Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích nguồn gốc các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên
cơ sở tổng kết sự phát triển của xã hội, loài người phát hiện ra các quy luật vận động,
phát triển khách quan của xã hội lồi người. Các hình thái kinh tế - xã hội vận động,
phát triển theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý chí chủ quan của con
người. V.I. Lênin viết: “Mác coi sự vận động xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên,
chịu sự chi phối của những quy luật khơng những khơng phụ thuộc vào ý chí, ý thức
và ý định của con người mà trái lại, còn quyết định ý chí, ý thức và ý định của con
người”.
Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội vừa bị chi phối bởi các quy
luật phổ biến, vừa bị chi phối bởi các quy luật đặc thù. Các quy luật phổ biến là quy
luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng,… Sự tác động của các quy
luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp
đến cao, đó là con đường phát triển chung của lịch sử xã hội loài người.
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất, xã hội đã trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế
chủ yếu đó là sản xuất tự cung tự cấp – kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động
tạo ra là nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất, và sản xuất hàng hóa
– kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán
trên thị trường. Một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế tư bản chủ nghĩa đó là
kinh tế thị trường, mà ở đó giá cả của hàng hóa khơng bị chi phối hay điều khiển bởi
bất kỳ ai ngoài người mua và người bán.
Cũng trong nền kinh tế thị trường, tồn tại các khoản thu nhập cơ bản mà các nhà tư
bản thường coi chúng là: tiền công hay tiền lương và lợi nhuận. Để tìm hiểu nguồn gốc
và phân tích bản chất của các khoản thu nhập trong xã hội, em quyết định lựa chọn đề
tài: “Phân tích nguồn gốc các khoản thu nhập cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa”.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cơ để hồn thiện bài tiểu luận của
mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và định hướng của cô Vũ Thị Quế Anh
đã giúp em trong quá trình tìm hiểu bộ mơn và thực hiện đề tài này.



MỤC LỤC
I. Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận..........................................................................3
1. Một số quan điểm trước Mác về lợi nhuận:.........................................................3
a) Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về lợi nhuận.........................................3
b) Quan điểm của trường phái cổ điển Anh về lợi nhuận........................................3
2. Lý luận về lợi nhuận của Mác:............................................................................4
a) Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận trong xã hội tư bản chủ nghĩa:.....................4
b) Các hình thức của lợi nhuận...............................................................................6
II. Nguồn gốc bản chất của tiền công.........................................................................8
1. Bản chất tiền công, tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản........................................8
2. Các hình thức cơ bản của tiền lương, tiền cơng..................................................9
a) Tiền lương tính theo thời gian............................................................................9
b) Tiền lương tính theo sản phẩm.........................................................................10
3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.....................................................11

3


NỘI DUNG
Có thể phân loại thu nhập của xã hội thành hai yếu tố chính là: lợi nhuận và tiền
cơng. Để tìm hiểu rõ nguồn gốc của các nguồn thu nhập đó, ta hãy cùng đi sau tìm
hiểu bản chất của từng loại thu nhập này.

I. Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận
Lợi nhuận xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Trước
Mác có rất nhiều quan điểm của các trường phái khác nhau về vấn đề lợi nhuận.
1. Một số quan điểm trước Mác về lợi nhuận:
a) Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về lợi nhuận.
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương

thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời. Nguyên lý cơ bản trong
học thuyết của những người trọng thương; lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu
thơng, nó là kết quả của trao đổi không ngang giá hay mua rẻ, bán đắt. Những người
trọng thương cho rằng: ”Trong hoạt động thương nghiệp phải có một bên được một
bên mất, người này làm giàu thì người khác phải chịu thiệt thịi. Trong hoạt động
thương nghiệp, nội thương có tác dụng phân phối lại của cải từ túi người này sang túi
người khác, chỉ có ngoại thương mới đem lại của cải cho quốc gia”. Tuy nhiên, từ giữa
thế kỷ XVII trở đi, chủ nghĩa trọng thương dần dần tan rã, theo đà phát triển của chủ
nghĩa tư bản, cách thức chủ yếu để tăng thêm của cải khơng đơn thuần là tích luỹ tiền
tệ nữa mà là tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa. Trung tâm, chú ý của các nhà kinh
tế học ngày càng chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.
b) Quan điểm của trường phái cổ điển Anh về lợi nhuận.
Trường phái cổ điển cho rằng lợi nhuận được sinh ra từ lĩnh vực sản xuất vật chất
bằng cách bóc lột lao động sản xuất những người làm thuê. Giai cấp tư sản lúc này đã
nhận thức được “Muốn giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người
nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu”. William Petty, Ađam
Smith David Ricardo, những tác giả tiêu biểu của trường phái cổ điển Anh, đều nêu lên
quan điểm của mình về lợi nhuận.

4


Một trong số những tác giả tiêu biểu của trường phái cổ điển Anh – William Petty
đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô ở trong lĩnh vực sản xuất, trong khi những tác giả
khác của phái trọng thương bỏ qua vấn đề này. Ơng định nghĩa địa tơ là số chênh lệch
giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (bao gồm chi phí tiền lương, chi phí giống).
Thực ra ông không rút ra được lợi nhuận kinh doanh ruộng đất nhưng theo logic có thể
rút ra được kết luận, công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu số còn lại là lợi
nhuận của địa chủ. Petty coi lợi tức là tô của tiền và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa
tơ (trên đất mà người ta có thể dùng tiền vay để mua). Ơng coi lợi tức là số tiền

thưởng, trả cho sự nhịn ăn tiêu, coi lợi tức cũng như tiền thuê ruộng.
David Ricardo cho rằng lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngồi tiền cơng. Ơng coi
lợi nhuận là lao động khơng được trả cơng của cơng nhân. Ricardo đã có những nhận
xét tiến gần đến lợi nhuận bình qn, ơng cho rằng những tư bản có đại lượng bằng
nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau. Giữa tiền lương và lợi nhuận có sự đối kháng;
năng suất lao động tăng lên thì tiền lương giảm và lợi nhuận tăng. Mặc dù ông chưa
biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng trước sau vẫn nhất quán quan điểm cho rằng
giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền mà họ nhận được.
2. Lý luận về lợi nhuận của Mác:
Mác đã kế thừa những hạt nhân hợp lý của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, phát
triển nó một cách xuất sắc và thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế
chính trị học.
a) Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
Giá trị của hàng hóa sản xuất trong xã hội TBCN bao gồm 3 bộ phận: Giá trị tư bản
bất biến (c), giá trị tư bản khả biến (v) và giá trị thặng dư (m). Trong đó, giá trị bất
biến bao gồm: một phần giá trị của máy móc, hao phí nhiên liệu, thuê nhà xưởng,...
Mặt khác, giá trị thặng dư là lượng giá trị của hàng hóa do người lao động tạo ra mà
không được trả công. Như vậy đứng trên quan điểm xã hội mà xét thì chi phí thực tế
để sản xuất ra hàng hố (c + v + m). Trên thực tế, nhà tư bản ứng tư bản để sản xuất
hàng hoá tức là họ ứng ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao
động (v).

5


Khi nhà tư bản xác định hàng hóa do xí nghiệp của mình tạo ra, thì giá trị thặng dư
biểu hiện là một số thừa ngồi chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư,
khi so sánh cùng tư bản, thì biểu hiện thành hình thức lợi nhuận. Vì giá trị thặng dư bị
đem so sánh khơng phải tư bản khả biến mà tồn bộ tư bản cho nên chỗ khác nhau
giữa tư bản bất biến dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và tư bản khả biến dùng vào

việc mua sức lao động bị xóa mờ đi. Do đó sinh ra cái bề ngồi giả dối khiến cho
người ta lầm tưởng rằng: lợi nhuận là do tư bản đẻ ra. Nhưng sự thật thì nguồn gốc của
lợi nhuận là giá trị thặng dư. Giữa giá trị hàng hố và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
ln có một khoảng chênh lệch, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí
thực tế hay giá trị của hàng hố: (c + v) < (c + v + m), cho nên sau khi bán hàng hố
nhà tư bản khơng những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra mà còn thu được số tiền lời
ngang bằng với gía trị thặng dư. Số tiền này gọi là lợi nhuận.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì cơng thức:
GT = (c + v + m) = k+ m bây giờ sẽ chuyển thành GT = k + P (hay giá trị hàng hoá
bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận)
Lợi nhuận là hình thái cụ thể của giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ
của tồn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hố là lợi nhuận. Thoạt nhìn
cơng thức, ta thấy rằng lợi nhuận và giá trị thặng dư chỉ là một. Lợi nhuận chẳng qua
là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư, hình thái mà phương thức sản xuất tư
bản nghĩa tất phải đẻ ra. Mặc dù m và p đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao
động không công của công nhân làm thuê nhưng bản chất của m và p hoàn toàn khác
nhau. Nếu m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v thì p được xem như tồn bộ tư bản ứng
trước đẻ ra. Do đó, p đã che giấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư khơng phải hồn tồn thống nhất mà
giữa chúng có sự khác nhau. Trước hết, giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ
tư bản lưu động, là biểu hiện của lao động thặng dư; cịn lợi nhuận là tồn bộ tư bản
ứng trước đề ra. Nếu hàng hóa bán đúng giá trị của nó thì người ta đã thực hiện được
một lợi nhuận. Nhưng nhà tư bản có thể bán hàng hóa dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi
nhuận. Bởi chừng nào giá bán của hàng hóa cịn cao hơn chi phí sản xuất của nó, dù

6


giá bán thấp hơn giá trị của nó thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ phận giá trị

thặng dư chứa đựng trong nó.
Do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ln nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế cho nên
nhà tư bản chỉ cần bán hàng hố với giá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là
đã có lợi nhuận.
-

Nếu nhà tư bản bán hàng với giá cao hơn giá trị thì m < p

-

Nếu nhà tư bản bán hàng với giá thấp hơn giá trị thì m > p

-

Nếu nhà tư bản bán hàng với giá bằng giá trị thì m = p

Như vậy lợi nhuận là một phạm trù trong lưu thông. Nhà tư bản thu được lợi nhuận
nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị hàng hóa.
Tóm lại, lợi nhuận là sự thể hiện của giá trị thặng dư. Giống như khi tìm hiều về giá
trị, Mác đã gạt bỏ hình thái giá trị của nó – giá trị trao đổi thì ở đây, khi nghiên cứu giá
trị thặng dư, thoạt đầu Mác đã bỏ qua hình thái của nó và chỉ giải thích thực chất của
giá trị thặng dư. Tuy nhiên cuối cùng sau khi nghiên cứu bản chât của giá trị thặng dư,
Mác đã chuyển sang nghiên cứu lợi nhuận. Nhưng lúc này phạm vi sản xuất bị gạt
sang một bên và chuyển sang phạm vi lưu thơng, vì giá trị thặng dư chỉ chuyển hóa
thành lợi nhuận trong lưu thông. Như vậy, Mác đã chỉ ra rằng: giá trị thặng dư biểu
hiện thực chất của phương thức sản xuất TBCN, còn lợi nhuận là một trong những
hình thái cụ thể mà dưới hình thái đó tư bản hiện ra ở bề mặt xã hội.
b) Các hình thức của lợi nhuận
• Lợi nhuận cơng nghiệp
Lợi nhuận cơng nghiệp là phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong lĩnh vực

công nghiệp và bị nhà tư bản chiếm không. Thời gian lao động trong ngày của công
nhân chia làm hai phần: một phần thời gian lao động trong ngày công nhân tạo ra một
lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động. Phần còn lại của ngày là phần lao
động thặng dư, lao động trong khoảng thời gian này là lao động thặng dư. Phần lao
động thặng dư của công nhân thuộc về nhà tư bản. Khi hàng hố được bán trên thị
trường thì phần giá trị thặng dư này mang hình thức là lợi nhuận. Lợi nhuận cao ln
là mục đích của nhà tư bản cho nên nhà tư bản tìm ra hai phương pháp để làm tăng lợi
nhuận đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
7


• Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực sản
xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận
thương nghiệp có nguồn gốc từ trong lĩnh vực sản xuất, nó là số chênh lệch giữa giá
bán và giá mua hàng hoá. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp
bán hàng hố cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá
thấp hơn giá trị và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó.
Tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thơng, đó là một khâu, một
giai đoạn của q trình sản xuất, khơng có giai đoạn này thì q trình sản xuất khơng
thể tiếp diễn được. Tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hoá
phục vụ cho nhiều nhà tư bản cùng một lúc do vậy lương tư bản và các chi phí bỏ vào
lưu thơng sẽ giảm đi rất nhiều do đó tư bản của từng nhà tư bản công nghiệp cũng như
của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên, qui mô sản xuất mở rộng và lợi nhuận
cũng tăng lên. Mặt khác chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất
và tiêu dùng càng gay gắt do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính tốn, am hiểu
được nhu cầu thị trường, biết kỹ thuật thương mại… chỉ có tư bản thương nghiệp đáp
ứng được các u cầu đó.
• Lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ làm môi giới giữa

người đi vay và người cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi ngân hàng trả lợi tức cho
người gửi tiền vào, còn trong nghiệp vụ cho vay ngân hàng thu lợi tức cho người đi
vay. Lợi tức nhận gửi bao giờ cũng nhỏ hơn lợi tức cho vay. Lợi nhuận ngân hàng là
chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đi các khoản chi phí cần thiết
về nghiệp vụ ngân hàng cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ.
• Lợi tức cho vay
Nhà tư bản đi vay (nhà tư bản hoạt động) vay tiền để sản xuất kinh doanh nên thu
được lợi nhuận. Nhà tư bản cho vay đã nhượng quyền sử dụng tư bản của mình cho
người khác trong một thời gian nhất định cho nên họ nhận được một số tiền lời do
người đi vay trả cho họ. Số tiền lời gọi là lợi tức. Nhà tư bản đi vay (nhà tư bản hoạt
động) vay tiền để sản xuất kinh doanh nên thu được lợi nhuận. Nhà tư bản cho vay đã
nhượng quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định
8


cho nên họ nhận được một số tiền lời do người đi vay trả cho họ. Số tiền lời gọi là lợi
tức.
• Địa tơ
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa khơng chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực
cơng nghiệp mà cịn phát triển trong lĩnh vực nhà tư bản kinh doanh trong nơng nghiệp
muốn kinh doanh thì phải thuê ruộng đất của địa chủ. Cũng như nhà tư bản kinh doanh
trong công nghiệp nhà tư bản kinh doanh trong nơng nghiệp phải th đất cho nên
ngồi lợi nhuận bình quân ra họ phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dơi ra
ngồi lợi nhuận bình quân gọi là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này
tương đối ổn định và lâu dài, họ phải trả nó cho chủ đất dưới hình thái địa tơ.
Địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi
phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
Nguồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa là kết quả của việc bóc lột cơng nhân làm
th cho nông nghiệp.


II. Nguồn gốc bản chất của tiền công
1. Bản chất tiền công, tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản
Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả
cơng nhất định. Tiền trả cơng đó gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít
được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra. Hiện tượng đó
làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao động.
Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì lao động
khơng phải là hàng hố và khơng thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì:
Thứ nhất: nếu lao động là hàng hố thì nó phải có trước, phải được vật hố trong
một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể “vật hố” được là phải có tư
liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hố do
mình sản xuất, chứ không bán “lao động”. Người công nhân không thể bán cái mình
khơng có.
Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý
luấn sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản
khơng thu được giá trị thặng dư- điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá
9


trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hố được trao đổi khơng ngang giá
để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.
Thứ ba: nếu lao động là hàng hố thì hàng hố đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước
đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động đo bằng lao động. Đó là
một điều luẩn quẩn vơ nghĩa.
Vì thế, lao động khơng phải là hàng hố, cái mà cơng nhân bán và nhà tư bản mua
không phải là lao động mà chính là sức lao động. Do đó, tiền lương mà nhà tư bản trả
cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa
tư bản là biểu hiện ra bề ngoài như là giá trị hay giá cả của lao động.
Sở dĩ biểu hiện bề ngoài của tiền lương đã che dấu bản chất của nó là do những
nguyên nhân sau:

Một là, việc mua bán sức lao động là mua bán chịu. Hơn nữa, đặc điểm của hàng
hoá - sức lao động khơng bao giời tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã
cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề
ngồi chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Hai là, đối với cơng nhân, tồn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền
sinh sống, do đó, bản thân cơng nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Cịn đối với
nhà tư bản việc bỏ tìên ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao
động.
Ba là, do cách thức trả lương. Số lượng của tiền lương phụ thuộc vào thời gian lao
động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta lầm tưởng rằng tiền lương là
giá cả lao động.
Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao
động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả cơng và lao động
khơng được trả cơng, do đó tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2. Các hình thức cơ bản của tiền lương, tiền cơng
Tiền lương có hai hình thức cơ bản là: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương
tính theo sản phẩm.
a) Tiền lương tính theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc
vào thời gian lao động của công nhân (giời, ngày, tuần, tháng).
10


Cần phân biệt lương giờ, lương ngày, lương tháng. Giá cả của một giờ lao động là
thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời gian. Tiền lương ngày và lương tuần
chưa nói rõ được mức tiền cơng đó thấp hay cao, vì cịn tuỳ thuộc theo ngày lao động
dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá đúng mức tiền lương khơng chỉ căn cứ vào lượng
tiền, mà cịn căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động.
Thực hiện chế độ tiền lương theo thời gian, nhà tư bản có thể khơng thay đổi lương
ngày, lương tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao dộng do kéo dài ngày lao động hoặc

tăng cường độ lao động. Trả lương kéo dài thời gian còn có lợi cho nhà tư bản khi tình
hình thị trường thuận lợi, hàng hoá tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc thêm giờ,
tức là làm việc ngoài số giời quy định của ngày lao động. Còn khi thị trường không
thuận lợi buộc phải thu hẹp sản xuất, nhà tư bản sẽ rút ngắn ngày lao động và thực
hiện lối trả cơng theo giờ, do đó hạ thấp tiền lương xuống rất nhiều. Như vậy, công
nhân không những bị thiệt thòi khi ngày lao độn bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt cả
khi phải làm việc bớt giờ.
b) Tiền lương tính theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm mà cơng nhân đã sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã
hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công.
Đơn giá tiền công là giá trả công cho mỗi đơn vị sản phẩm đã sản xuất ra theo giá biểu
nhất định. Khi quy định đơn giá, người ta lấy tiền lương trung bình của cơng nhân
trong ngày chia cho số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra trong 1 ngày bình
thường. Do đó, về thực chất, đơn giá tiền lương là tiền lương trả cho một thời gian cần
thiết nhất định để sản xuất một sản phẩm. Vì thế, tiền lương tính theo sản phẩm chỉ là
hình thức chuyển hố của tiền lương tính theo thời gian.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm càng che giấu và xuyên tạc bản chất của tiền
lương hơn so với hình thức tiền lương tính theo thời gian. Việc thực hiện hình thức tiền
lương tính theo sản phẩm một mặt làm cho nhà tư bản dễ dàng kiểm sốt cơng nhân;
một khác đẻ ra sự cạnh tranh giữa cơng nhân, kích thích cơng nhân phải lao động tích
cực nâng cao cường độ lao động, tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao
hơn.
11


Vì vậy, chế độ tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản thường dẫn đến tình trạng lao động
khẩn trương quá mức, làm kiệt sức người lao động.
Về mặt lịch sử, tiền lương tình theo thời gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn

đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, cịn ở giai đoạn sau thì tiền lương tính theo sản
phẩm được áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay, hình thức tiền lương tính theo thời gian
ngày càng được mở rộng.
3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Tiền lương danh nghĩa là tổng số tiền mà người cơng nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Nó là giá cả sức lao động. Nó tăng giảm theo sự
biến động trong quan hệ cung – cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Đối với
người công nhân, điều quan trọng không chỉ ở tổng số tiền nhận được dưới hình thức
tiền lương mà cịn ở chỗ có thể mua được gì bằng tiền lương đó, điều đó phụ thuộc vào
giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.
Tiền lương thực tế là số lượng hàng hố và dịch vụ mà cơng nhân có thể thu được
bằng tiền lương danh nghĩa. Rõ ràng, nếu điều kiện khác không thay đổi, tiền lương
thực tế phụ thuộc theo tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền lương danh nghĩa và phụ thuộc
theo tỷ lệ nghịch với mức giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.

12


KẾT LUẬN
Tiểu luận trên đã một phần làm rõ được bản chất và nguồn gốc của các nguồn thu
nhập cơ bản dưới xã hội tư bản chủ nghĩa. Cụ thể nguồn thu nhập được phản ảnh
chủ yếu qua lợi nhuận và tiền lương của người lao động. Ta có thể thấy được rằng
việc theo đuổi các khoản thu nhập ấy là một phần tất yếu và không thể thiếu trong
quá trình phát triển kinh tế vì đó là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của thu nhập, cũng nảy sinh rất nhiều vấn
đề bất cập và tiêu cực trong xã hội, văn hóa, lối sống của người dân,… đặc biệt và
sự tăng lên về ô nhiễm môi trường khi các doanh nghiệp vì lợi ích doanh thu trước
mắt mà đánh đổi những giá trị lâu bền trong xã hội. Với tư cách là những nhà kinh
tế tương lai, chúng em đang đứng trước một sứ mệnh quan trọng trong việc quyết
định đến đường lối vận động và thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, bản thân em sẽ

ln nỗ lực học tập, rèn luyện và tiếp thu những kiến thức khơng chỉ trong sách vở
mà cịn từ mơi trường xã hội để góp phần bé nhỏ vào xây dựng đất nước.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lenin, xuất bản năm 2002.
Tài liệu Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương.
/>Đại học Kinh tế Quốc dân, môn lịch sử các học thuyết Kinh tế và Lịch sử các học
thuyết kinh tế, Nhà xuất bản thống kê năm 1999.

14



×