Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Khởi nghiệp từ A tới Z docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.86 KB, 5 trang )

Khởi nghiệp từ A tới Z
Từ advertising (quảng cáo) cho tới zeroing in on your first customers (chú trọng tới
những khách hàng đầu tiên), các bước khởi nghiệp chủ yếu từ A tới Z bao gồm tất cả
những gì mà bạn cần để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.
Bạn đã thấy nhàm chán vì công việc hiện tại và muốn thử sức với một vai trò mới, một ý
tưởng kinh doanh chợt đến và bạn thấy mình bắt đầu có niềm đam mê. Đó là thời gian để
đề ra kế hoạch cho sản phẩm và dịch vụ của riêng bạn. Bạn đang gần kề vị trí của một
nhà quản trị, tuy nhiên sau đó…Ý nghĩ bắt đầu mở một công ty chặn đứng bạn lại. Ngay
cả những người sốt sắng nhất cũng thường lùi 1 bước lại sau khi tiến đến bờ khi họ nhận
thức được tất cả những gì mà họ sẽ phải làm. Có quá nhiều những chi tiết đáng kinh hãi-
từ tiền vốn, kế hoạch kinh doanh tới quản lý hàng trong kho và tìm kiếm những khách
hàng đầu tiên-điều này có thể dễ dàng dập tắt ý định làm ông chủ của bạn.
Dưới đây là các bước được sắp xếp theo bảng chữ cái “những việc cần làm” cùng với lời
khuyên giúp bạn tối ưu hoá cơ hội thành công của mình và tự tin hơn khi bắt tay vào khởi
nghiệp.
A = Advertising. (Quảng cáo) Bạn muốn thu hút sự chú ý của mọi người nhưng quảng
cáo thì quá đắt. Quảng cáo khi nào và ở đâu, tiêu tốn bao nhiêu là một quyết định rất
quan trọng. “Hãy cẩn thận khi sử dụng những đồng vốn đầu tiên để thu hút thế giới bên
ngoài”, Tổng giám đốc của STARTech, Richardson, Texas-công ty giúp đỡ những dự án
khởi nghiệp nói.
Nhân viên của các hãng quảng cáo sẽ gọi cho bạn chỉ một thời gian ngắn sau khi bạn
trưng tấm biển của công ty lên. Với quảng cáo, “sự tính toán thời gian là tất cả”. Đừng
chi tiền quá nhiều cho quảng cáo cho tới khi bạn có thể chịu được mức phí này, đừng e
ngại thảo luận giá cả hợp đồng và vị trí quảng cáo, đừng bắt buộc bản thân bạn phải có 1
hợp đồng quảng cáo hàng năm trước khi bạn thấy thực sự sẵn sàng. Xem xét quảng cáo
với mức giá trước đây như là dấu hiệu có sức hút cho phương tiện truyền bá của bạn.
B = Business plan. (Kế hoạch kinh doanh) Kế hoạch kinh doanh tức là cách nhìn (tầm
nhìn) của bạn về công ty. “Nó đặt nhà quản lý tương lai vào một bối cảnh xa hơn”, Ira
Davidson, giám đốc Trung tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ thuộc đại học Pace, New
York.
Các nhà đầu tư thích những kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích, có tối đa 25 trang và


bao gồm sơ lược về uỷ viên ban quản trị, sơ lược về thị trường và đề án. “Nhà quản lý
thường dành nhiều thời gian cho các vấn đề tài chính,” Desai nói. “Ở một giai đoạn sớm
như thế, điều đó không quan trọng vì một ý tưởng kinh doanh dựa trên sự nắm bắt cơ
hội”. Tập trung đề cập ai đang ở trong đội ngũ quản lý của bạn, ai là khách hàng của bạn
và tại sao ý tưởng của bạn lại có thể biến được thành một thương vụ thực sự trong 2 trang
đầu của bản kế hoạch và chuẩn bị một bài thuyết trình “30 giây” ngắn gọn.
C = Cash flow. Tiền mặt là nhân tố quyết định của bất cứ dự án kinh doanh nào. Quay
trở lại với dự án kinh doanh của bạn, hãy nghĩ làm thế nào bạn có thể đưa cả nhà cung
cấp với khách hàng vào đề án tiền vốn. Thuyết phục khách hàng trả trước và nói với nhà
cung cấp cho bạn thời hạn trả tiền 30 ngày. Nếu thoả thuận được bạn sẽ tạo ra sự khác
biệt rất lớn trong luân chuyển tiền vốn.
D = Distribution. Tìm kiếm một đối tác phân phối, Jeff Shuman, giám đốc nghiên cứu
quản lý tại trường Bentley, Waltham, Massachusetts, và là nhà đồng sáng lập The
Rhythm of Business Inc., (Nhịp điệu kinh doanh), một công ty tư vấn nói. “Nếu bạn có
thể tìm ai đó có mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp với cùng người mà bạn muốn bán
hàng cho họ, bạn có thể thoả thuận với họ là sẽ cung cấp hàng hoá cho khách hàng của
bạn ở đâu”. “Điều này có thể giúp bạn tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng nhanh hơn so
với việc bạn cố gắng tự mình xây dựng hệ thống phân phối”.
E = Equipment. Ban đầu đừng tiêu tốn quá nhiều cho trang thiết bị. Một lựa chọn là bạn
có thể thuê trang thiết bị, nhà xưởng, trụ sở để bớt đi khoản đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ
tầng. Sau khi công việc kinh doanh ổn định, bạn bắt đầu tính tới chuyện biến chúng thành
của mình thực sự cũng chưa muộn.
F = Financing. Đầu tư vốn có nhiều dạng, từ vốn tự có tới vốn liên doanh. Nhưng trong
bối cảnh hiện nay, vốn vay ngân hàng và vốn liên doanh sẽ khó kiếm được nếu bạn
không có uy tín kinh doanh trên thương trường. Thuyết phục đúng người đầu tư cho ý
tưởng của bạn là điều rất quan trọng. Hãy yêu cầu một số tiền nhiều hơn bạn cần vì
thường các nhà quản lý mới có thể đánh giá thấp sự tiêu tốn của các bước trong quá trình
kinh doanh. Tốt nhất là nhắm tới “khoản tiền thông minh”-tức là quỹ từ các nhà đầu tư có
thể chia sẻ cho bạn những hiểu biết và các mối quan hệ khác.
Nếu tất cả những gì bạn cần là quyền được vay nợ, hãy tìm kiếm các ngân hàng. Tuy

nhiên hãy biết đề phòng những bất trắc. Ngân hàng cấp vốn cho công ty của bạn sẽ
hưởng lợi ngay từ những ngày đầu dù họ biết khả năng thu lãi của bạn chỉ có thể có được
vào năm sau. Trong kế hoạch kinh doanh, nhà quản lý có thể thận trọng tới mức họ khiến
cho kế hoạch này không vay được vốn. Hãy cho thấy bạn có khả năng hoàn vốn trong
vòng 1 năm ngay cả khi bạn không thể làm được điều đó.
G = Getting insurance. (Mua bảo hiểm) Hãy xem xét kỹ các vấn đề như nhà cửa đất
đai, bồi thường cho công nhân và các hợp đồng bảo hiểm thương mại có thể bảo vệ được
công ty bạn nếu như có điều không hay xảy ra với khách hàng sau khi dùng sản phẩm,
dịch vụ của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng bạn có thể cân nhắc đến các loại bảo
hiểm dành cho công nhân viên chức giúp bạn tránh khỏi kiện tụng từ phía nhà đầu tư và
công nhân viên.
H = Hiring. (Thuê nhân công) Ban đầu, bạn có thể thuê nhân công ngoài thay vì tuyển
dụng nhân viên. Tuyển dụng nhân viên khiến bạn phải trả một khoản tiền nhiều hơn cũng
như chịu nhiều trách nhiệm mà bạn chưa sẵn sàng trong vài năm đầu kinh doanh.
I = Inventory management. (Quản lý hàng trong kho) Tuỳ vào hình thức công ty của
bạn, bạn sẽ có cách lưu kho phù hợp. Một số nhà quản lý nghĩ tới hàng lưu kho như một
tài sản hơn là chi phí. Bạn đừng mắc phải lỗi này. “Nếu bạn đang không bán được hàng,
bạn sẽ không thu được lợi nhuận”.
Hãy học cách áp dụng chính sách hạ giá. Nói cách khác, bạn đang giảm rủi ro cho việc
mua hàng trước đây. Nếu bạn đưa ra quyết định mua hàng sai, hãy nhanh chóng nhận ra
nó. Tất cả sẽ được giải quyết nếu như mức giá hạ mà bạn đưa ra làm khách hàng hài lòng.
J = Joining a networking group. (Gia nhập vào mạng lưới) Có rất nhiều tổ chức khác
nhau để bạn có thể gia nhập-từ phòng thương mại địa phương tới hiệp hội các nhà quản
lý. Khi gia nhập mạng lưới, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi với mức phí trả hàng
tháng hoặc hàng năm.
Lựa chọn tổ chức của bạn một cách khôn ngoan. Liệu có một hay hai tổ chức, mạng lưới
mang lại cho bạn những lợi ích thiết thực nhất hay không? Hãy tìm gặp trực tiếp các nhà
quản trị đã gia nhập những mạng lưới đó và hỏi họ xem bạn có nên tham gia hay không?
Họ đang được hưởng những gì từ quyền lợi thành viên? Họ có ý định tiếp tục tham gia
vào năm tới hay không?

Bạn nên tích cực tham gia vào các tổ chức vì bạn sẽ mở rộng được tầm ảnh hưởng của
mình, được nhiều người biết đến và có thêm được những khách hàng mới từ mạng lưới
của tổ chức.
K = Knowing your target market. (Nắm rõ thị trường mục tiêu của công ty) Nhiều
doanh nhân mới vào nghề làm việc theo triết lý “nếu tôi có hàng hoá thì khách hàng sẽ
tới”. Bạn nắm được giá trị của sản phẩm, dịch vụ do bạn sản xuất ra, nhưng liệu khách
hàng có cùng cảm nhận với bạn hay không? Thực tế là không phải bạn cứ tạo ra được sản
phẩm hoàn hảo nhất thì khách hàng sẽ mua nó. Đây là nỗi day dứt lớn nhất với các nhà
quản lý.
Xác định thị trường mục tiêu là một phần trong kế hoạch kinh doanh của bạn và nó đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu. Ai là khách hàng của bạn? Ai là đối thủ cạnh tranh? Lợi thế
cạnh tranh của bạn là gì? Liệu có chướng ngại vật nào hay không? Nếu có, bạn sẽ vượt
qua chúng như thế nào? Hãy thử thăm dò khách hàng tiềm năng về ý tưởng kinh doanh
của bạn. Hiểu rõ thị trường mục tiêu sẽ dẫn bạn tới thành công và tới những cơ hội lớn
L = Licenses and permits. (Giấy phép) Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải tiến hành
một số thủ tục hành chính trong đó có giấy phép hoạt động. Nơi bắt đầu quá trình xin giấy
phép là Phòng đăng kí kinh doanh tại địa bàn công ty mà bạn định mở. Quá trình cấp giấy
phép hiện nay tại Việt Nam cũng không còn quá rườm rà nhờ những tiến bộ trong cải
cách hành chính.
Bạn nên nghiên cứu những yêu cầu đặc thù với loại hình kinh doanh của công ty bạn, liệu
nó có cần giấy phép đặc biệt hay là ngành được khuyến khích?
M = Management team. (Đội ngũ quản lý) Tạo lập một đội ngũ quản lý có chuyên môn
và có khả năng chia sẻ ý tưởng của bạn là việc rất khó. Con đường đi tới đầu tư, khách
hàng và nhà cung cấp có thể phụ thuộc vào điều này. Khi lựa chọn một đội ngũ lãnh đạo,
hãy nghĩ tới sự đầu tư tương lai.
Một số nhà quản lý tin tưởng vào những lao động đắt giá để tạo lập nên đội ngũ lãnh đạo.
Điều này không quá cần thiết, hãy tận dụng tất cả mọi mối quan hệ để tìm kiếm người mà
bạn cần đồng thời bạn có thể tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Người
được tuyển ngoài khả năng chuyên môn, cần nhất là thấu hiểu và tỏ ra thích thú với ý
tưởng kinh doanh của bạn.

Sự công minh là điều cần thiết khi xây dựng đội ngũ lãnh đạo công ty. Bạn không nên
xây dựng kế hoạch để trở thành người nắm giữ đa số cổ phần của công ty. Hãy nghĩ theo
cách: Bạn có 80% cổ phần trong một công ty nhỏ hơn hay 20% cổ phần trong công ty lớn
tốt hơn?
Để có một ban lãnh đạo, có thể bạn sẽ phải chia sẻ cổ phần của công ty. Đây là công việc
khá nặng nhọc khi mới bắt đầu kinh doanh. Hãy chuẩn bị tinh thần chia sẻ từ 70 tới 80%
vốn công ty vì bạn đang cố gắng xây dựng một doanh nghiệp có khả năng kiếm ra tiền.
Khi đã có một đội ngũ lãnh đạo, bạn phải biết cách đặt cái tôi sang một bên và đừng kiểm
soát nó quá đáng. Công ty ra đời như đứa con của bạn, và thật nặng nề khi nghe ai đó chê
nó xấu xí, vì thế bạn cần phải đặt nó lên mục ưu tiên hàng đầu.
N = Negotiating contracts. (Đàm phán hợp đồng) Đàm phán là một thử thách với
nhiều nhà quản trị. Bắt đầu bằng việc biết những điều gì sẽ phá vỡ một vụ thoả thuận
mua bán và đích mà bạn muốn đạt tới.
Thông thường đàm phán mặt đối mặt sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn, vì vậy bạn cần chú ý
tới ngôn ngữ cơ thể. “Mắt có thể nói điều chân thật ngay cả khi miệng bạn nói dối”. Hãy
đích thân tới trụ sở làm việc của đối tượng đàm phán thay vì yêu cầu họ đến chỗ bạn. Đây
là một cơ hội để xem xét cách hoạt động của họ.
O = Organizing your office. (Tổ chức nơi làm việc) Bạn sẽ theo dõi mọi việc như thế
nào? Không để ý tới việc thiết lập một hệ thống tổ chức là điều rất không nên, nó sẽ
khiến cho công việc của bạn trở nên kém trôi chảy. Hệ thống tổ chức được thiết lập quy
củ ngay từ đầu sẽ là tiền đề cho sự phát triển rộng hơn sau này.
P = Pricing. (Định giá) Định giá là một nghệ thuật và nó sẽ phản ánh kế hoạch kinh
doanh của bạn. Bạn không thể lên kế hoạch bán cho tới khi bạn tìm hiểu thị trường để
biết được bạn nên bán với giá nào. Tồi tệ nhất là bạn định giá chỉ dựa vào suy đoán, bạn
có thể định giá quá cao hoặc quá thấp.
Sau khi mức giá hợp lý đã được đưa ra, bạn nên bán giá rẻ hơn cho những khách hàng
đầu tiên.
Q = Quantifying your goals. (Định lượng mục tiêu) Kế hoạch được đưa ra phải dựa
trên sự định giá và hiểu biết về thị trường. Doanh số mà bạn đặt ra cần mang tính thực tế
và đáng tin cậy để có thể thu hút được các nhà đầu tư. Xem xét lại mục tiêu với các nhà

đầu tư để chắc chắn bạn đang đi đúng hướng.
R = Record-keeping and accounting. (Ghi sổ và kế toán) Công ty bạn sẽ phải tuyển
dụng một nhân viên kế toán. Tuy nhiên khi chưa có nhiều nhân viên và khách hàng, bạn
có thể tự mình giải quyết công việc này. Có rất nhiều phần mềm kế toán mà bạn có thể tự
mình học và sử dụng

×