Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.66 KB, 17 trang )

Đề tài thuyết trình: Phân tích tác động của thuế TNDN lên những
người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu về thuế TNDN:
Thuế TNDN là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ
tính thuế
a. Nguồn gốc ra đời của thuế TNDN:
Thuế TNDN bắt nguồn ra đời bắt nguồn từ những lý do chủ yếu sau đây:
• Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư
nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
• Thuế TNDN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách
nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh
tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh
nghiệp và các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài
chính của Nhà nước ngày càng ổn định và vững chắc.
• Xuất phát từ nhu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh
trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp
thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN,
nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý vĩ mô.
b. Đặc điểm của thuế TNDN:
• Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gọi chung là các doanh
nghiệp.
• Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu
nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có lợi nhuận
mới phải nộp thuế TNDN
• Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá
nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi
ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập
được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy thuế TNDN cũng có thể coi


là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.
Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng,
các mức thuế suất hoặc các các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết
lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định
2. Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN:
• Thứ nhất, Thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh
trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ
làm ảnh hưởng tới thu NSNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi
đánh thuế. Tuy nhiên khi thiết kế thuế TNDN, tùy vào mục đích điều tiết
hoặc các mục đích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ
nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không
nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời không nằm
trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN.
• Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính
xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp
thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế được xác định trong những trường hợp cụ thể sau:
Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và
nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó sẽ xác định được doanh nghiệp là đối
tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được
xem là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu
nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh trong nước hay ngoài nước. Theo nguyên
tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu
nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh
nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không.
Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp là thu nhập bằng tiền
hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế.
Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh
nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tùy

theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ nhất định
mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau.
• Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Thuế TNDN thực chất điều chỉnh vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong
khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp có được bằng cách lấy doanh thu từ
các hoạt động kinh doanh trừ đi các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi
nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập
chịu thuế có khác nhau nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi
khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên
quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp.
Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường và
các định mức kinh tế, kỹ thuật.
Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn
Trong thực tế, các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính
chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan.
• Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế: Do tính
chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận
được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp
nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản nhận trong
nhiều năm nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thu
nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho việc
tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm
bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh
thuế. Thực tiễn, các nước quy định khác nhau về thời gian xác định
doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính
(12 tháng).
• Thứ năm, xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý:
Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của

Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuế suất phổ thông, các mức
thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Quy định này cần
thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh
hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm
giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế có thể
tránh thuế và chi phí quản lý thuế tốn kém.
3. Quá trình hình thành, phát triển thuế TNDN trên Thế giới và Việt Nam:
Thuế TNDN đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Các nước áp
dụng Thuế TNDN sớm vào giữa và cuối thế kỷ 19 như: Anh, Nhật, một số nước
áp dụng vào đầu thế kỷ 20 như: Pháp, Thụy Sỹ, Liên Xô (cũ), Trung Quốc…
Thuế TNDN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN ở các nước
áp dụng thuế TNDN. Ví dụ:
• Nhật, thuế TNDN chiếm tỷ trọng 19.6% trong tổng thu NSNN năm
2000, và có thời kỳ lên tới 30% trong tổng thu NSNN;
• Pháp: năm 2001 chiếm khoảng 20% tổng số thu từ thuế
• Các nước Thụy Điển, Canada, Mỹ, thuế TNDN chiếm tỷ trọng từ 20%
đến 25% tổng số thu từ thuế và tương đối ổn định.
Ở Việt Nam, thuế TNDN xuất xứ từ khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với
khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1953 đến trước 01/01/1990.
Từ ngày 01/01/1990 cho đến trước ngày 01/01/1999 thuế lợi tức được áp dụng
thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Cơ sở tính thuế lợi tức là lợi tức của
doanh nghiệp và thuế suất. Mức thuế suất phổ thông là 30%, 40%, 50%. Từ
năm 1993, mức thuế suất giảm tương ứng là 25%, 35%, 45% trên lợi tức đạt
được. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng thuế lợi tức theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với mức thuế suất phổ thông thấp hơn so
với các doanh nghiệp trong nước.
Từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày 01/01/2004 thuế TNDN được áp dụng
thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc những thành phần kinh tế
khác nhau thay cho thuế lợi tức với mức thuế suất phổ thông là 32%, đối với

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%.
Ngày 01/01/2004, Luật thuế TNDN (sửa đổi) áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau kể cả doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Từ 01/01/2004 đến trước ngày 01/01/2009, mức thuế suất phổ thông được áp
dụng là 28%
Từ ngày 01/01/2009, mức thuế phổ thông được áp dụng là 25%
Qua các thời kỳ, thuế TNDN Việt Nam càng được hoàn thiện và phù hợp với
thực tế, thông lệ quốc tế. Tỷ trọng thuế TNDN ở Việt Nam trong tổng thu thuế
và phí trong nước ngày càng tăng
Năm Tỷ trọng
1999 19.7%
2000 25.8%
2001 26.1%
2002 28.5%
Thuế suất hiện hành tại một số quốc gia trên thế giới:
(Note: Only the underlined countries are currently ready, Last partial update ,
February 15, 2009 )
Country
Income Tax
VAT
Corporate
Individual
19%
Russia
20%
13%
18%
Saudi
Arabia

20%
20%
--
Serbia
10%
10-20%
18%
Singapore
18%
3.5%-20%
7% (gst)
Slovakia
19%
19%
19%
Slovenia
21%
16%-41%
20%
South
Africa
28%
0-40%
14%
Spain
30%
24-43%
16%

×