Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo thực tập tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quỳ Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.69 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ DÂN TC THIU S

BO CO KIN TP

Lời cảm ơn!
ờ hoan thanh tốt bài báo cáo, nhóm sinh viên thực tập xin gửi lời
cảm ơn tới các cán bộ trong Trung tâm Văn hóa - Thơng tin huyện Quỳ
Châu đã tận tình chỉ bảo, cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡ trong q
trình nhóm thực tập tại địa phương.
Chúng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
- ……….., Phó Trưởng khoa Văn hóa dân tợc thiểu số
- …………, Giảng viên khoa Văn hóa dân tợc thiểu số
Và đặc biệt là đồng chí ………………, Giám đốc Trung Tâm Văn hóa Thông tin huyện Quỳ Châu đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo trong
quá trình hoàn thành bài báo này.
Cùng với đó là sự biết ơn sâu sắc tới Cấp ủy - Chính quyền địa
phương và toàn thể bà con nhân dân huyện Quỳ Châu đã tạo điều kiện giúp
đỡ nhóm trong quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tế.
Do còn nhiều hạn chế trong lúc tìm hiểu, khảo sát thực tế nên nhóm
khơng tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Nhóm rất mong được sự quan
tâm, đóng góp quý báu của các thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI HUYỆN
QUỲ CHÂU - TỈNH NGHỆ AN
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Quỳ Châu
* Vị trí địa lí


Quỳ Châu một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có
tuyến quốc lộ 48 và sơng Hiếu chạy qua địa bàn huyện với chiều dài là 39
km, cách trung tâm thành phố Vinh 150km về phía Tây. Huyện có 11 xã và
1 thị trấn, trong đó có nhiều dân tộc sinh sống như người Thái, Kinh, Thổ,...
Quỳ Châu có diện tích tự nhiên là 107.306,78 ha. Với vị trí tiếp giáp như
sau:
Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp với huyện Quế Phong
Phía Tây Nam tiếp giáp với huyện Tương Dương
Phía Nam và Đơng Nam tiếp giáp với huyện Quỳ Hợp, Con Cng
Phía Bắc và Đơng Bắc tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa
* Địa hình
Theo các nhà địa chất vùng đất Quỳ Châu được kiến tạo từ đại cổ sinh
và trải qua thời kỳ bào mòn xâm thực rất lâu dài. Đây là vùng thung lũng
nằm trong thềm lục địa cổ, nên địa hình phân hóa rất đa dạng và phức tạp
vùng này tập trung chủ yếu là dãy núi loại thấp chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Độ cao trung bình của các dãy núi so với mặt nước biển là 800 1000m. Tuy nhiên vùng Quỳ Châu cũng có đồi núi khá cao như: núi Phá
xăng, (Đỉnh Pù Luống, đỉnh Pù Khang 1085m), những dãy núi có các sườn
dốc lớn. Những vùng ở độ cao dưới 300m là kết cấu địa chất là xa phiến, đá
vôi, phổ biến nhất là đất latêrit màu vàng đỏ. Những vùng có độ cao từ 400 800m có nhiều đá pratit, cịn vùng có độ cao từ 900m trở lên thì hầu hết là
núi đá vơi. Nhìn chung vùng đất Quỳ Châu hầu hết là các dãy núi cao

2


thường có bề mặt tương đối bằng, nhưng hai bên sườn núi dốc. Với địa hình
như vậy Quỳ Châu hình thành nên quần thể động - thực vật thích hợp và giới
hạn vùng cư dân trong lịch sử.
* Khí hậu
Quỳ Châu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn khí hậu sơng Mê Công và
được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, thường gây mưa lớn lượng mưa trung bình

trong mùa là 180mm tập trung chủ yếu vào tháng 9. Mùa khô bắt đầu vào
tháng 11 và đến tháng 3 năm sau. Đây là thời gian có gió lạnh phía Bắc thổi
mạnh, khí hậu khơ hanh và rét đậm kéo dài. Do rét và hạn hán kéo dài nên
làm cho sông suối ở đây luôn cạn kiệt, với khí hậu như vậy mùa hạn mưa
lớn, nước sơng dâng nhanh và gây lũ lụt nguy hiểm. Mùa khô khơng đủ
nước tưới tiêu, trồng trọt.
* Hệ thống sơng ngịi
Quỳ Châu có mạng lưới sơng suối dày đặc với mật độ 5 - 7km/km2. Các con
sông suối lớn nhỏ đều có nước dồi dào, thế năng lớn đáp ứng nhu cầu về
nước sản xuất và sinh hoạt. Quỳ Châu có 2 nhánh sơng chính là sơng Hiếu
và sơng Hạt. Ngồi ra Quỳ Châu cịn có hàng chục sơng suối nhỏ khác trong
mạng lưới của sông Hiếu phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, tạo thành hệ
thống cấp nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các sông
suối ở huyện Quỳ Châu lắm thác nhiều ghềnh nên chỉ phục vụ được trong
sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, khả năng vận chuyển bằng đường thủy về
mùa khô là hạn chế. Nhưng lại chứa đựng rất nhiều tiềm năng về thủy sản,...
* Động - thực vật
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm nên thảm thực vật ở Quỳ Châu phát
triển mạnh, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng: pơmu, vàng tâm, lim….
động vật cũng rất phong phú và đa dạng có nhiều loại thú quý: voi, hổ,
3


gấu,…ngồi ra cịn có các loại động vật hoang dã mà đồng bào săn bắt hàng
ngày phục vụ cho nhu cầu thực phẩm: hươu, nai, thỏ, chồn…hoặc thực vật
có đốt như: tre, vầu, giang để sản xuất tăm,và rau rừng: măng, nấm hương,
mộc nhĩ…Do vậy Quỳ Châu có rất nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp
địa phương.
1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
1.1.1. Kinh tế

a. Hoạt động sản xuất kinh tế trước năm 1950
* Kinh tế nông nghiệp
Trước năm 1950, đời sống kinh tế của người dân Quỳ Châu cịn gặp
nhiều khó khăn so với các huyện miền Tây Nghệ An. Họ sống gắn liền với
cây ngô, cây lúa, đây là 2 loại cây lương thực chủ yếu nuôi sống người dân.
Cây thực phẩm chủ yếu: Các loại rau (rau lang, rau cải…) được trồng
xen kẽ với cây ngô. Và các loại rau dại mọc trong rừng như mộc nhĩ, nấm
hương, măng,...
Cây ăn quả: Nhâm, đào, mận, chuối, chanh…
Ngồi trồng trọt, chăn ni cũng góp phần lớn vào đời sống của người
dân. Vật ni đặc trưng: Trâu, bị, lợn, gà, chó, mèo, vịt, ngan… Thường chỉ
để cải thiện bữa ăn hàng ngày và dùng trong các dịp cưới xin, cúng tế hay
tang ma.
* Kinh tế thủ công nghiệp - thương nghiệp
Ngành thủ công truyền thống: Đan lát, làm mộc, rèn… các ngành chỉ
mang tính chất tự cung tự cấp.
* Sản xuất trao đổi hàng hoá
Để sản xuất và trao đổi sản phẩm mình làm ra được nhân dân ở đây
thường mang ra các chợ huyện để bán hoặc bán đổi trong làng xã của mình.

4


Hình thức mua bán, trao đổi hàng hố ở khu vực này có nhiều khác
biệt so với các nơi khác. Phần lớn người lái buôn, người bán buôn ở dưới
xuôi lên, những người như vậy họ thường bán với giá cao, cân đo đong đếm
cận thận. Với người dân nơi đây, họ bán hàng có phần dễ tính hơn, bán theo
nắm, theo mớ, theo cái…
b. Hoạt động sản xuất kinh tế giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nơng nghiệp Quỳ Châu đã có sự phát

triển, tốc độ sản xuất tăng khá nhanh. Cơ cấu nông, lâm nghiệp biến đổi
nhanh chóng, sản xuất lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao về cả diện tích lẫn
sản lượng. Do địa hình khá bằng phẳng, nhiều đồi núi thấp, nên ruộng để
canh tác có thể dùng sức kéo trâu, bị, ngồi ra cịn đưa máy móc và áp dụng
được cơ giới hoá vào sản xuất, nên năng suất đã khơng ngừng tăng lên.
Do khí hậu thời tiết mang đặc trưng riêng, khả năng thay đổi cơ cấu cây
trồng mặc dù có chính sách thực hiện, đã có tiến triển nhiều. Với cây lương
thực truyền thống: Cây ngô, lúa, và một số loại hoa màu khác… Hiện nay
các hộ gia đình đã biết sử dụng phân bón và một số kỹ thuật canh tác mới
nên năng suất cây trồng tăng lên đáng kể so với trước đây.
Chăn nuôi: Hiện nay gia súc, gai cầm của huyện có bước phát triển về số
lượng. Thời kỳ 1991 - 1995, chương trình ứng dụng kỹ thuật vào chăn ni
như lai tạo đàn bị, đàn lợn được triển khai thực hiện đại trà và đưa lại kết
quả khả quan. Tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng lên, trong đó số
lượng đàn lợn tăng nhanh nhất với tốc độ bình quân 4,41%/ năm.
Tuy nhiên, đời sống của người dân ở đây với truyền thống nền kinh tế
nông nghiệp trồng lúa nước, nên tỉ lệ hộ nghèo, hộ đói nghèo trong huyện
vẫn cịn nhiều. Nên dễ nhận biết được giữa hộ giàu và hộ nghèo, hộ trung
bình khá và hộ đủ ăn trong năm.
1.1.2. Về giao thông
5


Quỳ Châu có 39km quốc lộ 48 chạy qua. Từ trục đường 48 có 84km đường
nhánh đến trung tâm của tất cả các xã trong huyện, ngồi ra cịn có khoảng
102km đường nội vùng nối trung tâm với các bản lớn. Nhìn chung mạng
lưới giao thơng đường bộ Quỳ Châu về cơ bản đã rút ngắn khoảng cách giữa
các làng, bản với trung tâm xã và huyện. Tuy nhiên tình trạng đường chất
lượng cịn thấp, cơng trình chưa đầy đủ gây ra nhiều khó khăn cho việc đi
lại, nhất là mùa lũ.

1.1.2. Về y tế
Đến nay mạng lưới y tế của Quỳ Châu đã được các cấp quan tâm xây dựng
từ huyện đến xã, bản. Cả huyện có 1 bệnh viện 40 giường bệnh, 2 phòng
khám đa khoa khu vực 10 giường, 2 trung tâm KHHGĐ và 11 trạm y tế xã
với tổng số 100 giường.
Nhìn chung nguồn cán bộ y tế có tay nghề chun mơn cao, cơ sở vật chất
khá đầy đủ phục vụ cho bà con khám chữa bệnh lúc ốm đau, sinh đẻ… đồng
thời giáo dục cho bà con kiến thức cơ bản cho việc phòng bệnh, cấp phát
thuốc và tiêm phòng cho trẻ em đúng định kỳ.
1.1.3. An ninh trật tự xã hội
Tình hình an ninh trật tự xã hội xã luôn được đảm bảo, quốc phịng an ninh
được giữ vững xây dựng an tồn làm chủ sẵn sàng chiến đấu vững mạnh.
Người dân luôn tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước nhiều năm
huyện được Tỉnh cơng nhận danh hiệu hồn thành tốt nhiệm vụ và là đơn vị
quyết thắng.
1.3. Văn hóa - xã hội
1.3.1.Hoạt động văn hóa của huyện
Trong những năm gần đây tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - thông tin, nhân
dịp mừng Đảng mừng xuân, mừng lễ hội phục vụ các nhiệm vụ chính trị
của huyện.
6


Tổ chức tốt việc tuyên truyền cuộc vận động “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã chỉ đạo tổ chức thành công lễ hội Hang
Bua (ngày 21- 23 tháng giêng), Trung tâm chỉ đạo và tổ chức thi Tiếng hát
Làng Sen tại Huyện trong tháng 4 và đưa đoàn của huyện đi dự thi Tiếng hát
Làng Sen tại tỉnh vào tháng 5 hàng năm.
Thực hiện tốt các công tác thông tin tuyên truyền, công tác văn hoá
văn nghệ quần chúng, nếp sống văn hoá, quản lý di tích lịch sử văn hố, thư

viện, TDTT, gia đình…
1.3.2 Phong tục tập quán
* Phong tục sinh đẻ
Quan niệm: Cũng như các dân tộc khác, người Thái ở huyện chiếm khá
đông, nên quan niệm sinh con để nối dõi tơng đường, củng cố nguồn lao
động cho gia đình và dịng họ, có thêm nhân lực và thế lực trong vùng. Đặc
biệt sinh con trai để nối dõi tông đường, có người thờ cúng khi ơng bà, cha
mẹ qua đời. Ngày nay, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước và sự tuyên
truyền của các kênh thông tin đại chúng, các cán bộ văn hoá đã phần nào
làm cho những người dân ở đây nhận thức rõ về vấn đề sinh đẻ và KHHG.
Thời kỳ mang thai và những kiêng kỵ: Kiêng khơng hái quả khi mang
thai, vì họ quan niệm rằng nếu phụ nữ có thai mà đi hái quả cây nào thì đến
vụ sau quả của cây đó sẽ bị hỏng hoặc không ra quả…
Thời kỳ sinh nở và những kiêng kỵ: Đối với người Thái khi sinh đẻ
họ sẽ nhờ những người phụ nữ đã cao tuổi và có kinh nghiệm đỡ đẻ. Sau khi
sinh giường của người sản phụ được dải đệm cho 2 mẹ con.
Đối với người Thái ở Quỳ Châu họ rất coi trọng việc đặt tên con đầu
lòng, khi sinh con đầu lòng đến ngày thứ 3 sau khi sinh thì gia đình sẽ tổ
chức đặt tên cho con. Việc đặt tên là do bố mẹ tổ chức, tuỳ theo từng hộ gia
đình mà việc làm lễ đặt tên cho con khác nhau. Trong buổi lễ họ thường mời
7


thầy cúng về làm lễ. Trước đây khi con trẻ bị bệnh họ thường cầu khấn tổ
tiên, làm lễ cúng, đó là quan niệm truyền thống trước đây. Ngày nay, các
phong tục này khơng cịn phổ biến nữa mà việc sinh đẻ cho tới chữa bệnh
đều được áp dụng các cách tuyên truyền đến bệnh viện và tìm đến các cơ sở
y tế.
* Phong tục cưới xin
Quan niệm: Hôn nhân đối với người Thái ở Quỳ Châu là một trong

những việc hệ trọng nhất trong đời sống của mỗi con người. Hơn nhân
truyền thống thường do bố mẹ đóng vai trị quan trọng. Hơn nhân của người
Thái trước đây có 2 hình thức: một là cha mẹ sắp đặt, hai là khi lớn lên nếu
thích ai hoặc nhìn thấy cơ gái nào ưng ý thì tới đó tìm hiểu.
Hiện nay đời sống văn hố đổi mới, hơn nhân thường do trai gái tự
tìm hiểu và có quyền tự lựa chọn bạn đời. Ngày cưới chỉ diễn ra trong một
ngày, khi con gái về nhà chồng, nhà gái có thể mua quà gồm những đồ dùng
gia đình: quần áo, dao, bát đĩa… Lễ lại mặt được tiến hành sau ngày cưới
một ngày, khi đi mang theo một con gà có thể là gà trống hoặc gà mái. Lễ lại
mặt ở đây với ý nghĩa là 2 vợ chồng về cảm ơn bố mẹ, ơng bà trong gia đình.
* Phong tục tang lễ
Quan niệm: Người Thái ở đây họ quan niệm rằng người chết sẽ sống
ở thế giới khác. Người Kinh gọi đó là cõi âm, thế giới bên kia. Theo người
Thái họ coi thế giới bên kia là rất tốt đẹp, nơi đó có người thân của họ, họ sẽ
gặp ơng bà tổ tiên đã mất…
Hình thức tang ma của người Thái nói chung và người Thái Quỳ Châu
nói riêng đều tổ chức khá giống nhau, chỉ khác nhau về quy mơ nếu hộ gia
đình có điều kiện thì họ sẽ tổ chức to, nhiều lễ vật. Thường thì nếu người
chết lớn tuổi họ cúng 3 ngày 2 đêm, còn trẻ con thì họ cúng 2 ngày 1 đêm.

8


Tất cả thời gian tổ chức tang lễ như nhập quan, đưa tang, hạ huyệt đều được
thầy cúng xem và chọn thời điểm tốt. Sau 3 ngày gia đình là giỗ cho người
vừa mất, sau đó đến làm 49 ngày hay 100 ngày. Được 3 năm thì làm lễ thơi
tang.
* Phong tục làm nhà mới
Nhà của người Thái ở Quỳ Châu là nhà sàn và nhà gỗ là kiểu nhà
truyền thống.

Nguyên liệu làm nhà họ thường tận dụng những loại gỗ trong tự
nhiên, đất và hướng làm nhà sẽ do gia chủ chọn. Sau đó gia chủ sẽ đi mời
thầy cúng về để làm lễ chọn hướng, sau khi cầu khấn và làm các thủ tục
xong thầy cúng sẽ xem tuổi và xem chân gà để chọn hướng nhà cho phù hợp
với tuổi của vợ chồng gia chủ. Nhà chủ yếu của người Thái là làm nhà sàn,
khi làm xong họ chọn ngày tốt để và nhà mới. Ngày vào nhà mới thì mổ lợn,
làm cơm mời anh em họ hàng ăn mừng, chúc tụng nhau, sẽ luôn gặp nhiều
may mắn khơng bị ốm đau bệnh tật.
1.3.3. Văn hố người Thái Quỳ Châu - Nghệ An
Quỳ là vùng đất có lịch sử lâu đời và chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số nhưng ở đây cũng có nhiều phong tục, tập quán và văn hoá dân gian
độc đáo.
- Văn hoá vật thể
* Nhà ở: Người Thái ở Quỳ Châu sống chủ yếu ở nhà sàn nhà làm
bằng các loại gỗ quý, lợp bằng lá cọ rất chắc chắn. Người Thái thường lấy
địa thế chân đồi, bằng phẳng để làm nhà thuận tiện cho việc sinh hoạt. Ngôi
nhà truyền thống của người Thái là nhà sàn rộng khoảng 3 - 5 gian, có 1 cửa
chính ở gian giữa thẳng với bàn thờ tổ tiên, 2 cửa phụ ở hai gian thơng với
gian chính và bếp, cửa chính là nơi để làm những việc hệ trọng như cưới xin,
ma chay.. và để cho khách vào.
9


* Trang phục: Trang phục của dân tộc Thái ở Quỳ Châu không khác
biệt so với người Thái Tây bắc nhưng cũng mang một số nét đặc trưng phụ
nữ Thái xã Quỳ Châu thường mặc 2 loại áo phổ biến đó là áo chui đầu và
kiểu áo xe ngực có ống tay dài, 2 bên áo có đính các cúc bằng vải hình con
bướm bay hay con nhện….áo của họ bao giờ hoa văn cũng được trang trí ở
phần chân váy có hoạ tiết đặc trưng là hình quả trám, hình con rồng và hình
mặt trời…phụ nữ Thái đội khăn piêu dài khoảng 2m có thêu hoa văn, có hoa

tai, vịng tay, vịng cổ.
- Văn hố phi vật thể
* Đồ ăn uống
Họ vốn là cư dân trồng lúa nếp và sử dụng các món ăn từ gạo nếp.
Tuy nhiên, hiện nay đồng bào chuyển sang canh tác lúa tẻ và ăn cơn tẻ.
Người Thái thích uống rượu và dùng rượu để tiếp khách, có 2 loại rượu là
rượu cần và rượu cất.
* Ngôn ngữ và chữ viết
Người Thái ở đây thuộc hệ thống ngơn ngữ Tày - Thái có chữ Nôm
đọc theo âm Hán - Việt. Tuy nhiên, đến nay người biết đọc, biết viết chữ
Nơm Thái cịn rất ít và việc học chữ viết vẫn chưa được chú trọng. Hiện nay
chỉ còn một số thầy mo, thầy cúng biết sử dụng loại chữ này và có rất nhiều
loại sách về luật tục, các nghi thức, nghi lễ.
* Văn hoá văn nghệ
Nền văn hoá dân gian ở Quỳ Châu rất phong phú và đa dạng gồm:
thơ, ca, xuối, nhuôn, múa, nhạc. Đặc biệt là Khắp như một lối hát giao
duyên trong đám vui như đám cưới, đám mừng nhà mới.
* Tơn giáo - Tĩn ngưỡng
Người Thái khơng có tơn giáo, nhưng có tín ngưỡng họ mang những
tư tưởng mê tín dị đoan, tin rằng có các lực lượng siêu nhiên tồn tại quanh
10


cuộc sống của họ. Do đó có nhiều thầy mo, thầy cúng…với vai trò làm phép
trừ ma, diệt quả khi đau ốm, khi có ma chay…họ ln quan niệm về linh
hồn. Khái niệm linh hồn ở đây được hiểu là ma quỷ và thần thánh.
Các lễ hội chính trong năm: Người Thái có khá nhiều tín ngưỡng và
nghi lễ quan trọng có liên quan đến nơng nghiệp, mỗi tết đều có ý nghĩa
riêng, đồ cúng riêng, thường là sản phẩm tiêu biểu cho từng mùa.
- Tết nguyên đán là tết lớn nhất trong năm, đồng bào ăn mừng kết

thúc một năm thu hoạch thắng lợi đồng thời chuẩn bị cho một năm lao động
sản xuất mới.
- Sau tết đồng bào mở hội “ cầu mùa” để cầu cho mùa may mắn tốt
tươi, một năm làm ăn nơng nghiệp phát triển.
Ngồi ra cịn có các ngày lễ được tổ chức vào ngày 12/9(âm lịch) còn
gọi là “ khâu cắm”, hay ngày 15/10 âm lịch ăn cơm mới.

11


PHẦN 3
CÁC MẶT CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC CỦA NHÓM SINH VIÊN THỰC TẬP TẠI HUYỆN QUỲ CHÂU
3.1. Hoạt động của nhóm:
Được sự đồng ý của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An, cho
phép nhóm sinh viên khoa Văn hóa dân tộc thiểu số - Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội xuống thực tập tại Trung tâm Văn hóa - thơng tin huyện Quỳ
Châu. Nhóm gồm 4 thành viên:
1. Lữ Thị Hà
2. Nguyễn Thị Hồng
3. Sầm Văn Túc
4. Lô Văn Tuấn
Nội dung thực tập: Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa xã hội của
các tộc người cũng như tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ tại huyện Quỳ
Châu. Thời gian thực tập từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 21 tháng 04 năm
2012. Tổ trưởng đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo
chức năng và nhiệm vụ trên địa bàn.
Nhóm đã phối hợp với Trung tâm văn hóa - thơng tin huyện Quỳ
Châu, cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể các xã đi cơ sở triển
khai nội dung hoạt động và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền

địa phương cũng như bà con các dân tộc trong xã.
3..2. Quá trình hoạt động:

12


Tuy thời gian thực tập tại huyện không lâu nhưng nhóm đã cố gắng
lên kế hoạch chi tiết phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong
nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Việc đầu tiên xuống địa bàn, nhóm đã làm việc với chính quyền địa
phương nhằm nắm bắt tình hình chung về đời sống - kinh tế - xã hội của địa
phương và trình bày kế hoạch hoạt động của nhóm.
Tiếp theo nhóm đã tiến hành đi tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hóa
cũng như hoạt động mưu sinh của đồng bào dân tộc trong xã Châu Tiến và
Châu Bính. Trong đó khảo sát thực địa tại nơi có đồng bào dân tộc Thái sinh
sống.
Tại huyện nhóm đã tham gia cùng với chính quyền địa phương vào
cơng tác tuyên truyền phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm tới đồng
bào các dân tộc tại địa phương và tham gia cơng tác phong trào "Tồn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
Nhóm đã lập kế hoạch chuẩn bị và xin ý kiến của Trung tâm tham gia
vào các hoạt động văn nghệ cho chương trình Lễ hội Hang Bua. Làm các
cơng tác chuẩn bị cho lễ hội. Tổ trưởng đã phân công nhiệm vụ cụ thể tới
từng thành viên trong nhóm chuẩn bị những điều kiện cần thiết đảm bảo cho
việc thực tập, học hỏi tại địa phương. Nhìn chung quá trình thực tập các
thành viên trong nhóm đã hồn tốt nhiêm vụ của mình.
Điều quan trọng mà chúng tơi tiếp thu và học hỏi được trong quá trình
thực tập là cách làm việc, cách sắp xếp công việc, tổ chức chương trình,
tuyên truyền… Qua quá trình làm việc và điều tra tại huyện Quỳ Châu, được
đi tìm hiểu và tiếp xúc với những người dân ở các xã, chúng tôi thấy mặc dù

là một huyện vùng nui, nhưng phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT ở đây

13


rất sôi nổi, các cấp ban ngành rất quan tâm, đặc biệt nổi bật ở vùng này là
những làn điệu hát xuối, nhn và múa xịe Thái.
Sau gần 3 tháng làm việc tại huyện Quỳ Châu, được tiếp xúc với
những người có kinh nghiệm trong cơng việc chúng tơi đã học hỏi được rất
nhiều điều và thu thập được một số tài liệu. Tuy cịn nhiều khó khăn và hạn
chế trong quá trình tìm hiểu, nhưng phần nào đã giúp chúng tơi có cái nhìn
mới mẻ về phong trào văn hoá, văn nghệ của người Thái huyện Quỳ Châu.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhóm đã đến được một số xã trong huyện như: Châu Tiến, Châu
Phong, Châu Bính,...và tìm hiểu về các vấn đề như:
- Phong tục tập quán: Ma chay, cưới xin,ăn uống, cách dựng nhà làm
nhà và đặc biệt là tìm hiểu được những kiêng kỵ trong đời sống cũng như
trong chu kỳ đời người của đồng bào dân tộc Thái.
- Về kinh tế thấy được những hoạt động sản xuất chính của đồng bào:
canh tác lúa nước, cây trồng chủ yếu là các cây hoa màu: ngơ,...diện tích
trồng lúa ít. Do điều kiện tự nhiên ở nơi đây khó khăn chủ yếu là đồi núi.
- Bên cạnh đó thấy được những khó khăn: trong sản xuất, trong sinh
hoạt (thiếu nước), những phong tục cổ hủ lạc hậu vẫn còn tồn tại: Trong cưới
xin, tang ma...
Tuy nhiên vì thời gian có hạn và điều kiện đi lại khó khăn, nhóm vẫn
chưa đi hết được các xã trong huyện, để tìm hiểu sâu hơn kỹ hơn về các tộc
người nơi đây.
Công tác tuyên truyền được đồng bào và nhân dân hưởng ứng nhiệt
tình.


14


Tổ chức thành cơng cơng tác tun truyền, chương trình văn nghệ
chào mừng Lễ hội Hang Bua và chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng
ngày 26 tháng 3 tại xã Châu Phong và các hoạt động khác trong quá trình
thực tập.
* Đánh giá chung:
Thuận lợi:
Nội dung hoạt động của nhóm đã được Trung tâm Văn hóa - Thơng
tin huyện nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm thực
hiện chương trình, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nhóm đến các xã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ xã,
và đồng bào dân tộc về chỗ ăn, ở để sinh hoạt và làm việc khi đi xuống cơ
sở.
- Được chính quyền và đồng bào cung cấp nhiều tư liệu bổ ích để
nhóm hồn thành chương trình của mình.
Khó khăn:
Tuy nhiên trong q trình thực địa nhóm gặp phải một số khó khăn:
- Thời gian có hạn và điều kiện đi lại khó khăn, nhóm vẫn chưa đi hết
được các huyện trong xã và thơn bản trong xã, để tìm hiểu sâu hơn kỹ hơn
về các tộc nguời nơi đây.
- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc nơi đây cịn thấp, chủ yếu
dùng tiếng địa phương nên khó khăn trong việc điều tra thu thập tư liệu.

15


KẾT LUẬN
Nhìn chung người Thái ở Quỳ Châu cịn giữ được nhiều bản sắc văn

hoá truyền thống của dân tộc mình, từ cách ăn mặc, ngơn ngữ và các sinh
hoạt trong gia đình, các nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống vẫn cịn
được lưu giữ. Đó là những biểu hiện rất tốt để bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hố dân tộc. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải quan tâm và thường
xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát huy những gì là bản sắc
văn hố của dân tộc mình, tun truyền cho người dân hiểu để phát huy
những giá trị tốt đẹp và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu.
Là sinh viên khoa văn hoá dân tộc thiểu số, trường Đại học Văn hoá
Hà Nội, khi về thực tập tại địa phương trong thời gian ngắn, chúng tôi không
đủ điều kiện để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập quán của
người dân nơi đây.
Nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhân dân trong
huyện, đặc biệt là sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm Văn hố - thơng tin
huyện Quỳ Châu đã giúp chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu về những nét văn
hố tiêu biểu, di tích lịch sử, phong tục tập quán và đời sống của người dân
để hoàn thành bài viết này.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong việc tìm hiểu nghiên cứu cịn nhiều hạn
chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm sinh viên thực
tập rất mong được sự góp ý của các thầy cơ để bài viết hồn thiện hơn.

16



×