Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giáo trình Hướng Dẫn Mới về Xử Trí Hội Chứng Đại Tràng Kích Thích doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.05 KB, 12 trang )

Hướng Dẫn Mới về Xử Trí Hội Chứng Đại Tràng Kích Thích

Tháng 12/2008, Hiệp Hội Y khoa các Bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hoá Mỹ
(American College of Gastroenterology) đã công bố những hướng dẫn mới về xử trí
hội chứng đại tràng kích thích (IBS). Các hướng dẫn này được soạn thảo chủ yếu để
thay thế các tài liệu đã có từ năm 2002. Nội dung hướng dẫn được đăng tải trong số
tháng 1 của Tạp Chí Khoa Học Tiêu Hoá Mỹ (The American Journal of
Gastroenterology)
"Thế giới của hội chứng đại tràng kích thích (IBS) đã thay đổi nhanh chóng do
có nhiều trị liệu mới và sự nhận thức ngày càng tăng về bệnh lý này. Hiện nay, nó
được xem như một 'bệnh thực thụ,'" Tiến sĩ Lawrence Brandt, trưởng nhóm nghiên
cứu về IBS đồng thời là trưởng khoa Tiêu hoá của Trung Tâm Y Tế Montefiore ở New
York cho biết. "Đã phát minh được nhiều thuốc điều trị mới, nhiều công việc nữa vẫn
còn phải được thực hiện, nhưng chúng ta đã có thêm nhiều thông tin mới về bệnh lý
này so với thời gian trước đây."
"Một trong những thông tin mới có giá trị nhất là việc thực hiện các xét nghiệm
tỉ mỉ để chẩn đoán bệnh không giúp ích được bao nhiêu cho người bệnh," Ts
Havemann thuộc Đại Học Y Khoa Texas cho biết. "Theo tôi, nếu bệnh nhân không có
các triệu chứng báo động, lợi ích của những xét nghiệm căn bản, ngay cả các xét
nghiệm máu thường quy cũng còn cần phải bàn luận thêm."
Khoảng 7 đến 10% dân số bị hội chứng đại tràng kích thích (IBS), triệu chứng
thường gặp là đau bụng, lình bình đầy hơi cùng các triệu chứng khó chịu khác, bao
gồm táo bón và tiêu chảy. IBS ảnh hưởng đến chất lượng sống và khả năng làm việc
của hàng triệu bệnh nhân. Đa phần các phương thức điều trị IBS hướng đến giảm nhẹ
triệu chứng hơn là giải quyết dứt điểm vấn đề.
Các hướng dẫn mới bao gồm cả những chứng cứ có sẵn về điều trị quy ước hội
chứng IBS và những phương thức điều trị mới (như men vi sinh=probiotics, chẳng
hạn) lẫn các biện pháp điều trị thay thế (châm cứu …).
Các hướng dẫn cập nhật nhất tóm tắt như sau:
1. Các chất xơ – bao gồm psyllium, các thuốc chống co thắt và dầu bạc hà (
peppermint oil) có thể hiệu quả, ít nhất là ở một số người. "Chứng cứ không rõ rệt lắm,


nhưng một số bệnh nhân cho biết rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn," Ts Brandt nói. Ông
cũng lưu ý rằng chất xơ nên được dùng rất thận trọng ở những bệnh nhân hẹp đại
tràng.
2. Cần có thêm dữ liệu về các men vi sinh=probiotics. Đó là các vi sinh vật
sống (thường là vi khuẩn) tương tự như các vi sinh vật "tốt" bình thường hiện diện
trong ruột. "Đây là một đề tài rất thời sự nhưng cũng rất phức tạp," Ts Brandt nói. Các
nhà nghiên cứu và các thầy thuốc thực hành cần xem xét nên chọn sử dụng các chủng
vi khuẩn nào, cần dùng phối hợp bao nhiêu chủng cùng liều lượng dùng.
3. Các kháng sinh không hấp thu – chỉ tác dụng ở ruột, như rifaximin (Xifaxan)
– hình như có thể giúp ích được một số bệnh nhân, đặc biệt những người "bị IBS với
tiêu chảy là triệu chứng nổi trội." Ts Brandt cho biết rằng "các dữ liệu không nhiều,
nhưng một số bệnh nhân khẳng định họ cảm thấy khá hơn rất nhiều sau khi dùng
thuốc."
4. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và chống trầm cảm ức chế tái hấp thu
serotonin chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors=SSRI) mang lại lợi ích cho
khá nhiều bệnh nhân IBS. Điều này đã được xác nhận bằng một số thử nghiệm có chất
lượng, dù với số lượng mẫu nghiên cứu còn khiêm tốn (nhưng vẫn có thể được thực
hiện trên một quần thể lớn hơn). Tâm lý liệu pháp cũng có thể đem đến cho bệnh nhân
một số cải thiện.
5. Các chất hoạt hoá kênh C-2 chloride chọn lọc (Selective C-2 chloride
channel activators), nhất là lubiprostone (Amitiza), hiệu quả đối với các trường hợp
"IBS với táo bón là triệu chứng chủ yếu."
6. Các chất đối kháng 5HT 3 (5HT 3 antagonists) như alosetron (Lotronex) giúp
giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy nhưng lại có thể gây táo bón và thiếu máu đại
tràng, một tình trạng giảm lưu lượng máu.
7. Các chất chủ vận 5HT 4 (5HT 4 agonists), dù rất hiệu quả đối với triệu chứng
táo bón, vẫn chưa được chấp thuận sử dụng ở Bắc Mỹ do tăng nguy cơ gây ra các vấn
đề về tim mạch.
8. Chưa thấy có bằng chứng hiệu quả của các thang thuốc thảo dược Trung
Hoa. Các thang thuốc phối hợp này có thể mang lại nguy cơ suy gan và những vấn đề

khác. Những thay đổi về thành phần, độ tinh khiết của hợp chất khiến cho việc đánh
giá hiệu quả của thuốc rất khó khăn.
9. Tương tự, châm cứu chưa cho thấy có chứng cứ hiệu quả rõ rệt.
10. Hiện nay chưa thấy bằng chứng cho thấy việc thử nghiệm dị ứng với thực
phẩm hoặc tuân thủ các chế độ ăn có loại bỏ một số thực phẩm nào đó giúp giảm thiểu
các triệu chứng của IBS.
11. Không khuyến cáo dùng các xét nghiệm thường quy cho chẩn đoán IBS, tuy
nhiên một số xét nghiệm cũng nên được thực hiện ở một nhóm bệnh nhân cụ thể.

Một số hình ảnh minh hoạ:


H1-Vị trí của đại tràng trong ổ bụng


H2-Cơn đau quặn ở bệnh nhân IBS


H3-Dáng vẻ bệnh nhân IBS


H4-Hình ảnh đại tràng bình thường


H5-Co thắt đại tràng trong IBS


H6-Hình ảnh minh hoạ triệu chứng IBS do bệnh nhân cảm nhận



H7-Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân IBS (đau bụng, mót đi tiêu, tiêu
nhiều lần, trướng bụng, tiêu đàm nhớt)


H8-Tỉ lệ dân số bị IBS ở một số quốc gia trên thế giới


H9-Các nguyên nhân có thể gây IBS: Dị ứng thực phẩm, không dung nạp
lactose, nhạy cảm với gluten, bệnh celiac, sinh sản quá mức của nấm men, tác nhân
gây bệnh từ thực phẩm và nước, độc tố từ môi trường, lạc nội mạc tử cung, rối loạn
nội tiết tố, kim loại nặng, stress, rối loạn lo âu, các yếu tố miễn dịch, tiêu hoá.


H10-Sơ đồ mô tả sinh bệnh học của IBS
Các yếu tố góp phần: môi trường, sinh lý, tâm lý


H11-Đường dẫn truyền thần kinh cảm giác trong IBS:
Vỏ não-Thalamus-Thân não-Sừng sau tuỷ sống-Đại tràng


H12-Sơ đồ tóm tắt sinh bệnh học IBS
Trục não bộ-ruột: Mạng lưới tác động 2 chiều giữa não và đại tràng

×