Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học sinh lớp 8 của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi – thành phố Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.8 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Mục lục .......................................................................................................1
Kế hoạch nghiên cứu KHSPUD.................................................................2
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI..................................................................................3
3. GIỚI THIỆU............................................................................................3
2.1 Hiện trạng....................................................................................3
2.2 Giải pháp thay thế.......................................................................4
2.3 Vấn đề nghiên cứu.......................................................................4
2.4 Giả thuyết nghiên cứu.................................................................5
4. PHƯƠNG PHÁP.....................................................................................5
3.1 Khách thể nghiên cứu..................................................................5
3.2 Thiết kế nghiên cứu.....................................................................5
3.3 Quy trình nghiên cứu...................................................................6
3.4 Đo lường......................................................................................6
5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ................................................6
4.1 Trình bày kết quả.........................................................................6
4.2 Phân tích dữ liệu..........................................................................7
4.3 Bàn luận.......................................................................................8
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................8
5.1 Kết luận.......................................................................................8
5.2 Khuyến nghị................................................................................9
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................10
8. PHỤ LỤC...............................................................................................11

Trang 1


KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
- Tên đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học sinh lớp 8


của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi – thành phố Tây Ninh
- Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Ngân
- Đơn vị : Trường THCS Nguyễn Trãi thành phố Tây Ninh
Bước

Hiện trạng

Giải pháp thay thế

Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên
cứu

Thiết kế

Đo lường

Phân tích dữ liệu

Kết quả

Hoạt động
- Bốn em học sinh lớp 8 là Minh, Hùng, Hiền và
Trâm thường xuyên vi phạm nội qui, qui định của nhà
trường.
- Cách xử lý của giáo viên chủ nhiệm: Quở trách,
trừ điểm hành vi đạo đức, mời phụ huynh…
- Sử dụng các biện pháp tìm hiểu, quan tâm, động
viên, thuyết phục, giúp đỡ…học sinh.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học

sinh ở lớp 8 bằng biện pháp quan tâm, gần gũi, động
viên, giúp đỡ tại trường THCS Nguyễn Trãi có đạt
hiệu quả không ?
- Có, việc sử dụng các biệp pháp quan tâm, gần gũi,
động viên, thuyết phục, giúp đỡ học sinh sẽ nâng cao
hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học sinh lớp 8.
- Chọn thiết kế đa cơ sở AB. Quan sát, ghi nhận số
lần vi phạm nội qui, qui định của nhà trường của 4
học sinh trước và sau tác động.
- Công cụ đo lường mà nghiên cứu này sử dụng là số
lần vi phạm nội qui, qui định trong mỗi ngày của học
sinh được ghi nhận trước và sau khi có tác động .
- So sánh đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở (A) và
đường đồ thị ở giai đoạn có tác động (B).
- Cả bốn em Minh, Hùng, Hiền và Trâm đều có sự
tiến bộ đáng kể thể hiện qua thái độ và hành vi, các
em không còn vi phạm nội qui, qui định của nhà
trường.
Trang 2


2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường gia đình, nhà
trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng một vai trò quan
trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ kèm theo mặt trái
tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh;
cộng với sụ buông lỏng quản lí đôi khi bất lực trong giáo dục con cái của một số gia
đình thì giáo dục đạo đức trong nhà trường càng trở nên quan trọng, cấp thiết.
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới là đào tạo nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa người hiệu trưởng cần tập trung chỉ
đạo và quản lí tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện ở các trường học.
Ở bất cứ nhà trường nào cũng đều có hiện tượng học sinh chưa ngoan. Nó
không những ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường mà còn là nỗi lo gia
đình, xã hội. Nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh đó
trong hiện tại và tương lai. Cụ thể là ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, nhận thức,
làm hạn chế rất nhiều trong việc hòa nhập với tập thể lớp, bạn bè xa lánh, bị giáo viên
bộ môn và giáo viên chủ nhiệm khiển trách, cảnh cáo ...dẫn đến học sinh bị cô lập,
mặc cảm, lạc lõng từ đó càng sống buông thả hơn.Vì thế nếu không được giáo dục
uốn nắn kịp thời, đúng lúc sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
3. GIỚI THIỆU
3.1. Hiện trạng:
- Thực tế ở trường chúng tôi hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh còn nhiều
hạn chế về nhận thức, hành vi dẫn đến vi phạm các nội qui, qui định chung của nhà
trường như:
+ Không nghe theo lời của giáo viên.
+ Thích phát biểu tự do trong giờ học.
+ Thường xuyên nói tục, chửi thề.
+ Có thái độ vô lễ.
+ Hay gây gỗ đánh nhau.
+ Dễ nổi cấu với người khác.
+ Kết bè, kết nhóm với nhau…
Trang 3


- Để giáo dục một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực là một vấn đề hết
sức khó khăn và lâu dài, giáo dục học sinh cá biệt càng khó khăn và phức tạp hơn, ở
đây đòi hỏi nhà giáo dục nói chung và người giáo viên phải có phương pháp giáo dục
như thế nào? Đây là vấn đề nan giải vì nó tốn nhiều thời gian và công sức, người giáo

viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo, kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được
đời sống tình cảm của các em.
* Nguyên nhân:
Với đặc điểm của lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi ở bậc THCS, đây là giai đoạn phát triển
thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu động,
hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình... Chính vì vậy mà các em không muốn bị
gia đình ràng buộc, các em dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi
phạm các nội quy, quy định chung. Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các
em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm
bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những
nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì
phần đông các gia đình hiện nay có ít con, có điều kiện về kinh tế nên cũng nuông
chiều con cái cho nên các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá,
khoa học kỹ thuật, internet trong nước và thế giới, do vậy mà các em có thể hiểu biết
rất phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, điều đó
làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã trưởng thành và có thể quyết định đúng đắn những
vấn đề của bản thân, gia đình và xã hội... Vì thế chúng xem thường lời khuyên của
thầy cô, cha mẹ đó cũng là mầm mống nảy sinh các học sinh có khó khăn trong rèn
luyện đạo đức.
3.2. Giải pháp thay thế:
- Dành nhiều thời gian để gần gũi, tìm hiểu, nói chuyện, chia sẻ những khó
khăn cùng các em.
- Tìm hiểu hoàn cảnh sống: quan hệ gia đình, thành phần kinh tế.
- Nắm được đặc điểm thể chất, tâm lý lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ để có định
hướng giáo dục, phân công giao việc cho phù hợp.
- Phân tích tình trạng học tập hay thái độ biểu hiện của các em.
- Thường xuyên liên lạc, kiểm tra thái độ, ý thức, chất lượng học tập.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp để kịp thời
nắm rõ tình hình học tập cũng như cùng có biện pháp phối hợp giáo dục hiệu quả.
3.3. Vấn đề nghiên cứu:

Trang 4


Nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học sinh ở lớp 8 bằng biện pháp
quan tâm, tìm hiểu, gần gũi, động viên, thuyết phục giúp đỡ tại trường THCS Nguyễn
Trãi có đạt hiệu quả không ?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng các biệp pháp quan tâm, tìm hiểu, gần gũi, động viên, thuyết
phục, giúp đỡ những học sinh lớp 8 sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức
học sinh.
4. PHƯƠNG PHÁP

4.1. Khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi chọn lớp 8 trường THCS Nguyễn Trãi để nghiên cứu vì trong lớp có
4 em học sinh là Võ Nhật Minh, Lê Sĩ Hùng, Đặng Thu Hiền, Trần Bích Trâm thường
xuyên vi phạm nội qui, qui định của nhà trường.
4.2. Thiết kế nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi chọn thiết kế đa cơ sở AB. Trong đó:
+ A: là giai đoạn cơ sở (hiện trạng chưa có tác động/ can thiệp).
+ B: là giai đoạn tác động/ can thiệp
Trong đề tài này, giai đoạn cơ sở (A) đối với các em Võ Nhật Minh, Lê Sĩ
Hùng, Đặng Thu Hiền, Trần Bích Trâm là khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn cơ sở (A) đối với Võ Nhật Minh là 4 ngày.
Giai đoạn cơ sở (A) đối với Lê Sĩ Hùng là 6 ngày.
Giai đoạn cơ sở (A) đối với Đặng Thu Hiền là 8 ngày.
Giai đoạn cơ sở (A) đối với Trần Bích Trâm 10 ngày.
Mô hình thiết kế đa cơ sở AB
Số
lần
vi

phạm

Ngày

Giai đoạn cơ sở
( Giai đoạn A)

Giai đoạn tác động
( Giai đoạn B)
Trang 5


4.3 Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên bốn em học sinh lớp 8 , trong thời gian là 26
ngày, bắt đầu từ ngày 01/11/2016 đến ngày 30/11/2016.
Chúng tôi ghi chép số lần vi phạm của em Minh trong 4 ngày, em Hùng trong 6 ngày
trước khi bắt đầu tác động thông qua việc quan sát trực tiếp, báo cáo của ban cán sự
lớp và giáo viên bộ môn, qua việc giáo viên chủ nhiệm trừ điểm hành vi đạo đức của
các em nhưng vẫn không thấy tiến bộ ( Đây là giai đoạn cơ sở hay còn gọi là giai đoạn
A).
Sau đó, chúng tôi thực hiện giai đoạn tác động ( giai đoạn B), chúng tôi tiến
hành tìm hiểu, gần gũi, quan tâm, động viên, thuyết phục, giúp đỡ em Minh, Hùng
thay đổi hành vi. Chúng tôi tiếp tục ghi chép số lần vi phạm của Minh trong 22 ngày
và Hùng trong 20 ngày tiếp theo. Song song đó, chúng tôi cũng áp dụng quy trình và
biện pháp tác động tương tự đối với em Hiền và Trâm nhưng thời gian của giai đoạn
A của em Hiền là 8 ngày và em Trâm là 10 ngày.
4.4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Công cụ đo lường mà nghiên cứu này sử dụng là số lần vi phạm nội qui, qui
định trong mỗi ngày của học sinh được ghi nhận trước và sau khi có tác động thông
qua ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn và đặc biệt là sự quan sát từ giáo viên chủ

nhiệm.
- Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là thay đổi những hành vi và thái độ
không chấp hành nội qui của học sinh. Do vậy, phép đếm đầu tiên là đếm lại số lần vi
phạm của 4 em học sinh qua việc ghi chép của lớp trưởng kết hợp với giáo viên. Đây
chính là mức độ điều chỉnh hành vi vi phạm nội qui cho nên trong nghiên cứu này
không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

5.1. Kết quả:
* Số lần vi phạm bình quân lúc trước và sau tác động:
Họ và tên HS
Võ Nhật Minh
Lê Sĩ Hùng
Đặng Thu Hiền
Trần Bích Trâm

Trước tác động
Khoảng 4.50 lần
Khoảng 3.33 lần
Khoảng 2.37 lần
Khoảng 2.20 lần

Sau tác động
Khoảng 0.81 lần
Khoảng 0.89 lần
Khoảng 0.80 lần
Khoảng 0.90 lần

Như vậy chúng ta thấy rằng, sau khi bắt đầu có tác động bằng việc quan tâm,
gần gũi, động viên, thuyết phục, giúp đỡ các em trong thời gian ngắn đã có thể làm

Trang 6


thay đổi số lần vi phạm bình quân của học sinh một cách đáng kể.
5.2. Phân tích dữ liệu:
- Quan sát đường đồ thị cho thấy cả 04 em đã có những biểu hiện tích cực, hạn
chế được số lần vi phạm trong ngày, nhất là các ngày cuối cùng hầu như không có em
nào vi phạm nội qui, ngược lại các em tích cực tham gia vào các hoạt động chung của
lớp .
- Chúng ta hãy nhìn vào đồ thị biểu thị số lần vi phạm:
+ Số lần vi phạm của em Minh, giai đoạn cơ sở kéo dài 04 ngày, tính
trung bình mỗi ngày em Minh vi phạm nội qui 4.50 lần.
+ Số lần vi phạm của em Hùng, giai đoạn cơ sở kéo dài 06 ngày, tính
trung bình mỗi ngày em Hùng vi phạm nội qui 3.33 lần.
+ Số lần vi phạm của em Hiền, giai đoạn cơ sở kéo dài 8 ngày, tính trung
bình mỗi ngày em Hiền vi phạm nội qui 2.37 lần.
+ Số lần vi phạm của em Trâm, giai đoạn cơ sở kéo dài 10 ngày, tính
trung bình mỗi ngày em Trâm vi phạm nội qui 2.20 lần.
Sơ đồ minh họa:

Trang 7


Bắt đầu từ ngày thứ 5 (Minh), ngày thứ 7 (Hùng), ngày thứ 9 (Hiền), ngày thứ
11 (Trâm) trở đi số lần vi phạm của các em đã có chiều hướng giảm rất nhiều, có ngày
em không có vi phạm.
5.3. Bàn luận:
Quan sát vào đường đồ thị ta thấy số lần vi phạm của các em Minh, Hùng,
Hiền, Trâm được thể hiện rõ trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Các em
có sự điều chỉnh rõ nét. Trong các ngày ở giai đoạn cơ sở em Minh vi phạm nội qui 18

lần, em Hùng 20 lần, em Hiền 19 lần và em Trâm là 22 lần nhưng đến giai đoạn có sự
tác động thì số lần vi phạm giảm dần và không vi phạm ở các ngày cuối giai đoạn tác
động.
Như vậy, số lần vi phạm của 04 em được khắc phục dần dần thể hiện sự tiến bộ
đáng kể, điều đó cũng có nghĩa là bằng đường đồ thị biểu diễn thấp hơn trong giai
đoạn tác động (B).
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Việc giáo dục hành vi đạo đức học sinh bằng biện pháp quan tâm, tìm hiểu, gần
Trang 8


gũi, động viên, thuyết phục, giúp đỡ học sinh lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Trãi là
có hiệu quả. Điều đó chứng tỏ rằng quan tâm, động viên giúp đỡ học sinh là biện pháp
giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả nhất.
6.2. Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần đẩy mạnh xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực, tổ chức nhiều phong trào vui chơi bổ ích thu hút sự tham gia của các em
để tạo cảm giác gần gũi và thân thiết khi đến lớp từ đó giúp các em ngoan hơn.
- Đối với giáo viên: Khi giáo dục đạo đức học sinh nên chọn phương pháp tìm
hiểu,quan tâm, gần gũi, động viên, thuyết phục, giúp đỡ để nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho học sinh hơn là dùng biện pháp trách phạt, quở mắng, giữ lại sau giờ
học, mời phụ huynh góp ý...
Thành phố Tây Ninh, ngày 19 tháng 01 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9



[1] . Tài liệu tập huấn “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Dự
án Việt Bỉ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà nội.
[2]. Đạo đức học: Tác giả PTS Phạm Khắc Chương
PTS Hà Nhật Thăng
Nhà xuất bản Giáo dục – năm 1998.
[3]. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục trường THCS – Tập 2 – Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ
Chí Minh – năm 2003

8. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Trang 10


* Bảng tổng hợp số lần vi phạm của em Minh trước tác động và sau khi đã tác động:
Số ngày

4 ngày đầu

Giai đoạn cơ sở (A)

Giai đoạn có tác động (B)

Vi phạm 18 lần
- Nói tục 5 lần.
- Gây với các bạn 2 lần
- Nghỉ học không phép
- Nói chuyện trong giờ học 4

lần.
- Trốn làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong giờ
học 3 lần.
- Đánh bạn.
- Không chép bài 1 tiết

8 ngày tiếp theo

Vi phạm 11 lần
- Nói tục 1 lần.
- Cãi các bạn 1lần
- Nghỉ học không phép
- Nói chuyện trong giờ học 4
lần.
- Trốn làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong giờ học
3 lần.

9 ngày tiếp theo

Vi phạm 7 lần
- Phát biểu linh tinh 2 lần
- Làm việc riêng trong giờ học
3 lần
- Không làm bài tập 1 lần
- Không thuộc bài 1 lần

5 ngày tiếp theo


Không vi phạm

Trang 11


* Bảng tổng hợp số lần vi phạm của em Hùng trước tác động và sau khi đã tác động:
Số ngày

6 ngày đầu

Giai đoạn cơ sở (A)

Giai đoạn có tác động (B)

Vi phạm 20 lần
- Chưởi thề 5 lần.
- Gây với các bạn 2 lần
- Nghỉ học không phép
- Phát biểu linh tinh trong
giờ học 4 lần.
- Trốn tập thể dục 3 lần.
- Không làm b.tập 3 lần.
- Đánh bạn.
- Không chép bài 1 tiết
Vi phạm 10 lần
- Chưởi thề 1 lần.
- Gây với các bạn 1 lần
- Nghỉ học không phép
- Phát biểu linh tinh trong giờ
học 1 lần.

- Trốn tập thể dục 2 lần.
- Không làm b.tập 3 lần.
- Không thuộc bài 1 lần

8 ngày tiếp theo

Vi phạm 7 lần
- Gây với các bạn 1 lần
- Nghỉ học không phép
- Phát biểu linh tinh trong giờ
học 1 lần.
- Trốn tập thể dục 1 lần.
- Không làm b.tập 2 lần.
- Không thuộc bài 1 lần

7 ngày tiếp theo

5 ngày tiếp theo

Không vi phạm

* Bảng tổng hợp số lần vi phạm của em Hiền trước tác động và sau khi đã tác động:
Số ngày
8 ngày đầu

Giai đoạn cơ sở (A)
Vi phạm 19 lần
Trang 12

Giai đoạn có tác động (B)



- Nói tục 4 lần.
- Cãi nhau 3 lần
- Nghỉ học không phép 2
lần
- Nói chuyện trong giờ
học 4 lần.
- Không làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong
giờ học 3 lần.
- Cúp tiết 2 lần
Vi phạm 10 lần
- Nói tục 1 lần.
- Cãi các bạn 1lần
- Nghỉ học không phép
- Nói chuyện trong giờ học 1
lần.
- Trốn làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong giờ học
1 lần.
- Không làm bài tập 2 lần
- Trốn tập thể dục 2 lần

7 ngày tiếp theo

Vi phạm 6 lần
- Nói chuyện trong giờ học 1
lần.
- Không thuộc bài 2 lần.

- Làm việc riêng trong giờ học
1 lần.
- Không làm bài tập 1 lần
- Không đồng phục

7 ngày tiếp theo

4 ngày tiếp theo

Không vi phạm

* Bảng tổng hợp số lần vi phạm của em Trâm trước tác động và sau khi đã tác động:
Số ngày
10 ngày đầu

Giai đoạn cơ sở (A)
Vi phạm 22 lần
- Cãi nhau với bạn 1lần
- Nghỉ học không phép 2
lần
- Nói chuyện trong giờ
học 4 lần.
Trang 13

Giai đoạn có tác động (B)


- Trốn làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong
giờ học 3 lần.

- Cúp tiết 2 lần
- Không đồng phục 3 lần
- Không thuộc bài 3 lần
- Không làm bài tập 3 lần
Vi phạm 10 lần
- Nói tục 1 lần.
- Nghỉ học không phép 1 lần
- Nói chuyện trong giờ học 2
lần.
- Trốn làm vệ sinh lớp 1 lần
- Làm việc riêng trong giờ
học 1 lần.
- Không đồng phục 1 lần
- Không thuộc bài 1 lần
- Không làm bài tập 1 lần
- Trốn tập thể dục 1 lần

6 ngày tiếp theo

Vi phạm 5 lần
- Nói chuyện trong giờ học 2
lần.
- Trốn làm vệ sinh lớp.
- Làm việc riêng trong giờ
học 1 lần.
- Không thuộc bài 1 lần

6 ngày tiếp theo

4 ngày tiếp theo


Không vi phạm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
1. Tên đề tài : Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức học sinh lớp
8 của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi – thành phố Tây Ninh.
2. Họ tên người thực hiện : Nguyễn Thị Ngân
3. Họ tên người đánh giá : ........................................................................................
4. Đơn vị công tác : ...................................................................................................
Trang 14


5. Ngày họp: ................................... 6. Địa điểm : ....................................................
7. Ý kiến đánh giá :
Điểm Điểm đánh
Nhận xét
tối đa
giá

Tiêu chí đánh giá
1. Tên đề tài
- Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động
- Có ý nghĩa thực tiễn
2. Hiện trạng
- Nêu được hiện trạng
- Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết
3. Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế

- Giải pháp khả thi và hiệu quả
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu
5. Thiết kế
- Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu
6. Đo lường
- Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ
liệu
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế
- Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu
8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu : Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra
trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
- Những đóng góp của đề tài nghiên cứu : Mang lại hiểu biết
mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược ...
- Áp dụng các kết quả : Triển vọng áp dụng tại địa phương,
cả nước, quốc tế.
9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài
- Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng điểm, thang đo, băng
hình, ảnh, dữ liệu thô ...
( đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục )
10. Trình bày báo cáo
- Văn bản viết
(Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
- Báo cáo kết quả trước hội đồng
Trang 15


5
5

10

5
5

5
5

20

35

5


( Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục )
Tổng cộng

100

* Đánh giá :  Tốt (Từ 86 – 100 điểm)
 Đạt (50 - 69 điểm)

 Khá (Từ 70 - 85 điểm)
 Không đạt ( < 50 điểm)
Tây Ninh, ngày


tháng

2017
TM.HĐKH
CHỦ TỊCH

Trang 16

năm



×