Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 18 trang )

ĐỀTỈNH….
SỞ GIÁO DỤC VÀåĐẶT
ĐÀOVẤN
TẠO
I.LÝ DO THỰC PHÒNG
HIỆN ĐỀGIÁO
TÀI: DỤC & ĐÀO TẠO …..
Bài tập lịch sử cũng giống như bài tập của nhiều mơn học khác, đó là nhằm bổ
sung, củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh, đồng thời cho các em làm
quen với các dạng câu hỏi, các dạng bài tập, rèn luyện cách tư duy để rút ra các bài
học lịch sử, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học. Chính vì vậy, khi đổi mới PPDH, Bộ
giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình dạy học cấp THCS các tiết bài tập Lịch
sử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của môn học. Một tiết bài tập lịch sử thành
công là tiết học được học sinh hứng thú say mê, tích cực học tập, làm chủ tiết học và
tiếp nhận bổ sung được cho bản thân nhiều nhất kiến thức. Muốn được như vậy, mỗi
thầy cơ giáo phải chọn cho mình những hướng đi và cách tiếp cận học sinh thuyết
phục. Nếu một giờ làm bài tập chỉ đơn giản là đưa ra các dạng câu hỏi bài tập rồi học
sinh đứng lên trả lời thì sẽ hết sức nhàm chán và ít hiệu quả.
Trên thực tế, các thầy cơ giáo thường chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan
trọng của tiết bài tập lịch sử. Giờ học thường tẻ nhạt, có khi căng thẳng vì giáo viên
đưa ra lượng bài tập nhiều, các dạng bài tập lại chưa đa dạng, đơn điệu. Tiết bài tập
như vậy sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho cả thầy và trị. Đó có thể là do giáo viên chưa
tìm ra hướng đi thích hợp, cũng có thể giáo viên chưa khai thác triệt để, chưa sử dụng
hiệu quả các phương tiện dạy học cho tiết học này.

SÁNG
NGHIỆM:
Trong thời đại khoa
học KIẾN
kĩ thuậtKINH
phát triển


mạnh mẽ như hiện nay, với những
tính năng ưu việt của cơng nghệ thông tin ứng dụng cho việc dạy học, chúng ta đã có
những thành cơng nhất định trong việc mang lại hứng thú học tập cho học sinh ở các
bộ môn,
biệt là môn
học Lịch
sử. Một
tiết bài
tập TẬP
lịch sử LỊCH
chất lượng,
TỔđặcCHỨC
THỰC
HIỆN
TIẾT
BÀI
SỬđạt yêu cầu
nếu nó được hỗ trợ thực hiện bằng nhiều phương tiện tiện dạy học hiện đại, đảm bảo
(TIẾT 45-LỚP 8)
nhu cầu nghe, nhìn, để từ đó học sinh tự rút ra kết luận, quan điểm của mình. Cơng
nghệ thơng tin sẽ giúp cho tiết học lịch sôi nổi, hào hứng bởi lượng thông tin nhiều,
bài tập đa dạng phong phú, bên cạnh đó các em cịn được quan sát chân dung các
nhân vật lịch sử, xem các đoạn phim lịch sử ngắn...Các hiệu ứng của phần mềm
PowerPoint, học sinh sẽ thích thú hơn trong giờ bài tập, dẹp bỏ được sự căng thẳng
khi phải đối mặt với lượng kiến thức nhiều và tâm lý “làm bài tập”. Học sinh hứng
thú học tập thì sẽ tiếp nhận dễ dàng kiến thức và như vậy sẽ đạt được mục tiêu giờ
học đặt ra.
Vì những lý do trên, tơi đã thử nghiệm nghiên cứu và thực hiện những tiết bài
tập lịch sử có sự hỗ trợ đắc lực của CNTT và thu được kết quả khả quan.



Trên cơ sở những giờ dạy thực tiễn của mình, tơi xin trình bày một tiết bài tập
lịch sử được ứng dụng CNTT, theo tôi là hiệu quả, mà tôi đã sử dụng trong quá trình
giảng dạy: Tiết 30. Làm bài tập lịch sử - lớp 8.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu đối tượng, điều tra thực nghiệm.
Nghiên cứu lý luận, tài liệu tham khảo, xử lý tài liệu.
Tiến hành các giờ dạy thực tế, rút kinh nghiệm.
Cập nhật thông tin từ mạng Internet.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-

Học sinh lớp 8 trường THCS
IV.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-

Những tiết Bài tập lịch sử trong chương trình THCS.
Tiết 30: Bài tập lịch sử-Lớp 8.
Nghiên cứu trong hai năm học ….

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
Một trong những yêu cầu hiện nay của đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là
phải đổi mới kiểm tra đánh giá. Vì vậy, PPCT hiện nay đã được chỉnh sửa theo yêu
cầu thực tiễn là có thêm tiết bài tập trước các tiết kiểm tra. Điều này giúp cho GV có
thời gian đưa ra các dạng bài tập lịch sử rồi hướng dẫn các bước thực hiện giúp các
em củng cố, nhớ lại các kiến thức đã học, đặc biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng
trong từng chương, từng bài để các em làm quen và thành thục trong các dạng bài tập

lịch sử.
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử cũng phải
tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, củng cố, đánh giá, kiểm tra tri
thức lịch sử mà học sinh đã được lĩnh hội. Rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử
nhằm giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu sự kiện, hiểu được vấn đề lịch sử, khắc phục
tình trạng nhớ lơ mơ, nhầm lẫn các sự kiện.


Việc xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử có vai trị quan trọng đối với
q trình hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho Học sinh. Nó là một trong những
biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, đặc biệt là tư duy sáng tạo của các
em. Đồng thời khi hoàn thành bài tập, HS sẽ tự nhận thấy những thiếu sót của mình,
GV thì biết được kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy lựa chon các bài tập,
dạng bài tập phải phù hợp từng chương và bao hàm kiến thức cơ bản của chương.
Nếu như tiết bài tập được tiến hành có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng bài kiểm tra của học sinh. Không những thế cịn giúp các em u thích mơn
học và khắc sâu các kiến thức Lịch sử trong chương trình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng hiện nay trong trường phổ thơng là học sinh chán học mơn Lịch sử.
Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Bên cạnh những GV tâm huyết với bộ môn, với sự
nghiệp trồng người, hết lòng hết sức cho việc đổi mới phương pháp dạy học thì vẫn
cịn nhiều GV vì cuộc sống hàng ngày mà ít nhiều sao nhãng việc dạy. Những giờ dạy
như vậy chưa đủ sức lôi cuốn học sinh trong thời đại hiện nay đến với mơn lịch sử.
Lại có khơng ít trường, GV phải dạy chéo ban nên nhiệt huyết cho bộ mơn cũng
khơng nhiều. Chính vì thế những tiết bài tập lịch sử thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ!
Về phía học sinh, ở tuổi này các em thích say mê khám phá, tìm tịi. Nhưng thực
tế những bài học Lịch sử của chúng ta lại quá dài, quá nhiều sự kiện, ít tính hấp dẫn,
tình trạng đọc – chép còn phổ biến trong các tiết dạy gây nên tình trạng chán học cho
học sinh. Nếu chúng ta tổ chức tốt giờ học lịch sử sẽ lôi cuốn các em vào những bài
tập trên màn hình. Các em được nhìn, được thấy, được nghe, được làm việc sẽ tác

động sâu sắc đến nhận thức, đến tư duy từ đó giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ kiến thức.
Từ những từ thực trạng này, tôi đã cố gắng xây dựng nhiều tiết bài tập Lịch sử
có sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng môn học.
Điều tra thực tế kết quả học tập của học sinh lớp 8A và 8F năm học 2012-2013.
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

8A

54

10
(18,5%)

8F

54

TB

Yếu

Kém

24

16
(44,44%) (29,6%)

4

0

8

20

20

6

(14,8)

(37%)

(37%)

(11,1%)

(7,4%)
0

Đây là kết quả khảo sát thực trạng học tập của học sinh sau khi học xong chương
I-Phần Lịch sử Việt Nam và chưa áp dụng dạy học tiết bài tập Lịch sử bằng CNTT.



II.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Giải pháp thực hiện:
a. Đối với giáo viên:
Đây là tiết học mà GV có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế giáo án
để làm sao gây được hứng thú cho học sinh học tập, tạo khơng khí “vui mà học, học
mà vui” thoải mái, sôi động với các dạng bài tập như giải ô chữ, nhận diện lịch sử…
được lồng ghép trong tiết học, mặt khác cịn phát huy được tính tích cực học tập của
học sinh, đảm bảo tiêu chí “lấy người học làm trung tâm”.
Để thực hiện tiết Bài tập Lịch sử hiệu quả nhất, chúng ta nên tiến hành trên
máy tính, sử dụng phần mềm Powerpoint trên các slide hình ảnh….Bởi vì một tiết bài
tập lịch sử cần nhiều bảng phụ, tranh ảnh, bản đồ….nên giáo án truyền thống sẽ làm
chúng ta mất thời gian, lúng túng với số lượng đồ dùng khi lên lớp và hiệu quả giờ
dạy lại không cao.
Việc xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử có vai trị quan trọng đối với
quá trình hình thành, củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. Nó là một trong những
biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, đặc biệt là tư duy sáng tạo của các
em. Đồng thời khi hoàn thành các bài tập, học sinh sẽ nhận thấy được những lỗ hổng
kiến thức của mình, giáo viên cũng qua đó biết được kết quả nắm bắt kiến thức của
học sinh, hiệu quả bài dạy của mình. Vì vậy, việc lựa chọn các dạng bài tập, câu hỏi
phải phù hợp với từng chương bài và phải bao hàm kiến thức cơ bản của chương, bài
đó.
Chúng ta có thể sử dụng các dạng bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm khách quan: chọn đúng-sai, điền khuyết….
Bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành, hệ thống, khái qt hóa kiến thức: trình
bày một sự kiện lịch sử bằng lược đồ, lập bảng niên biểu, bảng thống kê….
- Bài tập giải ô chữ hàng ngang và hàng dọc qua những gợi ý trả lời các câu
hỏi của giáo viên.
- Bài tập nhận diện lịch sử (nhân vật, sự kiện, cơng trình kiến trúc lịch sử….)
Khi đưa ra các bài tập, giáo viên cần lưu ý:
-


+ Các câu hỏi, bài tập phải phù hợp với nội dung cơ bản của việc học tập, giáo viên
phải có đáp án thật chuẩn và chính xác.
+ Lựa chọn và ước lượng số lượng bài tập sao cho thích hợp với thời gian 1 tiết học
(khơng q nhiều và cũng khơng q ít)
+ Bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ, phát huy được tính tích cực, tư duy của
học sinh. Đồng thời phải huy động được nhiều học sinh cùng làm việc, giáo viên luôn
chú ý thu hút tất cả học sinh cùng tham gia làm các bài tập.


+ Khi đưa ra câu hỏi, bài tập cần dự kiến câu trả lời của học sinh, từ đó định ra tiêu
chuẩn đánh giá bằng thang điểm thật chính xác.
Để có được tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết làm bài tập, giáo viên cần tham
khảo, tìm tư liệu trên mạng qua một số điaạ chỉ quen thuộc: Google, Bing seach,
yahoo seach….
Đối với học sinh:
Chuẩn bị, xem lại toàn bộ kiến thức trong chương trình học.
Tích cực tham gia phát biểu, làm bài tập, nhận xét bổ sung ý kiến của bạn.
2.Tổ chức thực hiện bài dạy: tiết 45- Bài tập lịch sử- lớp 8
I.Mục tiêu bài học:
b.
-

- Kiến thức:
Học sinh củng cố lại những kiến thức đã học của phần lịch sử Việt Nam trong
chương I “Cuéc kh¸ng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thÕ kØ
XIX”
-Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài tập, cách sử dụng bản đồ, phương pháp
học tập nhóm, kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát.

-Thái độ:
Nâng cao ý thức tự học tập, tự rèn luyện của học sinh, tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
Bài học được tiến hành trên lớp, sử dụng máy chiếu.
GV chuẩn bị những slide hình ảnh trên máy tính; những nội dung câu hỏi, bài
tập thuộc nội dung kiến thức chương I.
HS chuẩn bị kĩ những nội dung kiến thức đã học trong chương I.
III. Hoạt động dạy học:
1.
2.

3.

Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài học.
Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong nội dung chương I,
để giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học, hôm nay chúng ta sẽ cùng
làm các dạng bài tập lịch sử.
Nội dung bài học:
- Có 5 phần thi ứng với các dạng bài tập: Bài tập trắc nghiệm; Bài tập điền
khuyết; Nhận dạng chân dung lịch sử; Khái niệm lịch sử; Rèn luyện kĩ năng sử
dụng bản đồ.


- GV chia lớp thành 2 đội để thi với nhau.

PHẦN I: Bài tập trắc nghiệm

Mỗi đội trả lời 4 câu hỏi trắc nghiệm bằng cách ghi câu trả lời đúng ra giấy, khi
nghe tín hiệu hết giờ đại diện 2 đội báo cáo kết quả.10đ cho mỗi câu trả lời đúng.
Thời gian cho mỗi câu hỏi là 10 giây


Câu1 : Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam vào:
A. 31.8.1858
B. 01.9.1858
C.31.8.1859
D. 01.9.1859
Đáp án: B
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa khiến thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là:
A. Bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại
B. Khai hóa nền văn minh cho Việt Nam
C. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp
D. Biến Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự
Đáp án: D
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương?
A.
B.
C.
D.

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
Đáp án: C

Câu 4: Hiệp ước nào sau đây đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư
cách là một quốc gia phong kiến độc lập?



A.
B.
C.
D.

Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
Kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất
Kí với Pháp Hiệp ước Hắc-măng (Quý Mùi)
Kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nôt (Giáp Thân)
Đáp án: D

PHẦN II: Bài tập điền khuyết
Mỗi đội thực hiện 1 bài tập kết nối trong thời gian 1 phút. Mỗi ý đúng được 2,5 điểm.
Bài tập 1: Nối kết thời gian (Cột A) với sự kiện (cột B) thích hợp.

Thời gian

Sự kiện

1. 20/11/1873

A. Hiệp ước Nhâm Tuất

2. 05/6/1862

B. Pháp đánh Hà Nội lần 1

3.15/3/1874

C. Chiến thắng Cầu Giấy lần 1


4. 25/4/1882

D.Hiệp ước Giáp Tuất
E. Pháp đánh Hà Nội lần 2

Đáp án: 1-B; 2-A; 3-D; 4-E

Bài tập 2: Nối kết sự kiện lịch sử (cột A) với thời gian cho phù hợp (cột B)

Sự kiện

Thời gian

1. Cuộc phản công của phái
chủ chiến tại kinh thành Huế.

A.1883 - 1892

2. Khởi nghĩa Ba Đình.

B. 1885 - 1895

3. Khởi nghĩa Bãi Sậy

C. 1886 – 1887

4. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. 1885

E. 1883 – 1884


Đáp án: 1-D; 2-C; 3-A; 4-B
Bài tập 3: Điền vào các chỗ trống.
Học sinh của 4 đội lần lượt điền vào phần (1), (2), (3) (4) để hoàn thành 2 bảng
thống kê.
Đội A: Bảng thống kê về các Hiệp ước
Đội B: Bảng so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa
Yên Thế.
Thời gian 2 phút cho mỗi đội, thang điểm 2,5đ cho mỗi đáp án đúng.
1, Bảng thống kê các hiệp ước:

Thời gian

Tên Hiệp ước

05/06/1862
(1)

Nội dung chính
Thừa nhận quyền cai
quản của Pháp ở 3
tỉnh miền Đơng Nam Kì

15/03/1874
(3)

Hiệp ước Giáp Tuất


(2)

Hiệp ước Hác măng

Thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp ở BK và TK

06/06/1884
(4)

Cơ bản giống Hiệp ước
Hác măng nhưng sửa đổi
đôi chút về ranh giới TK

Đáp án:
(1): Hiệp ước Nhâm Tuất
(2): Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
(3) 25/8/1883
(4) Hiệp ước Pa-tơ-nốt


2, Bảng so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa
Yên Thế:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Thời gian tồn tại


1885-1896

Thành phần lãnh đạo
Mục tiêu đấu tranh

Khởi nghĩa Yên Thế
(1)

(2)
Hưởng ứng chiếu Cần
vương của vua Hàm
Nghi, giúp vua cứu nước

(3)

(4)

Đáp án:
(1)
(2)
(3)
(4)

1884 – 1913
Văn thân, sĩ phu yêu nước
Nơng dân
Để bảo vệ cuộc sống của chính mình
PHẦN III: Nhận dạng chân dung lịch sử:

Nhận dạng các nhân vật lịch sử sau đây:

* Đội A: nhận dạng các nhân vật (1), (2), (3).
* Đội B: nhận dạng các nhân vật (4), (5), (6).
Sau khi nhận dạng xong, mỗi đội giới thiệu sự hiểu biết của mình về một trong 3
nhân vật trên.
Nhận dạng đúng mỗi nhân vật là 3 điểm, giới thiệu chính xác 1 điểm.


(1)

(3)

(5)
Đáp án:

(2)

(4)

(6)


(1) HỒNG HOA THÁM
(2) HỒNG DIỆU
(3) TƠN THẤT THUYẾT
(4) HÀM NGHI
(5) PHAN ĐÌNH PHÙNG
(6) NGUYỄN THIỆN THUẬT

PHẦN IV: Khái niệm lịch sử
1. 2 đội hỏi – đáp theo nội dung câu hỏi đã chuẩn bị trước ( mỗi đội 1 câu hỏi)

* Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích, xoay quanh nội dung các bài từ
24 đến 27, có đáp án đúng, rõ ràng, thang điểm 10 cho mỗi câu hỏi.
* Nếu đội A hỏi đội B nhưng đội B khơng trả lời được thì 10 điểm thuộc về đội A
(nhưng phải đội A phải có đáp án chính xác) và ngược lại.
Ví dụ:
Câu hỏi 1: Câu thơ :
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
để nói về nhân vật nào?
Câu hỏi 2: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người
Nam đánh Tây” là của ai?
Câu hỏi 3: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nước ta trở thành nước như thế nào?
…….

2. GV cho sẵn các khái niệm lịch sử, mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên lên bốc thăm
khái niệm, sau đó diễn tả bằng lời nói hoặc hành động sao cho đồng đội mình hiểu
được khái niệm mình đã chọn.
Phạm qui nếu như đội nào dùng từ có trong khái niệm để diễn tả, nói láy khái
niệm hay dùng tiếng nước ngồi.
Các khái niệm như sau:
ĐỘI A: CẦN VƯƠNG


ĐỘI B: SĨ PHU YÊU NƯỚC
Yêu cầu câu trả lời phải nêu được bản chất của khái niệm nhưng rõ ràng, dễ hiều.

PHẦN V: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ:
1.Làm việc cá nhân:
Dựa vào bản đồ, hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Giáo viên treo lược đồ lên bảng nhưng cũng đồng thời chuẩn bị sẵn lược đồ đã có

đáp án đúng trong máy tính để sau đó học sinh có thể so sánh, rút ra kết luận.

2, Làm việc nhóm:
Tái hiện kiến thức trên lược đồ trống về nội dung cuộc kháng chiến của nhân dân ta
nửa sau thế kỉ XIX.
Nhiệm vụ: Hai đội dùng cờ (chuẩn bị sẵn) gắn vào các địa danh trên bản đồ
theo yêu cầu sau:





Đội A: Nơi diễn ra phong trào Cần vương và nơi diễn ra phong trào Cần
Vương tiêu biểu.
Đội B: Cuộc phản công của phái chủ chiến và nơi diễn ra phong trào yêu nước
chống Pháp ở Nam Kì.

Thời gian 2’ cho mỗi đội ( thực hiện đúng được 10 đ)

Các kí hiệu được sử dụng như sau:
Phong trào Cần Vương

Cuộc

phản

cơng

Phong trào Cần Vương tiêu biểu


của

phái

chủ

chiến

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì

(1885)


BẢN ĐỒ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX


III.KẾT QUẢ KIỂM CHỨNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kết quả kiểm chứng:
Với những cố gắng và sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và tinh thần học tập
của học sinh, tôi nhận thấy tiết bài tập đã diễn ra rất sôi nổi và hào hứng. Các em say
mê khám phá, làm bài tập theo nhóm và làm việc cá nhân đều hiệu quả. Qua khơng
khí lớp học, có thể nhận thấy giờ học đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. Một giờ học
sôi nổi, thân thiện, không nhàm chán, các em vừa chơi, vừa học, đón nhận kiến thức
một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Kết quả khảo sát sau giờ dạy áp dụng SKKN năm học 2013-2014 ở hai lớp có
chất lượng tương đương với hai lớp khảo sát năm học trước thì được kết quả như
sau:

Lớp


Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

8D

50

15

23

12

0

0

(30%)

(46%)


(24%)

13

27

11

0

0

(25,5%)

(52,9%)

(21,6%)

8E

51

Kết quả đạt được trên đây đã cho thấy rõ sự chênh lệch khá lớn giữa hai năm, năm
sau cao hơn năm trước rõ rệt. Điều đó đã minh chứng cho hiệu quả của việc tổ chức
cho học sinh học tiết bài tập bằng CNTT, không những học sinh hứng thú, yêu thích
mơn học mà cịn nắm vững bài học, nắm vững kiến thức và khái niệm lịch sử một
cách vững chắc, lâu bền hơn.
2.Bài học kinh nghiệm:
Các tiết bài tập lịch sử phải được tiến hành một cách chu đáo, nội dung đầy đủ,
bao quát, đa dạng các loại bài tập. Từ đó có thể nâng cao ở các dạng bài tập mới. Tiết

bài tập cũng có thể được xem là tiết ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Trong tiết bài tập, Giáo viên không nên dạy lại những bài đã học mà hướng dẫn
học sinh cách làm, tìm tịi, sáng tạo, từ đó học sinh sẽ nhớ lâu và có thêm nhiều kĩ
năng bộ mơn hơn.
Trong phạm vi một tiết học, giáo viên nên chọn lựa các dạng bài cho phù hợp
với nội dung kiến thức của chương trình, khắc sâu kiến thức trọng tâm mà vẫn đảm
bảo thời lượng tiết học.


Việc chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp tiến hành, các tranh ảnh ,....góp
phần rất lớn cho thành cơng của giờ dạy. Sự hỗ trợ đắc lực của CNTT còn cho phép
chúng ta thực hiện các tiết bài tập với nhiều trò chơi học tập gần giống các trò chơi
trên truyền hình khiến các em thích thú như trị chơi ô chữ, vượt chướng ngại vật.....
Mỗi bài học lịch sử đều hướng tới việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ
và trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Những nhân vật như Phan Đình Phùng,
Hồng Hoa Thám, Hàm Nghi.....mãi mãi là niềm tự hào dân tộc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử góp phần phát triển tồn diện HS là vấn đề
hết sức cấp bách hiện nay. Để nâng cao chất lượng dạy học, “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” .
Điều đó địi hỏi dạy học lịch sử ở trường phổ thông cần “tránh tham lam, nhồi nhét,
tránh lối học vẹt...mà phải dạy người học suy nghĩ, tìm tịi, hiểu rộng hơn điều thầy
nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học” .
Thực tế cho thấy, trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn cịn tồn tại quan niệm cho
rằng mơn lịch sử là môn học thuộc không cần làm bài tập, không cần thiết phải rèn
luyện và phát triển các kĩ năng tự học bộ mơn. Do có quan niệm chưa đúng, nhiều
GV khơng chú ý tới các biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác học tập, hạn chế sử
dụng bài tập trong dạy học lịch sử. Các tiết bài tập hay bị bỏ qua hay chỉ được tiến
hành một cách sơ sài, chiếu lệ. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng

giáo dục giảm sút.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mong muốn góp phần đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chúng tơi đề xuất một số ý
kiến sau:
Về phía GV: Chú ý đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để CNTT trong
khi tiến hành tiết bài tập lịch sử. GV cần tham khảo SGK, tài liệu học tập để xây
dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, kích thích hứng thú học tập cho HS.
Ngồi ra, phải thực sự đầu tư thời gian, cơng sức,tìm tịi, vận dụng sáng tạo các biện
pháp sử dụng bài tập để đạt hiệu quả tốt nhất.
Về phía HS: có thái độ học tập nghiêm túc, thực hiện làm bài tập theo sự hướng
dẫn, giám sát của GV, trên cơ sở đó điều chỉnh phù hợp với năng lực, cách thức học
tập của mình. HS phải tích cực, tự giác, chủ động làm bài .


Về phía gia đình, nhà trường: Gia đình cần thay đổi quan niệm về học tập bộ
môn lịch sử của HS. Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ hiệu quả
hoạt động dạy học bộ mơn lịch sử như thư viện học tập, phịng máy tính, máy chiếu,
đồ dùng trực quan...
Trong cơng cuộc đổi mới đất nước và đổi mới Giáo dục hiện nay, giáo viên phải
tự rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của người học. Thầy
cô giáo phải thật sự u nghề, trăn trở, tìm tịi sáng tạo, nắm vững kiến thức để vận
dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn trong từng tiết học, từng lớp học, từng đối tượng học
sinh.
Học sinh được làm bài tập sẽ hiểu và nhớ lâu kiến thức bộ mơn, từ đó nâng cao
chất lượng học tập.
Với những kinh nghiệm cá nhân của bản thân được đúc rút thơng qua q trình
dạy học thực tiễn, xin được trình bày, chia sẻ với đồng nghiệp và cũng xin được đón
nhận những ý kiến đóng góp chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để những tiết bài
tập lịch sử thật sự hấp dẫn và bổ ích đối với học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


MỤC LỤC

MỤC
LỤC……………………………………………………………………………….15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×