chịu đã lâu, nên bà chỉ biết tồn tại và nhẫn nại. Và đó cũng chính
là sự cam chịu của hầu hết tất cả con người nơi đây. Họ vốn dĩ cực
khổ nhưng chưa bao giờ dám đứng lên vì lẽ phải. Ngay cả trong
thân tâm họ, họ vẫn cứ bộn bề, vẫn cứ lo toan không một ngày
mai. Nhưng không một ai dám đứng lên , vì nếu đứng lên bà biết
chắc rằng họ sẽ khơng có một con đường nào khác. Vì vậy bà đã
phải sống một cuộc đời như vậy, sống một cuộc đời bị bóc lột, khó
khăn đè nén. “Hai tình cảm chi phối lịng bà cùng một lúc: bà vừa
tự hào vì con mình đã nhìn thấy rõ những nguyên nhân của đời
sống nghèo khổ; nhưng bà cũng không thể quên được tuổi trẻ của
con mà lại không nói năng như chúng bạn, lại quyết tâm một
mình bước vào cuộc đấu tranh chống lại cuộc đời cổ hủ mà biết
bao người khác và cả bà nữa đang sống. Bà muốn nói với con:
Nhưng mà, con ạ, liệu con có thể làm gì được? Nhưng bà sợ nói
như thế e khơng tỏ được lịng cảm phục con mình bỗng nhiên tỏ
21
ra rất mực thông minh... mặc dù đối với bà còn hơi xa lạ ” [4,23].
Bà cảm thấy vui lòng vì con mình đã nhận ra ngun nhân của sự
đói khổ nhưng bà lại đau xót biết bao khi phải chứng kiến con
mình từ bỏ tất cả mọi thứ để đấu tranh vì lẽ phải. Đối với bà, đi
tìm chân lý, giác ngộ lý tưởng cũng chính là đi vào con đường
chết, bà biết rằng không thể làm được điều gì quá lớn lao khi nhân
dân nơi đây ai cũng như bà, sẽ khơng một ai dám vì điều đó, họ
còn cả một cuộc sống, còn cả những người con, người cháu. Họ chỉ
biết kiếm ăn qua ngày. Khi Paven nối chắc chắn về việc đi từ
dường như bà chỉ cảm thấy “nước mắt bà tuôn trào ra và nỗi chờ
đợi cái tai họa sẽ xảy đến mà con bà đã nói một cách bình thản và
chắc chắn, niềm lo lắng ấy phập phồng trong lòng bà như một con
bướm đêm hơm qng lịa và hốt hoảng” [4,30]. Biết là thế, sống
hơn 40 năm nay, bà chưa bao giờ sợ hãi đến vậy, cái việc làm con
trai bà là một việc mơ hồ và đầy sự khó khăn chơng gai, khó có
thể thành cơng. Hơn nửa, bà tin chắc rằng trong cái xã hội này,
không một ai dám nghe theo những gì con trai bà nói. Cũng giống
như bao người, cái nỗi lo sợ luôn ám ảnh dai dẳng, bà “Làm sao
không sợ được! Suốt đời mẹ sống trong lo sợ!”.
Gorki đã vẽ nên bức chân dung người phụ nữ Nga không chỉ
hiện lên là một người chịu sự đánh đập, bóc lột từ người chồng. Mà
cịn hiện lên là một người phụ nữ nông dân Nga ngu muội, đầy nỗi
lo sợ, luôn phải chịu đựng sống qua ngày đau khổ và khơng dám
vùng dậy địi lại quyền tự do..
Sau những bi kịch, những bất hạnh của cuộc sống, hứng chịu
những trận đòn những lần mắng chửi của chồng bà cũng như
những người phụ nữ nông dân Nga lúc này luôn tin rằng một ngày
mai sẽ tốt đẹp hơn, sẽ khơng có những bất cơng, sẽ có những sự
bảo vệ che chở Pêlaygâya tin vào Chúa.
Tuy là sống trong một căn nhà nhỏ, đồ đạc trong nhà khơng
có gì là quý nhà tuy nhiên trong nhà bà Pêlaygâya vẫn có “hai
tượng thánh ở một góc”. Mỗi lần con trai Paren của bà và những
22
người bạn của anh ta rơi vào nguy hiểm, bị cảnh sát lục soát thì
bà vẫn tin vào Chúa, bà luôn “Cầu chúa phù hộ cho con!”. Bà tin
rằng nhờ Chúa thì chuyện đi tù sẽ khơng xảy ra với những người
bà coi là người thân cận của mình và Paren “…nhờ chúa phù hộ
những chuyện như thế sẽ không xảy ra cho các con phải không…”
[4,43]. Trong những lúc mệt mỏi, khơng biết phải làm gì thì bà mẹ
lại lẩm nhẩm một mình: “Lạy Chúa! Xin Chúa rủ lịng thương
chúng con!”. Những niềm lo lắng phập phồng mỗi khi xuất hiện
trong lịng người mẹ thì người mẹ lại nghĩ đến Chúa, Chúa sẽ bảo
vệ mình bằng tình yêu thương của Chúa. Và cứ mỗi lần sợ hãi thì
câu nói ấy sẽ được bà mẹ lẩm nhẩm trong miệng: “Lạy Chúa! Xin
Chúa rủ lịng thương chúng con!”. Khơng phải tự dưng mà tác giả
Macxim Gorki lại đưa câu nói ấy vào tiểu thuyết nhiều lần như vậy.
Nhà văn đưa vào như thế nhằm nhấn mạnh rằng bà mẹ rất tin
tưởng Chúa, tin rằng Chúa sẽ có thể nhìn thấy được và bảo vệ mọi
người.
Với niềm tin mãnh liệt vào Chúa như thế nên khi Paren hay
Rưbin nói về chúa khơng đúng với suy nghĩ của bà thì bà: “Mỗi lần
con bà nói đến Chúa, đến tất cả những cái gì bà gắn vào lòng tin,
vốn đối với bà rất thân thiết và thiêng liêng thì bà ln ln nhìn
theo đơi mắt Paren, để van xin con đừng nói lên những điều tàn
nhẫn khơng tin ở Chúa khiến lịng bà đau xót” [4,82]. Bà rất buồn
và rất đau lịng khi con trai của bà khơng tin vào Chúa, trước
những lời nói của Paven và Rưbin thì bà khơng dằn lịng mình lại
được nữa, bà nói vắn tắt và rất ngang ngạnh: “Đối với tất cả
những cái gì thuộc về Chúa, lẽ ra các người phải kính cẩn, thận
trọng hơn chứ! Nhưng các người có kể gì, các người muốn làm gì
thì làm!” [4,82]. Bà muốn con trai bà và Rưbin dù khơng tin vào
Chúa nhưng cũng phải kính cẩn và thận trọng. Bà nói những điều
này như muốn nhắc nhở Rưbin và Paren khơng được xúc phạm
hay nói những điều khơng phải về Chúa. Bởi Chúa chính là nơi để
bà tựa vào, để bà tin tưởng nên bà một lần nữa đã thốt lên: “Nếu
23
các người khơng cho tơi thờ Chúa thì một người đàn bà tuổi như
tơi trong cơn phiền muộn cịn biết nương tựa vào đâu nữa” [4,83].
Bởi lòng tin của bà đã đặt hết vào Chúa, những điều bà thấy được
ở Chúa là những điếu tốt đẹp nhất nên khi con trai bà nói đến
Chúa mà các giáo sĩ thường đem ra dùng như một cái gậy để dọa
nạt người dân, nhân danh Chúa cương ép mọi người phải phục
tùng ý muốn tàn bạo của vài người thì lúc này lịng bà đau xót
xuất hiện một mối lo sợ để khơng nghe thêm những điều chua xót
ấy thì bà đã lắc đầu và nói: “Thơi, tơi tránh đi là hơn! Tơi không đủ
sức nghe những chuyện như thế!...” [4,84]. Ngay cả sau này khi
hoạt động cách mạng thì bà vẫn cầu nguyện và đặt lòng tin vào
chúa.
Từ cách khắc họa tài tình của Gorki, người mẹ đã hiện lên
đại diện cho người phụ nữ nông dân Nga - một người nô lệ chịu
bao từng áp bức về cả thể xác lẫn tinh thân: áp bức xã hội, gia
đình và tơn giáo.
2.2. Đại diện cho sự thức tỉnh ý thức Cách mạng của người
dân Nga
Hình tượng bà mẹ Nilơpna khơng cịn chỉ dừng lại là đại diện
đơn thuần tiêu biểu cho những người phụ nữ nông dân Nga. Mà
rộng hơn thế M.Gorki cịn gửi gắm trong mẹ là hình tượng đại diện
tiêu biểu cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị áp bức
vươn mình đứng dậy. Quá trình phát triển tính cách, thay đổi tư
tưởng của mẹ cũng chính là quá trình phát triển ý thức của nhân
dân lao động trong hoàn cảnh cách mạng. Dõi theo quá trình đó,
chúng ta thấy rằng đây là cả một quá trình lưu chuyển biện chứng
của những tình cảm tinh tế, phức tạp trong tâm hồn mẹ. Cả một
quá trình biện chứng tâm hồn “trải qua nhiều cung bậc, nhiều cảm
xúc”. Quá trình thức tỉnh của bà mẹ Nilơpna là quá trình thức tỉnh
đồng thời của ý thức về thân phận, về vị trí vai trị của mình trong
thời đại mới, ý thức về đức tin Chúa và hơn hết là ý thức cách
mạng.
24
Mở đầu tác phẩm, mẹ xuất hiện trước mắt chúng ta là một
bà mẹ nô lệ chịu ba tầng áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần: áp
bức xã hội, áp bức gia đình, áp bức tơn giáo. Bà mẹ sợ tất cả mọi
người, sợ chồng, sợ Chúa, khiếp nhược đã trở thành thứ bệnh kinh
niên dai dẳng của mẹ. Nilơpna dường như đã xem sự áp bức đó là
tất yếu, là thói quen. Bao nhiêu năm chịu sự hành hạ đó bà đã dần
xem nó trở thành một phần chân lý cuộc sống bên cạnh chân lý
cao nhất là Chúa. Khi bà biết con trai đọc sách cấm, muốn đi tìm
sự thật và truyền bá nó, bà chỉ biết lo sợ và khóc cầu
nguyện :”Cầu Chúa phù hộ cho con!”. Chính áp bức, chính bất
cơng, chính những sự hành hạ thể xác tàn nhẫn từ công việc làm
thuê, từ người chồng bạo lực mê rượu đã khiến bà trở thành như
một vật thể tồn tại bởi sự sợ hãi bao phủ “bà đi lại lặng lẽ người
hơi né sang một bên, như sợ chạm phải vật gì”. Nhưng đơi khi cái
áp bức thể xác nó khơng phải đáng sợ nhất mà chính cái áp bức
về tinh thần lại là cái đáng sợ nhất, có lẽ chính cái tinh thần bị
cương chế đó nó đã khiến Nilơpna xem áp bức thể xác trở thành
điều bình thường. Tư tưởng của Chúa rất đẹp, nó khiến mẹ được
n lịng, bình n và được xoa dịu sau những trận hành hạ, khiến
mẹ có niềm tin vào cuộc sống. Chúa ban ơn cho mẹ, nhưng những
kẻ nhân danh Chúa lại đi ngược lại chân lý của Chúa. Những giám
mục, những linh mục mang trong mình sứ mệnh đem phúc lành
của Chúa đến với giáo dân lại chính là những kẻ đưa đến những
khổ cực. “Chúa mà các giáo sĩ thường đem ra dùng như một cái
gậy để dọa nạt chúng ta, chúng nhân danh Chúa cưỡng ép mọi
người phải phục tùng ý muốn tàn bạo của một vài người”. Bà mẹ
giờ đây là người sống trong thân phận bị áp bức bất công mà
khơng rõ mình bị bất cơng. Cũng giống như những người dân lao
động trong thời kì đấy, họ chai lì với những bất cơng mình gánh
chịu, những con người vì tin Chúa mà bị lợi dụng, bị lợi dụng đến
mức họ mờ đi khơng thấy được bất cơng mà mình đang gánh
gồng. “Người ta đã phủ lên Chúa bao nhiêu lời xảo trá và vu
25