Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Bộ đề thi năng khiếu môn lịch sử lớp 10 trường chuyên năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 40 trang )

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 1 LỚP 10 SỬ NĂM HỌC 2020 – 2021
Ngày thi: 05/10/2020
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu hỏi (2,0 điểm): Phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đơng Sơn? Vì sao nói
trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt?
Câu 2 (3,0 điểm): Tìm hiểu truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa” dưới
góc độ Lịch Sử, hãy cho biết:
a. Nỏ thần Kim Quy thực chất là gì? Dấu tích khảo cổ ngày nay cịn những gì về loại vũ
khí này?
b. Chuyện Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần có thể được coi là nguyên nhân duy nhất giải
thích việc nước ta bị mất vào tay phong kiến phương Bắc không?
c. Từ việc mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà (năm 179 TCN), hãy rút ra bài học kinh
nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Câu 3 (2,0 điểm ): Phân tích đặc điểm và vị trí của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 4 (3,0 điểm):
Bằng những kiến thức đã được học về Các quốc gia cổ đại phương Đông:
a. Hãy cho biết: Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội
của các quốc gia cổ đại phương Đông?
b. Nêu hiểu biết của em về thành tựu văn hóa được coi là phát minh quan trọng nhất của các
quốc gia cổ đại phương Đơng. Theo em, nền văn hóa phương Đơng cổ đại cịn tồn tại
những “khiếm khuyết gì”?

--------Hết-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1.
Ý
1


o
o
o
o
o



Nội dung

Điểm

a. Phân biệt
- Trống đồng Đơng Sơn là hiện vật có giá trị hàng đầu của loại hình di vật tiêu biểu
của văn hóa Đông Sơn (gọi theo địa điểm khảo cổ học Đông Sơn, Thanh Hóa, phát
hiện 1924), nằm trong tổng số hơn 140 chiếc trống đồng Đông Sơn đã phát hiện
trên đất Việt Nam.
- Trống đồng Đơng Sơn có nhiều loại, song tiêu biểu nhất, đẹp nhất là trống đồng
0,5
Ngọc Lũ được gọi theo tên địa danh phát hiện được chiếc trống (1902, người ta
phát hiện ra báu vật này đang được cất giữ ở đình làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam) => Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống đồng Đơng Sơn đẹp nhất,
tiêu biểu nhất.
b. Tại sao nói trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt
- Có thể nói trống đồng Ngọc Lũ là bộ sử thu nhỏ của dân tộc Việt vì các hoa văn, 0,5
hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ thể hiện gần như toàn cảnh sinh hoạt vật chất và
tinh thần của Người Việt cổ - thật là hào hùng, kì diệu. Với những hình vẽ cảnh
người, cảnh vật trên mặt trống, có thể coi trống đồng Ngọc Lũ là một bộ sử bằng
hình ảnh về thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Và như
vậy, trống đồng trở thành cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

HS bằng hiểu biết của mình sẽ nêu cụ thể, chi tiết các dẫn chứng để chứng
minh:
+ Trên tang trống khắc những hình người đội mũ lông chim đang cầm cung tên,
giáo mác ở trên những chiếc thuyền mũi cong hình đầu chim (biểu hiện sức mạnh
và ý thức chống ngoại xâm bảo vệ đất nước).
+ Mặt trống hình trịn được trang trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau với các hình
chim, thú, nhà sàn, các cảnh sinh hoạt của con người như giã gạo, đánh trống, nhảy
múa…
Con chim hạc thể hiện cho nền nơng nghiệp lúa nước vì con chim này thường sống
ở vùng lúa nước.
Hình khắc động vật thể hiện mơi trường thiên nhiên phong phú.
Hình người hố trang lơng chim thể hiện ước ao được bay bổng hoà nhập với thiên 1,0
nhiên.
Cảnh người giã gạo (một nam một nữ) thể hiện vai trò của người phụ nữ đã được
khẳng định trong lao động.
Trên trống đồng Đơng Sơn có cảnh mơ tả dàn trống: hai đến bốn chiếc, dàn cồng:
sáu đến tám chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác
nhau như chng, khèn, sênh. Người nhảy múa hố trang.
+ Tất cả được bố trí một cách cân đối, sinh động trên nền của lớp hoa văn trang
trí hình răng cưa, hình trịn, hình chữ S và hướng về tâm trống là ngôi sao 14 cánh
biểu trưng cho mặt trời, một biểu tượng gắn liền với đời sống của những cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước. Từ tâm trống tới sát mép trống có 12 vịng tròn đồng
tâm tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Cảnh vật trên trống đồng thể hiện xã hội nông nghiệp làm lúa nước có tín ngưỡng


phồn thực. Những hình ảnh trên trống đồng phản ánh trung thực cuộc sống văn hoá
hàng ngày hàng ngày của cư dân Việt cổ, thể hiện khơng khí sơi động, lạc quan
trong tâm thức người xưa.
+ Trống đồng là đỉnh cao của kĩ thuật luyện kim và chế tác đồng thau của tổ tiên

tiên ta; tượng trưng cho quyền uy của các vị thủ lĩnh; là vật thiêng để giao hòa Trời
Đất trong nghi lễ cầu mưa, làm mùa; là nhạc cụ bộ gõ dùng trong lễ hội và chiến
trận.
HS có thể khẳng định: Với người dân Việt Nam, trống đồng là niềm tự hào về
truyền thống lịch sử. Người dân mỗi khi nghe thấy âm thanh giòn giã, hào hùng
của trống đồng lại gợi nhớ về những chiến công oanh liệt trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc .....
Câu 2
Ý
Nội dung
Điểm
a. Nỏ thần Kim Quy thực chất là gì?
- - Nỏ thần Kim Quy trong truyền thuyết thực chất là nỏ Liên Châu, một loại vũ khí
có thể bắn một phát được nhiều mũi tên đồng có ngạnh có thể giết chết được nhiều 0,5
kẻ thù…
- Nỏ Liên Châu tương truyền do tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng tài, đầy tâm huyết
của vua Thục chế tạo ra, là vũ khí đặc biệt lợi hại của quân dân Âu Lạc trong cuộc
kháng chiến chống quân Triệu…
- - Trong quá trình nghiên cứu, khảo cổ về di chỉ Cổ Loa, các nhà khoa học đã tìm
thấy rất nhiều mũi tên đồng, mỗi mũi tên đều có ngạnh, nếu tên trúng vào kẻ thù thì
các ngạnh sắc sẽ móc vào da thịt chúng khơng rút ra được…
b. Trọng Thủy đánh cắp được nỏ thần thực chất là một hoạt động gián điệp tìm
hiểu được bí mật của nỏ Liên Châu, đây ko phải là nguyên nhân duy nhất khiến
nước ta bị rơi vào tay bọn phong kiến phương Bắc…
* Phân tích nguyên nhân mất nước
- Nguyên nhân khách quan: Triệu Đà có dã tâm xâm lược, chuẩn bị chu đáo …
- Nguyên nhân chủ quan:
+ An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác (sau nhiều lần thắng quân Triệu sinh
lòng kiêu ngạo, chủ quan, khinh địch, dựa vào thành cao hào sâu, khơng phịng
bị…; khơng nghe lời can gián của trung thần, cho Trọng Thủy ở rể và vì thế để mất

bí mật quốc gia vào tay kẻ thù, làm suy yếu lực lượng quốc phòng của đất nước…)
+ An Dương Vương bạc đãi công thần (Cao Lỗ, Nồi Hầu…) khiến đất nước mất
những người tài giỏi, nội bộ triều đình bất hịa, chia rẽ…
-> Do những sai lầm chủ quan, An Dương Vương bị đẩy vào tình thế cơ lập, xa rời
nhân dân. Mất lịng dân là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất nước…
* Bài học kinh nghiệm
- Khái quát bối cảnh đất nước hiện nay
- Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta
cần và phải phát huy những bài học dựng nước và giữ nước của cha ơng, trong đó
có bài học từ thất bại của An Dương Vương. Đó là:
+ Phải phải xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là sức mạnh phịng
thủ…
+ Lực lượng lãnh đạo phải có đường lối đúng đắn, phải luôn gần dân, lắng nghe ý

0,5

1,0

1,0


kiến của nhân dân… điều chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu xót mới tránh được
những hậu quả khơn lường…
+ Đoàn kết toàn dân, trọng thị người tài… khối đoàn kết toàn dân là nhân tố quan
trọng hàng đầu để gữi gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc…;
+ Ln đề cao cảnh giác trước những âm mưu chống phá của kẻ thù …
Câu 3
Ý
Nội dung
Điểm

1 a. Đặc điểm
1,0
- Đây là nền văn minh có nguồn gốc lâu đời, là sự hợp nhất của những nền văn hóa
trước đó, tiêu biểu là văn hóa Đơng Sơn.
- VM VL – ÂL hình thành và phát triển gắn liền với quá trình liên kết các địa
phương lại thành lãnh thổ Văn Lang, quá trình đấu tranh và dung hợp các bộ lạc,
các nhóm dân cư lại thành cộng đồng dân cư Văn Lang; VM AL – Âu là kết quả,
sự phản ánh quá trình tác động qua lại, dung hợp của nhiều nền văn hóa bản địa
của những thành phần cư dân khác nhau ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tạo nên tính
thống nhất trong sự đa dạng và phong phú, kết tinh trong đó là bản sắc văn hóa
Việt Nam với ý thức cốt lõi là độc lập – tự chủ, yêu nước.
- Về mặt kĩ thuật: là nền VM hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng
luyện kim với nghề đúc đồng dần đạt đến mức hồn thiện và trên cơ sở đó bước
vào sơ kỳ thời đại đồ sắt.
- Về mặt kinh tế”: là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt cổ
sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với nó là nhiều phong tục, tập quán,
đặc trưng gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước.
- Về mặt xã hội: là một nền văn minh xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn kiểu
châu Á của một xã hội phân hóa chưa gay gắt và nhà nước mới hình thành (nhà
nước đó vừa có mặt bóc lột cơng xã, lại vừa đại diện cho lợi ích chung của cơng xã
trong yêu cầu tổ chức đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, khai
hoang, làm thủy lợi và tự vệ, chống ngoại xâm)
- Về nguồn gốc và mói quan hệ giao lưu văn hóa:
+ Nền VM Sơng Hồng là một nền văn minh bản địa, có cội rễ và cơ sở sâu xa trong
cuộc sống lâu đời của các cư dân trên lãnh thổ VL – AL thuở đó.
+ Nền VM Sơng Hồng cũng sớm có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền VM
láng giềng (đặc biệt là VM Trung Hoa và VM Ấn Độ).
2 b. Vị trí
- VM VL – AL là nền văn minh đầu tiên của dân tộc. Trong tiến trình LSTG, VM
VL - AL là một hiện thân tiêu biểu của cơ tầng văn hóa ĐNA nói chung.

- Trong khoảng 5 thế kỉ tồn tại, nền văn minh VL – AL đã đạt được những thành 1,0
tựu phong phú, tạo ra những tác phẩm mang tinh biểu tượng và lưu truyền lâu đời.
- VM VL – AL từ trong quá trình hình thành và phát triển của nó đã định hình
những truyền thống tốt đẹp của người VN, tạo ra những nguyên lý sơ khai của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam như: đoàn kết dựng nước, tình nghĩa đồng bào, xả thân
cứu nước; VM VL – AL đã thai nghèn ra những bản sắc văn hóa đầu tiên mang
đậm tính dân tộc mà sau này đã được các nền văn minh, văn hóa sau kế tiếp và trở
thành những đặc trưng của dân tộc ( đã tạo nên viên gạch để xây nền móng đầu tiên
cho lịch sử văn hóa dân tộc).
- VM VL – ÂL đã thai nghén ra những bản sắc văn hóa đầu tiên mang đậm tính


Ý
1

2

dân tộc mà sau này đã được các nền văn minh, văn hóa sau kế tieesp và trỏ thành
những đặc trưng của dân tộc. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần góp phần thắng lợi
trong sự nghiệp giữ nước (mà trước hết là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta chống
đồng hóa thành cơng trong 1000 năm Bắc thuộc).
Câu 4
Nội dung
Điểm
Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc
gia cổ đại phương Đông?
- Khái quát điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông: xuất hiện ở lưu
vực những con sơng lớn, có đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ
0,5
canh tác, lượng mưa đều đặn, khí hậu ấm nóng...

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế:
+ Nền kinh tế chính là nơng nghiệp, ngồi ra thủ công nghiệp và buôn bán là những
0,25
ngành hỗ trợ nghề nông...
+ Công tác trị thủy trong nông nghiệp rất được quan tâm...
0,25
- Ảnh hưởng đến chính trị:
+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm nên
0,25
nhà nước ra đời sớm vào khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN...
+ Đất đai rộng lớn, thống nhất và nhu cầu trị thủy cũng tạo điều kiện cho việc tập
0,25
trung quyền lực hình thành thể chế chuyên chế trung ương tập quyền...
- Ảnh hưởng đến xã hội:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế sớm phát triển đã dẫn tới sự phân hóa trong xã
0,25
hội thành các tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã, nô lệ... Do nông nghiệp là gốc
nên nông dân công xã chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội...
+ Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là quan hệ bóc lột giữa
q tộc và nơng dân cơng xã...
0,25
Chữ viết là phát minh quan trọng nhất:
0,5
+ Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu ghi chép, trao đổi, lưu giữ của con người. Cư
dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết ( từ TNK IV TCN). Ban
đầu chữ viết là những hình vẽ quy ước, gọi là chữ tượng hình, về sau người ta cách
điệu hóa thành nét và ghép các nét theo quy ước gọi là chữ tượng ý, rồi tượng
thanh… Người AI Cập viết chữ trên giấy papyrut, người Lưỡng Hà viết chữu trên
đất sét, người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa….
+ là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người. Là cơ sở, chìa khố để học

tập, nghiên cứu, phát minh. Nhờ đó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới
cổ đại.
- Chúng ta dễ dàng nhận thấy bóng dáng của những khuyết khiếm trong nền văn hóa
0,5
cổ đại phương Đông, chẳng hạn như: sự thiếu hệ thống của các tri thức khoa học, sự
phức tạp và thiếu tính khái quát của văn tự, sự thống trị của thế giới quan tơn giáo
thần bí trong đời sống văn hóa… Điều đó đã hạn chế phần nào khả năng phát triển
và truyền bá của văn hóa cổ đại, phương Đơng./ Tuy vậy, những thành tựu văn hóa
cổ đại phương Đơng cổ đại vẫn thật lớn lao và là biểu tượng cho khả năng sáng tạo
của loài người từ khi vừa mới giã từ xã hội nguyên thủy.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 11/10/2021

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 1
LỚP: 10 SỬ
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm)
1. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xê-rơng đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của
cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Anh (Chị) hãy làm rõ:
a. Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?
b. Từ việc phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác cơng cụ lao động của con người thời
nguyên thủy, hãy rút ra bài học cho bản thân.
2. Mô tả hai bức ảnh dưới đây, từ đó nêu rõ đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại
phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? Nhu cầu phát triển kinh tế có ảnh hưởng như
thế nào đến đời sống chính trị của các quốc gia này?


Cảnh gặt lúa ở Ai Cập
Xưởng chế biến dầu Ô-liu ở Nam Italia
3. Dựa trên cơ sở nào để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kỳ
trước? Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ những “sáng tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ
đại? Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn các bộ môn khoa học tự nhiên để nghiên
cứu, học tập nhưng riêng em lại chọn môn Sử?
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (4.0 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về thời cổ đại và thời Bắc thuộc trên đất nước Việt
Nam, Anh (Chị) hãy:
1. Phân tích điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? Điều kiện nào là quan
trọng nhất? Sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
của lịch sử dân tộc?
2. Nêu những hiểu biết của Anh (Chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của phong
kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc. Từ đó, nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế
hệ trẻ trong q trình hội nhập văn hóa của Việt Nam hiện nay.
----------------------------------------------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu


Câu
1

a

b

c

2


ĐÁP ÁN
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Nội dung trả lời
Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế
tác công cụ lao động của con người thời nguyên thủy và rút ra bài học cho
bản thân.
Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta
học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử cịn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại tồn bộ những hoạt động
của con người và xã hội loài người
- Học lịch sử để hiểu biết quá khứ, nhận biết hiện tại, phán đốn tương lai…
Phân tích sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người
thời nguyên thủy
* Chế tác công cụ thời kỳ đồ đá cũ (cách đây 4 triệu năm)
- Kĩ thuật chế tác: lấy hai hòn đá hoặc hòn cuội ghè vào nhau tạo thành một mặt
sắc cho vừa tay cầm thành những chiếc rìu tay vạn năng
- Tác động:
+ Là công cụ để tự vệ và kiếm ăn
+ Là nguyên nhân quan trọng giúp vượn cổ chuyển hóa thành người tối cổ
* Chế tác công cụ thời kỳ đồ đá mới (cách đây 1 vạn năm)
- Kỹ thuật chế tác: ghè sắc, mài nhẵn, đục lỗ, tra cán, khoan, cưa
- Tác động:
+ Cơng cụ lao động phong phú, hình dạng gọn, chính xác, phù hợp với từng
cơng việc, đặc biệt con người biết làm lao và cung tên
+ Năng suất lao động cao hơn trước, con người chuyển từ săn bắt sang săn bắn,
biết trồng trọt và chăn nuôi, biết làm đồ trang sức, làm sạch tấm da thú để che
thân, cư trú nhà cửa trở nên phổ biến
Từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, con người đã biết chế ngự thiên
nhiên. Cuộc sống vui hơn, tốt hơn.

* Chế tác cơng cụ thời kỳ kim khí (cách đây 5500 năm)
- Kỹ thuật chế tác: luyện kim, được phát triển từ đồng đỏ đồng thau đồ sắt,
là những công cụ sắc bén hơn nhiều so với đồ đá
- Tác động:
+ Năng suất lao động vượt xa thời kỳ đồ đá, con người biết cày sâu, cuốc bẫm,
khai phá rừng rậm…, là cuộc cách mạng trong sản xuất
+ Sản phẩm dư thừa thường xuyên tư hữu xuất hiện giai cấp nhà nước ra
đời con người bước sang nền văn minh cổ đại.
Bài học cho bản thân
- Từ việc chỉ ra nguyên nhân của sự tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ lao
động của người nguyên thủy là do q trình lao động, học sinh có thể rút ra bài
học cho bản thân: chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo…
Mô tả hai bức ảnh dưới đây, từ đó nêu rõ đặc trưng kinh tế của các quốc
gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây? Nhu cầu phát
triển kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị của các quốc
gia này?

Điểm
2,0

0,25
0,25

1,5
0,5

0,5

0,5


0,25

2


a
b

c

3

a

b

-Học sinh mô tả vài nét về 2 bức tranh…
- Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ
đại phương Tây
+ Phương Đơng: kinh tế nơng nghiệp chiếm vai trị chủ đạo
+ Phương Tây: kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải phát triển
Nhu cầu phát triển kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính
trị của các quốc gia này?
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người
ta phải liên kết để khai phá đất đai, làm thủy lợi.., phải có người đứng đầu
 chế độ chuyên chế cổ đại…
- Ở các quốc gia cổ đại phương Tây: Do thủ công nghiệp và thương nghiệp
phát triển cần sự tự do, cởi mở trong giao lưu buôn bán… Thế lực của chủ nơ
rất lớn; khơng chấp nhận có vua… Thể chế dân chủ chủ nô…
Dựa trên cơ sở nào để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao

hơn thời kỳ trước? Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ những “sáng
tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ đại? Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh
viên đều chọn các bộ môn khoa học tự nhiên để nghiên cứu, học tập nhưng
riêng em lại chọn môn Sử?
Cơ sở để người Hy Lạp – Rô ma sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kỳ
trước:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, thích hợp cho sự
giao lưu văn hoá; là cầu nối giữa các vùng ; việc tiếp xúc với biển đã mở ra cho
họ một chân trời mới.
- Sự phát triển cao về mọi mặt kinh tế, chính trị và xã hội:
+ Trình độ sản xuất đã phát triển cao: nếu như phương Đông chủ yếu dựa trên
kinh tế đồng thau thì phương Tây, đồ sắt là phổ biến ; kinh tế công thương
nghiệp và hàng hải phát triển=> là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hố phát triển;
+ Xã hội chiếm nơ tạo nên 1 tầng lớp trí thức chỉ chun lao động trí óc, làm
chính trị hoặc khoa học nghệ thuật;
+ Thể chế dân chủ đã tạo nên bầu khơng khí tự do tư tưởng đem lại giá trị nhân
văn hiện thực cho nội dung văn hoá
- Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đơng hàng nghìn năm do đó đã
tiếp thu, kế thừa phát triển nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Làm sáng tỏ những “sáng tạo” của người Hy Lạp – Rô-ma cổ đại
- Lịch: dùng dương lịch 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn.
- Chữ viết: Hệ chữ cái Rơma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản
và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay.
- Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ
trữ tình, bi kịch, hài kịch…Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Iliat
và Ô-đi-xê; nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin
- Khoa học: đạt tới trình độ khái qt hóa và trừu tượng hóa, trở thành nền tảng
của các khoa học. Xuất hiện một số nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Pitago, oclit
(toán); Acsimet (vật lý); Platon, Đêmocrit, Arixtot (triet học); Hipocrat (y hoc);
Herodot; Tuxidit (sử học) ...

- Nghệ thuật hoàn mỹ đậm tính hiện thực và tính dân tộc.
- Kiến trúc: một số cơng trình tiêu biểu như đền Pactenon, đấu trường Colide

0,5
0,5

1,0

2

1,0
0,25

0,5

0,25
0,75


c

1

a

b

c

2


a

- Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần
Atena, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần vệ nữ Milo..
==> Kết luận: Văn hóa cổ đại phương Tây phát triển cao, đạt tới trình độ
khái quát và trừu tượng hóa…; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình
phát triển của lịch sử văn minh nhân loại…
Lý giải việc hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn các bộ môn khoa học tự
nhiên để nghiên cứu, học tập nhưng riêng em lại chọn mơn Sử
Học sinh có thể nêu quan điểm của mình, lập luận chặt chẽ, khoa học. Gợi ý:
- Khẳng định thực trạng
- Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đó
- Lý giải việc bản thân lựa chọn học chuyên Sử
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Phân tích điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc? Điều kiện
nào là quan trọng nhất? Sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa
như thế nào đối với sự phát triển của Lịch sử dân tộc?
Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ở lưu vực các dịng sơng lớn như sơng Hồng, sơng Mã, sông Cả, đất đai màu
mỡ, tơi xốp, gần nguồn tưới nước, dễ canh tác đặt ra nhu cầu trị thủy và làm
thủy lợi
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận tiện cho các cây trồng phát triển…
- Điều kiện kỹ thuật: xuất hiện các công cụ lao động bằng đồng thau… tăng
năng suất lao động, có của cải dư thừa thường xuyên…
- Điều kiện kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước kết hợp với sử dụng cày và sức
kéo của trâu bị, nghề chăn ni, đánh cá, nghề thủ cơng…
- Điều kiện xã hội: hình thành sự phân hóa giàu nghèo cả trong gia đình và tồn
xã hội…

Trong bối cảnh sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, nhu cầu trị thủy, chống
ngoại xâm đã thúc đẩy sớm sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc …
Điều kiện quyết định nhất
- Điều kiện kĩ thuật vì từ những tiến bộ trong công cụ lao động dẫn tới sự thay
đổi trong sản xuất và xã hộisự ra đời của Nhà nước đầu tiên…
Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đối với sự phát triển
của lịch sử dân tộc
- Mở ra thời kỳ hình thành và phát triển nền văn minh đầu tiên, văn minh Văn
Lang – Âu Lạc hay còn gọi là văn minh sông Hồng
- Mở ra thời đại lịch sử mới – thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân
tộc
Nêu những hiểu biết của Anh (chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa
của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc. Từ đó, nêu
suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong q trình hội nhập văn hóa
của Việt Nam hiện nay.
Nêu những hiểu biết của Anh (chị) về chính sách đồng hóa về mặt văn hóa
của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc
- Âm mưu:
+ Xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt, làm cho các

0,25

2

1,0

0,25

0,5


2

0,5


b

thế hệ người Việt quên đi nguồn gốc của mình, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc,
quên đi thân phận của một dân tộc đang bị đô hộ, làm suy giảm ý chí chiến đấu
của người dân Việt
+ Tạo điều kiện cho sự mở rộng tầm ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa,
thực hiện âm mưu biến nước ta thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc
- Thủ đoạn:
+ Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi tiếng nói, chữ
viết, phong tục tập quán theo người Hán
+ Đưa nho sĩ, quan lại người Hán vào đất Âu Lạc trực tiếp thực hiện chính sách
và mở một số lớp dạy chữ Nho
- Kết quả: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã không hoàn thành được mục
tiêu đã đề ra
+ Nhân dân ta khơng bị đồng hóa, tiếng Việt vẫn được bảo tồn, các phong tục
tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tơn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
+Nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa
thời Hán, Đường và “Việt hóa’’ nó, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
người Việt
Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong quá trình hội nhập văn hóa
của Việt Nam hiện nay.
+ Khái quát bối cảnh hiện nay: đất nước trong thời kì tồn cầu hóa, hội nhập,
có cơ hội giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những thành tựu văn hóa đa dạng, tiên
tiến của thế giới song cũng đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân
tộc…

+ Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ cần phải ra sức học tập, biết trân trọng và giữ
gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các
giá trị văn hóa bên ngồi, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.

0,5

0,5

0,5


SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 8/11/2021

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ II
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)

Câu 1 (2,5 điểm):
Bằng kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc, Anh (chị) hãy:
a. Điền thơng tin cịn thiếu vào bảng sau:
Năm

Tên cuộc đấu tranh

Đóng góp nổi bật


40
542
905
938
b. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét?
Câu 2 (1,5 điểm):
Nêu hiểu biết về chính sách đồn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại Lý,
Trần, Hồ. Từ thực tiễn đó có thể rút ra bài học gì đối với đất nước hiện nay?
Câu 3 (2,0 điểm):
"Chiến thắng chống quân Nguyên thời Trần đã đạt trình độ một cuộc chiến tranh nhân dân,
đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến lên một bước dài…" (Nguyễn Phan Quang).
Bằng kiến thức lịch sử đã học, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nghệ thuật quân sự của quân dân nhà
Trần thế kỉ XIII.
Câu 4 (2,0 điểm):
Bộ máy nhà nước Trung Quốc thời phong kiến đã được hình thành, phát triển như thế nào từ
thời Tần – Hán đến thời Đường – Tống? Nhận xét và liên hệ với bộ máy nhà nước phong kiến Việt
Nam trong các thế kỉ X – XIV.
Câu 5 (2,0 điểm):
Chứng minh rằng: Từ cơ sở truyền thống ban đầu, nền văn hóa Ấn Độ đã được đa dạng hóa
trong thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII. Vì sao nền văn hóa Ấn Độ lại phong phú, đa dạng?
-------------------------- Hết --------------------------

Họ và tên thí sinh: ………………………………………. Số báo danh ………………
Chữ ký CBCT 1: ………………………………………… Chữ ký CBCT 2:…………


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ II - LỚP 10 SỬ
Câu
1


2

Nội dung cần trình bày
Điểm
Bằng kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc, Anh (chị) hãy:
2,5 điểm
a. Điền thơng tin cịn thiếu vào bảng …
b. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét?
a. Điền thơng tin
Thời gian
Tên cuộc đấu tranh
Đóng góp nổi bật
Khởi nghĩa Hai Bà - Lật đổ ách thống trị của nhà Hán, khơi phục
40
Trưng
nền độc lập. XD chính quyền độc lập, tự chủ tuy
0.5
còn sơ khai…
- Mở đầu, cổ vũ các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân ta thời Bắc thuộc…
Khởi nghĩa Lý Bí
- Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, khôi phục
542
nền độc lập dân tộc
- XD nhà nước Vạn Xuân độc lập -> khẳng định
0.5
nền độc lập tự chủ, thể hiện sự trưởng thành của
ý thức dân tộc…
Khởi nghĩa Khúc Thừa - Lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành

905
Dụ
quyền tự chủ.
- Đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập cơ bản
thắng lợi, đặt nền móng vững chắc để tiến tới độc
lập hồn tồn
0.5
- Mở đầu cách ứng xử khơn khéo với phong kiến
phương Bắc (độc lập thực sự, thần phục danh
nghĩa)
Kháng chiến chống - Đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán, đè
938
qn Nam Hán của Ngơ bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc
Quyền
nền tự chủ giành được từ thời Khúc Thừa Dụ
- Cùng với khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ đã kết thúc
ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra
0.5
thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của
dân tộc.
- Để lại nhiều bài học (đặc biệt về thuỷ chiến…)
0.5
b. Nhận xét:
- Diễn ra quyết liệt, lãnh đạo chủ yếu là quý tộc bản địa, hào trưởng địa phương… Các cuộc
khởi nghĩa khi lật đổ được chính quyền đơ hộ thì người lãnh đạo ngay lập tức xây dựng bộ
máy chính quyền tự chủ, hoặc xưng vương, đặt quốc hiệu, xác định kinh đô -> chứng tỏ tinh
thần dân tộc, độc lập, tự chủ của nhân dân ta…
- Cuối cùng, phong trào đấu tranh giành được thắng lợi… Thể hiện tinh thần yêu nước, để
lại nhiều bài học kinh nghiệm quý …
Nêu hiểu biết về chính sách đồn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại 1,5 điểm

Lý, Trần, Hồ. Từ thực tiễn đó có thể rút ra bài học gì đối với đất nước hiện nay?
* Chính sách đồn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại Lý, Trần, Hồ:
- Chính sách đoàn kết dân tộc:
+ Các triều đại đều gần gũi, coi trọng và quan tâm đến đời sống nhân dân; cùng nhân dân
0.5
hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão…
+ Đoàn kết với các dân tộc ít người, đặc biệt trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên
cũng rất nghiêm khắc đối với những tù trưởng dân tộc chống đối hoặc muốn li khai…
- Chính sách ngoại giao
+ Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc: giữ lệ thần phục, triều cống nhưng luôn giữ
0.5


3

4

tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ.
+ Đối với các nước láng giềng phía Nam (đặc biệt là Cham-pa): tuy có lúc căng thẳng
nhưng ln giữ quan hệ hoà hiếu, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ biên cương.
0.5
* Rút ra bài học lịch sử
- Phả i luôn ý thứ c đ ư ợ c tầ m quan trọ ng và sứ c mạ nh củ a khố i đ ạ i đ oà n kế t dân
tộ c; từ đ ó có nhữ ng chính sách thiế t thự c đ ể củ ng cố , phát huy đ oà n kế t toà n dân;
kiên quyế t xử lý nhữ ng âm mư u và hà nh đ ộ ng phá hoạ i khố i đ oà n kế t toà n dân…
- Thự c hiệ n chính sách đ ố i ngoạ i mề m dẻ o, kiên quyế t. Nề n tả ng cơ bả n là giữ
vữ ng đ ộ c lậ p chủ quyề n…
"Chiến thắng chống quân Nguyên thời Trần đã đạt trình độ một cuộc chiến tranh 2 điểm
nhân dân, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến lên một bước dài…"
(Nguyễn Phan Quang). Bằng kiến thức lịch sử đã học, Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nghệ

thuật quân sự của quân dân nhà Trần thế kỉ XIII.
- Phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh nhân dân, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.
0.5
+ Tổ chức HN Bình Than, HN Diên Hồng -> trên cơ sở khối đoàn kết của quý tộc và tướng
lĩnh cao cấp, nhà Trần mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân (HN Diên Hồng là 1 sự
kiện độc đáo, 1 đỉnh cao của nghệ thuật tập hợp lực lượng…)
+ Hịch tướng sĩ: khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc -> động viên quân sĩ, đoàn kết dân
tộc quyết tâm đánh giặc …
- Nghệ thuật sử dụng lực lượng: Kết hợp giữa lực lượng quân đội chính quy với dân binh
0.25
các lộ và miền núi, giữa quân đội và nhân dân (d/c)…
- Thực hiện kế "thanh dã" (vườn khơng nhà trống)… -> nhờ đó cho địch khó khăn, thiếu
0.25
thốn về lương thực và mất thông tin về đối phương, đẩy quân địch vào thế lúng túng, bị
động, mất phương hướng, tiến thối lưỡng nan…
- Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu (VD: tránh giao
0.25
chiến nơi biên thuỳ, ngay khi giặc vừa đặt chân lên đất nước ta để tránh thế mạnh ban đầu
của chúng. Chọn vị trí phát huy sở trường của ta và là sở đoản của địch, thể hiện tập trung
trong trận Bạch Đằng…)
- Sử dụng nhiều cách đánh khác nhau: mai phục, tiến công, bao vây triệt nguồn tiếp tế, kết
0.25
hợp các quy mô khác nhau, đánh tiêu diệt và tiêu hao, đánh vào quân lương…
- Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ: trên cơ sở thế và lực thay đổi từ kế sách thanh dã, lấy ít
0.25
địch nhiều … quân ta đã chủ động chớp thời cơ, kết thúc cuộc kháng chiến bằng những trận
đánh, trận quyết chiến chiến lược (đặc biệt trận Bạch Đằng được coi là trận chung kết LS
làm thất bại hoàn toàn mưu đồ XL của quân Nguyên)
- Chính sách ngoại giao khơn khéo, mềm dẻo nhưng kiên quyết giữ được hồ khí hai bên
0.25

(trước chiến tranh, trong giai đoạn hưu chiến 1258-1285, cả khi quân ta đang thắng lợi: lần
2, với mong muốn hồ bình, thiết lập lại quan hệ ngoại giao vua Trần tha cho 5 vạn tù binh
về nước và sai đem lễ vật sang cống…)
* Nếu học sinh có ý sáng tạo thì cho điểm khuyến khích nhưng không vượt quá tổng điểm
của câu.
Bộ máy nhà nước Trung Quốc thời phong kiến đã được hình thành, phát triển như thế 2 điểm
nào từ thời Tần – Hán đến thời Đường – Tống? Nhận xét và liên hệ với bộ máy nhà
nước Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV.
a. Q trình hình thành, phát triển và hồn thiện…
0.75
* Hình thành dưới thời Tần- Hán:
- Chính quyền trung ương: đứng đầu là Hồng đế có quyền lực tuyệt đối. Dưới có hệ thống
quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ - đây là hai
chức quan cao nhất của triều đình giúp Hồng đế trị nước. Ngồi ra cịn các chức quan coi
giữ binh mã, tiền tài, lương thực…
- Địa phương: lãnh thổ được chia thành các quận, huyện do thái thú (ở quận), huyện lệnh
(Huyện) đứng đầu. Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật
pháp của nhà nước.


5

- Quan lại được tuyển chọn theo hình thức tiến cử và thế tập.
=> Bộ máy nhà nước hình thành nhưng chưa hoàn thiện, quyền lực của Thừa tướng và
Thái úy lớn, đưa tới nguy cơ lấn át hoàng đế và chuyên quyền, bè phái; việc tuyển chọn
quan lại chủ yếu là tiến cử nên chưa thu hút được nhân tài tham gia bộ máy nhà nước….
0.5
* Phát triển dưới thời Đường- Tống:
- Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị. Hồng đế có quyền vơ biên. Về cơ bản, bộ
máy nhà nước thời Đường giống với thời Tần- Hán. Nhà Đường cử thân tín cai quản các địa

phương, đặc biệt là người thân tộc, công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên
cương. Đặt khoa thi để tuyển chọn người làm quan…
- Nhà Tống bỏ chức Tiết độ sứ, bãi bỏ việc tiến cử nhân tài...
b. Nhận xét và liên hệ…
- Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo hướng tập trung quyền lực
0.25
trong tay hồng đế ... Đó là bộ máy theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
điển hình ở phương Đơng, có ảnh hưởng lớn đến cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của
các nước trong khu vực (trong đó có Việt Nam)
- Liên hệ với bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV
+ Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XIV và bộ máy nhà nước
0.25
phong kiến Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng (đều là bộ máy nhà nước quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền, lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng; việc tuyển chọn quan
lại ban đầu là tiến cử hoặc là con em quý tộc, quan lại, về sau chủ yếu qua khoa cử…).
+ Tuy có học tập, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng bộ máy nhà nước Việt Nam thời
0.25
Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ vẫn mang đậm tính dân tộc, có sáng tạo (dẫn chứng:
trong bộ máy thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê có Tăng ban…)
Chứng minh rằng: Từ cơ sở truyền thống ban đầu, nền văn hóa Ấn Độ đã được đa 2 điểm
dạng hóa trong thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII. Vì sao nền văn hóa Ấn Độ lại
phong phú, đa dạng?
0.5
* Dưới thời Vương triều Gúp ta và Hác sa, từ thế kỉ IV-VII, văn hóa truyền thống Ấn
Độ được định hình và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật...
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi dưới thời vua A-sô-ca, nhiều chùa hang tượng Phật được
dựng lên. Ấn Độ giáo ra đời và phát triển. Nhiều ngôi đền bằng đá được xây dựng, các
tượng thần được tạc bằng đá, đúc bằng đồng với nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo
- Từ kiểu chữ Bra-hmi ban đầu, người Ấn Độ đã nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) với ngữ Pháp hoàn chỉnh. Chữ Phạn dùng để viết văn bia, chuyền tải, truyền bá văn
học, văn hóa Ấn Độ

- Thời Gúp-ta đã có những cơng trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học nghệ
thuật làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ
0.5
* Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển (1206-1526), Vương triều Hồi giáo Đê-li đã
áp đặt, truyền bá Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin đu giáo. Yếu tố văn
hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ khiến văn hóa Ấn Độ vốn đã phong phú càng trở nên
đa dạng hơn
- Những cơng trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, Kinh đô Đê-li trở thành “một trong
những thành phố lớn nhất thế giới”
- Với sự du nhập của nền văn hóa Hồi giáo, hai nền văn minh đặc sắc Ấn Độ Hinđu giáo và
Ả rập Hồi giáo đã phát hiện ra nhau. Sự giao lưu văn hóa Đơng – Tây cũng được thúc đẩy.
0.5
* Từ 1526-1707, những người Hồi giáo gốc Trung Á tự nhận mình là dịng dõi Mông
Cổ đã lập nên vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ. Dưới triều vua A-cơ-ba với chính sách
hịa hợp dân tộc, khuyến khích văn hóa nghệ thuật, nền văn hóa Ấn Độ có điều kiện đa
dạng hơn và đạt nhiều thành tựu... Tiêu biểu như lăng mộ Tagiơ Mahal, lâu đài Thành đỏ
(La Ki-la) là những biểu tượng đa dạng của văn hóa Ấn Độ và cũng là di sản bất hủ của con
người
0.5
b. Văn hóa Ấn Độ đa dạng vì:
- Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sơng Ấn


(Khoảng thiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm...
- Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tơn giáo
khác nhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng...
- Có thời gian bị ngoại tộc xâm lược và thống trị -> đã du nhập yếu tố văn hóa mới vào Ấn
Độ…
Người ra đề: Nguyễn Thị Nga



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 7/12/2020

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN 3
Môn: LỊCH SỬ 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.5 điểm): Trong bài Lịch sử nước ta của Hồ Chí Minh có đoạn viết:
“Cơng Uẩn là kẻ phi thường,

Lý Thường Kiệt là hiền thần,

Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.

Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.

Mở mang văn hố nước nhà,

Tuổi già phỉ chí cơng danh,

Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.

Mà lịng yêu nước trung thành không phai”.

Bằng những sự kiện lịch sử đã học, em hãy làm rõ những thành tựu của nhà Lý được đề cập đến
trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (1.5 điểm): Từ việc phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc

kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII, em hãy đề xuất những biện pháp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 3 (2.0 điểm): Trình bày những nét chính về nền kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV? Vị
trí của nền nơng nghiệp đối với sự phát triển của đất nước đương thời?
Câu 4 (2.0 điểm): Lập bảng thống kê các triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến?
Phân tích điểm chung về chính trị của các triều đại đó.
Câu 5 (2.0 điểm): Phát biểu suy nghĩ của em về thành tựu tư tưởng, tơn giáo của văn hóa Trung
Quốc thời phong kiến?

---------------------------------Hết-------------------------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
 Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 10 SỬ
Câu
Nội dung
1
- Khẳng định: Đoạn thơ trên khơng chỉ nêu được những nét chính, nổi bật của
nhà Lý về người sáng lập, thời gian tồn tại, tài năng đức độ của LTK… mà còn
khái quát được những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, chống ngoại xâm
của vương triều Lý
- Thành tựu
+ Nhà Lý tiếp tục củng cố bộ máy nhà nước, có xu hướng gần dân.
 Định đơ ở Thăng Long, đổi tên nước, xây dựng Hồng thành…
 Chính quyền TW, địa phương từng bước được hoàn chỉnh…
 Ban hành bộ luật thành văn đầu tiên…
 Thi hành c/s nhu viễn …
+ Phát triển kinh tế: “Dĩ nông vi bản”: Đắp đê, làm thủy lợi, cấm giết mổ trâu
bò… => XD được nền kinh tế tự chủ, ổn định đời sống nhân dân
(Ngồi ra cịn Phát triển TCN và thương nghiệp…)

+ Mở mang văn hóa dân tộc
 Triều đại đầu tiên tổ chức khoa cử, lập Văn Miếu, Quốc tử giám…
 Đề cao Phật giáo…
 Phát triển văn học yêu nước và nhân văn: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà

 Nghệ thuật đậm tính dân tộc
 Kiến trúc: Hồng thành, chùa chiền,…
+ Đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước
 1075 – 1077 dưới sự lãnh đạo tài giỏi của LTK, với nghệ thuật tiến hành
chiến tranh độc đáo (tiên phát chế nhân, đánh – đàm,… quân dân nhà Lý
đã đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của nhà Tống…
 Nhiều lần đánh Chiêm Thành trong đó tiêu biểu nhất là sự kiện năm 1069,
Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Sau đó,
biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn
(Quảng Trị).
 Trong “hai trăm mười sáu năm” tồn tại, nhà Lý thực sự là 1 triều đại lớn,
có nhiều đóng góp cho LSDT, “để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên
mọi phương diện.”
2
*) Nguyên nhân thắng lợi
- Tiềm lực đất nước (Đại Việt là quốc gia cường thịnh, đang ở thế đi lên. Sự ổn
định, phát triển KT, chính trị, XH, quốc phịng được tạo ra từ đường lối lấy dân
làm gốc…)
- Đồn kết, nhất trí trong nội bộ triều đình, trong nhân dân…và tinh thần yêu
nước, chiến đấu dũng cảm của quân, dân Đại Việt
- Nghệ thuật quân sự sáng tạo dưới sự chỉ huy của các vua Trần và tướng lĩnh tài
ba …
- Kẻ thù không quen địa hình, thổ nhưỡng…
Nếu HS chỉ nêu, khơng phân tích thì khơng cho điểm tối đa.
*) Đề xuất biện pháp

HS có thể đề xuất các biện pháp khác nhau, nhưng cần bám sát thực tiễn nguyên
nhân thắng lợi của nhà Trần. Gợi ý: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy
dân làm gốc,…
3
a) Trình bày
Khái quát: sau khi giành độc lập, các nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,
Hồ, Lê Sơ đã cùng nhân dân ta vừa bắt tay xây dựng củng cố chính quyền, vừa
xây dựng và phát triển kinh tế...

Điểm
0.25

0.5

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.5


0.25


4

(HS có thể nêu ngắn gọn bối cảnh Lịch sử)
*) Nơng nghiệp:
- Diện tích đất ngày càng mở rộng
- Thuỷ lợi được mở mang.
- Nhà nước quan tâm bảo vệ sức kéo
- Phát triển các giống cây nông nghiệp.
=> C/s trọng nông
*) Thủ công nghiệp:
+ TCN trong ND
- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng
phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng, Chu Đậu, Huê Cầu
- Nguyên nhân phát triển:
+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước độc lập thống
nhất có điều kiện phát triển mạnh.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa, nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc
đá đều phát triển.
+ Thủ công nghiệp Nhà nước:
- Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) tập trung thợ giỏi trong
nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
*)Thương nghiệp:
+ Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.... Thăng
Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường)...
+ Ngoại thương: thời Lý – Trần khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến

cảng để bn bán với nước ngồi, hình thành các địa điểm buôn bán ở biên giới
Việt – Trung, Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp (do NN khơng khuyến khích
giao lưu)
b) Vị trí của nền nơng nghiệp đương thời đối với sự phát triển của đất nước:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, là cội nguồn sức mạnh vật chất của
đất nước – dĩ nông vi bản:
+ Góp phần từng bước đưa đất nước thốt khỏi tình trạng lạc hậu của hơn 1000
năm Bắc thuộc
+ Là cơ sở/ tiền đề thúc đẩy kinh tế thủ cơng nghiệp và thương nghiệp phát
triển, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
+ Góp phần đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, ổn định tình hình chính trị - XH.
+ Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh của quân đội và quốc phòng, để vừa củng
cố vừa giữ vững nền độc lập, nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực…
- Là cơ sở của nền văn hóa / văn minh Đại Việt với đặc trưng là văn minh nông
nghiệp, biểu hiện trong các lĩnh vực tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật dân gian...
*) Các triều đại

0.25

0.25

0.25

0,75

0.25
1.0


*) Điểm chung

- Xây dựng bộ máy nhà nước QCCCTW tập quyền: đứng đầu là vua – có quyền
lực tối cao, được coi là thiên tử; dưới vua là bộ máy quan lại thừa hành,…
- Đối ngoại xâm lược láng giềng…

1.0

5

- Đạt nhiều thành tựu to lớn, phong phú
 Nho gia/ Nho giáo/ Nho học – trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở
TQ.
HS khái quát về người sáng lập, cơ sở, nội dung cơ bản, quá trình phát
triển
 Phật giáo: được truyền bá từ Ấn Độ vào TQ từ cuối thời Tây Hán =>
Đơng Hán: chỉ có 1 số quý tộc theo => Tam quốc (220 - 280) truyền bá
rộng rãi trong ND, chùa chiền bắt đầu được XD => từ Đông tấn đến Tùy
Đường: ngày càng thịnh hành, nhất là thời Đường: nhiều nhà sư sang Ấn
Độ và ngược lại; kinh Phật được dịch ra chữ Hán; Xây chùa, tạc tượng…
 Ngồi ra có Đạo gia/Đạo giáo, Pháp gia, Mặc gia… Nếu HS nêu được ý
này, có thể cho điểm khuyến khích …
- Chi phối mọi mặt đời sống chính trị XH, kinh tế, văn hóa XHTQ
 Chính trị XH: được coi là công cụ sắc bén của giai cấp phong kiến, là cơ
sở lý luận cho sự tồn tại của chế độ phong kiến, giúp duy trì trật tự, ổn
định xã hội, giáo dục con người sống theo các chuẩn mực đạo đức, tạo
nên đặc trưng tính cách của người Trung Hoa và văn hóa Trung Quốc….
 Kinh tế: trọng nông ức thương, dĩ nông vi bản…
 VH: làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân TQ, ảnh hưởng đậm
nét đến văn học, nghệ thuật, kiến trúc, giáo dục khoa cử,…
 Ngày nay, nhiều giá trị của Nho giáo (đặc biệt là giá trị đạo đức) vẫn còn
ảnh hưởng đến đời sống xã hội TQ…

- Ảnh hưởng lớn tới các nước láng giềng: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc,
VN.
- Hạn chế:
 Xung đột Phật – Đạo – Lão…
 Công cụ thủ tiêu đấu tranh giai cấp…
 Kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Điển hình là Nho giáo (Càng về sau, Nho giáo
càng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trở thành vật cản cho những tiến bộ kinh
tế, xã hội của Trung Quốc…)
Người ra đề: Trần Lan Phương

0.5

0.25

0.5

0.25
0.5


SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 27/12/2021

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 10 SỬ
LẦN THỨ 3
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)

Câu 1 (1,5 điểm):
Giải thích “tính cộng đồng” của thị tộc. Theo em, “tính cộng đồng” ảnh hưởng như thế nào đến văn

hố của người Việt hiện nay?
Câu 2 ( 2,5 điểm):
Phân tích tác động của việc “lấy nghề nông làm gốc” đến sự hình thành và phát triển của các quốc
gia cổ đại phương Đơng? Theo em, hiện nay, Việt Nam có nên tiếp tục “lấy nghề nông làm gốc”?
Câu 3 (1,5 điểm):
Khái quát những nét chính về Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến. Đánh giá về vị trí của Nho
giáo trong lịch sử Trung Quốc.
Câu 4 (1,5 điểm):
Chứng minh rằng: “Làn sóng xâm lăng của qn Ngun xuống Đơng Nam Á đã tạo nên những
“xáo trộn” nhất định trong khu vực” [SGK Lịch sử nâng cao 10, trang 65].
Câu 5 (3,0 điểm):
Bằng những kiến thức lịch sử về các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV – XVI, hãy trả lời những câu
hỏi sau:
a. Tại sao nói: Phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử lồi
người?
b. Theo em, các cuộc phát kiến địa lý đem đến “thách thức” hay “cơ hội” cho Đại Việt?
c. Em học được gì từ tấm gương của những nhà phát kiến địa lý?


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 10 SỬ
CÂU
1

2

NỘI DUNG
Giải thích “tính cộng đồng” của thị tộc. Theo em, “tính cộng đồng” ảnh hưởng
như thế nào đến văn hoá của người Việt hiện nay.
* Giải thích tính cộng đồng của thị tộc:
- Khái niệm: Thị tộc là nhóm người gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dịng máu,

“cùng họ” sống chung với nhau. Mối quan hệ trong thị tộc là con cháu có thói quen
tơn kính lớp ơng bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi
dạy tất cả con cháu của thị tộc.
- Biểu hiện của tính cộng đồng của thị tộc: mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên,
sự hợp tác lao động, sự hưởng thụ bằng nhau và tất cả mọi của cải, sinh hoạt đều
được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung một nhà.
- Cơ sở của tính cộng đồng trong thị tộc:
+ Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn, nhưng do yêu
cầu công việc và trình độ lao động thời ngun thuỷ cịn thấp, cơng cụ thơ sơ nên địi
hỏi sự phân cơng hợp lý, sự “chung lưng đấu cật” của nhiều người….=> sự hợp tác
lao động của các thành viên trong thị tộc.
+ Công việc vất vả, nguồn thức ăn kiếm được chưa nhiều, mọi người đều phải cố
gắng cao nhất để kiếm sống….=> cần phải công bằng, hưởng thụ bằng nhau.
+ Ở thời đồ đá, con người chưa có gì thừa để dành, chưa có gì riêng để cất giữ….=>
tất cả mọi của cải đều là của chung.
* Ảnh hưởng của tính cộng đồng đến văn hố của người Việt hiện nay:
- Ảnh hưởng tích cực: người Việt ln có tinh thần tập thể, đề cao nghĩa vụ, trách
nhiệm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái…
- Ảnh hưởng tiêu cực: thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý xuề xịa, đại khái, tâm
lý đám đơng, cả nể, tư tưởng bình quân, cào bằng, coi nhẹ giá trị cá nhân….
Phân tích tác động của việc “lấy nghề nơng làm gốc” đến sự hình thành và phát
triển của các quốc gia cổ đại phương Đông. Theo em, hiện nay, Việt Nam có nên
tiếp tục “lấy nghề nơng làm gốc”?
* Tác động của tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc”…
- Cơ sở của tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc”: do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
nông nghiệp phát triển: lưu vực các con sông lớn, đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ,
phì nhiêu, nguồn nước dồi dào….(dẫn chứng)
- Tác động
+ Tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc” là một nhân tố thúc đẩy các quốc gia cổ đại
phương Đông hình thành sớm (thiên niên kỉ IV – III TCN): sản xuất nông nghiệp +

nhu cầu trị thuỷ sớm tạo nên sự gắn kết dân cư, hình thành các liên minh bộ lạc =>
sự ra đời của nhà nước…
+ Tư tưởng “lấy nghề nơng làm gốc” ảnh hưởng tồn diện đến đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hố của các quốc gia phương Đông:
 Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa trở thành ngành chủ đạo, công việc trị thuỷ
được chú trọng, các nghề khác chỉ “bổ trợ” cho nghề nơng…=> tính chất
kinh tế tự cung, tự cấp….
 Chính trị: do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp dẫn sự liên kết dân cư, nhu
cầu trị thuỷ đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất dẫn đến sự tập trung quyền lực
vào người đứng đầu…=> hình thành chế độ chuyên chế cổ đại
 Xã hội: nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các cơng trình thuỷ lợi khiến nơng dân
gắn bó và ràng buộc với nhau trong các cơng xã => hình thành giai cấp nơng
dân cơng xã (đơng đảo nhất, có vai trị to lớn trong sản xuất…)

ĐIỂM
1.5

0.25

0.25

0.5

0.25
0.25
2.5

0.25

0.5


0.25

0.25

0.25


3

4

 Văn hoá: nhiều thành tựu văn hoá xuất phát từ nhu cầu của nông nghiệp và
phục vụ sản xuất nơng nghiệp như lịch pháp, thiên văn, chữ viết, tốn học…
+ Càng về sau, tư tưởng “lấy nghề nông làm gốc” cũng là một rào cản khiến các
quốc phương Đông trở nên trì trệ, bảo thủ, khó đạt đến sự phát triển đỉnh cao, bị các
quốc gia phương Tây vượt qua về mọi mặt…
* Hiện nay, Việt Nam có nên tiếp tục “lấy nghề nông làm gốc”….
- Nông nghiệp là thế mạnh của VN, là ngành truyền thống, có vai trị quan trọng đối
với kinh tế, chính trị, xã hội…nên vẫn phải chú trọng và có chiến lược phát triển phù
hợp theo hướng nông nghiệp xanh, sạch, bền vững…
- Tuy nhiên hiện nay, không nên “lấy nghề nông làm gốc” vì xu thế của thời đại và
mục tiêu của VN là cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong đó phải giảm tỉ
trọng của nơng nghiệp, nâng cao tỉ trọng của cơng nghiệp, dịch vụ….
Khái qt những nét chính về Nho giáo Trung Quốc thời phong kiến. Đánh giá
về vị trí của Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc.
* Khái quát về Nho giáo:
- Hoàn cảnh ra đời: người sáng lập là Khổng tử (551 – 479 TCN). Trên cơ sở của
việc chỉnh lí lại những sách Thi, Thư, Lễ, Nhạc…Khổng Tử đã dần dần sáng lập ra
một học thuyết gọi là Nho gia. Sau này, trong quá trình phát triển, Nho gia thịnh

hành, người ta xây văn miếu, tạc tượng Khổng Tử để thờ nên học thuyết này dần trở
thành một tôn giáo, được gọi là Nho giáo…
- Nội dung cơ bản của Nho giáo: chú trọng việc giáo dục đạo đức cho người quân tử,
bao gồm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong đó, chữ nhân là cơ bản, là cái
gốc. Đưa ra các quan niệm về quan hệ phục tùng vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
được coi là kỉ cương xã hội, là đạo đức phong kiến….
- Quá trình phát triển: Nho giáo không được sử dụng vào thời của Khổng Tử, cũng
không được trọng dụng dưới thời Tần và đầu Hán. Bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế, Nho
giáo mới được đưa lên vị trí độc tơn và trở thành cơng cụ của giai cấp thống trị trong
việc ổn định và duy trì trật tự xã hội phong kiến….
* Vị trí của Nho giáo:
- Thời phong kiến: là hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối sâu sắc đến mọi mặt….là công cụ
sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền…Tuy nhiên về sau, Nho giáo
càng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trở thành vật cản cho những tiến bộ kinh tế, xã hội
của Trung Quốc…
- Hiện nay: Nho giáo khơng cịn là hệ tư tưởng chủ đạo nhưng vẫn ảnh hưởng đến tư
tưởng, văn hóa người Trung Hoa. Nhiều tư tưởng tích cực của Nho giáo vẫn tiếp tục
được đề cao, đặc biệt là việc thu thân, giáo dục đạo đức cho con người…
Chứng minh rằng: “Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên xuống Đông Nam Á
đã tạo nên những “xáo trộn” nhất định trong khu vực”.
- Khái quát về triều đại Mông – Nguyên: Thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông
Cổ được thành lập với lực lượng quân đội mạnh, hiếu chiến, liên tiếp xâm lược và
thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Sau khi xâm lược Trung Quốc, lập nên nhà
Nguyên…
- Với Đông Nam Á: quân Mông – Nguyên nhiều lần tấn công các nước trong khu
vực: 3 lần đánh Đại Việt, 5 lần đánh Mi-an-ma, đánh Chăm-pa, Cam-pu-chia, Giava….
- Làn sóng xâm lăng của quân Nguyên tạo ra nhiều xáo trộn trong khu vực ĐNA:
+ Do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, tạo nên
những nhóm cư dân nói tiếng Thái, những quốc gia Thái sẽ tham gia vào lịch sử và
đời sống Đông Nam Á:


0.25
0.25

0.25

0.25

1,5

0.25

0.5

0.25

0.25

0.25

1.5
0.25

0.25

0.5


5


 Một nhóm người Thái di cư xuống lưu vực sông Mê Nam, lập nên hai vương
quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a….
 Một bộ khác đến vùng trung lưu sông Mê Công, hoà nhập với cư dân bản địa,
lập nên vương quốc Lan Xang…
 Một nhóm khác di cư vào vùng Tây Bắc của Đại Việt, tạo nên một cộng đồng
người Thái ở đây…
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên đã thúc đẩy sự liên kết giữa các
quốc gia và các tộc người trong mỗi quốc gia, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển
thịnh đạt sau đó….(D/c: sự liên kết giữa Đại Việt và Chăm-pa, hay sự ra đời và lớn
mạnh của vương triều Mô-giô-pa-hit ở In-đô-nê-xi-a…)
Bằng những kiến thức lịch sử về các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV – XVI, hãy
trả lời những câu hỏi sau:
a. Tại sao nói: Phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển
của lịch sử loài người?
b. Theo em, các cuộc phát kiến địa lý đem đến “thách thức” hay “cơ hội” cho
Đại Việt?
c. Em học được gì từ tấm gương của những nhà phát kiến địa lý?
* PKĐL mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử lồi người:
- Khái quát về PKĐL: thế kỉ XV do nhu cầu tìm kiếm con đường giao lưu bn bán
Đơng – Tây cùng với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật => các cuộc PKĐL của Đia-xơ, Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ma-gien-lan….
- PKĐL đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử lồi người:
+ Đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, hàng hóa của Tây Âu từ đó thúc
đẩy thương mại Tây Âu phát triển, mở rộng thị trường thế giới và đưa đến sự ra đời
của mậu dịch hàng hải quốc tế.
+ Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, tri thức: đem lại cho loài người những hiểu
biết về những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự ra đời
của những ngành khoa học mới…. Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do
dự tiếp xúc và giao lưu giữa nhiều nền văn hóa khác nhau….
+ Thúc đẩy nhanh q trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra
đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu…..

+ Tuy nhiên, PKĐL cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân….=> dẫn
đến thời kì đen tối, nhiều đau khổ cho các nước phương Đông…
* Các cuộc PKĐL đem đến cho Đại Việt….
- Khẳng định: PKĐL vừa đem đến “cơ hội”, vừa đem đến “thách thức” cho Đại Việt.
- “Cơ hội”:
+ Kinh tế: sự có mặt của thương nhân châu Âu, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
hàng hố, sự hưng thịnh của các đơ thị, sự xuất hiện của mầm mống sản xuất
TBCN…=> kinh tế Đại Việt phát triển và tiệm cận với xu thế của kinh tế thế giới…
+ Văn hoá: theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ đạo Thiên chúa đến truyền đạo,
chữ La Tinh được truyền bá, góp phần tạo ra chữ Quốc Ngữ…=> làm phong phú văn
hoá dân tộc…
- “Thách thức”: sự giao lưu tiếp xúc Đông – Tây đã tạo điều kiện cho các nước
phương Tây => nguy cơ bị nhịm nhó, xâm lược (thực dân Pháp)…
* Bài học từ tấm gương của những nhà PKĐL:
Tuỳ HS, có thể rút ra một số bài học như: lòng dũng cảm, dám chấp nhận khó khăn,
thử thách, tinh thần say mê học hỏi, khám phá những điều mới mẻ…
---Người ra đề: Phùng Thị Hà---

0.5

3.0

0.5

0.25

0.25

0.25
0.25


0.25
0.25

0.25

0.25

0.5



×