Tải bản đầy đủ (.docx) (357 trang)

Bài giảng môn công pháp quốc tế 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 357 trang )

BÀI GIẢNG MƠN CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
Tín chỉ: 5

Năm học: 2022-2023

GVGD: TS. Đào Thị Thu Hường
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1984;
PTS. Đồn Năng (chủ biên),
2. Giáo trình Luật Quốc tế, Khoa Luật Trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn, Hà
Nội, 1994;
3.Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2010; PGS.TS.
Nguyễn Bá Diến (chủ biên),
4. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001;
Nguyễn Hồng Thao (2000),
5.Tồ án cơng lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tịa án hình sự quốc tế và việc
gia nhập của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 25-26/10/2006, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2007;
7.Giáo trình Cơng pháp quốc tế, George Scelle, Paris, 1948; Introduction to the Principle
of Morals and Legislation, London, 1780;
8. Antonio Cassese, International law divided world, Clarendon Press – Oxford, 1994;
9. Malcolm N.Shaw, International law, Cambridge University Press (Fifth edition), 2003.
I. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ
1. Định nghĩa
Pháp luật là một phạm trù lịch sử, có q trình hình thành và phát triển gắn với sự
hình thành và phát triển của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, Nhà nước đã sử dụng
pháp luật như một trong những công cụ để quản lý, điều hành và điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của mình, Nhà nước đã sử dụng hai
cơng cụ pháp lý khác nhau là luật quốc gia và luật quốc tế. Các quan hệ xã hội trong một


quốc gia được điều chỉnh bởi hệ thống luật quốc gia, còn quan hệ giữa các quốc gia với
nhau lại được điều chỉnh bởi hệ thống luật quốc tế.

1


Trên thực tế, quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia đã có từ thời kỳ cổ đại
nhưng thuật ngữ “luật quốc tế” ra đời muộn hơn. Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã,
để phân biệt pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa những người dân La Mã với nhau
(jus civile), người ta thấy xuất hiện một khái niệm mới luật vạn dân (jus gentium). “Luật
vạn dân” bao gồm: Những quy phạm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa những người dân
La Mã với những người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau trên lãnh
thổ La Mã; những quy phạm pháp lý chung cho các nước; những quy phạm pháp lý điều
chỉnh quan hệ giữa các nước với nhau.
Đến thế kỷ XVI, nhà triết học, thần học, luật học người Tây Ba Nha Francisco de
Victoria (1480-1546) đã đưa ra thuật ngữ “Luật các dân tộc” (jus inter gentes). Năm 1789,
nhà triết học, luật học người Anh Jeremy Bentham (1748-1832) trong tác phẩm “Những
nguyên tắc của đạo đức và pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ “Luật quốc tế” để chỉ hệ
thống pháp luật giữa các quốc gia. Từ đó, thuật ngữ luật quốc tế trở nên thông dụng trong
lý luận cũng như trong thực tiễn ngoại giao của các nước. Trong tiếng Anh, thuật ngữ Latinh jus inter gentes được dùng là International Law, tiếng Pháp là Droit international,
tiếng Đức là Volkerrecht. Ngoài ra, một số thuật ngữ tương đồng khác như “Pháp luật
quốc tế”, “Luật quốc tế chung”… cũng đang được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp
lý.
Các thuật ngữ trên đều có sự tương đồng về những nội dung cơ bản với ý nghĩa
dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế
phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên, cần phân biệt các
thuật ngữ trên với “luật quốc tế khu vực”. Luật quốc tế khu vực là tổng thể các quy phạm
điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng xu hướng
chính trị, tôn giáo hay các liên kết khu vực như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Liên minh châu Âu (EU)…

Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa luật quốc tế với khoa học luật quốc tế. Khoa học
luật quốc tế là môn khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn đặt ra trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể quốc tế khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.
Luật quốc tế được phân chia thành luật xung đột (hay đơi khi cịn được gọi là tư
pháp quốc tế) và công pháp quốc tế (thường được gọi là luật quốc tế) 1. Đối tượng điều
chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, quan hệ lao động,
quan hệ hơn nhân và gia đình mang yếu tố nước ngoài (yếu tố quốc tế). Ngoài ra, Tư pháp
quốc tế còn tham gia nghiên cứu việc xác định thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp
đối với các vụ án kiện dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi; xác
định địa vị pháp lý của công dân, pháp nhân nước này trước cơ quan tư pháp của nước
1 This term was fisrt used by J.Bentham: see Introduction to the Principle of Morals and Legislation, London, 1780.

2


khác; quy định nguyên tắc và thủ tục ủy thác tư pháp; vấn đề công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi; công nhận và cho thi hành các quyết
định của Trọng tài nước ngồi… 2 Trong khi đó, cơng pháp quốc tế điều chỉnh mối quan
hệ giữa các quốc gia, các quan hệ mang tính liên chính phủ phát sinh trong các lĩnh vực
(chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế. Thuật ngữ “luật quốc tế” trong cuốn
giáo trình này được dùng để chỉ cơng pháp quốc tế.
Luật quốc tế đã trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển. Theo từng
giai đoạn và bối cảnh lịch sử, xã hội mà luật quốc tế có những đặc điểm khác nhau. Ngày
nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới, Luật quốc tế hiện đại là
kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng
đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về mọi phương diện, cấp độ, tuân theo quy
luật vận động khách quan ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Pháp luật quốc
tế hiện đại thể hiện xu thế phát triển và kết quả đấu tranh chung của các lực lượng vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Xét trên bình diện chung, vấn đề định nghĩa “luật quốc tế” là một vấn đề phức tạp
bởi đây không thuần túy là vấn đề học thuật mà là vấn đề mang tính chính trị, pháp lý.
Dựa trên chủ nghĩa duy tâm siêu hình, các học giả và luật gia các nước phương
Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế.
Luật gia người Pháp – Ch.Routsseau cho rằng: “Luật quốc tế là ngành luật điều
chỉnh quan hệ giữa các nước hay đúng hơn giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau”.
Trong giáo trình Công pháp quốc tế xuất bản tại Paris năm 1948, Giáo sư người
Pháp George Scelle đã định nghĩa: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm hay quy tắc
của cộng đồng các dân tộc” 3.
Còn theo luật gia người Áo – Verdross: “Luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm có
tính chất điều ước hay tập qn cũng như các nguyên tắc pháp lý thông thường nhằm
điều chỉnh các quan hệ quốc tế ”.
Như vậy, theo quan điểm của một số luật gia nêu trên, luật quốc tế là tổng hợp
những quy phạm (hay quy tắc) pháp lý nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với
nhau. Những định nghĩa này đã nêu lên được một số đặc trưng quan trọng của luật quốc tế
như đặc điểm về chủ thể, đặc điểm về chức năng, đối tượng điều chỉnh tuy nhiên chúng
vẫn chưa nêu bật và thể hiện được bản chất của luật quốc tế.
Trong khi đó, các nhà luật học tại của hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại nhận
định: “Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp lý, được các quốc gia
và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp lý quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và
2 PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
200.
3 Giáo trình Cơng pháp quốc tế, George Scelle, Paris, 1948.

3


bình đẳng, thơng qua đấu tranh thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt
(chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau (chủ yếu là các
quốc gia) và trong những trường hợp cần thiết, được đảm bảo thực hiện bằng những biện

pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của luật quốc tế thi hành, và
bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới”. Có thể thấy bản chất của
luật quốc tế đã được khắc họa rõ nét qua định nghĩa này. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề cho
việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về luật quốc tế trong các giai đoạn sau.
Từ góc độ lý luận và thực tiễn, ta có thể định nghĩa: “Luật quốc tế là hệ thống các
nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc
tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những
quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời
sống quốc tế”.
2. Đặc điểm
Luật quốc tế có những điểm khác biệt so với hệ các hệ thống pháp luật khác.
Những nét đặc trưng cơ bản này được thể hiện qua các khía cạnh cụ thể như sau:
- Thứ nhất, luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, thể hiện ý chí của
các chủ thể. Trong cộng đồng quốc tế, khơng có cơ quan lập pháp tối cao đứng trên các
quốc gia để đặt ra các quy tắc, quy phạm pháp luật quốc tế. Chính các quốc gia vừa là đối
tượng chịu sự chịu sự chi phối của luật quốc tế vừa là thực thể đặt ra những nguyên tắc,
quy định của luật. Thơng qua q trình thỏa thuận, các quốc gia đã soạn thảo các điều ước
quốc tế, thiếp lập những quy tắc của luật quốc tế trong những lĩnh vực nhất định. Những
quy tắc này chỉ có hiệu lực nếu có sự chấp thuận của các quốc gia. Bằng việc ký kết, phê
chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, các quốc gia cam kết thực hiện các quy phạm pháp
luật quốc tế và chịu sự ràng buộc từ chính những cam kết đó.
- Thứ hai, Luật quốc tế khơng có hệ thống cơ quan tư pháp như trong pháp luật
quốc gia (khơng có hệ thống cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án
được tổ chức theo tầng cấp, theo khu vực như trong pháp luật quốc gia).
Trong luật quốc tế, Tòa án chỉ có thẩm quyền xét xử nếu được sự chấp nhận thẩm
quyền của các quốc gia thành viên. Theo Điều 36 Quy chế Tịa án quốc tế: “Tịa có thẩm
quyền tiến hành xét tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả các vấn đề được
nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các hiệp ước, các cơng ước đang
có hiệu lực”. Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa dựa trên cơ sở sự đồng
ý, chấp thuận một cách rõ ràng của các quốc gia. Điều này cũng được Tòa án Công lý

quốc tế khẳng định lại trong rất nhiều phán quyết của mình: “Phán xử về trách nhiệm
quốc tế của Anbani mà khơng có sự đồng ý của nước đó là hành động đi ngược lại một
nguyên tắc của luật quốc tế đã được xác lập rõ ràng và được thể hiện trong Quy chế của
4


Tịa. Đó là Tịa khơng thể thực hiện thẩm quyền tài phán của mình đối với một quốc gia
nếu khơng có sự đồng ý của quốc gia đó”4.
Tương tự như Tịa án Cơng lý quốc tế, Tịa án Luật biển quốc tế cũng chỉ có thẩm
quyền xét xử khi được sự chấp thuận của các quốc gia hữu quan. Theo Điều 21 Mụ 2 Phụ
lục VI Công ước Luật biển 1982 về Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển thì: “Tịa án
có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tịa
theo đúng cơng ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa
thuận khác, giao thẩm quyền cho Tịa án”.
Ngồi ra, bên cạnh Tòa án, trong quan hệ quốc tế, Tòa trọng tài (giải quyết tranh
chấp phát sinh từ các quan hệ mang tính liên quốc gia) là một trong những thiết chế tài
phán khác, thuộc sự lựa chọn của các quốc gia. Cơ sở xác định thẩm quyền của tịa trọng
tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tịa
trọng tài.
- Thứ ba, Luật quốc tế có hệ thống chế tài đa dạng, phong phú. Trước đây, xuất
phát từ sự so sánh những điểm khác biệt giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia,
nhiều người cho rằng luật quốc tế khơng có chế tài. Tuy nhiên, những quan điểm này
không chuẩn xác. Trên thực tế, luật quốc tế có cơ chế đảm bảo thi hành và hệ thống chế
tài đặc thù rất đa dạng.
+ Cơ chế đảm bảo thi hành luật quốc tế
Cơ chế kiểm soát quốc tế là một trong những phương thức đảm bảo hiệu quả thực
thi pháp luật quốc tế, phòng ngừa những hành vi vi phạm của các quốc gia trong quan hệ
quốc tế. Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo cáo, thanh tra về
báo cáo của các quốc gia và hoạt động bảo vệ báo cáo của các quốc gia về một lĩnh vực
nhất định của luật quốc tế trước các cơ quan, thiết chế quốc tế (VD: Cơ chế làm và bảo vệ

báo cáo quốc gia của các thành viên Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAW).
Cơ chế các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành những nghĩa vụ quốc tế đã
cam kết, thảo luận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế được áp dụng trong
một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của luật quốc tế (như trong khuôn khổ của Tổ chức
Lao động quốc tế ILO…).
Trong một số lĩnh vực đặc thù (như lĩnh vực vũ khí hạt nhân…), các thiết chế quốc
tế có thể tiến hành thanh tra về tính xác thực trong các thơng tin do các quốc gia đưa ra
trong báo cáo (VD: Cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 5).
4 Nguyễn Hồng Thao, Tịa án Cơng lý quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

5 Cơ chế thanh sát của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo thực hiện
các điều ước quốc tế. Hiện nay, việc thanh tra được tiến hành theo các phương thức sau: i) Thanh tra của tổ chức
quốc tế (VD: Thanh sát của cơ quan năng lượng nguyên tử IAEA); ii)Thanh tra được thực hiện bởi các quốc gia hữu

5


+ Chế tài trong luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở sự cam kết, tự nguyện thực hiện các nghĩa
vụ quốc tế của các chủ thể. Tuy nhiên trong trường hợp các chủ thể vi phạm các cam kết
và nghĩa vụ quốc tế thì họ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Vấn đề
trách nhiệm pháp lý quốc tế được đặt ra để cưỡng chế buộc các chủ thể đã thực hiện hành
vi trái pháp luật quốc tế hoặc tuy thực hiện hành vi mà pháp luật quốc tế không cấm
nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải thực hiện một số yêu cầu để khắc phục và
phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt nhất định trên cơ sở pháp luật quốc tế.
Như vậy, khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ thành viên và vi phạm quy định của
luật quốc tế thì luật quốc tế sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý
cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế
đã bị xâm hại.

Luật quốc tế có những chế tài để đảm bảo luật được thực thi một cách hiệu quả tuy
nhiên chế tài trong luật quốc tế có những điểm đặc thù sau:
 Thứ nhất, chế tài của luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện theo những
cách thức riêng lẻ hoặc tập thể. Trong một số trường hợp do cơ quan tài
phán quốc tế thực hiện. Do luật quốc tế khơng có một cơ quan hành pháp
thường trực riêng biệt, khơng có qn đội và cảnh sát riêng nên những chế
tài của luật quốc tế do chính quốc gia thực hiện. Quân đội, lực lượng thi
hành pháp luật tiến hành các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết được huy
động từ quân đội của chính các quốc gia thành viên.
 Thứ hai, các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có vi
phạm pháp luật quốc tế của một chủ thể khác.
Chủ thể của luật quốc tế áp dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo
cho việc thực thi luật quốc tế. Bên cạnh các biện pháp mang tính pháp lý, các chủ thể của
luật quốc tế cịn dùng những yếu tố chính trị - xã hội để tạo hiệu quả cho việc thi hành
luật (VD: tác động vào quan hệ ngoại giao, cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao…).
Chế tài của luật quốc tế có thể khái quát gồm những hình thức chủ yếu sau:
- Các chế tài phi hình sự (VD: cơng khai xin lỗi, cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm
vận, buộc bồi thường thiệt hại…);
- Các chế tài hình sự (áp dụng với cá nhân gây ra tội ác chống loài người, tội diệt
chủng, tội ác chiến tranh, tội xâm lược…).
quan, thành viên của điều ước quốc tế thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan quốc tế; iii) Thanh tra chéo giữa
các quốc gia do các thành viên điều ước quốc tế thực hiện (VD: Hoạt động thanh tra được ghi nhận trong Hiệp ước
về Nam Cực năm 1959).

6


- Chế tài quân sự (áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng lực lượng vũ trang đối
với quốc gia vi phạm hịa bình hoặc đe dọa hịa bình…).
Trong các chế tài nêu trên của luật quốc tế, chế tài quân sự là hình thức truy cứu

trách nhiệm pháp lý quốc tế mang tính nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với các vi
phạm luật quốc tế nghiêm trọng và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể. Chế tài này
được thực hiện trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an trong khuôn khổ của Liên hợp
quốc. Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng Bảo an có thẩm quyền áp
dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho
việc duy trì hoặc khơi phục hịa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là
những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những chiến dịch khác, do các lực lượng
hải, lục, không quân của các Thành viên Liên hợp quốc thực hiện. Từ năm 1948, Liên
hợp quốc liên tục cử các phái bộ gìn giữ hịa bình tới các “điểm nóng” về an ninh trên thế
giới (VD: Tháng 7/1960, Liên hợp quốc đã tổ chức chiến dịch gìn giữ hịa bình ở Cơnggơ. Hoạt động này nhằm đảm bảo sự rút qn của Bỉ, trợ giúp Chính phủ Cơng-gơ trong
việc duy trì luật pháp và trật tự; đồng thời trợ giúp về kỹ thuật, từ đó giúp duy trì sự tồn
vẹn lãnh thổ và nền độc lập của Cơng-gơ, ngăn chặn chiến tranh tiếp tục xảy ra, đảm bảo
sự rút quân của quân đội và nhân viên bán quân sự nước ngoài…).
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có thẩm quyền
xác định sự tồn tại mọi sự đe dọa hịa bình, phá hoại hịa bình hoặc hành vi xâm lược và
đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với luật
pháp quốc tế để duy trì hoặc khơi phục hịa bình và an ninh quốc tế.
Để góp phần vào việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội
đồng Bảo an và phù hợp với những hiệp ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết cho việc
duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc có nghĩa vụ
cung cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện
khác, kể cả việc cho phép quân đội Liên hợp quốc đi qua lãnh thổ của mình (Điều 43
khoản 1 Hiến chương Liên hợp quốc).
Trên thực tế, nhiều năm qua, với những nỗ lực không ngừng, lực lượng gìn giữ hịa
bình của Liên hợp quốc, những lính mũ nồi xanh mang sứ mệnh gìn giữ hịa bình đã góp
phần đáng kể vào việc duy trì, lập lại hịa bình, an ninh quốc tế, giải quyết nhiều lò lửa
xung đột ở Apganixtan, Campuchia, Iran, Irắc hay sự bế tắc lâu dài ở Nammibia, xung đột
ở Trung Mỹ, nội chiến ở Awngola, Mơ dăm bích…
Ngồi biện pháp qn sự, Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện
pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các

nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng
những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ
kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng khơng, bưu chính, điện tín, vơ tuyến điện và các
phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
7


Bên cạnh những biện pháp cưỡng chế, biện pháp quân sự áp dụng đối với các quốc
gia nêu trên, Luật quốc tế cũng quy định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc tế. Khi
quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế thì quốc gia phải chịu trách
nhiệm pháp lý quốc tế, các cá nhân có liên quan phải gánh chịu trách nhiệm hình sự quốc
tế. Theo Điều 5 khoản 1 Quy chế Rome, Tịa án Hình sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét
xử đối với các cá nhân phạm các tội ác nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế. Đó
là các tội: tội diệt chủng; tội chống loài người; tội ác chiến tranh; tội xâm lược. Những cá
nhân này có thể là công dân của các quốc gia thành viên hoặc công dân của các quốc gia
phi thành viên Quy chế (Điều 12, và Điều 13) khi:
- Họ thực hiện tội phạm trên lãnh thổ quốc gia thành viên hoặc trên tàu bay, tàu
thuyền được đăng ký tại quốc gia thành viên;
- Quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi họ thực hiện tội phạm đã chấp
nhận quyền tài phán của Tòa án;
- Vụ việc do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông báo cho ICC theo thẩm quyền
quy định tại Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc.
Đặc biệt việc cá nhân được hưởng quyền miễn trừ theo luật quốc gia hoặc luật
quốc tế không cản trở Tòa án thực hiện quyền tài phán đối với họ (Điều 27 Quy chế
Rome)6. Việc cá nhân thực hiện hành vi tội phạm với tính chất thừa hành cơng vụ khơng
là cơ sở pháp lý để giải thốt cho cá nhân khỏi trách nhiệm hình sự. Sự trừng phạt được
tiến hành trên cơ sở phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế (VD: Phán quyết của Tòa án
quốc tế) hoặc theo thẩm quyền tài phán quốc gia. Địa vị pháp lý của cá nhân (nguyên thủ
quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao) khơng là cơ sở để loại trừ

trách nhiệm hình sự của những người này khi họ có những hành vi vi phạm mang tính
chất là tội ác quốc tế.
3. Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, điều chỉnh một số quan hệ xã
hội nhất định. Luật quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong phạm vi của quốc
gia. Cịn luật quốc tế có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống
quốc tế. Quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn quốc tế gồm: quan hệ chính trị, kinh tế,
khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc
tế với nhau. Không giống với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ mang tính liên quốc gia, liên chính
phủ phát sinh trong mọi mặt của đời sống quốc tế.
6 Tịa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 25-26/10/2006, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2007.

8


Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế là các quan hệ liên quốc gia
(liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Tính chất liên quốc gia, liên chính phủ là đặc trưng quan trọng của quan hệ pháp
luật quốc tế, là căn cứ xác định tính pháp lý quốc tế của mối quan hệ giữa các quốc gia và
chủ thể khác của luật quốc tế. Đồng thời, đây là cơ sở để phân biệt quan hệ pháp luật quốc
tế của quốc gia với các quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là một bên chủ thể, ví dụ quan
hệ pháp luật thuộc phạm vi tư pháp quốc tế hay các quan hệ pháp luật thương mại quốc
tế, kinh tế quốc tế, quan hệ giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế phi chính phủ... Việc
phân biệt quan hệ pháp luật quốc tế với các quan hệ pháp luật khác mà quốc gia là chủ thể
có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
pháp lý của quốc gia cũng như cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh.
4. Chủ thể của luật quốc tế

4.1. Khái niệm
Bản chất của luật quốc tế thể hiện qua các bộ phận cấu thành quan hệ pháp lý quốc
tế. Một trong các bộ phận quan trọng cấu thành quan hệ pháp lý đó chính là chủ thể của
luật quốc tế.
Trên thực tế, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng có các chủ thể pháp luật nhất
định vốn có của nó. Các chủ thể này phụ thuộc vào đối tượng được hệ thống pháp luật đó
điều chỉnh và trong một mức độ nhất định, phụ thuộc vào phương pháp điều chỉnh đặc thù
cho từng hệ thống pháp luật. Ngoài ra, các chủ thể của một hệ thống pháp luật cịn thay đổi
theo q trình phát triển của lịch sử, theo những biến chuyển trong đối tượng và phương
pháp điều chỉnh pháp luật.
Hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong phạm vi quốc
gia nên chủ thể của pháp luật quốc gia nói chung là cá nhân, thể nhân (cơng dân, người
nước ngồi) và các tổ chức nhất định của cá nhân, các cơ quan nhà nước... được pháp luật
cơng nhận có quyền năng chủ thể. Hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong thực tiễn quốc tế (các quan hệ quốc tế) nên chủ thể của nó bao gồm các quốc
gia, các tổ chức đại diện cho nhiều quốc gia (tổ chức quốc tế).
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, số lượng chủ thể, vị trí chủ thể, quan niệm
về chủ thể của pháp luật quốc tế cũng khác nhau. Ở giai đoạn chiếm hữu nô lệ, chủ thể của
pháp luật quốc tế là các quốc gia chủ nơ, các liên đồn chính trị, tơn giáo của các quốc gia
thành bang, các quốc gia “chư hầu” và địa vị của các chủ thể là khơng bình đẳng. Trong
thời kì phong kiến, chủ thể của luật quốc tế lại là các quốc gia phong kiến, các đế chế thiên
chúa giáo, những tiểu quốc của các nhà quý tộc, các quốc gia “chư hầu”... Địa vị của chủ
thể trong thời kỳ này cũng vẫn mang tính chất khơng bình đẳng. Trong thời kỳ tư bản chủ
9


nghĩa có thay đổi rất lớn về số lượng và vị thế của các chủ thể. Trong giai đoạn này, khi
các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ... nổ ra và phong trào giải phóng dân tộc phát
triển, vấn đề bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế
của các bên tham chiến và của các quốc gia có chủ quyền bị hạn chế đã được đặt ra. Tuy

nhiên trên thực tế, sự bình đẳng giữa các bên cịn mang tính hình thức.
Ngày nay, với nhiều biến đổi lớn lao trong xã hội quốc tế, cũng như trong lý luận về
pháp luật quốc tế, q trình dân chủ hóa đã có những tác động làm thay đổi chủ thể và vị
thế chủ thể pháp luật quốc tế. Trong lý luận và thực tiễn về pháp luật quốc tế đã xuất hiện
nhiều trường phái, học thuyết, nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề phạm vi, số lượng
chủ thể của luật quốc tế hiện đại. Có trường phái chỉ coi luật quốc gia là chủ thể duy nhất
của pháp luật quốc tế. Có trường phái lại coi tập đồn các quốc gia, các cá nhân cũng là
chủ thể của pháp luật quốc tế bên cạnh các chủ thể khác.
Thực tế trên thế giới hiện nay ngoài quan điểm truyền thống cho rằng quốc gia, các dân
tộc đang đấu tranh, tổ chức liên chính phủ, chủ thể đặc biệt khác là chủ thể của luật quốc tế thì
cịn có quan điểm hiện đại cho rằng cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính
phủ cũng nên được xem là chủ thể của luật quốc tế. Đây là quan điểm mới và cũng được một
số nước trên thế giới công nhận.
Theo lý luận Mác – Lênin về chủ thể của pháp luật, các chủ thể của pháp luật, tuy
có sự khác nhau về vị trí, vai trị, chức năng, bản chất... nhưng chúng thường có dấu hiệu
chung, dấu hiệu cơ bản, đặc trưng mà các thực thể khác khơng thể có. Xuất phát từ cơ sở lý
luận đó, chúng ta nhận định chủ thể của pháp luật quốc tế cũng có các dấu hiệu cơ bản
phân biệt với các thực thể khác. Các dấu hiệu đó là:
- Có sự tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế;
- Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong quan hệ quốc tế;
- Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều
chỉnh của hệ thống pháp luật quốc tế;
- Độc lập chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Khi xác định chủ thể của luật quốc tế hiện đại, chúng ta cần lưu ý xem thực thể
đang xét có hội đủ các dấu hiệu cơ bản của một chủ thể của luật quốc tế như đã nêu trên
hay không. Nếu thiếu một trong những dấu hiệu cơ bản đó thì khơng thể được coi là chủ
thể của luật quốc tế hiện đại.
Xuất phát từ những dấu hiệu xác định tư cách chủ thể của luật quốc tế, có thể đưa ra
một định nghĩa tổng quát về chủ thể của pháp luật quốc tế như sau:
Chủ thể của luật quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc

tế, là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào những quan hệ đó một cách
10


độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về
những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.
Từ định nghĩa trên, ta thấy chủ thể đầu tiên, chủ yếu của pháp luật quốc tế là quốc
gia. Quốc gia chính là trung tâm của xã hội quốc tế.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ do các quốc gia thỏa thuận thành lập phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là chủ thể hạn chế của luật quốc tế, vì
tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có một số quyền và nghĩa vụ hạn chế do các quốc gia
thành viên thỏa thuận giao cho.
Về quan điểm cho rằng cá nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế phi chính phủ cũng là
chủ thể của luật quốc tế hiện đại, ta thấy rằng:
Cá nhân là chủ thể mang tính tự nhiên, là một thực thể sinh học chiếm số lượng lớn
nhất trong xã hội. Cá nhân là chủ thể thường xuyên và quan trọng nhất của nhiều ngành luật
như: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai…bởi đây là chủ thể đầu tiên và cơ
bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều các quốc gia chưa công
nhận cá nhân là chủ thể của luật quốc tế.
Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng có quyền và nghĩa vụ. Đây là những
quyền do nhà nước quy định và không ai được tự hạn chế nghĩa vụ của mình cũng như
quyền và nghĩa vụ của người khác. Mọi cá nhân sinh ra không phân biệt giới tính, thành
phần dân tộc, giàu nghèo, tơn giáo…đều có năng lực pháp luật như nhau và được nhà
nước đảm bảo thực hiện. Điều này được công nhận tại Điều 6 Tuyên ngôn quốc tế Nhân
quyền năm 1948.7
Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập
và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về hành vi
của mình. Khả năng này được xác định dựa theo độ tuổi và khả năng nhận thức của con
người. Năng lực hành vi của cá nhân ở các quốc gia khác nhau và ở nhiều thời điểm khác
nhau là khác nhau.

Tính chủ thể pháp lý của cá nhân được thể hiện ở chỗ cá nhân cũng gánh vác trách
nhiệm và nghĩa vụ cũng như hưởng lợi các quyền lợi mà luật quốc tế quy định, bởi suy
cho cùng hành vi của từng cá nhân trong một quốc gia là cách thức quốc gia đó thực hiện
quyền và nghĩa vụ quốc tế.
Pháp nhân
Pháp nhân xem xét ở đây được hiểu là các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia và các
công ty xuyên quốc gia. Xét về mặt tài chính hay kinh tế, các khái niệm này có sự khác biệt
rõ rệt. Tuy nhiên, khi đặt chúng trong quan hệ quốc tế thì việc hoạt động trên quy mô quốc tế
7 Điều 6, Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948.

11


cho phép chúng ta dùng thuật ngữ công ty xuyên quốc gia để gọi chung cho loại pháp nhân
này.
Như vậy, công ty xuyên quốc gia là khái niệm để chỉ những tổ chức kinh doanh có
quyền sở hữu sản xuất, hoạt động và cung cấp dịch vụ trên địa bàn nhiều quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia, đang ngày càng chiếm được vị thế vững chắc trong
quan hệ quốc tế. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng của chúng trong việc kiến tạo các
quan hệ xuyên quốc gia và khả năng gây ảnh hưởng cho nền kinh tế quốc gia hay thế giới.
Thơng qua q trình hoạt động và mạng lưới kinh doanh quốc tế của mình, các cơng ty
xuyên quốc gia đã mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, làm tăng
sự phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy tồn cầu hóa, hình thành luật lệ trong quan hệ quốc tế,
chuyển tải các giá trị xuyên biên giới và củng cố hệ thống quốc tế, thúc đẩy xu hướng
thống nhất thế giới. Việc các công ty này hợp tác với các quốc gia hay các tổ chức khác
để thực hiện các dự án kinh doanh đã khơng cịn q mới mẻ. Nguồn gốc quốc tế là một
yếu tố cơ bản của loại hình cơng ty này. Vì vậy, có nhiều quan điểm cho rằng nên coi
pháp nhân là chủ thể của luật quốc tế.
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ tổ chức, hiệp hội, ủy ban văn hóa

xã hội, hội từ thiện, tập đồn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác theo quy định của
pháp luật được thành lập hợp pháp và tự nguyện, khơng phụ thuộc vào Nhà nước và
khơng hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức phi chính phủ khá tương đồng
với cơng ty xun quốc gia bởi chúng đều có tư cách pháp nhân. Năng lực chủ thể của các
tổ chức này phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và
chấm dứt nó.
Năng lực chủ thể của tổ chức phi chính phủ được quyết định bởi mục đích hoạt động
của tổ chức đó. Các tổ chức phi chính phủ ra đời nhằm mục đích khác nhau, thơng thường
nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị hay xã hội như bảo vệ mơi trường thiên nhiên, khuyến
khích việc tơn trọng quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi,
hoặc đại diện cho một đoàn thể.
Và cũng tương tự như các chủ thể khác của pháp luật quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ cũng có các quyền và gánh vác những nghĩa vụ tương ứng. Năng lực chủ thể của các tổ
chức phi chính phủ sẽ do quốc gia nơi nó được hình thành hoặc hoạt động cơng nhận.
Xuất phát từ những đặc điểm của cá nhân, pháp nhân, tổ chức phi chính phủ nêu trên,
chúng ta có cơ sở để nhận định các thực thể này mang những đặc trưng và dấu hiệu của chủ
thể luật quốc tế. Tuy nhiên, sự công nhận tư cách chủ thể của chúng còn phụ thuộc vào sự
thừa nhận của các quốc gia.
12


4.2. Quyền năng chủ thể của luật quốc tế hiện đại
Quyền năng chủ thể của luật quốc tế là thuộc tính cơ bản, là khả năng pháp lý đặc
biệt của những chủ thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý
trong quan hệ pháp luật quốc tế. Quyền năng chủ thể bao gồm hai phương diện và chỉ khi
có đầy đủ hai phương diện này thì mới được coi là chủ thể của luật quốc tế.
Năng lực pháp luật quốc tế là khả năng chủ thể của luật quốc tế có những quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định, khả năng này được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật
quốc tế.

Năng lực hành vi quốc tế là khả năng thực hiện quyền và khả năng gánh vác nghĩa
vụ pháp lý quốc tế trên thực tế của các chủ thể. Năng lực hành vi quốc tế thể hiện qua sự
thực hiện có ý thức các quyền và nghĩa vụ của chủ thể luật quốc tế.
5. Nguồn của luật quốc tế
5.1. Khái niệm nguồn của luật quốc tế hiện đại
Nguồn của pháp luật là hình thức biểu hiện của các nguyên tắc và quy phạm pháp
luật. Việc nghiên cứu nguồn của pháp luật nói chung và của luật quốc tế nói riêng có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định sự hình thành của
quan hệ pháp luật quốc tế và quá trình thực thi luật quốc tế.
Hiện nay, trong khoa học luật quốc tế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
khái niệm nguồn luật.
Theo nghĩa hẹp, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng, ghi nhận các
nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ quốc tế. Theo đó, luật quốc tế gồm hai loại
nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Theo nghĩa rộng, nguồn của luật quốc tế là tất cả những nguyên tắc và quy phạm
mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.
5.2. Cơ sở pháp lý xác định nguồn
Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác
định truyền thống như khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc quy định: Tòa án, với
chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa
án, sẽ áp dụng:
 Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được
các bên đang tranh chấp thừa nhận;

13


 Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như

những quy phạm pháp luật;
 Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
 Với những điều kiện phán quyết của Tịa án chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia
tham gia vào vụ tranh chấp và coi trọng vụ tranh chấp đó, các án lệ và các học
thuyết của các chun gia có chun mơn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia
khác nhau được coi là phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật.
5.3. Phân loại nguồn luật
Căn cứ vào những quy định của Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc tế, luật quốc tế có
hai loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán
quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể luật quốc tế.
Án lệ, học thuyết của các luật gia có trình độ cao, các nguyên tắc pháp luật chung
và một số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như nghị
quyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
không được coi là nguồn của luật quốc tế. Chúng chỉ là những phương tiện để xác định
các quy phạm luật quốc tế (phương tiện bổ trợ nguồn).
*a Điều ước quốc tế
Khái niệm
Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia
thì điều ước quốc tế được xác định là: “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được
ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau
và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể
khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy tắc
pháp lý bắt buộc gọi là quy phạm điều ước.
Điều ước quốc tế có thể phân chia thành điều ước phổ cập hoặc khơng phổ cập,
tồn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.
Điều ước quốc tế phổ cập là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết hoặc tham gia

của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới (VD: Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước
Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về Quan hệ lãnh sự,
Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển).
14


Điều ước quốc tế song phương là văn bản pháp lý được ký kết giữa hai quốc gia.
Điều ước quốc tế đa phương là văn bản pháp lý có sự ký kết hoặc tham gia của từ
ba quốc gia trở lên. Trong số các điều ước quốc tế đa phương có điều ước đa phương tồn
cầu và khu vực. Điều ước đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các quốc
gia hoặc có cùng chung khu vực địa lý, hoặc có chế độ chính trị, kinh tế - xã hội gần gũi
nhau (VD: Điều ước quốc tế trong khuôn khổ các nước ASEAN, giữa các nước thuộc
khối NATO hoặc khối VARSAVA trước đây).
Điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế, vì phần lớn quy
phạm của Luật quốc tế đều nằm trong điều ước quốc tế và do các quốc gia xây dựng lên.
Nếu như từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước hầu như chỉ có điều ước quốc
tế được ký kết giữa các quốc gia thì ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều điều ước quốc tế
giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau, cũng như giữa các quốc gia với các tổ
chức quốc tế liên chính phủ.
Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, nhưng về mặt lý luận khơng
phải mọi điều ước quốc tế đã có hiệu lực đều được coi là nguồn của luật. Một điều ước
quốc tế được coi là nguồn của Luật quốc tế nếu nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc
tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết). Một thỏa thuận quốc
tế được ký kết với một chủ thể của luật quốc tế với thể nhân, pháp nhân... không xem là
một điều ước quốc tế.
- Điều ước phải được ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
- Nội dung của điều ước phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và các quy
phạm Jus cogens của luật quốc tế.
- Điều ước phải được ký kết phù hợp và tuân theo các quy định có liên quan của

pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
Giá trị pháp lý
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận các chủ thể của luật quốc tế,
điều ước quốc tế có những giá trị pháp lý cơ bản sau:
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm luật quốc tế để tạo cơ sở
pháp lý cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.
- Là cơng cụ, phương tiện để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế
giữa các chủ thể.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

15


- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại và tiến hành pháp điển
hóa luật quốc tế.
* bTập quán quốc tế
Khái niệm
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành
trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là quy
phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
Theo định nghĩa này, một tập quán quốc tế được coi là quy phạm, là nguồn của
Luật quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia,
được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.
Thông thường trong quan hệ quốc tế có rất nhiều tập qn với tính chất là quy tắc
xử sự chung, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải (VD: Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền lần thứ hai trở lại thực hiện chức năng sẽ được Bộ trưởng hoặc thứ trưởng Bộ
Ngoại giao nước nhận đại diện đón tiếp. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế đây chỉ là quy
tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được các quốc gia tuân thủ và áp
dụng một cách tự nguyện).

Thứ hai, quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế phải lặp đi lặp lại nhiều lần,
trải qua quá trình dài lâu và được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt
buộc đối với mình. Kể từ khi được thừa nhận hiệu lực pháp lý, một tập quán quốc tế mới
trở thành quy phạm pháp lý quốc tế và được coi là nguồn của pháp luật quốc tế.
Thứ ba, phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Những tập qn quốc tế có nội dung khơng phù hợp với những nguyên tắc cơ bản, những
quy phạm Jus cogen của luật quốc tế không thể là nguồn của luật quốc tế.
Tập quán quốc tế được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, lúc
đầu được thể hiện thành những quy tắc xử sự chung, do một hay một số quốc gia đưa ra
thông qua tuyên bố của các cơ quan nhà nước hoặc những người lãnh đạo cao nhất của
quốc gia, sau đó được các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và trở thành tập quán
pháp lý quốc tế.
Quá trình hình thành tập quán pháp lý quốc tế là một quá trình dài và liên tục. Luật
quốc tế không chỉ rõ thời gian cần thiết là bao lâu để hình thành một quy phạm tập quán.
Trong những thế kỷ trước người ta vẫn thường cho rằng thời gian cần thiết là 50 - 100
năm hoặc nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, khơng có một ranh giới cụ thể về mặt thời gian, trên
thực tế, một quy phạm tập quán được ra đời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bối cảnh
lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng thời kỳ.
16


Giá trị pháp lý
Tập qn quốc tế có vị trí độc lập so với điều ước quốc tế và các hình thức tồn tại
khác của luật quốc tế. Về pháp lý, tập quán quốc tế có tầm quan trọng trong việc:
- Hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế.
- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật
quốc tế.
Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại
với nhau, không loại trừ giá trị áp dụng của nhau. Mối quan hệ này được biểu hiện trên

các phương diện như sau:
- Tập quán quốc tế là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước quốc tế và cá biệt có
trường hợp, điều ước bị thay đổi hay hủy bỏ bằng tập quán quốc tế (VD: Hình thành quy
phạm Jus cogen mới của luật quốc tế dưới dạng tập quán quốc tế).
- Tập quán quốc tế tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế (VD: Hiệu
lực của điều ước quốc tế với bên thứ ba do việc viện dẫn quy phạm điều ước dưới dạng
tập quán pháp lý quốc tế).
* c Nguyên tắc pháp luật chung
Theo Điều 38 Quy chế Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc, cùng với điều ước và tập
quán quốc tế, Tòa án áp dụng “những nguyên tắc pháp luật chung, được các dân tộc văn
minh thừa nhận”.
Những quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế hiện hành khơng đưa ra giải
thích về khái niệm những nguyên tắc pháp luật chung. Do đó, trong khoa học pháp lý tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Vì luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ
thống pháp luật khác nhau nên nguyên tắc pháp luật chung phải được hiểu là nguyên tắc
áp dụng cho cả hai hệ thống. Các nguyên tắc này không phải là quy phạm pháp luật, bởi
khơng có quy phạm pháp luật cho cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Do vậy, các
nguyên tắc pháp luật chung đôi khi là các quy tắc kỹ thuật pháp lý, như: “ai có quyền ưng
thuận thì cũng khơng có quyền khơng ưng thuận” (Ejus est nolle qui potest velle),
“Khơng ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có” (nemo plus
juris transfere potest quam inpse habet), “Ai làm ra luật thì có quyền giải thích luật”
(Ejus est interpretari legem cujus est condere), “luật sau thay thế luật trước” (lex
posteriori derogat priori)...
Như vậy, các nguyên tắc pháp luật chung có thể được hiểu là các nguyên tắc pháp
lý được cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thừa nhận và được áp dụng để giải
17


quyết tranh chấp giữa các quốc gia (Theo điều 38, khoản 1 Quy chế tịa án cơng lý quốc

tế) (VD: nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường). Nguyên tắc pháp luật chung chỉ áp
dụng sau điều ước quốc tế và tập quán quốc tế với ý nghĩa để giải thích hay làm sáng tỏ
nội dung của quy phạm luật quốc tế.
* d Phán quyết của Tòa án Quốc tế Liên hợp quốc d. Án lệ trang 45 gt
Các quyết định của cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) cũng như học thuyết của
các chuyên gia không phải là nguồn chính của luật quốc tế. Chúng chỉ là những giải pháp
của các cơ quan tài phán về những vấn đề pháp luật cụ thể. Các quyết định tài phán này
chỉ có giá trị res inter alios acta (chỉ có giá trị đối với bên cam kết). Theo điều 59 Quy
chế của Tòa án Quốc tế:
“Quyết định của Tòa có giá trị bắt buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án và chỉ
đối với các vụ án cụ thể đó”.
Tuy nhiên các giải thích của cơ quan tài phán quốc tế chứa đựng một thẩm quyền
đã được giải thích, nhiều khi vượt ra ngồi phạm vi các quốc gia tham gia vụ kiện. Từ
một quy tắc, quy phạm chưa được giải thích, cịn chung chung, mơ hồ, khó hiểu, sau khi
được giải thích, chúng được định hình là các quy tắc, quy phạm đã được giải thích và có
tác động nhất định cả với các quốc gia ký kết điều ước nhưng không tham gia kiện. Các
phán quyết sau này thường căn cứ vào những án lệ đã có từ trước để xác định những quy
tắc. Vì vậy, chúng là những nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc luật8.
Tịa án Cơng lý quốc tế là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc (theo Điều 92
Hiến chương Liên hợp quốc). Tịa án Cơng lý quốc tế với sứ mệnh giải quyết các tranh
chấp pháp lý giữa các quốc gia và giúp các tổ chức quốc tế hoạt động có hiệu quả, đã có
những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trị của luật quốc tế trong quan hệ quốc
tế cũng như vào quá trình phát triển của luật quốc tế. Bằng việc giải thích luật quốc tế
thực định và áp dụng chúng vào hồn cảnh đặc thù, các quyết định của Tịa đã làm sáng tỏ
thêm luật quốc tế (VD: Trong phán quyết vụ Eo biển Corfou năm 1946, Tịa đã góp phần
làm sáng tỏ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại không gây hại
qua eo biển quốc tế).
Các phán quyết quan trọng đã làm sáng tỏ nội dung một số quy phạm pháp luật
quốc tế, tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác động tích
cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời có tác

dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế. Chính vì vậy, phán quyết
của Tịa án Cơng lý quốc tế được coi là phương tiện bổ trợ nguồn luật.

8 Nguyễn Hồng Thao (2000), Tồ án cơng lý quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18


* e Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
Khi thành lập Tịa án Cơng lý Quốc tế, vào thời điểm đó, các văn kiện quốc tế
khơng nhiều nên Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế đã không đề cập đến loại văn kiện cực
kỳ quan trọng là nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực không đồng
nhất gồm: các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và các nghị quyết khơng có hiệu lực bắt
buộc đối với các thành viên. Nhiều nghị quyết của tổ chức quốc tế là kết quả thỏa thuận
giữa các thành viên. Quá trình thỏa thuận này diễn ra trên cơ sở quy chế của tổ chức và
đưa đến kết quả là hình thành các nghị quyết có tính chất khuyến nghị (trừ những nghị
quyết bắt buộc của tổ chức đó).
Những nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trị nhất định trong việc giải thích
và áp dụng các quy phạm luật quốc tế, chúng tạo tiền đề cho việc ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế. Trong khi đó, những nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn luật được viện
dẫn để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên của tổ chức đó.
Trong thực tiễn quốc tế, khi xác định hoặc giải thích quy phạm luật quốc tế, các
quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, những Nghị
quyết có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế (VD: Tuyên bố của Đại hội đồng Liên
hợp quốc năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa; Tuyên bố
của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên tắc của luật quốc tế; Tuyên
bố năm 1974 về định nghĩa xâm lược...). Những Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp
quốc cũng thường được Tịa án quốc tế viện dẫn và coi đó là bằng chứng thực tiễn của sự
tồn tại vi phạm tập quán (VD: trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ, Tòa cho rằng sự đồng tình
các bên đối với nghị quyết 2625 (XXV); “tuyên bố về các nguyên tắc của pháp luật quốc

tế trong quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia” là hình thức thể hiện sự cơng nhận hiệu lực
pháp lý đối với nguyên tắc không sử dụng vũ lực với tư cách là nguyên tắc của luật tập
quán).
* f. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Đây là sự thể hiện ý chí của một chủ thể luật quốc tế một cách độc lập. Hành vi
pháp lý đơn phương thể hiện ở một số dạng sau:
- Hành vi công nhận: Là hành vi thể hiện một cách minh thị hay mặc thị xác nhận
một sự kiện hay một yêu cầu nào đó là phù hợp với pháp luật (VD: hành vi công nhận
một quốc gia mới).
- Hành vi cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ mới bằng cách thức đơn phương
chấp nhận ràng buộc với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
- Hành vi phản đối: là cách thức để quốc gia thể hiện ý chí khơng cơng nhận một
hồn cảnh, một u cầu hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác (VD: Bộ Ngoại giao
19


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc
phản đối việc tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2, thuộc Tập
đồn Dầu khí Việt Nam trong thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5/2011).
- Hành vi từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ các
quyền hạn chế nhất định. Kết quả của hành vi này là việc chấm dứt các quyền của chủ thể luật
quốc tế đối với một đối tượng hay một lĩnh vực. Hành vi từ bỏ bắt buộc phải được thực hiện
một cách minh bạch, công khai để không tạo nghi ngờ, thiếu chắc chắn.
* g. Các học thuyết về luật quốc tế
Học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong cơng trình
nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý luận cơ bản
của luật quốc tế. Đôi khi trong học thuyết, các học giả đưa ra những lý giải làm sáng tỏ về
nội dung của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, giúp cho việc áp dụng một cách đúng
đắn các quy phạm luật quốc tế vào từng trường hợp cụ thể.
Học thuyết về luật quốc tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình

hình thành nhận thức của con người về luật quốc tế, tác động đến quan điểm của quốc gia
về các vấn đề pháp lý quốc tế.
Trước thế kỷ XX, các cơng trình của các luật gia, nhà luật học nổi tiếng thường
được coi là nguồn của luật quốc tế. Các chính khách, nhà ngoại giao thường sử dụng cơng
trình lý luận về luật quốc tế của các học giả nổi tiếng để làm bằng chứng trong quan hệ
đối ngoại của quốc gia mình và coi đó là nguồn của luật quốc tế. Các kết luận, quan điểm
của những chun gia luật quốc tế đơi khi cịn được các bên liên quan viện dẫn trong các
vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, theo Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì học thuyết của các chuyên gia
danh tiếng về luật quốc tế không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế, bởi vì:
+ Thứ nhất, học thuyết về luật quốc tế không phải là văn bản pháp lý ràng buộc các
quốc gia, khơng thể hiện ý chí của các quốc gia được nâng lên thành luật;
+ Thứ hai, tự bản thân, học thuyết không sinh ra quy phạm pháp lý quốc tế, không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ ràng buộc các quốc gia;
+ Thứ ba, học thuyết về luật quốc tế khơng có sự cơng nhận hay khơng cơng nhận
chính thức từ phía các quốc gia và khơng được áp dụng thường xuyên trong quan hệ quốc
tế.
Như vậy, học thuyết của các chuyên gia, nhà luật học có uy tín cao về luật quốc tế
chỉ có thể là “phương tiện bổ trợ để xác định quy phạm pháp lý”.
5.4. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế
Khái niệm
20


Pháp điển hóa là một thuật ngữ đặc thù trong khoa học pháp lý. Pháp điển hóa là
q trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tập hợp các quy
định pháp luật hiện có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy định khơng cịn phù
hợp (với thực tiễn, với các quy định khác...), xây dựng những quy phạm mới để thay thế
cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những khoảng trống pháp lý trong thực tiễn,
trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành.

Kết quả của việc Pháp điển là một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời. Đó là
một bộ luật, điều ước, quy chế... tương ứng với một ngành luật nhất định hay một lĩnh
vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp logic, chặt chẽ và nhất
quán. Sau khi tiến hành Pháp điển hóa, một văn bản pháp luật mới, hoặc có hiệu quả pháp
lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ
thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt được tất cả các u cầu đó, sẽ được hình thành.
Như vậy, nội hàm của khái niệm Pháp điển hóa bao gồm:
- Tập hợp các quy định trong cùng một lĩnh vực.
- Chọn lọc để loại bỏ quy định khơng cịn phù hợp.
- Đưa ra những quy định mới.
- Sửa đổi những quy định hiện hành theo hướng ngày càng nâng cao hiệu lực pháp
lý, tính hệ thống, tính hồn chỉnh về cả mặt nội dung và kỹ thuật của chúng.
Pháp điển hóa trong pháp luật quốc tế là một khái niệm được nghiên cứu và đề cập
tới chưa nhiều trong các giáo trình về pháp luật quốc tế hiện nay ở Việt Nam cũng như ở
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thuật ngữ “Pháp điển hóa” đã được nêu trong Điều
13(1) (a) Hiến chương Liên hợp quốc và được giải thích tại Điều 15 Quy chế Ủy ban
pháp luật quốc tế (sau đây gọi tắt là Ủy ban). “Pháp điển hóa” được sử dụng phù hợp để
chỉ việc hệ thống hóa và thể hiện cụ thể, chính xác hơn các quy định của pháp luật quốc tế
trong những lĩnh vực đã tồn tại thực tiễn, tiền lệ hoặc học thuyết rộng rãi chính thức.
Điều 13 quy định: “1. Đại hội động Liên hợp quốc sẽ khởi xướng các nghiên cứu
và đưa ra các khuyến nghị nhằm:
a) ... thúc đẩy sự phát triển tiến bộ và việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế”.
Như vậy, theo Ủy ban pháp luật quốc tế thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, Pháp
điển hóa pháp luật quốc tế được hiểu là việc thể hiện, hệ thống hóa cụ thể hơn, chính xác
hơn các quy phạm của pháp luật quốc tế tồn tại trong thực tiễn, những tiền lệ hoặc học
thuyết trong lĩnh vực cụ thể.
Điều 13 Hiến chương Liên hợp quốc cũng có đề cập tới một khái niệm có liên
quan mật thiết với Pháp điển hóa là khái niệm “Phát triển tiến bộ”. Điều 15 Quy chế Ủy
ban Pháp luật quốc tế Liên hợp quốc đã giải thích “phát triển tiến bộ của pháp luật quốc
21



tế” được hiểu là việc chuẩn bị các dự thảo điều ước quốc tế về những vấn đề hiện vẫn
chưa được pháp luật quốc tế điều chỉnh hoặc những vấn đề mà pháp luật vẫn chưa được
phát triển đầy đủ trong thực tiễn ở các quốc gia”. Cách hiểu về phát triển tiến bộ của pháp
luật quốc tế như vậy có phần hơi hạn hẹp và có lẽ chỉ đúng trong khuôn khổ hoạt động
của Ủy ban pháp luật quốc tế. Cách hiểu này cũng gây ra sự nhầm lẫn với khái niệm Pháp
điển hóa. Và thực tế là trong công việc của Uỷ ban, người ta không thể xác định được rõ
ràng ranh giới giữa hai khái niệm này.
Về cơ bản, pháp điển hóa luật quốc tế có thể hiểu là việc hệ thống hóa các quy
phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thực hiện nhằm sắp xếp các quy
phạm pháp luật quốc tế hiện hành vào một hệ thống phù hợp, nâng cao hiệu lực pháp lý,
tính hệ thống, tính hồn chỉnh về cả mặt nội dung và kỹ thuật của chúng.
Tuy nhiên, có những văn kiện sau khi được Pháp điển hóa lại chứa đựng nội dung
kém tiến bộ hơn những quy định trước đó. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là
trong hai năm 2002 và 2003, Mỹ dùng sức ép về kinh tế chính trị để buộc một số quốc gia
ký kết các điều ước về việc khơng dẫn độ cơng dân Mỹ ra trước Tịa án tội phạm quốc tế.
Các điều ước này đi ngược lại sự phát triển tiến bộ mà pháp luật quốc tế đã đạt được
trong Quy chế Roma về Tịa án Hình sự quốc tế.
Pháp điển hóa pháp luật quốc tế có thể được tiến hành ở ba cấp độ:
- Song phương (các điều ước song phương như các Hiệp định FTA (Hiệp định tự
do thương mại song phương, các hiệp định hữu nghị và hợp tác, bảo hộ đầu tư, tránh đánh
thuế hai lần, tương trợ tư pháp...).
- Khu vực (các điều ước khu vực như Hiệp định AFTA của Khối ASEAN, Hiệp
định về Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ...).
- Quốc tế phổ cập (các điều ước mang tính phổ cập tồn cầu như Cơng ước của
Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Hiến chương về các quyền dân sự và chính trị...).
Ở cả ba cấp độ, việc Pháp điển hóa đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
tiến trình thống nhất của việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế. Khó có thể xác định việc
Pháp điển hóa ở cấp độ song phương hay đa phương là quan trọng hơn vì ở mỗi cấp độ

đều được tiến hành trên cơ sở những yêu cầu riêng của thực tiễn. Có những vấn đề chỉ có
thể Pháp điển hóa ở cấp độ song phương (vấn đề phân định biên giới lãnh thổ, phân định
biển...). Có những vấn đề chỉ có thể áp dụng Pháp điển hóa ở cấp độ toàn cầu (vấn đề bảo
vệ tầng Ozon, Nam Cực...).
Ở cấp độ song phương, vai trò chủ yếu trong việc pháp điển hóa thuộc về các quốc
gia. Ở cấp độ khu vực, ngồi các quốc gia cịn có vai trị của các tổ chức khu vực. Ở cấp
độ quốc tế, phổ cập, vai trò của các tổ chức quốc tế là vô cùng quan trọng. Trong những
22


năm sau Đại chiến thế giới thứ II, Liên hợp quốc ra đời và đã ghi dấu ấn quan trọng trong
việc Pháp điển hóa pháp luật quốc tế.
Q trình Pháp điển hóa pháp luật quốc tế hiện nay
Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại đạt được những bước tiến lớn trong việc pháp điển
hóa. Số lượng các điều ước quốc tế được ký kết tăng lên theo cấp số nhân, nhiều hơn toàn
bộ số điều ước được ký kết trong suốt lịch sử xã hội quốc tế trước đó. Quá trình này phát
triển đồng đều ở cả ba cấp độ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng thư ký Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan lưu
chiểu các điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên theo quy định của Hiến chương
Liên hợp quốc, đã lưu chiểu hơn 500 điều ước quốc tế đa phương. Bên cạnh đó, nhiều
điều ước được lưu chiểu tại các chính phủ, tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế
toàn cầu khác.
Liên hợp quốc, các tổ chức thành viên đã có nhiều sáng kiến và hoạt động nhằm
Pháp điển hóa pháp luật quốc tế như sáng kiến về Thập kỷ pháp luật quốc tế (1990-1999),
đưa ra các sáng kiến lập ước, tổ chức việc soạn thảo, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế,
tổ chức các chương trình đào tạo về pháp luật quốc tế, lưu chiểu và xuất bản ấn phẩm các
điều ước ...
Đến nay, một loạt các nội dung lớn của pháp luật quốc tế đã được pháp điển hố,
trong đó phải kể đến các điều ước lớn như: Công ước về chống Diệt chủng năm 1948, 02
Công ước về quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá

và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị), Cơng ước về Luật Điều
ước Quốc tế năm 1969, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Quy chế
Rome về Tịa án Hình sự quốc tế 1998…
Nhiều tổ chức quốc tế như WTO, AFTA, OAU, ILO,... cũng đã có những nỗ lực
trong việc pháp điển hóa pháp luật kinh tế quốc tế, pháp luật lao động quốc tế…
Có thể nói, Thập kỷ Pháp luật quốc tế (1990 – 1999) của Liên hợp quốc đã đưa đến
một giai đoạn pháp điển hóa đỉnh cao trong lịch sử phát triển luật quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, pháp
điển hóa đang tiếp tục được tiến hành sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, ở những cấp độ và
hình thức khác nhau.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Luật quốc tế xuất hiện khi giữa các Nhà nước có sự thiết lập các quan hệ ngoại giao với
nhau. Thời kỳ sơ khai là quan hệ giữa các quốc gia láng giềng dần dần mở rộng vượt phạm vi
khu vực và phát triển thành các quan hệ có tính chất liên khu vực. Có thể khái qt lịch sử
hình thành, phát triển của Luật quốc tế qua 4 giai đoạn:
23


1. Luật quốc tế cổ đại
Luật quốc tế cổ đại được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai con
sông Tigơrơ và Ơphơmát) và Ai Cập vào khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 trước Cơng
ngun. Sau đó, luật quốc tế được hình thành ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc và ở
phương Tây như: Hy Lạp và La Mã...
Do nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, lại bị cản trở bởi các
điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội hạn chế nên luật quốc tế thời kỳ này chủ yếu
mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là các luật lệ và tập quán về chiến tranh và
ngoại giao, giải quyết các vấn đề về tù binh, bồi thường chiến tranh, quan hệ chư hầu...
Ở khu vực Châu Âu và Bắc Phi, các nền văn minh lớn như sông Nin (Ai Cập), sông
Tiber (La Mã, Hy Lạp) đã tạo thành một cộng đồng các quốc gia... Pháp luật quốc tế khu vực
này chủ yếu gồm các nguyên tắc và quy phạm về chiến tranh, hịa bình và mang đậm tính

chất bất bình đẳng, thể hiện và bảo vệ lợi ích của các quốc gia lớn như Ai Cập, Đế chế La
Mã... Các quốc gia nhỏ (được gọi là các thị quốc, thành bang) và các chủ thể khác ở vị thế
yếu hơn. Các quy phạm pháp luật quốc tế phần lớn do các quốc gia lớn (các đế chế) đưa ra.
Chính vì vậy, pháp luật quốc tế giai đoạn này phản ánh lợi ích của các quốc gia lớn mà thực
chất là của giai cấp chủ nô nắm quyền tại các quốc gia đó. Đáng lưu ý là ở giai đoạn này
cũng đã có nhiều quy định pháp luật quốc tế mang tính chất nhân đạo như quy định cấm dùng
thuốc độc và vũ khí tẩm thuốc độc ở La Mã.
Cùng với những nguyên tắc và quy phạm pháp luật về chiến tranh, hịa bình, các quy
phạm pháp luật về các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, điều ước quốc tế… cũng bắt đầu
được hình thành, mặc dù cịn rất thơ sơ và mang đậm tính tập quán. Với sự phát triển của các
quốc gia, các điều ước quốc tế đầu tiên đã xuất hiện. Một trong những điều ước quốc tế đầu
tiên sớm nhất được ghi nhận lại là hịa ước kí kết bằng tiếng Sumerian giữa Eannatum, đại
diện cho thành bang Lagash với đại diện của Thành bang Umma khoảng năm 3100 trước
Công nguyên9. Một hòa ước nổi tiếng khác là hòa ước giữa vua Ai Cập Ramdec II và vua
Hattusin III ký năm 1287 trước Công nguyên.
Khu vực này cũng là nơi xuất hiện thuật ngữ Luật vạn dân (jus gentium), một thuật
ngữ được người La Mã để chỉ các quy định pháp luật áp dụng cho quan hệ giữa các quốc gia
ngoài La Mã với đế chế La Mã và các quan hệ giữa công dân La Mã với các công dân các
nước chư hầu, ngoại bang...
Tại khu vực Châu Á, các nền văn minh lớn như văn minh sơng Hằng, sơng Hồng Hà,
sông Dương Tử, vùng Lưỡng Hà (sông Tigrơ và Ơphơrát)… cũng hình thành lên cộng đồng
các quốc gia khu vực với một bộ quy phạm điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia. Về cơ
bản, các quy phạm pháp luật quốc tế tại khu vực này cũng có những tính chất giống với khu
9Antonio Cassese, International law divided world, Clarendon Press – Oxford, 1994, tr. 3.
24


vực Châu Âu và Bắc Phi: mang đậm tính khu vực, chủ yếu là các tập quán quốc tế hình thành
trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia. Phần lớn các quy phạm pháp luật quốc tế là các
nguyên tắc và quy phạm về chiến tranh, hịa bình và mang đậm tính chất bất bình đẳng, thể

hiện và bảo vệ lợi ích của các quốc gia lớn như Hạ, Thương, Chu, Babylon, Ấn Độ... Khu
vực châu Á đã xuất hiện những điều ước quốc tế đầu tiên giữa các quốc gia như các “minh
ước” giữa các quốc gia về quan hệ đồng minh, tương trợ lẫn nhau khi có hoạn nạn, không
xâm phạm lẫn nhau, trao trả tù binh chiến tranh... Ở khu vực Trung Quốc ngày nay, các điều
ước thường được các quốc gia thời đó ký kết bằng hình thức khơng thành văn mà theo hình
thức “tun cáo trước trời đất” được tổ chức trang trọng (Đôi khi các lời tuyên cáo được ghi
nhận lại thành văn bản). Cũng tại khu vực này đã hình thành nên nhiều quy phạm pháp luật
quốc tế mà cho đến nay vẫn cịn ít nhiều được sử dụng như các tập quán đối xử nhân đạo với
tù binh chiến tranh, “hai nước giao tranh không giết sứ giả”... Việc thi hành pháp luật quốc tế
được bảo đảm bằng nguyên tắc chữ “tín”, một nguyên tắc gần giống với nguyên tắc Pacta
sunt servanda ở các nước phương Tây.
2. Luật quốc tế trung đại
Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định, do nhu cầu
phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật nên tính khu vực dần bị phá vỡ và thay vào đó là
các quan hệ có tính liên khu vực giữa các quốc gia. Bên cạnh vấn đề chiến tranh, ngoại
giao, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, chính trị…
Luật quốc tế bắt đầu có sự xuất hiện của các quy phạm, chế định về luật biển, về
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của
quốc gia tại quốc gia khác.
Luật quốc tế thời kỳ này có những bước phát triển mới. Một số trung tâm luật quốc
tế đã được hình thành tại Châu Âu, Nga, Tây-Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Hoa.
Khoa học luật quốc tế được hình thành với sự xuất hiện của nhiều học giả, tác phẩm tiêu
biểu như: “Tự do biển cả” của Huy gô G.Rotius. Đây là tiền đề quan trọng cho quá trình
phát triển luật quốc tế hiện đại sau này.
3. Luật quốc tế cận đại
Thời kỳ này, với mối quan hệ quốc tế phát triển vượt bậc ra ngoài khuôn khổ của
khu vực và liên khu vực, luật quốc tế được ghi nhận có những bước phát triển khá rực rỡ.
Luật quốc tế cận đại phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý
quốc tế.
Các nguyên tắc mới của luật quốc tế như: ngun tắc ngun tắc bình đẳng về chủ

quyền, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… đã được hình thành.
Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên
đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia như: Liên
25


×