MỞ ĐẦU
Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân
vơ cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi tư tưởng của Người, dẫn dắt đường lối chính
trị của Đảng ta. Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và
thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp đổi mới, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành
công.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân khơng
những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý
báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
thực sự là cơng bộc của dân, hồn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những
thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ
được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ là xu hướng tất yếu khách quan,
nhưng đối với chúng ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ. Trên thế giới cũng chưa có
quốc gia, dân tộc nào khẳng định đã xây dựng thành công nhà nước pháp quyền,
mà chỉ đạt được một số thành tựu nhất định. Mặt khác, khơng có một nhà nước
pháp quyền với tư cách là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Do
vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp
quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng
những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để từng bước xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng,
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa và bản sắc dân
tộc Việt Nam.
Trong ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối
với sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà
nước pháp quyền dân chủ và mở rộng quan hệ quốc tế ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
1.Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1.1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đồn kết.
Tinh thần dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái rộng rãi trong quần chúng nhân
dân.
Nhà nước với tinh thần đề cao vai trò của nhân dân, lấy dân làm gốc.
1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tinh hoa văn hóa phương Đơng:
-
Tư tưởng Nho giáo.
Tư tưởng Phật giáo.
Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do,dân
sinh hạnh phúc.
Tinh hoa văn hóa phương Tây:
-
Tư tưởng tự do,bình đẳng, bác ái của các nhà khai sáng Pháp.
Các giá trị về nhân quyền,dân quyền trong hai bản Tuyên ngôn của Pháp và
Mỹ.
1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là nhân tố quyết định trực tiếp đến tư tưởng Hồ Chí
Minh
Mơ hình nhà nước Xô Viết công – nông – binh dưới sự lãnh đạo của Lênin và
Đảng Bơnsêvích thành cơng đã gây tiếng vang lớn cổ vũ phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những tiền đề cho sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước ta.
1.4. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Trong suốt chặng đường tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đưa ra các lựa
chọn hướng đi, nhà nước kiểu mẫu cho mình : chủ nghĩa tam dân của Tơn Trung
Sơn, hình thức tổ chức nhà nước Xơ Viết và cuối cùng hình thành nên tư tưởng nhà
nước của dân,do dân, vì dân.
2. Nhà nước của dân. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân
dân lao động
Hồ Chí Minh có quan điểm nhất qn về xây dựng một Nhà nước mới ở Việt
Nam là một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là quan điểm cơ bản
nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do
Người sáng lập. Quan điểm đó xun suốt, có tính chi phối tồn bộ q trình hình
thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở Việt Nam.
2.1. Nhà nước của dân.
2.1.1. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội ... Trong đó, dân chủ được thể hiện trên lĩnh vực là quan
trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước,
bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư
cách nhân dân có quyền lực tối cao.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa — nhân dân cử ra, tổ chức trên bộ máy
Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong
Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của Hồ Chí Minh
được thể hiện trong các bản hiến pháp do Người lãnh đạo soạn thảo: Hiến pháp
năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Chẳng hạn Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả
quyền bính trong nước đều là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo: những việc quan hệ đến vận mệnh
quốc gia sẽ đưa ra tồn dân phúc quyết. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị,
kinh tế, văn hóa-xã hội, bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể
hiện quyền tối cao của nhân dân.
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có
quyền kiểm sốt Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó
bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây là thuộc về chế độ dân chủ
đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là
quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra
khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
2.1.2. Dân làm chủ được thể hiện trên hai phương diện:
*/ Dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ. Với dân chủ
trực tiếp, người dân tự mình quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của
cộng đồng và đất nước. Ở nước ta, quan niệm về dân chủ trực tiếp có nhiều cách
hiểu khác nhau. Nhưng tựu chung lại, các quan điểm đều thống nhất cho rằng: Dân
chủ trực tiếp cần được hiểu là sự thể hiện ý chí một cách trực tiếp của người dân về
một vấn đề nào đó thuộc phạm vi quyền lực nhà nước mà không cần thông qua tổ
chức hay cá nhân nào. Sự thể hiện ý chí này có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải
được thi hành ngay.
Dân chủ trực tiếp là hình thức tham gia của mọi cơng dân một cách bình đẳng
và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền
lực về những vấn đề quan trọng nhất.
*/ Dân chủ đại diện
Dân chủ đại diện là Phương thức tôn trọng và thực hiện dân chủ trong các tổ
chức, cộng đồng, hay xã hội chủ yếu trong tổ chức của các cơ quan đại biểu, cơ
quan quyền lực nhà nước, theo đó quyền dân chủ của các thành viên trong tổ chức,
cộng đồng hay xã hội đó được thực hiện thơng qua các đại diện của họ được bầu
chọn hoặc chỉ định trong số các thành viên.
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 ngắn gọn, súc tích, tập trung quy định những vấn đề thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp, mà cụ thể là các quyền tự do, dân chủ; các
nguyên tắc và cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm
1946 là kết quả của quá trình đấu tranh giành độc lập, lập ra nền cộng hịa; nhờ có
chế độ dân chủ cộng hịa lúc đó mới tạo điều kiện cho sự ra đời của một bản “Hiến
pháp dân chủ” với nguyên tắc:
Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân. Hiến pháp hướng tới
việc xây dựng một chính thể dân chủ rộng rãi, một bộ máy nhà nước mạnh mẽ và
sáng suốt, đề cao và tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hiến pháp và dân chủ là hai yếu tố
không tách rời nhau. Hiến pháp quy định nội dung và cách thức thực hành dân chủ;
là phương tiện để cho nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Trong bản hiến
pháp, từ điều 6 tới điều 15, ta thấy được quyền của nhân dân được nêu ra rất rõ
rang, HCM luôn hướng mọi điều tốt đẹp nhất và luôn muốn đảm bảo quyềm lợi cho
người dân của mình
Điều thứ 9
Đàn bà ngang quyền với đàn ơng về mọi phương diện.
Điều thứ 10
Cơng dân Việt Nam có quyền:
-
Tự do ngôn luận
Tự do xuất bản
Tự do tổ chức và hội họp
Tự do tín ngưỡng
Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
Điều thứ 11
Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ và giam cầm người cơng dân
Việt Nam.
Nhà ở và thư tín của cơng dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái
pháp luật.
Điều thứ 12
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..
Điều thứ 13
Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm.
Điều thứ 14
Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp
đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.
Điều thứ 15
Nền sơ học cưỡng bách và khơng học phí. Ở các trường sơ học địa phương,
quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.
Học trị nghèo được Chính phủ giúp.
Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.
Điều thứ 16
Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì
được trú ngụ trên đất Việt Nam.
2.2 Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước địi hỏi phải chú trọng
đẩm bảo và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội . Trong vấn đề này việc mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, quyền làm chủ của
nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và
pháp luật vào cuộc sống. Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người được bình
đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật, bất
kể sự vi phạm đó do tập thể hoặc cá nhân nào gây ra. Có như vậy, dân mới tin và
đảm bảo được tính chất nhân dân của Nhà nước ta.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngoài vấn đề thực thi
nghiêm chỉnh pháp luật, còn cần chú ý thực hiện những quy tắc dân chủ trong các
cộng đồng dân cư, tùy theo điều kiện của từng vùng, miễn là các quy tắc đó khiong
trái với những quy định của pháp luật.
Trước hết, phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Nhà nước
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng – đội tiên phong của giai cấp cơng nhân. Hồ
Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp cơng nhân, dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới có thể tự giải phóng
mình và xây dựng được một xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ.
Thứ hai, phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn
và bầu ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi
cơng dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng
và quyền lợi của mình. Mọi cơng dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của
Nhà nước thông qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.
Thứ ba, phải đảm bảo cho dân có quyền kiểm sốt Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Dân có quyền góp ý với Chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ khơng hồn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên,
để thực hiện được điều này, đòi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định. Vì
vậy, cùng với việc trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao
nhận thức cho dân.
Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa trên
nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, đồng thời làm cho pháp luật có hiệu quả
trong thực tế. Sự cơng bằng và trật tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được
bảo đảm bằng một hệ thống luật pháp nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”.
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương
thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tài, vừa bảo đảm tốt vai trò người lãnh
đạo, quản lý vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
3. Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ, Chính vì vậy, Hồ Chí
Minh thường nhấn mạnh đến nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho
dân hiểu, cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý
thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định:
Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một
phần”. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
3.1. Nhà nước do dân lập nên:
-
-
Đây là Nhà nước mà ở đó các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đều
do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ Nhà
nước của mình. Mọi chủ trương, chính sách, phấp luật của Nhà nước đều do nhân
dân trực tiếp hay gián tiếp xây dựng và thực hiện. Nhân dân được lựa chọn bầu ra
những đại biểu của mình, nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính
phủ nghĩa là khi cơ quan Nhà nước không đáp ứng lợi ích nguyện vọng của nhân
thì nhân dân có quyền bãi miễn nó.
Tồn bộ nhân dân có quyền bầu ra Quốc hội (Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp), Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, Ủy bản
thường vụ Quốc hội và hội đồng chính phủ (Hội đồng chính phủ là cơ quan hành
chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành
pháp luật). Việc xây dựng bộ máy Nhà nước
3.2. Nhà nước do dân ủng hộ:
-
-
Là Nhà nước mà ở đó nhân dân nhiệt liệt ủng hộ cả về những yếu tố về vật chất và
cả về tinh thần. Nhân dân được tin tưởng và lựa chọn đại biểu của mình,nhân dân
ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế chi tiêu, hoạt động và Nhà nước đó lại do dân phê bình,
xây dựng, giúp đỡ.
Nhân dân ủng hộ nhà nước qua đó góp phần xây dựng và cải thiện đời sống nhân
dân đưa đất nước trở nên giàu mạnh, phát triển.
3.3. Nhà nước do dân làm chủ:
Nhà nước do nhân dân là nhà nước mà ở đó các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực
hiện quyền làm chủ nhà nước của mình. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp xây dựng và thực hiện. Và mọi
vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung của cả nước hay của địa phương đều do nhân
dân trực tiếp hoặc gián tiếp thảo luận, bàn bạc quyết định thực hiện.
Thực tế của hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua đã chứng minh
việc xây dưng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đạt được
những thành tựu quan trọng, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của sự nhiệp xây
dựng Nhà nước thể hiển quyền làm chủ của nhân dân. Quốc hội đã nỗ lực đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn
thiện; hoạt động giám sát của Quốc hội tập trung vào giải quyết những vấn đề bức
thiết, quan trọng của đất nước, được nhân dân và dư luận xã hội quan tâm. Việc
thảo luận, quyết định những vấn đề lớn có chất lượng hơn và thực chất hơn. Chính
phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý, điều hành vĩ mô và năng động giải quyết
những vấn đề lớn, quan trọng. Bên cạnh đó, Chính phủ ngày càng quan tâm sâu sắc
hơn, kịp thời hơn những vấn đề, những khó khăn của nhân dân nảy sinh trong cuộc
sống và quá trình lao động, sản xuất. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải
cách tư pháp được thể chế trong Hiến pháp, pháp luất và được triển khai nghiêm
túc trong thực tế đã có tác dụng tạo ra những kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích của nhân dân cũng như bảo vệ tốt hơn cho lợi ích của Nhà nước.
Việc phát huy dân chủ trong các tổ chức Nhà nước có nhiều chuyển biến, tiến
bộ. Quốc hội có những đổi mới quan trọng từ bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn
thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động. Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc
hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri
cả nước. Sau tiếp xúc đểu tổng hợp, phân tích những kiến nghị xác đáng để yêu cầu
Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền. Định kỳ, Quốc hội, hội đồng nhân
dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân
dân bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Phát huy dân chủ trong các tổ chức chính trị, xã hội cũng có nhiều bước tiên
bộ rõ, thể chế thực thi các quyền dân chủ của nhân dân từng bước xác lập và cụ thể
hóa. Nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp
nhân dân được Quốc hội thông qua, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật
Công đoàn, Luật thanh niên, Luật trưng cầu ý dân,... Những bảo đảm dân chủ về
quyền và nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội được luật hóa
cụ thể hơn và từng bước thực hiện có kết quả. Nhiều chủ trương, biện pháp đã phát
huy vai trị tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh q trình dân chủ hóa xã
hội.
Tuy nhiên, trong q trình xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục giải quyết. Đó
là, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất. Việc thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân còn những hạn chế. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội cịn chậm.
Nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa
đầy đủ hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ kịp thời nhiều vấn đề do thực tiễn đặt
ra, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương, chưa coi
trọng đúng mức phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp.
Để phát huy dân chủ trong Đảng đòi hỏi các cấp ủy, mỗi cán bộ, Đảng viên,
nhất là người đứng đầu phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn
nưa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát huy dân chủ. Cần đặt người dân
vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động. Tiếp tục đổi mới mơ hình tổ chức, hình
thức, phương thức hoạt động của cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương
nhằm hướng tới một bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt
hơn các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, bảo đảm quyền con người,
quyền công dân.
Quan điểm của Hồ Chi Minh trở thành cơ sở lý luận để xây dựng một Nhà
nước thật dân chủ của dân, vì dân và do dân ở Việt Nam. Nhà nước là công cụ làm
chủ của nhân dân. Mở rộng dân chủ nhất là dân chủ ở cơ sở, đảm bảo thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ cơng dân, mọi chính sách phải hướng vào cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân.
4. Nhà nước vì dân:
Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước
đến cơng chức bình thường đều phải làm cơng bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ
không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế
quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng
quan niệm là do dân ủy tháccho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày
tớ cho nhân dân. Hồ Chí Minh nói: "Tơi tuyệt nhiên khơng ham muốn cơng danh
phú q chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tơi
phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước
mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tơi rất vui lịng lui... Riêng phần tơi thì
làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm
chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vịng
danh lợi"
Bác thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta đang dùng hàng ngày
đều do dân cung cấp. Do vậy phải hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. “Việc gì có
lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Vì sao chúng ta lại xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân là tư tưởng bao trùm, là nội dung cốt lõi của tư tưởng
Hồ chí Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời và lãnh đạo cách mạng
của Hồ Chí Minh. Ngay từ 1927 – trong cuốn Đường Cách mệnh, Người đã chỉ rõ:
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho tới nơi, nghĩa là làm sao cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người.
Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”. Nhà nước vì dân:
Quan trọng nhất của nhà nước vì dân là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Một nhà
nước mà lợi ích vì dân thì việc gì lợi cho dân - dù nhỏ mấy - cũng phải hết sức làm;
việc gì hại cho dân - dù nhỏ mấy- cũng phải hết sức tránh. Phải làm cho dân có ăn,
làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Nhà nước
vì dân thì mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước đều phải xuất phát từ nguyện
vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước vì dân thì từ Chủ tịch nước đến
Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ công chức đều là đầy tớ trung thành của nhân dân
tức là phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Nhà nước vì dân thì phải ln ln giữ cho bộ máy trong sạch, khơng có bất kỳ
đặc quyền, đặc lợi nào: phải chống mọi tiêu cực trong bộ máy nhà nước như tham
ơ, lãng phí, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vơ cảm, đùn đẩy trách nhiệm
trước khó khăn của dân.
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của
nhân dân. Chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm
sốt trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân. Nhà nước khơng có đặc quyền đặc
lợi, Nhà nước cần thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Cả đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc,
và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào
chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân
đồng bào đồn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tơi gánh việc Chính phủ,
tơi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó ([7]). Đó là vị Chủ
tịch nước đứng đầu một chính quyền vì dân.
Nhiều nhà nước của giai cấp thống trị khi cịn ở giai đoạn tích cực và tiến bộ
cũng chủ trương thân dân, thậm chí cũng tuyên bố là nhà nước vì dân, nhưng đó chỉ
là một thiện chí hoặc một chiêu bài bởi vì điều cơ bản là nếu chính quyền đó khơng
của nhân dân, khơng do nhân dân làm chủ mà do các ông quan làm chủ thì khơng
bao giờ là vì dân được. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chế độ ta là chế độ dân chủ,
nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ
trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nàođều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ
Chủ tịch trở xuống đều là cơng bộc của dân. Vì vậy:
“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh…”
Về mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà
nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền, trong bộ máy áp
bức trước đây là quan phụ mẫu, trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã thay đổi mối quan
hệ đó, Người nói: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này
khác là làm cái gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ khơng phải là làm
quan cách mạng”
5. Trích các tác phẩm của Hồ Chí Minh về nhà nước thể hiện quyền làm chủ
của nhân dân lao động.
5.1. “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít
người, thế mới hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
- Đường cách mệnh5.2.
“Nước ta là một nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra…”
5.3. “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”
-Hiến pháp 19465.4. “Chúng ta đã tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói chết rét thì tự
do, độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do,của độc lập, khi dân
được ăn no, mặc đủ, chúng ta phải thực hiện ngay:
-
Làm cho dân có ăn;
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở;
Cái mục đích của chúng ta là đi đến bốn điều đó. Đi đến để cho dân nước ta
xưng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”.
5.5. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
5.6.
“Quốc dân Việt Nam
Muốn giữ vững nền độc lập
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu”.
5.7. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Chúng ta
đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế mới
khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Sau khi nước ta giành
được độc lập, Người khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra…
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
KẾT LUẬN
Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh là
một nhà nước do toàn thể nhân dân lập nên; là một nhà nước hoàn toàn hợp hiến,
hợp pháp; là nhà nước mà quyền lực của nó bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân ủy
thác, chứ không phải bắt nguồn từ lực lượng siêu nhiên chúa trời hay từ lý trí tối
cao; là một nhà nước lấy quyền và lợi của nhân dân, lấy sự tự do và hạnh phúc của
nhân dân làm nhiệm vụ hoạt động và làm lý do tồn tại của mình. Nhà nước khơng
có mục mục đích tự thân nào, mà chỉ là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu
phát triển của xã hội. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu như chính quyền làm hại đến
dân, không mưu cầu quyền lợi và hạnh phúc cho nhân dân thì nhân dân có quyền
thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới.
Nhà nước của dân, do dân, vì dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là nhà nước
có phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lực nhà nước
luôn thống nhất thuộc về một chủ thể duy nhất là nhân dân, có sự phân công, phối
hợp trong bộ máy nhà nước, để đảm bảo chính quyền ln ln mạnh mẽ, sáng
suốt, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân. Đó là một nhà nước có Quốc hội (Nghị
viện) thể hiện tính dân chủ, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; có bộ máy hành
pháp mạnh mẽ, sáng suốt, dám chịu trách nhiệm; có nền tư pháp độc lập độc lập,
mỗi thẩm phán chỉ trọng pháp luật, công lý và lương tâm, trách nhiệm của mình; có
đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chun, thực sự là "cơng bộc" của nhân dân; đó là
nhà nước coi trọng tính "tự quản",tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của chính
quyền địa phương; đó là nhà nước kết hợp hài hòa giữa đạo đức và pháp luật trong
cả quá trình xây dựng và thực thi pháp luật.
Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là nhà nước vĩnh cửu, bất
biến, trái lại đó là nhà nước luôn vận động và phát triển để phục vụ ngày càng tốt
hơn quyền và lợi ích của nhân dân. Luôn đấu tranh để khắc phục và loại trừ những
thói hư, tật xấu, những căn bệnh thường gặp như: tham nhũng, hối lộ, quan liêu,
lãng phí, lạm quyền... dẫn đến sự suy yếu và đánh mất bản chất cách mạng của nhà
nước.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, quan điểm và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân chứa đựng tính pháp
quyền, và thực chất chính là tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. Điều có giá trị to
lớn và ý nghĩa sâu sắc là mơ hình nhà nước đó khơng phải tồn tại ở dạng lý thuyết,
quan điểm, mà nó đã trở thành hiện thực sinh động; nhà nước ấy đã tập hợp, tổ
chức và lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi hết sức to lớn.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân có những
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần kế
thừa, vận dụng và phát triển những giá trị đó để xây dựng thành công Nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay.