Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sáng tạo từ A đến Z (Phần 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.64 KB, 5 trang )

Sáng tạo từ A đến Z
(Phần 1)

Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi
nhuận
Bạn có một ý tưởng hoàn hảo. Nhưng từ đó, bạn có thể phạm phải 2 sai lầm
lớn: 1) nghĩ rằng việc trở thành một nhà sáng chế là rất khó, và vì vậy cất kỹ ý tưởng
đó trong một góc của bộ não mình, hoặc 2) nghĩ rằng điều đó quá dễ, từ đó lãng phí
tiền của và thời gian mà không tiến hành các hoạt động chuẩn bị cần thiết, để rồi kết
thúc với việc cất hàng trăm thiết bị không bán được vào góc ga-ra nhà mình.
Có một vị trí ở giữa hai thái cực trên, đó là nghiên cứu. Cũng giống như hầu hết
các việc khác trên thế giới, sáng chế là điều có thể học được nếu bạn dồn đủ nỗ lực vào
đó. Chúng tôi không nói rằng bất kỳ ai cũng có thể dạy cho bạn cách nghĩ ra ý tưởng,
nhưng bạn có thể được dạy cách xử lý ý tưởng đó.
Jack Lander, một nhà tư vấn về sáng chế nói: “Các nhà sáng chế không nhận
thấy được tính hệ thống của công việc này. Bạn có thể có được kiến thức có hệ thống
về vấn đề này. Nếu bạn chỉ bắt đầu ý tưởng chưa chín muồi và không chú ý học hệ
thống kiến thức đó thì rất có thể kết cục sẽ là bạn tiêu tốn nhiều tiền mà chẳng đi đến
đâu cả.”
Chúng tôi sẽ dẫn bạn đi theo thứ tự từ A đến Z những điều bạn cần biết về sáng
chế.
A: Attorneys (Luật sư)
Giống như bất kỳ một doanh nhân nào khác, bạn sẽ cần những nhân vật kiểu
này. Trong trường hợp của bạn, một luật sư là cần thiết nếu bạn muốn một bằng sáng
chế có hiệu lực tốt. Để đạt được mục đích này, bạn cũng có thể thuê một nhân viên
chuyên phụ trách về vấn đề bằng sáng chế. Lander nói: “Một chuyên viên về bằng
sáng chế cũng phải trải qua tất cả các kỳ thi giống như một luật sư để được Chính phủ
cấp phép hoạt động.” Chuyên viên về bằng sáng chế thường là các kỹ sư say mê với
quá trình cấp bằng sáng chế và họ thường tính tiền phí ít hơn so với các đồng nghiệp
luật sư của họ.
Nhưng James White, một nhà sáng chế, đồng thời là chuyên gia marketing và


tác giả cuốn sách "Will it sell?" cho rằng bạn không nên ra quyết định dựa hoàn toàn
vào các chuyên viên này. “Tôi có lời khuyên nghiêm túc cho các nhà phát minh sáng
chế là hãy lựa chọn những người làm việc về bằng sáng chế dựa trên hai tiêu chí sau:
1) Nhân viên đó có đủ hiểu biết về lĩnh vực mà bạn sáng chế không? Và 2) Bạn có
cảm thấy dễ chịu với chuyên viên đó không?”
Tuy nhiên hãy nhớ rằng: các luật sư và chuyên viên về bằng sáng chế có động
cơ cá nhân khi khuyến khích bạn lấy bằng sáng chế - họ sẽ không kiếm được tiền nếu
họ khuyên ngược lại. Vì vậy hãy nhận thức được mối lợi cá nhân này của họ, và cố
gắng tìm kiếm một luật sư bình thường trước. Hãy đưa ra nhiều câu hỏi, lấy các ý kiến
tham khảo và thật cẩn thận khi lựa chọn luật sư hay chuyên viên về bằng sáng chế.
B: Business plan (Kế hoạch kinh doanh)
Tại sao bạn cần có một kế hoạch kinh doanh? Bạn đang chuẩn bị lấy bằng sáng
chế cho phát minh của mình, bán các giấy phép đó và gặt hái thành công, đúng vậy
không? Ngay cả khi đó là kế hoạch hành động của bạn (chứ bạn không muốn trở thành
một chủ doanh nghiệp và tự kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm của mình),
thì việc vạch ra một kế hoạch kinh doanh sẽ buộc bạn phải biết tất cả các ngóc ngách
và xó xỉnh của thị trường mục tiêu - những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
Andy Gibbs, người sáng lập, đồng thời là giám đốc điều hành của
PatentCafe.Com - một mạng lưới các trang web về quyền sở hữu trí tuệ, nói: “Một khi
nhà phát minh có chương trình kế hoạch kinh doanh và làm việc theo kế hoạch đó – có
thể họ sẽ không bao giờ trở thành một nhà doanh nghiệp, nhưng họ đã hoàn thành bài
tập về nhà của mình. Vì thế, khi nói chuyện với một người được cấp phép, họ có một
kế hoạch kinh doanh chứ không chỉ một ý tưởng. Điều này có những ý nghĩa nhất định
vì như vậy, người được cấp phép đang nói chuyện với một nhà sáng chế thông minh
không chỉ có ý tưởng mà còn một kế hoach kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp.
“Nếu bạn có một sản phẩm mang tính khả thi cao, bạn sẽ cần làm cho nó có
tính khả thi xét từ góc độ thương mại. Và để làm được điều này, bạn thực sự cần một
kế hoạch kinh doanh và hiểu về ngành sản xuất sản phẩm đó. Bạn cần phải trở thành
một chuyên gia trong lĩnh vực nhỏ bé của bạn.”
C: Contracts (Hợp đồng)

Gần như không thể trình bày hết tất cả những hợp đồng mà bạn ký kết trong
quá trình phát triển từ ý tưởng tới thị trường trong bài báo này – đó là công việc mà
luật sư và/hoặc nghiên cứu tiếp theo của bạn – vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu một trong
những hợp đồng mà bạn cần biết. (Xem Z để biết thông tin về các thoả thuận tin cậy.)
Nếu bạn kiếm được một công ty cơ khí hay thiết kế để giúp tạo nên sản phẩm
của bạn, cuối cùng bạn rất có thể thỉ là một nhà đồng sáng chế. Gibbs nói: “Nếu nếu
kỹ sư đó là cần thiết để thực hiện các công việc về kỹ thuật thì điều đó phải được ghi
trong đơn xin cấp bằng sáng chế. Để ngăn không cho kỹ sư đó được cùng sở hữu bằng
sáng chế với bạn, bạn chỉ cần một hợp đồng phân công sáng chế kết hợp với một hợp
đồng tư vấn thực sự. Hợp đồng này ghi rõ rằng bất cứ vấn đề gì liên quan đến cấp bằng
sáng chế nảy sinh trong mối quan hệ này sẽ do bạn toàn quyền quyết định.”
Bạn vẫn cần phải ghi tên của người kỹ sư hoặc người tạo ra nguyên mẫu vào
bằng sáng chế của mình, nhưng nếu bạn có hợp đồng hoàn chỉnh trước khi hoàn thành
hồ sơ về bằng sáng chế thì người đó sẽ không có quyền gì đối với bằng sáng chế của
bạn. Điều này dường như chỉ là một thủ tục nhỏ, nhưng nếu bạn quên thì người kỹ sư
đó có thể có quyền ngang bằng bạn đối với sáng chế của bạn. (Và đừng nghĩ rằng bạn
có thể bằng cách nào đó không ghi tên của viên kỹ sư lên bằng sáng chế - như vậy là
lừa đảo, và bạn có thể mất các quyền lợi đối với sáng chế của mình).

×