Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Áp dụng mô hình swot nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

TIỂU LUẬN
Nguyên lý quản lý kinh tế (DTU301.5)
Đề tài:
ÁP DỤNG MƠ HÌNH SWOT NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN

HỊA PHÁT
Nhóm thực hiện: Nhóm 6 – DTU301(1.1/2021).5
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Hoàng Minh

Tháng 9 năm 2021


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CÁC THÀNH VIÊN
STT
1

Họ và tên
Nguyễn Minh Anh

MSSV
2014120009

2

Tống Hoàng Giang


2014120038

3

Hà Thái Thanh

2014120129

4

Đào Duy Khánh

2014120067

5

Phan Tiến Minh

2014120087

6
7
8
9
10
11
12
13

Nguyễn Ngọc Linh

Nguyễn Thị Cẩm Tú
Trương Hà Phương
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Hương Trà
Nguyễn Phương Anh
Ngô Trà My
Phạm Thị Thủy Tiên

2014120073
2014120160
2014120113
2014120041
2014120147
2014120010
2014120099
2011120010

Chi tiết nhiệm vụ được giao
Tìm hiểu nội dung phần S, O chương II và III
Chỉnh sửa Tiểu luận
Tìm hiểu nội dung phần S, O chương II và III
Hỗ trợ chỉnh sửa Powerpoint
Tìm hiểu nội dung phần S, O chương II và III
Hỗ trợ chỉnh sửa Tiểu luận
Tìm hiểu nội dung chương I
Chỉnh sửa PowerPoint
Tìm hiểu nội dung phần S, T chương II và III
Hỗ trợ chỉnh sửa tiểu luận
Tìm hiểu nội dung phần S, T chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần W, T chương II và III

Tìm hiểu nội dung phần W, O chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần S, T chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần W, T chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần W, T chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần W, O chương II và III
Tìm hiểu nội dung phần W, O chương II và III

BẢNG PHÂN CÔNG THUYẾT TRÌNH
STT
1
2

3

Nội dung
Giới thiệu
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weaks)
Phân tích SWOT
Cơ hội (Opportunities)
Thách thức (Threats)
SO
ST
Xây dựng chiến lược
WO
WT

Sinh viên thuyết trình
Nguyễn Minh Anh
Nguyễn Phương Anh

Ngô Trà My
Phan Tiến Minh
Nguyễn Minh Anh
Phan Tiến Minh
Ngô Trà My
Nguyễn Phương Anh


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 4
Chương I. Giới thiệu về Tập đồn Hịa Phát .............................................................................. 5
Chương II. Phân tích SWOT ........................................................................................................ 7
1. Điểm mạnh (Strengths) ......................................................................................................... 7
2. Điểm yếu (Weaks) ................................................................................................................ 17
3. Cơ hội (Opportunities) ........................................................................................................ 21
4. Thách thức (Threats)........................................................................................................... 23
Chương III. xây dựng Chiến lược kinh doanh ......................................................................... 26
1. SO .......................................................................................................................................... 26
2. ST .......................................................................................................................................... 28
3. WO ........................................................................................................................................ 30
4. WT ........................................................................................................................................ 31
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 36


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng chiến lược là bước quan trọng hàng đầu của nhà quản trị trên con đường đưa doanh
nghiệp vươn tới thành công. Một chiến lược tốt với tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng, xứng tầm doanh

nghiệp sẽ giúp nhà quản trị định hướng phát triển cho doanh nghiệp, kiên cường chèo chống đưa
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ vững quyết tâm đi đến tận cùng mục tiêu đã chọn.
Thế giới đang ngày càng hội nhập, nền kinh tế thế giới gần như khơng cịn biên giới phân chia
thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Đặc biệt, trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 trong những năm vừa qua, đã tạo ra những tác động không hề nhỏ đối
với tồn bộ ngành kinh tế nói chung, và ngành thép nói riêng. Hơn nữa, thị trường thép ở Việt Nam
trong năm nay đã phải đối mặt với rủi ro về biến động giá quặng sắt, thị trường lao động, các chính
sách thuế quan, ... Vì vậy địi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược phát triển
phù hợp, khả thi để đạt kết quả lợi nhuận mong muốn.
Ở mảng thép tại Việt Nam, doanh nghiệp dẫn đầu đang là Tập đồn Hịa Phát, một trong những
tập đồn sản xuất công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Qua 18 năm hình thành và phát
triển, Hịa Phát đã xây dựng được chiến lược phát triển theo chiều dọc, từ đó khẳng định lợi thế từ
quy mơ và quy trình sản xuất khép kín. Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm đặc biệt trong quản trị
dự án, quản trị giá thành và phòng ngừa rủi ro là yếu tố cơ bản giúp Tập đồn Hịa Phát phát triển
bền vững. Tuy nhiên, Hòa Phát cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chung
đang hiện hữu của ngành thép. Như vậy, đứng trước thực trạng đó, với những thế mạnh đã có, tập
đồn Hịa Phát cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh như thế nào để có thể nắm bắt được các cơ
hội kinh doanh, hạn chế được các khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển mạnh mẽ? Đây hẳn là
một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa với tập đồn trong thời gian tới.
Bằng những cơ sở kiến thức đã được trang bị ở bộ môn Nguyên lý quản lý kinh tế kết hợp với
nghiên cứu về tình hình kinh doanh thực tế của tập đồn Hịa Phát, nhóm 06 chúng em xin lựa chọn
đề tài: “ÁP DỤNG MƠ HÌNH SWOT NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HỊA PHÁT” dựa vào việc tập trung phân tích theo mơ hình
SWOT từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Nhóm chúng em xin được cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Đinh Hồng Minh trong
q trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình, nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi các sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, đóng
góp ý kiến của thầy và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn.



CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐỒN HỊA PHÁT
Hịa Phát là Tập đồn sản xuất cơng nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty
chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các
lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nơng nghiệp.
Ngày 15/11/2007, Hịa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
với mã chứng khốn HPG.
Hiện nay, Tập đồn Hịa Phát có 11 Công ty thành viên với hơn 25.000 cán bộ công nhân viên,
hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên
80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của
Hịa Phát bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống
thép và tôn mạ màu các loại. Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đồn Hịa
Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt
là 32.5% và 31.7%.
Tiền thân của Hịa Phát là một cơng ty chun bn bán các loại máy móc và vật liệu xây dựng
từ những năm 1992. Hịa Phát chính thức được thành lập vào năm 1995, thuộc nhóm cơng ty tư
nhân đầu tiên khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Tên gọi ban đầu khi được thành lập
là Cơng ty cổ phần Nội thất Hịa Phát.
Một số dấu mốc quan trọng của Công ty:













Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống Thép Hịa Phát
Năm 2000: Thành lập Cơng ty cổ phần Thép Hịa Phát, nay là Cơng ty TNHH MTV Thép
Hịa Phát
Năm 2001: Thành lập Cơng ty TNHH Điện lạnh Hịa Phát và Cơng ty cổ phần Xây dựng và
Phát triển Đơ thị Hịa Phát
Năm 2004: Thành lập Cơng ty TNHH Thương Mại Hịa Phát
Năm 2007: Tái cấu trúc theo mơ hình tập đồn với cơng ty mẹ là Cơng ty cổ phần Tập đồn
Hịa Phát và các công ty thành viên
Ngày 15/11/2007: Cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là
HPG
Tháng 2/2016: Thành lập Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hịa Phát
Tháng 2/2017: Thành lập Cơng ty CP Thép Hịa Phát Dung Quất, triển khai khu Liên hợp
Gang Thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi
Tháng 4/2018: Công ty TNHH Tơn Hịa Phát chính thức cung cấp ra thị trường dịng sản
phẩm tơn mạ chất lượng cao
Q III năm 2018: Xây dựng nhà máy thép cỡ lớn tại Hưng n
Tháng 9/2019: Cơng ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hịa Phát chính thức đổi tên thành Cơng ty
TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát


Tập đồn Hịa Phát là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đa ngành, vậy nên các sản phẩm của
thương hiệu này cũng vơ cùng tiêu biểu. Có thể kể đến những sản phẩm được ưa chuộng mang
thương hiệu Hòa Phát như:











Thép xây dựng: thép cuộn, thép cây, phôi thép
Ống thép: ống thép mạ kẽm, ống thép đen hàn
Nội thất phục vụ văn phịng, gia đình, trường học, khu cơng cộng
Máy xây dựng, máy khai thác mỏ
Điện lạnh gia dụng: điều hịa, tủ lạnh, tủ đơng, bình nước nóng thương hiệu Funiki
Tinh quặng sắt phục vụ sản xuất thép
Than coke chất lượng cao dành cho ngành luyện kim và nhiệt điện
Kinh doanh bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp
Thức ăn chăn ni

Trong nhiều năm liền, Hịa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50
doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam,
Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam… Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”,
Hòa Phát dành ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp với cộng đồng.
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Tập đồn:
Tầm nhìn: Trở thành Tập đồn sản xuất cơng nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó thép là lĩnh
vực cốt lõi.
Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin
yêu của khách hàng. Định vị: Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam, đẳng cấp tồn cầu. Tập đồn Hịa
Phát – Hòa hợp cùng phát triển.
Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đồn Hịa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều này
thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đồn và đối tác, đại lý, cổ
đơng và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền,
hướng tới sự phát triển bền vững.
Đặc biệt, Tập đồn Hịa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng

như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SWOT
1. Điểm mạnh (Strengths)
a. Hịa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép có thâm niên và uy tín trong ngành, sở hữu thị phần
lớn nhất Việt Nam (duy trì trong 5 năm liên tiếp)
Trong nhiều năm liền, Hịa Phát được cơng nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50
doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam,
Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam… Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”,
Hòa Phát dành ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp với cộng đồng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều cơng trình đầu tư cơng trên cả nước đã sử dụng thép Hịa Phát
để thi cơng. Cụ thể, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội), các hạng mục thành phần trên tuyến cao
tốc Bắc – Nam, cầu Mỹ Thuận 2, dự án cải tạo, nâng cấp Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, … đang
sử dụng hàng chục ngàn tấn thép xây dựng Hịa Phát để thi cơng dự án.
Thép xây dựng Hòa Phát được lựa chọn sử dụng trong rất nhiều cơng trình hạ tầng lớn như:
tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội, Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long), Trụ sở
Ủy ban chứng khoán, Cao tốc Bắc Nam (đoạn qua Quảng Trị - Huế), cao tốc Vân Đồn – Móng
Cái, Cầu Cửa Hội (Nghệ An), cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận,
dự án cải tạo Sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, …
Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với quy trình sản xuất khép kín, hiện
đại theo cơng nghệ lị cao, lị thổi ơxy, thép xây dựng Hịa Phát được khử sạch sâu tạp chất, đáp
ứng tất cả các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe nhất trong và ngồi nước. Vì vậy, thép xây dựng Hịa
Phát thường được các nhà thầu, tư vấn giám sát lựa chọn để thi công các dự án trọng điểm quốc
gia.


b. Đầu tư và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động sản xuất tạo ra sản
phẩm chất lượng cao

Hòa Phát là doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất thép tại Việt Nam với cơng nghệ lị cao khép
kín từ quặng sắt đến thép xây dựng thành phẩm với dây chuyền công nghệ hiện đại của thế giới.
Với tâm huyết dẫn đầu bằng chất lượng, Tập đoàn Hịa Phát đã ln đầu tư và ứng dụng những
cơng nghệ ưu việt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo cung cấp cho thị
trường những sản phẩm chất lượng, có giá trị bền vững.
 Thép xây dựng:
Hòa Phát sản xuất thép từ quặng sắt theo cơng nghệ lị cao tuần hồn khép kín 100%. Tồn bộ
khí thải, bụi, nhiệt và nước sản xuất sẽ được thu gom xử lý và tái sử dụng trong các khâu sản xuất,
không xả ra môi trường. Đặc biệt lượng nhiệt dư sinh ra trong quá trình luyện than coke được tận
dụng để vận hành máy phát điện, giúp tự chủ từ 50-70% nguồn điện sản xuất, tiết kiệm hàng trăm
tỷ đồng mỗi năm, đồng thời giảm tiêu hao điện năng, bảo vệ môi trường tốt hơn. Mặt khác, xỉ lị
cao trong q trình luyện gang được chế biến thành xỉ hạt lò cao nghiền mịn, làm vật liệu xây dựng,
xử lý triệt để chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép.
Nhờ cơng nghệ tuần hồn khép kín từ quặng và dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước G7,
thép xây dựng Hịa Phát ln được đánh giá cao nhất về chất lượng. Các tạp chất trong thép được
khử sạch sâu và gần như khơng cịn các yếu tố có hại.
 Ống thép:
Các nhà máy của Cơng ty TNHH Ống thép Hòa Phát được trang bị dây chuyền cơng nghệ hiện
đại, trình độ tự động hóa cao của Đức, Italia, Đài Loan,…. Từ nguyên liệu đầu vào là thép cuộn
cán nóng, Ống thép được sản xuất qua 05 bước cơ bản là tẩy gỉ, cắt xả băng, uốn ống hàn định
hình, cơng đoạn mạ (với ống mạ nhúng nóng) và làm mát hoặc phủ dầu chống han gỉ (với ống thép
đen hàn và ống thép cỡ lớn). Tất cả các cơng đoạn sản xuất đều tự động hóa cao, đáp ứng các tiêu
chuẩn khắt khe của Việt Nam, Mỹ, Anh, … và được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2015
Nhờ vậy, sản phẩm Ống thép Hịa Phát có chất lượng ưu việt, khơng chỉ nhiều năm liền chiếm
vị trí thị phần số 1 trong nước mà còn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như
Úc, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Ấn Độ… Từ đầu năm 2020, Ống thép Hòa Phát là đơn vị tiên phong sản
xuất và cung cấp cho thị trường sản phẩm ống thép cỡ lớn với các kích thước như ống trịn ⱷ273
và ⱷ 325mm, ống hộp vuông 200x200, 250x250 mm, ống chữ nhật 200x300. Dây chuyền thiết bị
sản xuất dòng sản phẩm này được đầu tư bài bản và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với giá trị

trên 4 triệu USD, trang bị hệ thống thiết bị test thử áp lực, vét đầu ống, nạo đường hàn trong giúp
cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng vượt trội, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A53
và ASTM A500 đảm bảo chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao.
 Tơn mạ màu – mạ kẽm:
Cơng ty TNHH Tơn Hịa Phát được thành lập đầu năm 2016, với tổng vốn đầu tư gần 5000 tỷ
đồng và cơng suất thiết kế 600.000 tấn/năm.
Nhà máy tơn Hịa Phát được trang bị dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ Italia, Úc và các nước
G7 với công nghệ tiên tiến nhất. Tơn Hịa Phát khơng chỉ đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng


trong nước mà còn chinh phục nhiều thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ và một số nước Đông Nam
Á.
 Chế tạo kim loại:
Từ năm 2016, Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát đã tiên phong đầu tư dây chuyền chế
tạo thép rút dây và thép dự ứng lực chất lượng cao - một mặt hàng rất đặc thù chưa có nhà sản xuất
nào trong nước ngồi Hịa Phát làm được. Nhờ đầu tư bài bản với toàn bộtrang thiết bị dây chuyền
công nghệ hiện đại hàng đầu của châu Âu, sản phẩm thép rút dây, thép dự ứng lực của Hòa Phát
đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới như JISG3505, JIS3112 (Nhật Bản),
BS4449:1997 (Anh), ASTM (Hoa Kỳ) …và luôn được thị trường đánh giá cao nhất về chất lượng.
c. Tối ưu hóa cơng nghệ bảo vệ mơi trường.
Mơ hình kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong toàn
chuỗi giá trị, từ sản xuất tới tiêu dùng và quá trình phục hồi, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ công nghệ cao, từ đó tối ưu hố việc sử dụng các nguồn tài nguyên, hạn chế phát thải ra
môi trường và phát triển bền vững. Do vậy, Tập đồn Hịa Phát đã áp dụng mơ hình tuần hồn khép
kín trong sản xuất ngay từ những ngày bắt đầu làm thép.
 Giải pháp tuần hồn khép kín: Hiệu quả đã được chứng minh

Quy trình sản xuất thép tuần hồn khép kín từ quặng sắt tới thép thành phẩm là chu trình dài,
trong đó, sản phẩm đầu ra của công đoạn này là đầu vào của cơng đoạn khác. Trong suốt q trình
ấy, việc thu hồi, tái sử dụng khí thải, nước thải, nhiệt dư thậm chí chất thải rắn cũng được xử lý

theo một chuỗi tuần hồn, khơng xả ra mơi trường, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường,
tối ưu hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm.
Giải pháp này được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp (KLH) sản xuất gang thép Hòa Phát tại
Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về mơi trường của thép Hịa Phát chiếm
khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án. Hiệu quả của việc áp dụng cơng nghệ tuần hồn khép
kín đã được chứng minh rất cụ thể tại các KLH này. Với công nghệ lị cao khép kín, tồn bộ chất


thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất
cơng nghiệp nặng, tuần hồn tái sử dụng, khơng xả ra môi trường. Lượng bụi chứa sắt thu hồi được
trong quá trình luyện gang thép, cán thép cũng đều được tái sử dụng ở các công đoạn sản xuất, vừa
tiết kiệm chi phí vừa cải thiện mơi trường làm việc.
Thép Hịa Phát lựa chọn cơng nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế
giới hiện nay, thân thiện với môi trường. Đây là công nghệ sản xuất than coke sạch thu hồi nhiệt
đạt các tiêu chuẩn môi trường theo cơ chế phát triển sạch CDM giảm lượng khí thải nhà kính theo
Nghị định thư Kyoto. Cơng nghệ này triệt tiêu tồn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh
ra từ q trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện.
Nhờ giải pháp này, KLH Thép Hòa Phát Hải Dương đạt cơng suất phát điện 64MW, góp phần
chủ động chủ động 60% nhu cầu điện sản xuất hàng năm. Với KLH tại Dung Quất, Quảng Ngãi,
sản lượng điện tự chủ được lên đến 70% nhờ 04 tổ máy phát điện với công suất 240MW, đem lại
giá trị kinh tế không nhỏ, tăng sức cạnh tranh cho thép Hịa Phát. Khơng dừng lại ở đó, các Cơng
ty thành viên của Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ để tăng công suất phát điện,
giảm bớt tiêu hao nhiên liệu than và nguyên vật liệu khác để ngày càng tối ưu hơn dây chuyền thiết
bị.
 Biến xỉ lò cao thành vật liệu xây dựng
Chế biến sâu theo chuỗi các sản phẩm từ thép là định hướng chiến lược dài hạn của Tập đồn
Hịa Phát. Việc thu gom chế biến xỉ lò cao, một chất thải rắn sinh ra trong quá trình luyện gang, đã
được triển khai từ năm 2017, biến chất thải thành phụ gia khoáng cho xi măng hay sử dụng làm
nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất bê tông, xi măng.
Hịa Phát đã tối ưu hóa cơng nghệ tạo xỉ hạt bằng nước lạnh áp lực cao và đầu tư dây chuyền

nghiền xỉ tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hải Dương và Dung Quất. Đây là dây chuyền công
nghệ nghiền đứng, đồng bộ vào loại hiện đại nhất hiện nay. Sản phẩm xỉ hạt lò cao S95 của Hịa
Phát góp phần xử lý triệt để chất thải rắn trong q trình sản xuất thép xanh của Hịa Phát, biến
chất thải rắn phát sinh trong quá trình luyện gang thành sản phẩm vật liệu xây dựng, vừa bảo vệ
môi trường cũng như tạo thêm nguồn thu ổn định cho Tập đồn Hịa Phát, đem lại giá trị gia tăng
đáng kể cho chuỗi sản xuất thép.
Với hai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn - Hải Dương và Dung Quất – Quảng
Ngãi, Hịa Phát có thể cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 2,6 triệu tấn xỉ hạt lị cao nghiền
mịn mỗi năm, trong đó KLH tại Hải Dương cung cấp 750.000 tấn/năm và KLH Dung Quất là 1,85
triệu tấn/năm.
Xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 Hịa Phát có nhiều ưu điểm nổi bật, ứng dụng làm phụ gia khống
hoạt tính cao cho sản xuất xi măng, bê tơng, vữa hoặc làm chất kết dính gia cố nền đất yếu. Với
S95, có thể sản xuất được bê tơng khối lớn do giảm nhiệt thủy hóa của bê tông, sản xuất được bê
tông chịu nhiệt do tăng độ bền nhiệt cho bê tông, sản xuất bê tông bền trong môi trường nước biển,
nước mặn và nước lợ, do tăng độ chống thấm của bê tông, ngăn chặn sự xâm thực của clo và sunfat,
đáp ứng nhu cầu tăng tuổi thọ cho các cơng trình trên biển, trên đảo và ven biển.
Đặc biệt, sản phẩm này sẽ giúp hạ giá thành bê tông thương phẩm do S95 Hịa Phát chi phí thấp
hơn, đồng thời, giảm hàm lượng clinker trong xi măng, nhờ đó làm giảm lượng phát thải CO2, góp


phần bảo vệ môi trường. Theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng, xỉ hạt lò cao S95
được sử dụng thay thế tới 30% xi măng PCB 40 trong định mức cấp phối vật liệu cho tất cả các
mác vữa bê tông. Điều này đã mở thêm một kênh tiêu thụ xỉ hạt lò cao nghiền mịn rất lớn và thuận
lợi các doanh nghiệp sản xuất thép từ quặng sắt như Hòa Phát. Từ đây, xỉ hạt lò cao từ luyện thép
tiếp tục đóng góp giá trị cho cộng đồng một cách chính thức và bền vững.
d. Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, sáng tạo và đội ngũ lao động trình độ cao, được chú trọng
đào tạo.
Khơng chỉ chú trọng về công nghệ, thiết bị và phần mềm quản lý, Hòa Phát còn tập trung đầu
tư đào tạo, nâng cao tay nghề và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên. Hàng chục ngàn lượt nhân sự
tại các Công ty thành viên định kỳ được đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau nhằm nâng cao

kỹ năng chuyên môn, thông qua việc phối hợp với các trường Cao đẳng nghề, Trung tâm nghiệp
vụ và một số đơn vị tại địa phương. Kỹ sư mới ra trường, nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm
sẽ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tại nhà máy, có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế với trang
thiết bị, máy móc, trải qua nhiều giờ thực hành kỹ năng trước khi chính thức nhận nhiệm vụ. Bên
cạnh đó, hàng năm nhiều lớp đào tạo về quy định 5S trong sản xuất, kiểm sốt chất lượng, vận
hành an tồn… đã diễn ra tại các cơ sở của Hòa Phát trên khắp mọi miền đất nước.
Tinh thần lao động sáng tạo, ln tìm tòi cải tiến đã phát triển thành một nét văn hóa riêng biệt,
ln chảy trong huyết quản của mỗi CBCNV Thép Hịa Phát, từ những cán bộ cơng tác lâu năm,
có năng lực, trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm, tới các kỹ sư trẻ, kỹ thuật viên, công nhân
đứng máy. Và chính những dịng chảy sáng tạo, sự nhiệt huyết hứng khởi trong cơng việc đã góp
phần vận hành con tàu Thép Hòa Phát một cách hiệu quả. Những sáng kiến, cải tiến này cũng là
một trong những nhân tố đóng góp vào thành cơng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận
tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm của Cơng ty Thép Hịa Phát
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám đốc Công ty ống thép Hịa Phát, Ban chấp hành
cơng đồn nhà máy đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
cũng như chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên chức lao động
của nhà máy như: Công tác an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, lao động giỏi, lao động
sáng tạo, thăm hỏi động viên CBCNV có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, cán bộ công nhân công tác
lâu năm tại nhà máy đã nghỉ hưu
e. Đáp ứng các quy chuẩn nghiêm ngặt về chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chất lượng hàng
hóa.
Tại các đơn vị của Hịa Phát, mọi q trình từ khâu đầu vào đến đầu ra đều được kiểm soát
nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO như ISO 9001:2015 (Hệ thống quản lý chất
lượng), ISO 17025:2017 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn), ISO
14001:2015 (Hệ thống quản lý môi trường).
Thành phẩm sau đó lại tiếp tục trải qua q trình kiểm định nghiêm ngặt một lần nữa, chỉ những
sản phẩm có chất lượng hoàn thiện mới được xuất bán cho khách hàng. Đặc biệt các sản phẩm xuất
khẩu hiện đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như JIS GS3505:2004, JIS G3112:2010
(Nhật Bản), BS 4449:2005 (Anh Quốc), ASTM A615 (Hoa Kỳ) …



f. Đa dạng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Với chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, Thép Hòa
Phát đã cung cấp vào các cơng trình từ nhỏ đến lớn, từ các sản phẩm thép xây dựng dân dụng, tới
các sản phẩm thép xây dựng tốt, chất lượng cao cấp để phục vụ các cơng trình lớn như: nhà cao
tầng, hệ thống hầm ngầm, cơng trình thủy điện, hệ thống cầu lớn, hệ thống đường sắt trên cao
(metro)… Thép Hòa Phát đã được các chủ đầu tư, tư vấn giám sát trong và ngoài nước tin tưởng
lựa chọn cho các cơng trình quan trọng này. Ban lãnh đạo Tập đoàn nhận thấy thị trường nội địa
và quốc tế ln có nhu cầu lớn về các dịng thép khác ngồi thép xây dựng, như các dòng thép rút
dây, thép que hàn… Ban lãnh đạo Tập đồn đã chỉ đạo việc nghiên cứu, tìm hiểu và sản xuất thử
các sản phẩm này
 Dòng thép rút dây
Qua nhiều lần trao đổi giữa các phòng ban chức năng, Công ty nhận thấy với thiết bị hiện tại
của KLH hồn tồn có thể sản xuất được dịng sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu thị trường trong
và ngoài nước, thay thế hàng nhập khẩu, chỉ cần có một quy trình cơng nghệ chuẩn là có thể triển
khai.
 Dịng thép que hàn
Sau thành cơng với việc sản xuất dịng thép rút dây, Ban lãnh đạo Tập đoàn tiếp tục giao nhiệm
vụ nghiên cứu và triển khai sản xuất dòng thép que hàn từ tháng 5/2016.
Nhận được nhiệm vụ, Công ty CP Thép Hịa Phát Hải Dương bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu lên
quy trình cơng nghệ sản xuất sơ bộ, sau đó cử đồn cán bộ đi khảo sát thực tế tại một số nhà máy
đang sản xuất trên thế giới để xây dựng được quy trình cơng nghệ sản xuất mác thép này.


g. Tự chủ trong việc sản xuất phôi, nhiên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và thậm chí cịn xuất
khẩu
Theo thơng tin từ Tập đồn Hịa Phát (HoSE: HPG), ngày 28/5, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài
Liên bang Úc (FIRB) đã chấp thuận phê duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần Dự án mỏ quặng sắt
Roper Valley của công ty con tại Australia thuộc Tập đồn Hịa Phát.
Sau khi giao dịch hồn tất, Hịa Phát trở thành chủ sở hữu dự án quặng sắt Roper Valley với trữ

lượng dự đốn 320 triệu tấn và cơng suất khai thác 4 triệu tấn/năm. Giá trị thương vụ khơng được
tiết lộ.
Tập đồn Hòa Phát cho biết vẫn tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại
Úc, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của tập đoàn (tương đương
10 triệu tấn/năm).
Bên canh đó, nguyên liệu cấu thành đến 30% giá thép là than luyện cốc hiện được Hòa Phát
nhập khẩu từ Australia – thị trường cung cấp than luyện cốc lớn nhất thế giới. Tập đoàn đang
nghiên cứu để trong tương lai có thể sẽ mua một vài mỏ than luyện cốc của Úc nhằm từng bước tự
chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này.
Trong năm 2019, Tập đồn Hịa Phát đã xuất khẩu 195.000 tấn phơi thép. Sang năm 2020, lượng
phơi xuất khẩu tăng mạnh, tính riêng 4 tháng đầu năm, Hòa Phát đã xuất khẩu gần 500.000 tấn phôi
tới thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN.
Về tỷ trọng, lượng phôi thép xuất khẩu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc chiếm gần như
100% (190.000 tấn). Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát đã xuất khẩu tổng cộng hơn 200.000
tấn phôi sang Trung Quốc, chiếm 43% sản lượng phôi xuất khẩu.
Sản lượng phôi thép xuất khẩu tăng mạnh là nhờ Hịa Phát có nhiều lợi thế về quy mô, công
nghệ, chất lượng, khả năng giao hàng nhanh với khối lượng lớn, đặc biệt là lợi thế về logistic (cảng
biển nước sâu). Mặt khác, nhiều nhà máy cán thép của Trung Quốc đã đi tìm nguồn cung phơi với
giá thành hợp lý để tận dụng chính sách đẩy mạnh đầu tư cơng, kích thích tăng trưởng của nước
này sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
h. Hệ thống phân phối bài bản, chuyên nghiệp với hơn 500 đại lí trên khắp cả nước
Kênh phân phối chuyên nghiệp qua 3 cấp giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc kiểm sốt hoạt
động bán hàng và có chiến lược phân phối sản phẩm phù hợp với mức tiêu thụ của từng thị trường
nhỏ lẻ. Điều này khiến doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của các thị trường, tránh tình trạng
cung vượt quá cầu, đồng thời tối ưu hóa các chi phí chung chuyển khác.
Hệ thống 500 đại lý giày đặc trên khắp cả nước tạo điều kiện để Hòa Phát bao quát được cụ thể
các thị trường tiêu thụ và kiểu khách hàng nhằm đề ra chiến lược Marketing hiệu quả tăng tổng
doanh thu.



i. Tiềm lực tài chính vững vàng, tình hình kinh doanh ổn định và tăng trưởng hàng năm tốt.
Lũy kế năm 2020, lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức kỷ lục trên 5 triệu tấn, trong đó, thép xây
dựng thành phẩm đạt 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Lượng phôi thép cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 1,7 triệu tấn. Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hịa Phát
cũng đạt gần 700.000 tấn, riêng tháng 12 là 171.000 tấn.
Với sản lượng cả năm 784.000 tấn, khu vực miền Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc với
70% so với cùng kỳ. Tại khu vực miền Trung, dù dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng và điều kiện
thời tiết không thuận lợi, sản lượng bán hàng tại khu vực này vẫn tăng trưởng nhẹ so với năm 2019.
Miền Bắc đóng góp tỷ trọng lớn nhất với 48% tổng số thép thành phẩm bán ra của thép xây dựng
Hò Tại thị trường xuất khẩu, lượng thép thành phẩm xuất khẩu đạt gần 540.000 tấn, tăng 2 lần so
với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu thép xây dựng gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Úc,
Campuchia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Ghana, Kenya. Ngoài ra, Tập đoàn Hịa Phát cịn
xuất khẩu 1,7 triệu tấn phơi vng để sản xuất thép xây dựng tới các quốc gia như Thái Lan, Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Srilanka. Riêng sản lượng phôi xuất sang Trung Quốc cao
gấp 12 lần so với 2019.
Đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), lượng đơn đặt hàng với Hòa Phát đã vượt 300%
năng lực sản xuất của Tập đoàn. Sản lượng sản xuất (HRC) của Khu Liên hợp sản xuất gang thép
Hòa Phát Dung Quất năm 2020 đạt gần 700.000 tấn. Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu 2,7 triệu tấn
HRC trong năm 2021 nhằm đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ống thép, tơn mạ và
ngành cơ khí chế tạo khác, góp phần giúp ngành thép Việt Nam chủ động thêm nguồn nguyên liệu
đầu vào cho doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
j. Khu liên hợp Dung Quất đang đầu tư xây dựng đi vào hoạt động sẽ gia tăng đáng kể quy mô
sản xuất và tận dụng được vị trí thuận lợi cho vận chuyển và xuất khẩu.
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, được
thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm, sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn
chất lượng cao và sản phẩm dẹt là thép cuộn cán nóng. Hịa Phát áp dụng cơng nghệ lị cao khép
kín tương tự mơ hình đã triển khai thành cơng tại tỉnh Hải Dương, nhưng ưu việt hơn, thiết bị hiện


đại hơn được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại,

thân thiện với môi trường, sản xuất than coke bằng cơng nghệ dập coke khơ, thu hồi hồn tồn
nhiệt và khí thải, tận dụng triệt để sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất. Toàn bộ
nguồn nước sản xuất cũng được sử dụng tuần hoàn, khơng xả ra mơi trường
Khu liên hợp Dung Quất có nhiều lợi thế so với khu liên hợp Hải Dương. Đầu tiên, suất tiêu hao
nguyên liệu tại khu liên hợp Dung Quất sẽ thấp hơn khu liên hợp Hải Dương do sử dụng dây chuyền
sản xuất hiện đại hơn. Thứ hai, chi phí vận chuyển mỗi tấn nguyên liệu tới khu liên hợp Dung Quất
có thể giảm 3-5 USD so với khu liên hợp Hải Dương do khoảng cách vận chuyển ngắn hơn (Hòa
Phát đang nhập nguyên liệu chủ yếu từ Brazil và Úc). Hơn nữa, sản phẩm thép có thể được vận
chuyển vào miền Nam dễ dàng và tiết kiệm hơn so với khu liên hợp Hải Dương, nằm bên bờ sông
Kinh Thầy, vốn khá hẹp để vận chuyển thép số lượng lớn.
Ngày 16/7/2020, lò cao số cao số 1 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất đã khơi phục
hồn tồn cơng suất thiết kế với sản lượng nước gang 3.500 tấn/ngày.
Về công suất, khu liên hợp Dung Quất có thể cung cấp 2,4-3 triệu tấn HRC và 2,33 triệu tấn
thép xây dựng, trong đó bao gồm 1,73 triệu tấn thép cây và 0,6 triệu tấn thép cuộn chất lượng cao.
Ngồi ra, 4 lị thổi oxy có thể sản xuất 4-4,8 triệu tấn gang lỏng. Dựa trên diễn biến của thị trường,
Hịa Phát có thể phân bổ lượng gang lỏng một cách linh hoạt để sản xuất thép thanh hoặc thép cuộn
chất lượng cao. Bên cạnh đó, cơng suất nhà máy than cốc là 2 triệu tấn mỗi năm.
k. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doang nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch
Covid19 do đặc thù sản phẩm.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Hịa Phát đã có một năm
“ngược dịng” thành cơng rực rỡ khi tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều vượt xa so với kế
hoạch đề ra. Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm
2019. Với mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 4, Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận tới 4.660 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế, gấp 2,42 lần cùng kỳ năm trước. Cả năm 2020, Hòa Phát đạt 13.506 tỷ đồng lơi
nhuận sau thuế.


Lũy kế quý I/2021, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường hơn 184.000 tấn ống thép các loại, tăng
27% so với quý 1/2020, giữ thị phần số 1 Việt Nam về ống thép với 30,2%. Trong khi đó, tơn Hòa
Phát đạt gần 74.000 tấn, gấp 3 lần cùng kỳ và nằm trong Top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất

chỉ sau 5 năm thành lập và xây dựng nhà máy sản xuất.
Sản lượng bán hàng ống thép ở 3 miền đều tăng trưởng mạnh trong quý I. Trong đó, Khu vực
miền Trung và miền Nam tăng mạnh nhất, lần lượt là 32% và 53%. Ống thép Hòa Phát xuất khẩu
gần 7.000 tấn, tới các thị trường Mỹ, Úc, Canada, tăng 31% so với Quý I/2020.
Về tỷ trọng xuất khẩu hai sản phẩm ống và tôn: sản lượng xuất khẩu ống thép đóng góp 4%
trong tổng lượng bán hàng 3 tháng đầu năm 2021, trong khi xuất khẩu tôn mạ các loại chiếm tới
45% sản lượng bán của Tôn Hịa Phát. Tới nay, Tơn Hịa Phát đã ký kết hợp đồng xuất khẩu đến
hết tháng 7/2021, chủ yếu xuất đi các thị trường Châu Âu, Mỹ và Mexico.

Tháng 6/2021, sản lượng sản xuất thép thơ của Tập đồn là 658.000 tấn, tăng 49% so với cùng
kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 569.000 tấn. Trong đó, thép cuộn cán nóng và thép
xây dựng của Tập đồn đều đạt 230.000 tấn mỗi loại. Ống thép đạt hơn 41.000 tấn, cịn lại là tơn
mạ và phơi thép.
Do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 trên toàn quốc, đặc biệt là TP.HCM cũng như
các tỉnh phía nam, cộng với mùa mưa đã bắt đầu nên sản lượng bán hàng thép xây dựng, ống thép
của Hòa Phát giảm so với cùng kỳ và tháng trước. Tuy nhiên tính lũy kế 6 tháng, Tập đồn Hịa
Phát sản xuất hơn 4 triệu tấn thép thô, tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm
thép đạt gần 4,3 triệu tấn. Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22%. Lượng phôi thép phục vụ thị
trường trong và ngồi nước là 608.000 tấn.
l. Hịa Phát đã đạt được thỏa thuận cung nguyên liệu quặng với các đối tác hàng đầu thế giới
để đảm bảo quy mô sản xuất và giá thành phẩm.
Để tạo nguồn cung cấp quặng sắt ổn định và dài hạn cho các nhà máy thép Hòa Phát, đặc biệt
là cho Khu liên hợp sản xuất thép tại Dung Quất, đồn cơng tác đã thăm và làm việc với các đối
tác sản xuất, khai thác quặng sắt lớn nhất tại Australia, thăm cảng Hedland - cảng xuất khẩu quặng


sắt lớn nhất thế giới (500 triệu tấn/năm). Ngoài ra, đồn cịn có các buổi làm việc với chính quyền
Nam Úc và Hiệp hội khai khoáng Úc.
Các chủ mỏ trên đều có cơng suất khai thác lớn nhất, áp dụng những cơng nghệ tự động hóa tiên
tiến nhất trong ngành khai khoáng, sở hữu các tuyến đường sắt và nhiều cầu cảng riêng. Đại diện

các nhà cung cấp của Australia đánh giá cao các dự án thép lớn, tiềm năng của Hịa Phát, đồng thời
mong muốn cung cấp tồn bộ nhu cầu quặng sắt cho Hòa Phát trong dài hạn với các điều kiện
thương mại tốt nhất, giá cạnh tranh nhất.

2. Điểm yếu (Weaks)
a. Hàng tồn kho tăng cao
Tồn kho cuối quý II năm 2021 của một số doanh nghiệp Hòa Phát cao hơn nhiều so với thời
điểm đầu năm. Nguyên nhân đến từ một vài lý do như:
 Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới hoạt động xây dựng nên nhu cầu sử dụng thép giảm. hoạt
động kinh tế gặp nhiều trắc trở vì dịch Covid-19 tái bùng phát đợt 3 và đợt 4 nên tiêu thụ
thép trong tháng 6/2021 càng xuống thấp, góp phần làm cho tồn kho thêm cao.
 6 tháng đầu năm 2021, Tập đồn Hịa Phát tiêu thụ 230.000 tấn thép xây dựng, thấp hơn cùng
kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng giảm thứ 3 liên tiếp kể từ mức định 479.000 tấn của tháng
3/2021.
 Đại diện Hòa Phát cho biết nguyên nhân là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP HCM
và các tỉnh phía Nam cũng như mùa mưa đã bắt đầu, làm ảnh hưởng đến nhu cầu.
 Khu công nghiệp Dung Quất đi vào hoạt động dẫn tới công suất gia tăng nhanh hơn sản lượng
tiêu thụ, cung lớn hơn cầu đã khiến lượng hàng tồn kho tăng cao.
Đầu năm này, Hòa Phát đã đưa lò cao số 4 của Khu Liên hợp Dung Quất và vận hành, nâng
công suất lên 8 triệu tấn thép thô/năm. Do yêu cầu đặc trưng trong vận hành, các lò cao này phải
hoạt động liên tục 24/7 nên tồn kho của Hòa Phát tăng mạnh nhất trong số các doanh nghiệp lớn.
Đáng chú ý, hàng tồn kho của Hịa Phát theo báo cáo tài chính Q I năm 2021 và quý IV năm
2020 đã cho thấy hàng tồn kho tăng mạnh từ 439 triệu VND (31/12/2020) lên tới 28.849 tỷ VNĐ
(31/3/2021)
b. Chi phí đầu tư lớn về sản xuất thép, tạo gánh nặng chi phí lãi vay.
Thơng tin từ Tập đồn Hịa Phát cho biết, giá phế liệu đã liên tục tăng mạnh, từ mức 207 USD/tấn
vào tháng 4/2020 lên mức 500 USD/tấn vào ngày 10/5/2021, tương ứng mức tăng gấp 2,5 lần. Thời
gian tăng mạnh nhất của từ tháng 11/2020 đến nay, giá phế liệu đã tăng từ mức 300 USD/tấn lên
500 USD/tấn, gần gấp đơi trong vịng 6 tháng. Từ tháng 4/2021 đến nay, giá phế liệu tăng từ 430
USD/tấn lên 500 USD/tấn, tăng 70 USD/ sau một tháng.

Với quặng, nếu như vào tháng 5/2020, giá quặng sắt ở mức 88 USD/tấn thì đến tháng 5/2021 đã
lên mức 229 USD/tấn, cao gấp 2,6 lần. Tính riêng từ tháng 4 đến tháng 5/2021, giá quặng tăng từ
167 USD/tấn lên 229 USD/tấn và hiện giá quặng vẫn đang tiếp tục trên đà tăng, chưa có dấu hiệu
dừng lại.
Ở thị trường thế giới, ngày 10/5, giá quặng sắt trên sàn Trung Quốc tăng 10% lên mức cao kỷ
lục, giá thép tăng 6%. Trên sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt tháng 6 tăng 10,3% lên
226,25 USD/tấn. Thị trường cho thấy, nhu cầu mạnh với các loại quặng có hàm lượng sắt cao.


Theo đánh giá từ Tập đồn Hịa Phát,giá ngun liệu tăng mạnh do Trung Quốc đang chiếm giữ
70% lượng quặng nhập đường biển toàn cầu và chi phối hoàn toàn giá quặng sắt thế giới.
Nhu cầu thép ở quốc gia này cũng rất lớn, đặc biệt Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư nhằm
phục hồi sau dịch COVID-19. Vì vậy, các nhà sản xuất Trung Quốc đang tích cực dự trữ, nhập
nguyên vật liệu cho sản xuất. Những lo ngại về nguồn cung cũng thúc đẩy giá quặng sắt do quan
hệ giữa nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc và nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất Australia có
dấu hiệu xấu đi.
Ở trong nước, giá phế liệu, quặng sắt tăng mạnh suốt thời gian qua tác động rất lớn đề chi phí
đầu vào của sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành phẩm thép trong nước như thép
cuộn từ tháng 10/2020 đến nay tăng khoảng 56%; giá thép cây tăng khoảng 42%...
"Giá nguyên liệu tăng bằng số lần, trong khi giá bán thành phẩm chỉ có thể tăng khoảng 50%
như hiện nay khiến cho doanh nghiệp thép gặp khó khăn. Để phục vụ sản xuất được ổn định, Hòa
Phát phải mua hàng dù giá các loại nguyên liệu đều tăng cao, bởi nếu không mua sẽ không có hàng
để sản xuất.
Thơng thường, tập đồn mua ngun liệu gối đầu cho từng quý, nhưng hiện tại phải mua nguyên
liệu cho cả quý IV. Dù rủi ro cao nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận để đảm bảo nhà máy sản
xuất liên tục, cung ứng hàng hóa đầy đủ cho thị trường”, đại diện Tập đồn Hịa Phát cho biết.
Hiện các nhà máy của Hòa Phát đang chạy tối đa công suất, đảm bảo cung ứng nhiều nhất sản
phẩm cho thị trường. Trong 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng thép của Hòa Phát tăng 64% so với
cùng kỳ. Chiến lược kinh doanh của Hòa Phát vẫn là ưu tiên thị trường trong nước, đảm bảo đủ
hàng cho hệ thống đại lý đã ln gắn bó song hành cùng cơng ty lúc thị trường thuận lợi cũng như

khó khăn.
Hiện giá thép cuộn cán nóng HRC ở Hịa Kỳ là 1.500 USD/tấn, ở châu Âu là 1.200 USD/tấn và
ở Việt Nam, Hòa Phát đang bán với giá dưới 1.000 USD/tấn và chưa có kế hoạch xuất khẩu, ưu
tiên thị trường trong nước.
Giá bán thành phẩm cân đối theo thị trường thế giới, khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
và quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng đối với nhà sản xuất khi giá thành không thể tăng tương ứng,
“không cõng” được hết chi phí ngun liệu.
Theo ơng Nghiêm Xn Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, có thể thấy rõ, nguyên nhân đầu
tiên của giá thép tăng là Trung Quốc đang chiếm tới 60% sản lượng thép thơ tồn cầu. Các yếu tố
đang chi phối thị trường này gây ảnh hưởng giá thép toàn cầu bao gồm nguồn cung thép thắt chặt
theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm sốt ơ nhiễm; nhu cầu tiêu thụ thép của nước
này tăng cao do phục hồi kinh tế; chi phí sản xuất thép của Trung Quốc cũng cao hơn so với các
quốc gia làm nhập khẩu bán thành phẩm, đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào cuối năm
2020.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tồn cầu đang phục hồi, điều này đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế
giới tăng, trong khi dự báo của các tổ chức quốc tế đều khẳng định cơng suất thép tồn cầu năm
nay chưa thể hồi phục như trước đại dịch. Điều đó có nghĩa là giá thép sẽ có khả năng cịn tăng.
Ngồi ra, hiện giá thép cịn chịu sự tác động của cước phí vận chuyển tăng cao, thiếu container tàu
biển…
“Mặc dù năng lực sản xuất các sản phẩm thép của ngành thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu
thị trường nội địa. Tuy nhiên, nguyên liệu như quặng sắt, phế thép, nhiên liệu và vật liệu tiêu hao


thường xuyên như than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa… phục vụ cho sản xuất thép
hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu sự chi phối lớn từ thị trường toàn cầu.
Diễn biến tăng giá gần đây do giá nguyên vật liệu sản xuất thép tồn cầu tăng bất thường, giá
thép thơ và thép thành phẩm trên thế giới đều tăng và diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này gây
ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép trong nước”, ông Đa nói.
Hiệp hội Thép Việt Nam hiện đã có văn bản khuyến nghị tới doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh
sản xuất để bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng giá

nguyên liệu như hiện nay, việc duy trì được sản xuất của doanh nghiệp cũng được xem là khó.
Trên thị trường hàng hoá, giá thép tăng mạnh trong nhiều tháng đầu năm và ghi nhận mức cao
nhất trong vòng 5 năm qua. Điều này khiến cho giá trị hàng tồn kho cũng tăng đáng kể dẫn tới lợi
nhuận của Hòa Phát tiếp tục giảm ở nửa cuối năm 2019 và tạo gánh nặng lên chi phí lãi vay và gây
ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của Hòa Phát.
c. Phân khúc sản phẩm thép đặc dụng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường
Phân khúc thép xây dựng của Việt Nam nói chung hay Hồ Pháp nói riêng so với thế giới chỉ
được xếp vào phân khúc cấp thấp và giá rẻ. Các DN thép định vị phân khúc này chỉ có thể bán tốt
ở trong nước, nhưng lại phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên khi giá nguyên liệu tăng
cao thì giá thành sản xuất trong nước cũng phải tăng theo. Phân khúc cấp thấp và rẻ này rất khó
để có thể xuất khẩu được sang những nước phát triển có tiêu chuẩn thép xây dựng cao cấp hơn.
Ngược lại, sản xuất thép xây dựng chuyển hướng sang sản xuất thép chất lượng cao hơn để đẩy
mạnh xuất khẩu thì buộc phải tăng giá thành sản phẩm lên cao hơn nữa, trong khi điều này lại đưa
đến kết quả là không thể cạnh tranh được với thép của các công ty thép hàng đầu thế giới.
d. Quy mô sản xuất chưa đủ lớn để cạnh tranh với giá của thép Trung Quốc
Đối với thép xây dựng cấp thấp trong nước phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc,
nước cũng có phân khúc thép cấp thấp như Việt Nam, song lại có khả năng cạnh tranh về giá cao
hơn.
Hiện nay Hòa Phát vẫn hạn chế về năng lực tài chính, cơng nghệ dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu, chi
phí cao. Đó là lý do khiến các sản phẩm thép trong nước khó có thể cạnh tranh được với các sản
phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ đặc biệt là Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn đang nỗ lực và quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng cường sự tập trung trong
lĩnh vực thép, mục tiêu là đưa 10 nhà máy thép hàng đầu của họ đóng góp 60% sản lượng thép
trong nước. Mục tiêu này đã không thành hiện thực vào cuối năm 2020 như kế hoạch đã đề ra.
Nhưng đây chưa hẳn là một thất bại, khi Tập đoàn thép Baowu Trung Quốc - Nhà máy thép hàng
đầu của Trung Quốc, sau một loạt vụ thâu tóm và sáp nhập kể từ năm 2016, đã kết thúc năm 2020
với dấu mốc sản lượng thép thô vượt mức 100 triệu tấn vào ngày 23/12, chính thức khẳng định vị
trí Nhà máy thép số 1 thế giới.
e. Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện đại
Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong ngành thép, các sản

phẩm từ thép ngày càng nâng cao và đơn giản hơn. Mặc dù nguồn lực lao động của Việt Nam đã
có tiến bộ hơn trước, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường, đặc biệt ở mảng
công nghệ.
Dây chuyền HRC của Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất đã lắp đặt xong thiết bị, dự
kiến chạy thử và đi vào hoạt động ngày 1/4/2020. Nhưng do COvid-19, Italy ban hành chính sách


phong tỏa, Việt Nam cũng dừng miễn và cấp thị thực cho cơng dân Italy từ ngày 2/3/2020, nên Tập
đồn Danieli (Italy) không thể cử chuyên gia công nghệ kỹ thuật cao sang Việt Nam, dẫn đến dây
chuyền HRC bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Đại diện doanh nghiệp cho hay.
“Đây là dây chuyền hiện đại, tự động hóa cao, nên ngồi chun gia Italy, kỹ sư nước khác
không thể thay thế ở giai đoạn chạy nong, vận hành chính thức. Ngay sau khi Covid-19 được kiểm
sốt, phía Danieli sẽ cử chuyên gia sang vận hành, dây chuyền HRC của Khu liên hợp Gang thép
Hòa Phát Dung Quất sẽ đi vào hoạt động”.
Sau hơn 9 tháng từ khi đưa vào vận hành thử nghiệm, sản lượng HRC của Hòa Phát đã đạt 1
triệu tấn. Theo đánh giá của chuyên gia đến từ tập đoàn Danieli, nhà thầu tư vấn, sản xuất, lắp đặt
thiết bị dây chuyền cán thép cho Hòa Phát từ đầu những văn 2000 đến nay, sản lượng trên là kỷ
lục cho một nhà máy đúc cán tấm nóng trực tiếp trên tồn thế giới, ít có dây chuyền đúc cán tấm
nào trên thế giới đạt được con số 1 triệu sau thời gian ngắn như vậy.
Thành cơng này có ý nghĩa rất đặc biệt, cho thấy sự trưởng thành, năng lực làm chủ công nghệ,
tinh thần vượt mọi khó khăn của Hịa Phát Dung Quất. Cơng nghệ đúc thép tấm cán nóng liên tục
là cơng nghệ mới, lần đầu tiên được triển khai tại Hòa Phát.
Tuy nhiên với công nghệ mới, hiện đại như vậy nhưng nguồn lực lao động Việt Nam vẫn chưa
đủ khả năng để đáp ứng, điều chỉnh, hoạt động với những cơng nghệ đó. Hịa Phát vẫn phải tìm
nguồn nhân lực nước ngoài, những kỹ sư tại các nước phát triển để có thể thực thi với cơng nghệ
tiên tiến này.


3. Cơ hội (Opportunities)
a. Cầu về thép xây dựng trong nước và thế giới tăng trưởng ổn định và ít biến động ngay cả

trong đại dịch.
 Cầu về thép xây dựng của thế giới :
Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) vừa công bố báo cáo mang tên Short Range Outlook (Triển
vọng ngắn hạn) về thị trường thép năm 2021 và 2022, theo đó, dự báo nhu cầu thép tồn cầu sẽ
tăng 5,8% trong năm 2021, đạt 1.874,0 triệu tấn, sau khi giảm 0,2% trong năm 2020; sau đó tăng
tiếp 2,7% lên 1.924,6 triệu tấn trong năm 2022.
Nhu cầu thép dự báo sẽ phục hồi vững chắc, cả ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển,
được hỗ trợ bởi nhu cầu bị dồn nén đến lúc bung ra và các chương trình của các chính phủ nhằm
kích thích kinh tế hồi phục trở lại.
Thay đổi về cấu trúc trong một thế giới hậu đại dịch sẽ dẫn đến sự thay đổi trong bức tranh nhu
cầu thép. Ngành thép sẽ thấy những cơ hội lớn từ sự phát triển nhanh chóng thơng qua số hóa và
tự động hóa, các sáng kiến cơ sở hạ tầng, tái thiết ở các trung tâm đô thị và chuyển đổi năng lượng
theo hướng xanh. Tất cả những điều đó dẫn tới nhu cầu ngày càng cao đối với các loại thép sử dụng
nguyên liệu chất lượng cao, có mức độ phát thải khí thấp.
 Cầu về thép xây dựng ở Việt Nam
Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá, lần lượt
đạt 37% và 35%. Giá thép xây dựng tháng 5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 49%
(từ 11.340.608 đồng/tấn lên 16.869.341 đồng/tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 30% (từ
12.944.499 đồng/tấn lên 16.869.341 đồng/tấn).
Do vậy , nhu cầu thép – thép xây dựng của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3% nhờ các tín hiệu
phục hồi của nền kinh tế. Nhu cầu tăng giúp thị trường thép xây dựng - các tập đồn lớn như Hịa
Phát càng ngày càng có chỗ đứng và có cơ hội lớn hơn để phát triển về sản phẩm thép . Như năm
vừa qua tập đồn Hịa Phát Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kì - đây là một
dấu hiệu tích cực cho thị trường thép xây dựng.
b. Hòa Phát đã và đang chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới.
Đến nay các sản phẩm tơn Hịa Phát đã tăng độ phủ, giành được chỗ đứng không chỉ tại thị
trường trong nước. Sản phẩm Tơn Hịa Phát tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, tới gần 150% so với
cùng kỳ. Đồng thời, sản phẩm đã được xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính trên thế giới và được
khách hàng, đối tác đánh giá cao về chất lượng như: Hoa Kỳ, Mexico, EU, Úc, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan, Campuchia, ...

Đặc biệt với thị trường xuất khẩu, thép xây dựng Hòa Phát khai thác được thêm thị trường mới
là Peru. Các thị trường truyền thống như Australia, Nhật, Canada, các nước ASEAN, … vẫn liên
tục đặt hàng với khối lượng lớn, dẫn tới sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm cao gấp 3,5 lần so
với cùng kỳ. Ngồi ra, Hịa Phát cịn xuất khẩu 121.000 tấn phôi ra thị trường thế giới, chủ yếu là
Trung Quốc. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 832 triệu USD tăng 8,18% so với tháng 4/2021 và tăng gần
2,4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Đây là thắng lợi quan trọng trong giao thương quốc tế, thể hiện sự tích cực, chủ động của Hịa
Phát trong các vụ kiện phịng vệ thương mại, góp phần giúp Tập đồn thép Hịa Phát đa dạng hóa
thị trường xuất khẩu.


c. Ngành thép trong nước được Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện phát triển.
Ngành thép có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành
kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, cơng nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, ngành cũng
đóng góp quan trọng cho q trình chuyển dịch, đơ thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự
phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.
Là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành thép Việt Nam, bên cạnh những thành cơng
đạt được, Tập đồn Hồ Phát cũng gặp một số khó khăn nhất định. Ngay lập tức đã nhận được sự
ưu tiên giúp đỡ của Bộ: “Bộ quan tâm đến vấn đề nhập khẩu quặng sắt và thép cuộn cán nóng HRC
của doanh nghiệp thép, trong đó có Tập đồn Hịa Phát.”
d. Cầu và giá về phơi thép nguyên liệu của thế giới tăng.
Để phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ các nước trên thế giới ban
hành nhiều gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ USD làm cho giá các loại nguyên liệu sơ cấp
của nền kinh tế thế giới (giá dầu mỏ, giá nguyên liệu thô, giá vận chuyển vật liệu) tăng. Cùng với
dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng khiến giá thép tăng mạnh. Cụ thể, giá phôi thép tháng
5 năm 2021 tăng so với giá tháng 2 năm 2020 là 62% (từ 9.433.697 đồng/tấn lên 15.278.360
đồng/tấn) và tăng so với tháng 12 năm 2020 là 41% (từ 10.800.000 đồng/tấn lên 15.278.360
đồng/tấn).
Sản lượng phôi thép liên tục tăng từ mức 4,3 triệu tấn năm 2010 lên mức 7,8 triệu tấn năm 2016.

Năm 2020, con số này đạt 19,9 triệu tấn. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp
ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường. Do vậy, nhu cầu về cung-cầu của sản phẩm thép trong
năm 2021 tiếp tục phát triển – tăng ở mức ổn định.
Sau khoảng thời gian sốt giá bất thường (từ tháng 12/2020), hiện tại, thị trường thép đã đi vào
ổn định. Giá sản phẩm thép đã hình thành nên “mặt bằng” giá mới theo thực tế khách quan.
Sản phẩm phôi thép ở thị trường Việt Nam nói chung hay Tập đồn Hịa Phát có mức tăng
trưởng so với năm 2020 trong đó Tập đồn Hịa Phát tăng khoảng 38%. Đó là cơ hội cũng như
thách thức để giúp Tập đồn Hịa Pháp tiếp tục đứng vững và là trụ cột của thị trường thép Việt
Nam.
e. Nhờ vào các Chính sách thương mại quốc tế, thép Việt Nam nói chung tập đồn Hịa Phát
có điều kiện thuận lợi gia nhập thị trường thế giới.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đóng góp
những tác động tích cực đến thị trường xuất khẩu thép. Tập đồn Hịa Phát cũng có những chuẩn
bị kỹ lưỡng để đón nhận cơ hội cũng như phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết; nắm
rõ khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu, tránh
vướng vào những rắc rối của các vụ kiện phòng vệ thương mại. Hòa Phát luôn chủ động tiếp cận,
tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Tập đồn tiếp tục rà sốt, đánh giá lại chính sách bán hàng
và hệ thống phân phối để có những điều chỉnh phù hợp, bảo đảm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, xây
dựng hệ thống phân phối có tính ổn định và phát triển lâu dài. Cùng với đó, Hòa Phát cũng cơ cấu
lại sản xuất, kinh doanh theo tín hiệu của thị trường.


f. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của thép Việt Nam là thép Trung Quốc đang siết chặt sản
xuất.
Trong tháng 6, tỷ lệ hoạt động của các lò cao vẫn ở mức cao. Tuy nhiên tình trạng thiếu điện ở
miền Nam Trung Quốc khiến tỷ lệ hoạt động của lò điện hồ quang giảm xuống. Các nhà máy thu
xếp việc bảo trì nhiều hơn, trước diễn biến kiểm sốt giá chặt chẽ của chính phủ
Trong quý II, chính phủ Trung Quốc đã triển khai việc tăng thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm
thép và điều này khiến những thị trường khác trở nên do dự trong việc đặt hàng. Vào tháng 6, chỉ

số các nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đạt 50,9 điểm, thấp hơn mức 51 ghi nhận hồi
tháng 5. Đáng lưu ý là chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới đạt 48,1, ghi nhận hai tháng liên tiếp dưới
mức 50. Điều này chứng tỏ đã có sự sụt giảm trong các lơ hàng xuất khẩu.
Một phần nhờ siết chặt sản xuất của thép Trung Quốc, xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc
đạt 1,078 triệu tấn tương đương với trị giá 603 triệu USD, tăng 89,08% về lượng và tăng 158,44%
về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 16,71% tỷ trọng xuất khẩu thép 5 tháng năm 2021 của Việt
Nam.
g. Thị trường lao động Việt Nam ngày càng nâng cao
Thị trường lao động có vai trị quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền
vững nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN.
Cụ thể Việt Nam là nước có quy mơ dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời
kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (cơng nghệ,
nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: nguồn lao động
dồi dào, giá rẻ (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ khơng có cơ hội tham gia làm
những cơng việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi robot, trang thiết bị thông minh,... Đây khơng
chỉ là thách thức mà cịn là điều kiện thúc đẩy thị trường lao động Việt Nam phát triển cả về số
lượng và trình độ chun mơn giúp phát triển sản xuất cơng nghiệp nói chung – thị trường thép nói
riêng.

4. Thách thức (Threats)
a. Ngành thép Việt Nam đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài
Bên cạnh những thuận lợi thì áp lực cạnh tranh đến từ nước ngoài và cụ thể là Trung Quốc
ngày càng gia tăng sẽ đặt Hịa Phát trước những khó khăn không nhỏ. Dù Trung Quốc đã lên kế
hoạch cắt giảm sản lượng thép tuy nhiên lượng thép sản xuất ra vẫn rất lớn. Theo Worldsteel, chỉ
trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 563,3 triệu tấn, tăng 11,8%
so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, do phần lớn thép của họ được luyện bằng lị BOF nên
có giá thành rẻ so với thép Việt Nam chính vì vậy lợi thế cạnh tranh của họ ở Việt Nam là rất lớn.
b. Phải đối mặt với khó khăn chung của ngành thép như: chi phí điện, xăng dầu tăng
Điện và xăng dầu được coi là đầu vào thiết yếu của ngành thép. Việc tăng giá các yếu tố đầu

vào này đã có tác động ít nhiều đến giá thép. Về lý thuyết, chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp có
thể tăng giá bán, nhưng thực tế, chi phí đầu vào tăng khó có thể chuyển hóa hết sang cho người
tiêu dùng. Nguyên nhân là bởi cạnh tranh trong ngành đang gay gắt, nếu giá tăng cao thì người
tiêu dùng sẽ khơng mua, các cơng trình xây dựng cũng sẽ dừng thi công để điều chỉnh dự toán
hoặc chờ thép hạ giá.


c. Nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào bị phụ thuộc vào nhập nước ngồi q nhiều, do đó giá
sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu đầu vào
Theo Cục Cơng nghiệp (Bộ Cơng Thương) thì nguồn ngun liệu sản xuất đầu vào của sản
phẩm thép hiện nay đa phần phải nhập khẩu như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc,
điện cực graphite, ... Dự kiến trong năm 2021 vẫn sẽ phải tiếp tục nhập khẩu nhiều loại nguyên
vật liệu, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thép trong nước. Cán cân thương mại đối
với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ
USD)
Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Trong
thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn
cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài đã làm cho giá thép trong nước tăng mạnh.
d. Việc công suất sản xuất quá lớn tiềm ẩn rủi ro dư cung trong ngắn hạn tại thị trường nội địa
Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép các loại ở Việt Nam đạt 15.926.051 tấn, cầu nội
địa đạt 14.055.289 tấn, xuất khẩu thép các loại đạt 3.420.869 tấn, nhập khẩu thép về Việt Nam là
7,09 triệu tấn do đó lượng thép dư ra là hơn 5,5 triệu tấn, đây là một con số khá lớn và phần nào
phản ánh được thực trạng dư thừa thép ở nước ta hiện nay.
Có thể thấy thị trường thép ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư cung và để khắc phục
tình trạng đó Hịa Phát sẽ phải có thêm các chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh và giành thêm
thị phần của các doanh nghiệp khác.
e. Cơ sở hạ tầng giao thơng Việt Nam cịn hạn chế gây khó khăn cho việc trung chuyển hàng
hóa
Hạ tầng giao thơng của Việt Nam cịn hạn chế, nước ta dù có 1.163km đường cao tốc nhưng
mới chỉ kết nối giữa các tỉnh, thành phố tương đối gần nhau như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái

Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, … ở khu vực phía Bắc và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nối
giữa các tỉnh Đông Nam bộ, tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương nối với các tỉnh Đồng bằng
Sơng Cửu Long ở khu vực phía Nam chứ chưa có một tuyến cao tốc nối giữa hai miền Nam Bắc. Hệ thống đường sắt cũng đã lạc hậu, tốc độ thấp và chỉ có rất ít ga để xếp dỡ hàng hóa. Do
đó mất nhiều thời gian để trung chuyển sản phẩm giữa hai miền Bắc - Nam.
Cụ thể, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ mất từ 2-3 ngày với giá từ 1.000.000 1.500.000 VNĐ/tấn còn nếu vận chuyển bằng đường sắt dù giá cước rẻ hơn, là 700.000 - 800.000
VNĐ/tấn nhưng sẽ phải dỡ hàng lên xe và vận chuyển bằng đường bộ đến nơi tiêu thụ, điều này
cũng sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.
f. Hệ thống đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế
Nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong ngành thép đang là trở ngại rất lớn cho
Việt Nam khi mà lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên chỉ có 6,4% và số được đào tạo
trên bậc phổ thông trung học chỉ chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Với cơ cấu trình độ
lao động như vậy sẽ là hạn chế lớn của ngành khi cần phát triển cơng nghệ trình độ cao …


g. Quá trình sản xuất thép ảnh hưởng xấu đến mơi trường và chi phí tối ưu hóa cơng nghệ bảo
vệ mơi trường cịn cao
Ơ nhiễm mơi trường (khơng khí và nguồn nước) là một vấn đề không thể tránh khỏi khi ngành
thép hoạt động. Vì vậy, sự phát triển ngành cơng nghiệp sản xuất thép của Hịa Phát cũng như
của các doanh nghiệp khác đều có thể mang lại hậu quả khó lường cho mơi trường. Theo số liệu
thống kê, cứ mỗi tấn thép thô sản xuất bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra hơn 500kg chất thải
rắn; 3m3 nước thải độc hại; 2,3 tấn CO2 cùng các loại khí độc khác như CO, SO2 và bụi kim loại.


×