Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bộ đề thi năng khiếu văn lớp 11 trường chuyên năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 23 trang )

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN I

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2021 - 2022

NGUYỄN TRÃI

Môn: Ngữ văn, lớp 11
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
Ngày thi: 11/10/2021

Câu 1(4.0 điểm)
Sau một hành trình đồng hành với những người trẻ tuổi bị thương tổn tâm hồn và
mất tuổi thơ, tác giả Đặng Hồng Giang viết: “Tâm hồn ta cần lịng trắc ẩn với chính mình
như cơ thể cần vitamin” (Đặng Hồng Giang - “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”NXB Hội nhà văn, 2020, tr 389).
Từ ý kiến trên, anh/chị suy nghĩ như thế nào về “lịng trắc ẩn với chính mình”?
Câu 2 (6.0 điểm)
“Thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người.”
(Tơ Hồi- Trích “Lời giới thiệu tủn tập Nguyễn Bính”- NXB Văn học, 1986)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên và làm sáng tỏ quan điểm của mình
qua các sáng tác thơ mới (1932 - 1945) mà anh chị đã được học và đọc thêm.
-----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh: ………………………........Số báo danh…………………........................
Chữ ký giám thị 1.……………………………Chữ ký giám thị 2……………………………



ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM THI NĂNG KHIẾU LẦN I - LỚP 11 VĂN
Năm học 2021 - 2022Ngày thi: 11/10/2021
Môn: Ngữ văn.
(Đáp án - thang điểm: gồm 04 trang)
Câu
Yêu cầu cần đạt
1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (4 điểm)
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự cần thiết, ý nghĩa của lịng trắc ẩn với
chính mình.
b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có 3 phần mở, thân, kết: Mở bài nêu
được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác nghị luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giải thích ý kiến:
- Lịng trắc ẩn: là niềm thương xót thầm kín trước nỗi bất hạnh, đau khổ của
người khác.
- Lòng trắc ẩn với chính mình: là lịng thương xót hướng vào bên trong,
hướng tới chính bản thân mình khi tổn thương, đau khổ.
- So sánh “cần lịng trắc ẩn với chính mình như cơ thể cần vitamin” làm nổi
bật sự cần thiết của lòng tự trắc ẩn ở mỗi người.
=> Ý kiến của Đặng Hoàng Giang đã nêu lên sự cần thiết, ý nghĩa của việc
mỗi người cần biết thương xót, coi bản thân như một đối thể để an ủi, chăm
sóc, chữa lành cho chính mình khi đau khổ, tổn thương.
* Bình luận, phân tích, chứng minh vấn đề:
- Lịng tự trắc ẩn với bản thân biểu hiện như thế nào?
+ Biết thương xót bản thân
+ Biết quan tâm, chăm sóc bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần.
+ Biết cách tự an ủi và chữa lành tâm hồn mình.

- Tại sao lòng tự trắc ẩn lại cần thiết với con người như vitamin cần cho cơ
thể?
+ Biết trắc ẩn với chính mình, ta có thể đi qua những đau khổ, tổn thương,
tâm hồn có cảm giác nhẹ nhàng được an ủi, những lo âu, muộn phiền, khổ
đau lắng xuống. Bởi khi đó, ta nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình và ơm
ấp, vuốt ve nó để khơng bị nhấn chìm trong cảm xúc tiêu cực.
+ Khi trắc ẩn với chính mình, ta có cơ hội nhận thức đúng đắn về đau khổ
của mình để hiểu rằng đau khổ là một phần của cuộc sống và ai cũng có ẩn
ức, khổ đau riêng. Nhận thức ấy sẽ cho ta động lực, nghị lực để vươn lên,

Điểm
0.25
0.5

0.5

0.25

2.0


2

vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Khi trắc ẩn với chính mình, ta dễ dàng chấp nhận bản thân với những
khiếm khuyết, những vụng về và tổn thương và ý thức rõ hơn về quyền được
sống, được mưu cầu hạnh phúc. Ta có cơ hội tìm mình, tìm được cuộc sống
của mình trong yêu thương và hạnh phúc.
+ Khi trắc ẩn với chính mình, ta mới có mong muốn thay đổi bản thân từ
bên trong, chứ không phải là từ sự trừng phạt hay những lời khen ngợi.

Những thay đổi ấy sẽ giúp ta trở nên hoàn thiện hơn, có cơ hội thành cơng
hơn trong cuộc sống.
+ Khi trắc ẩn với chính mình, ta mới có thể trắc ẩn với người khác, biết yêu
thương, vị tha và có một đời sống thực sự ý nghĩa.
(Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp cho các luận điểm quan trọng)
* Đánh giá, liên hệ, mở rộng vấn đề:
- Ý kiến đúng đắn về cách thức chữa lành tổn thương trong tâm hồn và tìm
thấy chính mình trong đau khổ, cho con người cách nghĩ, cách sống tích cực
để mạnh mẽ vượt qua khó khăn.
- Trắc ẩn với chính mình khơng có nghĩa là tự thương hại, coi mình là thấp
kém và bị ghét bỏ; trắc ẩn với chính mình cũng khơng có nghĩa là sự nuông
chiều bản thân.
- Làm thế nào để trắc ẩn với mình?
+ Phải nhìn nhận đúng về hồn cảnh và những cảm xúc của mình.
+ Phải biết chấp nhận chính mình với những khiếm khuyết và tổn thương,
đối xử với chính mình như với một người bạn để an ủi, động viên và nhắc
nhở.
- Liên hệ bản thân: em đã biết trắc ẩn với chính mình chưa? Nếu chưa, em đã
phải trải qua những tổn thương nào trong nỗi cô đơn? Nếu rồi, em đã làm
như thế nào? Con người em đã thay đổi ra sao? Bài học mà em rút ra cho
mình từ câu nói của Đặng Hoàng Giang?
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (6 điểm)
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc trưng và khả năng của thơ ca.
b. Đảm bảo cấu trúc của bải văn nghị luận: 3 phần mở, thân, kết, mở bài
nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc vấn đề.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
* Giải thích ý kiến:
- Thơ: là hình thức sáng tác văn học mang bản chất trữ tình, thể hiện tình
cảm, cảm xúc của con người bằng ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu nhịp

điệu.
- Khao khát, ước nguyện: là mong muốn thiết tha của con người về một điều
gì đó. Những khao khát cơ bản nhất của con người là khao khát tình yêu,
hạnh phúc, khao khát sống, khao khát kiếm tìm và vươn tới những giá trị

0.75

0.25
0.25

0.5


đích thực của cuộc sống…
=> Tơ Hồi đã định nghĩa thơ ca từ đặc trưng và khả năng của nó. Với ơng,
thơ ca là là tiếng nói thành thực của tâm hồn và có khả năng giãi bày những
mong muốn thiết tha nhất của lòng người. Thơ ca chắp cánh cho những khao
khát của con người.
* Bình luận tính đúng đắn của ý kiến:
Tại sao thơ là những khát khao, nguyện ước trong tâm hồn con người?
- Tâm hồn con người với những tình cảm phong phú, phức tạp, bí ẩn…
chính là nội dung của văn học. Văn chương là hành trình khám phá, dị tìm
biểu hiện của nhân tính. Hành trình ấy chỉ có ý nghĩa khi nó hướng tới cái
bên trong, thế giới tâm hồn con người.
- Thơ ca có bản chất trữ tình, là sự thể hiện trực tiếp của thế giới tâm hồn của
nhà thơ. Bước vào thế giới thơ ca là bước vào tâm hồn của một cá thể. Thậm
chí, ngoại cảnh trong thơ trữ tình cũng chỉ là một cơng cụ để nhà thơ giãi
bày nội tâm với những ấm nóng vui buồn, những rạo rực khao khát.
- Nghệ sĩ tìm đến thơ ca khi có một tâm sự, một nỗi niềm, một ước mơ, một
khao khát muốn tỏ bày với người đọc để tìm đồng cảm, đồng điệu và để khơi

dậy ở người đọc những khao khát ấy. Điểm đến cuối cùng của cảm xúc thơ
ca là những khát khao, khát vọng đẹp đẽ. Mỗi bài thơ thực ra đều là hình thái
của khát khao, ước nguyện. Cho nên, Thơ mới trở thành đôi cánh nâng nhà
thơ và người đọc bay trong thế giới này.
* Phân tích, chứng minh bằng sáng tác thơ mới:
- Giới thiệu vài nét về Thơ mới: là phong trào thơ lãng mạn, là những tiếng
nói giãi bày tình cảm thành thực, ấm nóng của cái tơi cá nhân, cá thể được
thức tỉnh do tiếp xúc với văn hóa Tây Âu. Cả nền thơ ấy vang lên âm thanh
“xôn xao” của những nỗi buồn sầu, cô đơn, của những cõi lịng tỉnh thức,
khơng cịn n lặng. Những tiếng lịng đầy khao khát ấy được thể hiện bằng
một hình thức thơ mới mẻ, tự do, gần với lời giãi bày, tựa như “tiếng kêu của
con tim”.
- Phân tích, chứng minh: Có thể phân tích, chứng minh theo tác giả, tác
phẩm cụ thể nhưng tối ưu nhất là chỉ ra những khao khát, ước nguyện tha
thiết được thể hiện trong Thơ mới.
+ Niềm khát yêu, khát sống, khát khao gắn bó, giao cảm với cuộc đời:
Niềm khát khao giao cảm, thụ hưởng cuộc đời (thơ Xuân Diệu).
Niềm khát khao giao cảm, hòa nhập, gắn kết với cuộc đời (thơ Huy Cận).
Niềm khát khao tình đời, tình người, được trở về hịa nhập với cõi đời đẹp
đẽ (thơ Hàn Mặc Tử).
+ Niềm khát khao sống tự do, sống phi thường, thoát khỏi kiếp sống mịn
mỏi, vơ vị, vơ nghĩa (thơ Xn Diệu, Thế Lữ, Thâm Tâm).
+ Niềm khao khát gìn giữ những giá trị nhân văn, cái đẹp của văn hóa dân
tộc (thơ Nguyễn Bính, thơ Vũ Đình Liên).
=> Nhờ những tiếng nói khao khát ấy mà Thơ mới vừa giàu giá trị nhân văn,

0.75

0.25


3.0


nhân đạo, vừa giàu tinh thần dân tộc.
* Đánh giá và mở rộng, nâng cao:
- Ý kiến là một nhận định đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc với nhà thơ và người
đọc thơ. Nhà thơ cần hiểu rằng thơ luôn là sự thể hiện của cảm xúc thành
thực và là tiếng nói của những khát khao cháy bỏng. Người đọc thơ phải tìm
vào thế giới tâm hồn thi sĩ để gọi tên những khát khao, ước nguyện của họ
và chan hịa trong thế giới ấy để tìm thấy khát khao của chính mình.
- Là tiếng nói của khao khát, ước nguyện, thơ chính là cách để nghệ sĩ thể
hiện cái tơi và khẳng định cái tơi của mình giữa cuộc đời, là cách người nghệ
sĩ có thể cịn lại mãi với cuộc đời. Mặt khác, là tiếng nói của khát vọng, thơ
mãi cần thiết với con người, đồng hành với con người trên hành trình sống.
- Tuy nhiên, thơ còn thể hiện sự thật cuộc sống, những cảm xúc buồn vui
thường nhật, những tình cảm giản dị của con người.
- Để thơ có thể trở thành tiếng nói của khao khát, nhà thơ không chỉ cần trái
tim yêu đời, yêu người thiết tha, say đắm mà cần có khả năng về ngôn từ để
biểu đạt thành thực nhất trái tim mình.

*****HẾT*****
Người ra đề và soạn đáp án: Đặng Thị Lan Anh
Người duyệt đề: Bùi Đình Nhiễu

0.75


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II - KHỐI 11


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2021 - 2022

NGUYỄN TRÃI

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
Ngày thi: 8 tháng 11 năm 2021

ĐỀ BÀI
Câu 1 (4.0 điểm)
Lúc đi xuống, tơi nhìn thấy
Đóa hoa
Mà lúc đi lên, tơi đã khơng nhìn thấy
(Ko Un, dẫn theo Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu,
Rando Kim, NXB Hà Nội, 2018, Tr.290)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra từ những câu thơ trên.
Câu 2 (6.0 điểm)
“Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của
chim muông què quặt. Nhưng trước hết, con hãy lắng nghe nỗi buồn của con
người”.
(Nazim Hikmet)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ “nỗi buồn của con
người” mà các nhà văn đã lắng nghe được trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”
(Thạch Lam) và “Chí Phèo” (Nam Cao).
…………………HẾT……………………


Họ và tên thí sinh: ………………………Số báo danh……………………..
Chữ ký giám thị 1.………………………Chữ ký giám thị 2…………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - LẦN II
NĂM HỌC 2021 -2022
(Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định tính, vì vậy giám khảo phải nắm
được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận
dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Ý

Câu 1 (4,0 điểm)
a. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có
sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ
hoặc đặt câu.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
NỘI DUNG
ĐIỂM


1

Nêu vấn đề cần nghị luận

2

Giải thích

0, 25
1,0

Đi lên: hướng tới, say sưa theo đuổi những ước vọng cao cả
Đi xuống: trở lại với cuộc sống bình thường hàng ngày
Đóa hoa: vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cuộc đời
Nhìn thấy đố hoa : nhận ra, trân trọng những vẻ đẹp bình dị, đơn giản của
cuộc sống.
 Thông điệp : Cần biết trân trọng và nắm bắt những giá trị đích thực của
cuộc đời, thay vì theo đuổi những thứ cao xa, hão huyền, phù phiếm.
-

3

Lý giải
- Những điều lớn lao, mới lạ thường có sức hấp dẫn với con người. Trong khi đó,

1,0


những điều nhỏ nhặt, bình dị hàng ngày dễ bị bỏ qua, quên lãng.

- Con người nhất là khi trẻ tuổi thường nuôi nhiều mơ ước và phấn đấu hết mình
cho những ước mơ ấy: tiền tài, danh vọng, địa vị… Bởi vậy, dễ dẫn đến việc sẽ
thờ ơ với những điều bình dị quanh mình,
- Khi nhận ra những vẻ đẹp, những giá trị đích thực của cuộc đời, con người
thường phải chấp nhận sự trả giá và nuối tiếc.
(Dẫn chứng minh họa)
*Bàn luận, mở rộng vấn đề
4

1,5

- Trong những thời điểm cụ thể của cuộc đời, đôi khi để thực hiện những mục
đích, khát vọng lớn lao, con người phải chấp nhận bỏ qua, thậm chí hi sinh
những điều bình dị, gần gũi.
- Ở những điểm quay đầu, khi đã trải qua nhiều thất bại, đủ trải nghiệm, con
người sẽ nhận ra những gì là thực sự quan trọng với cuộc đời mình: sức
khỏe, gia đình, bè bạn…
- Những điều quý giá, tốt đẹp ấy thường nhỏ bé, khiêm nhường nhưng bền bỉ,
thủy chung chờ đợi chúng ta. Và đó chính là hạnh phúc đích thực mà con
người cần hướng tới.
- Để có thể “đi lên”, “ đi xuống”, con người phải trả giá không phải bằng
những phút giây ngắn ngủi mà bằng cả một hành trình sống dài lâu.
- Phê phán những kẻ ảo tưởng, mải theo đuổi những điều viển vông mà lãng
quên những chân giá trị trong cuộc sống.
*Bài học: Cần biết nhìn nhận, phân biệt những điều thật sự cần thiết và quý giá
với mình trong cuộc đời với những gì quá cao xa, phù phiếm.
(Dẫn chứng minh họa)

5


Kết thúc vấn đề nghị luận

Ghi chú: Nếu học sinh có những kiến giải riêng, hợp lí, thuyết phục thì giám khảo
vẫn đánh giá, cho điểm (nhưng không vượt quá điểm tối đa của từng phần).

0, 25


Câu 2 (6,0 điểm)
a. Về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các
thao tác lập luận.
Bố cục hợp lý chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc
lỗi chính tả, về diễn đạt.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Giới thiệu vấn đề nghị luận

0,25

2


Giải thích nhận định

1,0

- Phải biết lắng nghe: biết quan sát, cảm nhận và thấu hiểu những nỗi buồn,

3

nỗi đau của vạn vật thiên nhiên. Đó là sự sống đang cạn kiệt từ rừng cây
héo khô, hành tinh lạnh ngắt, chim muông què quặt.
- Nhưng trước nhất phải lắng nghe “nỗi buồn của con người”, nghĩa là phải
lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với nỗi buồn đau của con người trong cuộc
sống. Muốn nghe được nỗi buồn người thì phải có một tâm hồn tinh tế, một
tấm lịng nhân ái giàu tình cảm u thương.
- Ý kiến trên là một lời nhắn nhủ về một lối sống đầy tình yêu thương. Phẩm
chất quan trọng nhất của con người trên đời chính là lịng nhân ái. Lịng
nhân ái sẽ là ngọn nguồn cho mọi phẩm chất tốt đẹp khác.
Lí giải
- Phản ánh hiện thực đời sống là đặc trưng của văn học, Nhưng nhà văn

không chỉ “ghi chép” lại hiện thực một cách lạnh lùng khô khan mà cịn thể
hiện sự cảm thơng, chia sẻ với những cuộc đời đang quằn quại đớn đau
bằng tất cả tấm lòng mình và nói lên khát vọng của họ.
- Người nghệ sĩ chân chính ngồi tài năng thiên bẩm, sự cơng phu trong lao
động nghệ thuật thì một phẩm chất khơng thể thiếu là tình yêu thương trĩu
nặng dành cho con người. Bởi những tác phẩm văn học thật sự có giá trị
bao giờ cũng là những tác phẩm chan chứa tình yêu thương con người, nhất
là những con người khổ đau, bất hạnh.
- Đối tượng trung tâm mà văn học hướng đến là con người. Chức năng cao

quý nhất của văn học là nhân đạo hóa con người. Bởi vậy, tác phẩm chân
chính bao giờ cũng khơi dậy trong người đọc tình u thương, lịng nhân ái.

1,0


Chỉ khi chúng ta có sự cảm thơng với con người, chúng ta mới đủ khả năng
thấu hiểu và yêu thương vạn vật trong thiên nhiên, trong cuộc sống.
4

Phân tích, chứng minh:
Thí sinh có thể lựa chọn những dẫn chứng khác nhau trong từng tác phẩm. Tuy
nhiên cần phải bám sát vào yêu cầu của đề bài đặt ra. Dẫn chứng phải chính
xác, sát hợp, tồn diện với vấn đề và phải được phân tích thấu đáo.
*Nỗi buồn của con người mà Thạch Lam “lắng nghe” được qua tác phẩm Hai
đứa trẻ
- Nỗi buồn của con người mà Thạch Lam “lắng nghe” được qua tác phẩm Hai
đứa trẻ thể hiện qua tâm trạng cơ bé Liên:
- Đó là nỗi buồn trước cảnh chiều bng, khi bóng tối dần bao trùm lên tất cả.
- Đó là nỗi buồn vì cuộc sống đói nghèo, cơ cực:
+ Bức tranh phố huyện tiêu điều với phiên chợ tàn, bóng tối dày đặc đang lấn át
ánh sáng.
+ Những mảnh đời cơ cực, tàn tạ
- Đó cịn là nỗi buồn vì cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt
+ Những cuộc đời chìm trong bóng tối, khơng niềm vui, khơng hi vọng
+ Hình ảnh đồn tàu đi qua phố huyện như một giấc mơ đẹp của chị em Liên
càng làm rõ hơn cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán ở nơi đây.
*Nỗi buồn của con người mà Nam Cao lắng nghe được qua tác phẩm Chí Phèo:
- “Nỗi buồn của con người” mà Nam Cao đã “lắng nghe” được thể hiện qua
tấm lịng xót thương, cảm thơng sâu sắc với nỗi cùng khổ của người nơng

dân.
- Cuộc sống đói nghèo, tăm tối, ngột ngạt, đầy thành kiến định kiến tàn nhẫn:
+ Xã hội làng Vũ Đại như một cái ao tù nước đọng, chứa nhiều mâu thuẫn xã
hội gay gắt.
+ Đời sống của đám dân đen khốn cùng dưới sự áp bức của tầng lớp thống trị
độc ác, tham lam, xảo quyệt mà tiêu biểu là Bá Kiến.
- Những bi kịch đau đớn của Chí Phèo:
+ Bị bỏ rơi từ lúc mới sinh
+ Bị xúc phạm nhân phẩm trong nhà Bá Kiến
+ Bị lưu manh hóa trong nhà tù thực dân
+ Bị hủy diệt nhân tính khi làm tay chân cho Bá Kiến
+ Bị đồng loại xa lánh, ruồng bỏ với sự cự tuyệt của thị Nở
+ Buộc phải tìm đến cái chết

2,5


5

Bàn bạc, mở rộng:

1,0

-Ý kiến trên của Nazim Hikmet là một lời nhắn nhủ rất sâu sắc đến mọi
người nói chung và người nghệ sĩ nói riêng. Sống là phải biết lắng nghe,
thấu hiểu, sẻ chia với nỗi buồn đau của con người. Và người nghệ sĩ cầm bút
trước hết là để an ủi, nâng đỡ những kiếp người bất hạnh, khổ đau.
-Văn học chân chính ln hướng thiện cho tâm hồn con người, để họ sống cuộc
đời cao đẹp và có ý nghĩa hơn. Vì vậy, để có thể lắng nghe được “nỗi buồn của
con người” trong tác phẩm, người đọc cần có một tâm hồn nhạy cảm và một trái

tim rộng mở yêu thương.
6

Kết thúc vấn đề nghị luận
…………..Hết………….
Người ra đề và soạn đáp án: Nguyễn Thị Hoàng Hải
Người duyệt: Bùi Đình Nhiễu

0,25


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN III - KHỐI 11
NĂM HỌC 2021 - 2022

NGUYỄN TRÃI

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
Ngày thi: 27 tháng 12 năm 2021
ĐỀ BÀI

Câu 1 (8,0 điểm)
“Một người có dũng khí thực sự cảm nhận thấy nỗi sợ nhưng chế ngự được nỗi sợ ấy"
(Luis Seputveda, Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, Bảo Chân dịch, 2015,
NXBHNV, tr61)
Anh/ chị hãy chia sẻ quan điểm của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm)
“Đã gọi là nhà văn lớn, thì văn chương của bà ấy hay ơng ấy đương nhiên phải để lại trong
kí ức tiếp nhận của tơi một đặc điểm nổi trội nào đó nói lên tài năng và phong cách của họ”
(Lã Nguyên, 2014, Tiểu luận phê bình Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ,
/>Bằng trải nghiệm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến
trên.

--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu;
- Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………Số báo danh……………………..
Chữ ký giám thị 1.………………………Chữ ký giám thị 2…………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - LẦN III
NĂM HỌC 2021-2022
(Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định tính, vì vậy giám khảo phải nắm được nội dung
trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm,
sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề,
diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8,0 điểm)
a.Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù
hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt
các thao tác lập luận; có những kiến giải sâu sắc; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; lấy

dẫn chứng chủ yếu từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung chính cần đạt

Ý

Điểm

1 Nêu vấn đề cần nghị luận: Một người có dũng khí thực sự cảm nhận thấy nỗi sợ
nhưng chế ngự được nỗi sợ ấy.

0,5

2 Giải thích ý kiến

2,0

- Dũng khí: khí phách dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm để làm những việc
nên làm.
- Nỗi sợ: là cảm giác tiêu cực ln mang đến sự khó chịu cho người mang nó.
-Ý nghĩa lời nhận định: Câu nói trên đã khẳng định thái độ sống của người có dũng
khí khi phải đối mặt với giông bão của cuộc đời. Họ cảm nhận được nỗi sợ của
mình nhưng ln dũng cảm, tự tin, bản lĩnh chế ngự nỗi sợ ấy để cố gắng đạt được
mục tiêu mình đặt ra.
3 Lý giải

2,0



- Dũng khí là cội nguồn đưa ta đến thành cơng. Người có dũng khí ln tự tin,
mạnh mẽ. Mỗi khi khó khăn ập đến họ sẽ chủ động đối diện, thậm chí thách thức
cả khó khăn để tìm cách chiến thắng hồn cảnh.
- Dũng khí cịn giúp con người vươn tới những điều cao quý trong cuộc sống cũng
như dám đấu tranh với cái ác, để bảo vệ công bằng lẽ phải.
-Tự đấu tranh và chiến thắng cám dỗ trong mỗi bản thân con người là chiến thắng
vĩ đại nhất, lúc đó con người được là chính mình. Cảm nhận được giông tố, thử
thách trong cuộc đời là điều tất yếu vì vậy người có dũng khí sẵn sàng đối diện để
bước qua.
-Tuy nhiên rằng có những nỗi sợ khẳng định nhân cách con người. Huấn Cao trong
"Chữ người tử tù" bản lĩnh, khí phách khơng sợ cường quyền, uy lực nhưng lại
nghiêng mình trước "một tấm lịng trong thiên hạ".
(Dẫn chứng minh họa)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận, học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương
dũng cảm, vượt qua nỗi sợ của bản thân không gục ngã trước hoàn cảnh để cách
lập luận thuyết phục hơn.
4 Bàn luận – Mở rộng vấn đề

3,0

- Muốn có dũng khí cần phải rèn luyện từng ngày, tự nhận thức tìm ra nguyên
nhân nỗi sợ trong mình và tìm cách hành động chế ngự nỗi sợ ấy.
- Cần phê phán những người ln chùn bước trước khó khăn, cảm nhận được nỗi
sợ, chấp nhận thu mình trong vỏ ốc. Mặt khác người khơng biết sợ gì là những kẻ
liều lĩnh, bất chấp sẽ dễ bị sa ngã vào những cám dỗ.
-Câu nói trên là một lời khuyên đúng đắn định hướng cho chúng ta thái độ sống
trước nỗi sợ.
5 Kết thúc vấn đề nghị luận

0,5


Ghi chú: Ln khuyến khích những bài làm sáng tạo
Câu 2 (12,0 điểm)
“Đã gọi là nhà văn lớn, thì văn chương của bà ấy hay ông ấy đương

Câu 2

nhiên phải để lại trong kí ức tiếp nhận của tôi một đặc điểm nổi trội nào đó
nói lên tài năng và phong cách của họ”
(Lã Nguyên, 2014, Tiểu luận phê bình Nguyễn Tuân – nhà văn của
hình dung từ, />Bằng trải nghiệm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị
hãy bàn luận về ý kiến trên.

12,0


2.1

Về hình thức, kĩ năng:

1,0

Thí sinh cần phát huy đồng thời hai kĩ năng:
- Kĩ năng nắm bắt và làm sáng tỏ vấn đề, mà cụ thể ở đây là đặc điểm của
phong cách nghệ thuật.
- Kĩ năng trình bày vấn đề một cách khoa học, có sức thuyết phục.
2.2

Về nội dung cụ thể:


10,0

a.Giải thích

3,0

* Nhà văn được đánh giá là “lớn” khi tác phẩm để lại không chỉ là số lượng
mà quan trọng lay thức những suy ngẫm trong lòng người về các vấn đề của
thời đại, con người, cuộc đời. Và ln có bài học ý nghĩa với mọi thế hệ.
-Phong cách thể hiện tâm tính, cá tính riêng biệt của chủ thể sáng tạo trong
văn học. Văn chương in đậm dấu ấn cá nhân độc đáo của người nghệ sĩ.
*Vấn đề được bàn luận: Ý kiến của Lã Nguyên khẳng định tầm vóc của
nhà văn lớn ở bình diện tài năng và phong cách.
b.Bàn luận
3,0
*Phong cách nghệ thuật là gì? Thể hiện như thế nào trong sáng tác của
nhà văn/ nhà thơ?
+Viết văn là nhu cầu nội tâm mãnh liệt, là những tâm huyết gan ruột, là sự
thể hiện tâm tính cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. “Nghệ thuật là tôi,
khoa học là chúng ta”. Nếu khơng có dấu ấn cá nhân trong sáng tạo, nghệ
thuật khơng cịn là nghệ thuật.
+Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét độc đáo mang tính thẩm mĩ của nhà
văn trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Phong cách nghệ thuật là nét đặc sắc có tính hệ thống tương đối ổn định
(lặp đi lặp lại) trong sáng tác của các tác giả.
Phong cách thể hiện ở: cái nhìn riêng, giọng điệu riêng, nét riêng trong sự
lựa chọn, xử lý đề tài, nội dung tác phẩm, nét riêng trong việc sử dụng các
phương thức, phương tiện nghệ thuật…Phong cách đánh dấu sự trưởng
thành của nhà văn ưu tú.
+Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả

khẳng định nhà văn lớn là người để lại trong sự tiếp nhận của người đọc


đặc điểm nổi trội thể hiện tài năng và phong cách chính là đề cao vai trị cá
tính sáng tạo trong văn chương.
*Phong cách nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào với nhà thơ/nhà văn?
- Nhờ việc định hình nên phong cách nghệ thuật trong sáng tác của
mình, nhà văn đã tạo nên gương mặt, diện mạo, tiếng nói riêng. Điều này
cần thiết và quan trọng trong đời sống văn học. Bởi sự lặp lại này tạo nên
tính bền vững, để nhà văn xây dựng chân dung tinh thần riêng.
Liên hệ: Nhà văn I.X Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng
văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình khơng
thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
Lê Đạt: Mỗi cơng dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Khơng trộn lẫn.
-“Phong cách là gương mặt của tâm hồn” (Schopenhauer), nhờ việc nhà
văn định hình phong cách viết, người đọc hiểu được “tâm hồn” của nhà văn:
tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người và cuộc sống (được thể hiện
một cách nhất quán trong sáng tác của anh ta). Đó chính là căn cứ, cơ sở để
đánh giá vị trí, tầm cỡ của nhà văn trong lịch sử văn học.
- Nhà văn không thể lặp lại một cách đơn điệu mà phải ln có sự bổ sung,
mới mẻ.
c.Chứng minh
HS chọn tác giả, tác phẩm để làm rõ cho vấn đề.
Hướng chứng minh: HS cần chỉ ra tính thống nhất trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn và sự bổ sung, tự làm mới mình của nhà văn ấy.
Ví dụ: Nguyễn Tuân:
*Sự thống nhất, tính ổn định trong phong cách:
- Tài hoa, uyên bác.

+ Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật
+ Tiếp cận con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ
- Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ đến trình độ điêu luyện.
- Thể loại: tùy bút
*Sự mới mẻ, những chuyển biến quan trọng:
Kiểu nhân vật: con người tài hoa nghệ sĩ, sau cách mạng: gắn liền với đại
chúng, là con người của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3,0


d. Đánh giá, mở rộng vấn đề

1,0

-

Yêu cầu đối với nhà văn

-

Yêu cầu đối với người đọc, người tiếp nhận.

e. Sáng tạo: Cho điểm sáng tạo với những bài văn có cảm nhận tinh tế, mới
mẻ, độc đáo, cách diễn đạt và hình thức tổ chức bài văn sinh động, đặc sắc,
thể hiện sự tìm tịi riêng của bản thân.

1,0


Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý sơ lược, GV chấm cần căn cứ thực tiễn làm bài của HS để
linh hoạt khi đánh giá, cho điểm.
Người ra đề và làm đáp án: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt đề: Bùi Đình Nhiễu


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN III - KHỐI 11
NĂM HỌC 2021 - 2022

NGUYỄN TRÃI

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
Ngày thi: 27 tháng 12 năm 2021
ĐỀ BÀI

Câu 1 (8,0 điểm)
“Một người có dũng khí thực sự cảm nhận thấy nỗi sợ nhưng chế ngự được nỗi sợ ấy"
(Luis Seputveda, Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, Bảo Chân dịch, 2015,
NXBHNV, tr61)
Anh/ chị hãy chia sẻ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
“Đã gọi là nhà văn lớn, thì văn chương của bà ấy hay ơng ấy đương nhiên phải để lại trong
kí ức tiếp nhận của tơi một đặc điểm nổi trội nào đó nói lên tài năng và phong cách của họ”
(Lã Nguyên, 2014, Tiểu luận phê bình Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ,
/>Bằng trải nghiệm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến

trên.

--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu;
- Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ………………………Số báo danh……………………..
Chữ ký giám thị 1.………………………Chữ ký giám thị 2…………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - LẦN III
NĂM HỌC 2021-2022
(Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định tính, vì vậy giám khảo phải nắm được nội dung
trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm,
sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề,
diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8,0 điểm)
a.Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù
hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt
các thao tác lập luận; có những kiến giải sâu sắc; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; lấy
dẫn chứng chủ yếu từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung chính cần đạt


Ý

Điểm

1 Nêu vấn đề cần nghị luận: Một người có dũng khí thực sự cảm nhận thấy nỗi sợ
nhưng chế ngự được nỗi sợ ấy.

0,5

2 Giải thích ý kiến

2,0

- Dũng khí: khí phách dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm để làm những việc
nên làm.
- Nỗi sợ: là cảm giác tiêu cực ln mang đến sự khó chịu cho người mang nó.
-Ý nghĩa lời nhận định: Câu nói trên đã khẳng định thái độ sống của người có dũng
khí khi phải đối mặt với giông bão của cuộc đời. Họ cảm nhận được nỗi sợ của
mình nhưng ln dũng cảm, tự tin, bản lĩnh chế ngự nỗi sợ ấy để cố gắng đạt được
mục tiêu mình đặt ra.
3 Lý giải

2,0


- Dũng khí là cội nguồn đưa ta đến thành cơng. Người có dũng khí ln tự tin,
mạnh mẽ. Mỗi khi khó khăn ập đến họ sẽ chủ động đối diện, thậm chí thách thức
cả khó khăn để tìm cách chiến thắng hồn cảnh.
- Dũng khí cịn giúp con người vươn tới những điều cao quý trong cuộc sống cũng
như dám đấu tranh với cái ác, để bảo vệ công bằng lẽ phải.

-Tự đấu tranh và chiến thắng cám dỗ trong mỗi bản thân con người là chiến thắng
vĩ đại nhất, lúc đó con người được là chính mình. Cảm nhận được giông tố, thử
thách trong cuộc đời là điều tất yếu vì vậy người có dũng khí sẵn sàng đối diện để
bước qua.
-Tuy nhiên rằng có những nỗi sợ khẳng định nhân cách con người. Huấn Cao trong
"Chữ người tử tù" bản lĩnh, khí phách khơng sợ cường quyền, uy lực nhưng lại
nghiêng mình trước "một tấm lịng trong thiên hạ".
(Dẫn chứng minh họa)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận, học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương
dũng cảm, vượt qua nỗi sợ của bản thân không gục ngã trước hoàn cảnh để cách
lập luận thuyết phục hơn.
4 Bàn luận – Mở rộng vấn đề

3,0

- Muốn có dũng khí cần phải rèn luyện từng ngày, tự nhận thức tìm ra nguyên
nhân nỗi sợ trong mình và tìm cách hành động chế ngự nỗi sợ ấy.
- Cần phê phán những người ln chùn bước trước khó khăn, cảm nhận được nỗi
sợ, chấp nhận thu mình trong vỏ ốc. Mặt khác người khơng biết sợ gì là những kẻ
liều lĩnh, bất chấp sẽ dễ bị sa ngã vào những cám dỗ.
-Câu nói trên là một lời khuyên đúng đắn định hướng cho chúng ta thái độ sống
trước nỗi sợ.
5 Kết thúc vấn đề nghị luận

0,5

Ghi chú: Ln khuyến khích những bài làm sáng tạo
Câu 2 (12,0 điểm)
“Đã gọi là nhà văn lớn, thì văn chương của bà ấy hay ông ấy đương


Câu 2

nhiên phải để lại trong kí ức tiếp nhận của tôi một đặc điểm nổi trội nào đó
nói lên tài năng và phong cách của họ”
(Lã Nguyên, 2014, Tiểu luận phê bình Nguyễn Tuân – nhà văn của
hình dung từ, />Bằng trải nghiệm văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị
hãy bàn luận về ý kiến trên.

12,0


2.1

Về hình thức, kĩ năng:

1,0

Thí sinh cần phát huy đồng thời hai kĩ năng:
- Kĩ năng nắm bắt và làm sáng tỏ vấn đề, mà cụ thể ở đây là đặc điểm của
phong cách nghệ thuật.
- Kĩ năng trình bày vấn đề một cách khoa học, có sức thuyết phục.
2.2

Về nội dung cụ thể:

10,0

a.Giải thích

3,0


* Nhà văn được đánh giá là “lớn” khi tác phẩm để lại không chỉ là số lượng
mà quan trọng lay thức những suy ngẫm trong lòng người về các vấn đề của
thời đại, con người, cuộc đời. Và ln có bài học ý nghĩa với mọi thế hệ.
-Phong cách thể hiện tâm tính, cá tính riêng biệt của chủ thể sáng tạo trong
văn học. Văn chương in đậm dấu ấn cá nhân độc đáo của người nghệ sĩ.
*Vấn đề được bàn luận: Ý kiến của Lã Nguyên khẳng định tầm vóc của
nhà văn lớn ở bình diện tài năng và phong cách.
b.Bàn luận
3,0
*Phong cách nghệ thuật là gì? Thể hiện như thế nào trong sáng tác của
nhà văn/ nhà thơ?
+Viết văn là nhu cầu nội tâm mãnh liệt, là những tâm huyết gan ruột, là sự
thể hiện tâm tính cá tính riêng biệt của người nghệ sĩ. “Nghệ thuật là tôi,
khoa học là chúng ta”. Nếu khơng có dấu ấn cá nhân trong sáng tạo, nghệ
thuật khơng cịn là nghệ thuật.
+Phong cách nghệ thuật là nét riêng, nét độc đáo mang tính thẩm mĩ của nhà
văn trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Phong cách nghệ thuật là nét đặc sắc có tính hệ thống tương đối ổn định
(lặp đi lặp lại) trong sáng tác của các tác giả.
Phong cách thể hiện ở: cái nhìn riêng, giọng điệu riêng, nét riêng trong sự
lựa chọn, xử lý đề tài, nội dung tác phẩm, nét riêng trong việc sử dụng các
phương thức, phương tiện nghệ thuật…Phong cách đánh dấu sự trưởng
thành của nhà văn ưu tú.
+Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả
khẳng định nhà văn lớn là người để lại trong sự tiếp nhận của người đọc


đặc điểm nổi trội thể hiện tài năng và phong cách chính là đề cao vai trị cá
tính sáng tạo trong văn chương.

*Phong cách nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào với nhà thơ/nhà văn?
- Nhờ việc định hình nên phong cách nghệ thuật trong sáng tác của
mình, nhà văn đã tạo nên gương mặt, diện mạo, tiếng nói riêng. Điều này
cần thiết và quan trọng trong đời sống văn học. Bởi sự lặp lại này tạo nên
tính bền vững, để nhà văn xây dựng chân dung tinh thần riêng.
Liên hệ: Nhà văn I.X Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng
văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình khơng
thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
Lê Đạt: Mỗi cơng dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Khơng trộn lẫn.
-“Phong cách là gương mặt của tâm hồn” (Schopenhauer), nhờ việc nhà
văn định hình phong cách viết, người đọc hiểu được “tâm hồn” của nhà văn:
tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người và cuộc sống (được thể hiện
một cách nhất quán trong sáng tác của anh ta). Đó chính là căn cứ, cơ sở để
đánh giá vị trí, tầm cỡ của nhà văn trong lịch sử văn học.
- Nhà văn không thể lặp lại một cách đơn điệu mà phải ln có sự bổ sung,
mới mẻ.
c.Chứng minh
HS chọn tác giả, tác phẩm để làm rõ cho vấn đề.
Hướng chứng minh: HS cần chỉ ra tính thống nhất trong phong cách nghệ
thuật của nhà văn và sự bổ sung, tự làm mới mình của nhà văn ấy.
Ví dụ: Nguyễn Tuân:
*Sự thống nhất, tính ổn định trong phong cách:
- Tài hoa, uyên bác.
+ Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật
+ Tiếp cận con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ
- Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ đến trình độ điêu luyện.
- Thể loại: tùy bút

*Sự mới mẻ, những chuyển biến quan trọng:
Kiểu nhân vật: con người tài hoa nghệ sĩ, sau cách mạng: gắn liền với đại
chúng, là con người của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3,0


d. Đánh giá, mở rộng vấn đề

1,0

-

Yêu cầu đối với nhà văn

-

Yêu cầu đối với người đọc, người tiếp nhận.

e. Sáng tạo: Cho điểm sáng tạo với những bài văn có cảm nhận tinh tế, mới
mẻ, độc đáo, cách diễn đạt và hình thức tổ chức bài văn sinh động, đặc sắc,
thể hiện sự tìm tịi riêng của bản thân.

1,0

Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý sơ lược, GV chấm cần căn cứ thực tiễn làm bài của HS để
linh hoạt khi đánh giá, cho điểm.
Người ra đề và làm đáp án: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt đề: Bùi Đình Nhiễu




×