GIÁO TRÌNH
AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
1
Mục lục
Chương 1:..............................................................................................................................................5
I. Môi trường và môi trường du lịch.....................................................................................................5
I.1. Khái niệm:.......................................................................................................................................5
Ví dụ: Khoa học về sự sống..............................................................................................................6
I.2. Môi trường du lịch..........................................................................................................................7
II. Môi trường với sự phát triển du lịch bền vững................................................................................9
II.1 Phát triển du lịch bền vững.............................................................................................................9
II.2.2 Quan hệ giữa môi trường với phát triển....................................................................................10
III. Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt nam.................12
III.1 Một số ảnh hưởng chủ yếu của tình trạng môi trường đến phát triển du lịch du lịch bền vững
..............................................................................................................................................................12
III.2 .Các tác động chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường...................................................13
Bên cạnh những ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp về môi trường do hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội gây ra, bản thân sự phát triển các hoạt động du lịch ở vùng ven biển cũng có những tác
động tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở vùng ven biển. Những ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động
du lịch đến môi trường bao gồm:
1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô
nhiễm môi trường đất nước.
Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít
chất thải lỏng/khách/ ngày. Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch
đến môi trường. Áp lực này càng lớn đối với những khu vực, nơi năng lực xử lý chất thải còn hạn
chế.
Như vậy, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịch ngày một
tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, và thực sự trở thành vấn đề
môi trường đáng được quan tâm. Đối với một số đô thị du lịch ven biển như Hạ Long, Huế, Đà
Nẫng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu... áp lực này càng lớn, đặc biệt vào mùa du lịch, hoặc thời
điểm tổ chức lễ hội, hay các sự kiện chính trị kinh tế - văn hóa - xã hội.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là ngay tại các trọng điểm phát triển du lịch, các chất thải
sinh hoạt nói chung, chất thải từ hoạt động du lịch nói riêng phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý
bằng phương pháp chôn lấp, không triệt để, vì vậy ảnh hởng rất lớn đến cảnh quan, môi trờng tự
nhiên, chất lượng các nguồn nước, kể cây nước biển ven bờ.
2. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển.
Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh.
Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm,
đặc biệt ở khu vực ven biển do phải tăng công suet khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch
(trung bình tối thiểu khoảng 100-150 lít/ngày đối với khách du lịch nội địa, 200- 2501ít/ngày đối
với khách quốc tế so với 801ít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt người dân). Vấn đề này sẽ càng trở
nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch ở các trọng điểm phát triển du lịch.
Tuy nhiên nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ở vùng ven
2
biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Vì vậy trong điều kiện chưa có khả
năng điều tra mở rộng các mô nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt
động du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác,
đặc biệt ở vùng ven biền do khả năng xâm nhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị
khai thác quá mức cho phép.
3.Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các đô thị du
lịch.
Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch,
thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ozon của khí quyển) thải ra cũng có tác
động không nhỏ đến môi trường khí.
Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung
chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông và làm
tăng đáng kể lượng khí thải C02 vào môi trường khí.
Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp
phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các
phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm dầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ
Long, Nha Trang, Vũng Tàu... cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt TCCP là 0,03mg/1.
Mặc dù hiện nay, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động vận tải biển, khai thác
vận chuyển dầu.
4. Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch
du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu
du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng
Thắng, đảo Tuần Châu (Hạ Long)...
..............................................................................................................................................................14
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1 - Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách
+ Chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức
đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường của du lịch biển hoặc đầu tư trong các lĩnh vực
khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường biển.
+ Chính sách ưu tiên đối với các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi, cự thể nhằm giảm
thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường biển, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng
đồng và lâu dài cho toàn xã hội ở vùng ven biển và hải đảo.
+ Chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dựng công nghệ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường biển; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du
lịch biển bền vững. Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công nghệ ít tiêu thụ năng lượng, nước
sạch và tăng cường tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt trên các đảo.
+ Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc
3
biệt là du lịch sinh thái biển. Điều này đã được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam
2- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường
+ Tích cực triển khai "Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch" do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003.
+ Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển du lịch biển, đặc biệt trong
công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.
3- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
+ Tăng cường hoạt động tổ chức "Tuần lễ du lịch xanh" tại nhiều trung tâm du lịch, khu du lịch
trọng điểm ven biển trong cả nước như đã thực hiện tại Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh
Hòa), Huế (Thừa Thiên – Huế)
+ Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du
lịch ở vùng ven biển trên phạm vi cả nước như đã được thực hiện tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà
Nẵng và Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
4- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển bền vững từ góc
độ môi trường trong khuôn khổ "Nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường" với sự hỗ trợ về kinh
phí hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Khuyến khích và ưu tiên hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường biển làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp đồng bộ thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
trong hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam...........................................................................16
CHƯƠNG 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..........................................................................................17
Nội dung:.............................................................................................................................................17
I .Tổng quan về bảo vệ môi trưòng trong kinh doanh du lịch - khách sạn........................................18
II. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và
các cơ sở kinh doanh du lịch...............................................................................................................21
III. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình:.............................................................33
1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện:....................................................................................................33
2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học:...............................................................................................33
3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình:...............................................................33
II.3 Quản lý Nước................................................................................................................................34
1 Mục tiêu............................................................................................................................................34
4
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu:
Nhằm trang bị cho người học một số kiến thức về môi trường và môi trường
du lịch, môi trường với sự phát triển du lịch bền vững, những vấn đề về môi
trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
I. Môi trường và môi trường du lịch
I.1. Khái niệm:
I.1.1. Môi trường
-Khái niệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo có mối quan hệ mật
thiết với nhau và bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất đến sự
tồn tại và sự phát triển của con người và tự nhiên.
I.1.2. Môi trường khách sạn du lịch:
Môi trường khách sạn du lịch là tổng hợp những điều kiện tự nhiên và vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến hoạt động ăn nghỉ vui chơi giải
trí của du khách. Bao gồm nhiều yếu tố như:đất,nước,không khí,ánh sáng,âm
5
thanh,núi, rừng, sông, biển và hệ sinh thái được sử dụng để phục vụ cho hoạt động
của du khách.
I.1.3 .Vệ sinh môi trường;
Là tổng hợp các biện pháp để phòng sự ô nhiễm môi trường bảo vệ và cải thiện các
điều kiện môi trường .
I.1.4 Vệ sinh môi trường khách sạn du lịch:
Là những biện pháp đề phòng sự ô nhiễm môi trường khách sạn du lịch, bảo vệ và
cải thiện các điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo nhằm tác động tốt đến hoạt
động ăn nghỉ,vui chơi của du khách nhằm giữ và tăng cường sức khoẻ của du khách
thoả mãn những yêu cầu của họ.
I.1.5. Đặc trưng của môi trường
1 - Là nơi tập trung dân với mật độ cao .
2 - Là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên,năng lượng,sản phẩm xã hội
3- Là nơi phát sinh ra nhiều chất thải nhất, làm ô nhiễm môi trường đất môi trường
nước, môi trường không khí..
4- Là nơi di dân từ nông thôn vào
Ví dụ: Khoa học về sự sống
* Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố
khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác
định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi
thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của
các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ
thể sống khác.
* Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn
bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và
hiệu quả làm việc của những người sống trong đó—bao gồm kích thước và sự sắp
xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn,
v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng
I.1.6. Bảo vệ môi trường
6
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường được qui định trong Luật là những hoạt động giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng
sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên.
Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các
cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe
nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành,
phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu;
Căn cứ vào Điều 29 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này qui định việc bảo vệ môi trường.( Xem Luật Bảo Vệ Môi Trường)
I.2. Môi trường du lịch
I.2.1. Khái niệm môi trường du lịch
Môi trường du lịch được hiểu là tập hơp các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã
hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển
1.2.2. Phân loại môi trường du lịch
Môi trường du lịch tự nhiên
. Môi trường địa chất
. Môi trường không khí
7
. Môi trường nước
. Môi trường sinh học
.Các sự cố môi trường
Môi trường du lịch nhân văn
. Môi trường kinh tế- xã hội
8
. Môi trường văn hóa-nhân văn
II. Môi trường với sự phát triển du lịch bền vững
II.1 Phát triển du lịch bền vững
II.1.1 Khái niệm
- Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và tinh thần của con người
bằng việc thay đổi quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất,quan hệ xã hội và nâng cao
chất lượng hoạt động văn hoá . Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi một cá
nhân con người hoặc cộng đồng con người
-Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi
mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải
tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường
sinh thái học".
Vậy:Phát triển bền vững theo Brundtland
9
Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu
cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai .” Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên
được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và
những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và
thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và
nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã
hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa
các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều
kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm
phát triển bền vững ..
Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được .đề cập trong báo cáo Brundtlanđ
với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường,
hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm
còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý
nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu”
cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại.
II.2.2 Quan hệ giữa môi trường với phát triển
-Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người còn phát triển là quá
trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó
-Môi trường và phát triển có quan hệ chặt chẻ với nhau ,môi trường là địa bàn và
đối tượng của phát triển. Phát triển chính là quá trình cải tạo và nâng cao chất
lượng môi trường nhưng nếu phát triển không hợp lý có thể tác động xấu đến môi
trường.
II.2.3 .Quan hệ giữa môi trường và du lịch.
II.2.3.1Quan hệ giữa môi trường với phát triển du lịch
10
Môi trường là địa bàn để phát triển du lịch . Sự sống của du lịch là những di sản
thiên nhiên , di sản văn hoá và môi trường trong sạch ,nếu chất lượng môi trường
tốt sẽ hấp dẫn khách du lịch . Nếu chất lượng môi trường kém sẽ làm giãm đi tính
hấp dẫn đối với khách , khách du lịch rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường . sự ô
nhiễm môi trường hiện nay có tính toàn cầu và du lịch là một trong những ngành
coi ô nhiễm là mối đe doạ lớn.
Ngược lại du lịch cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường .
+ Tác động tích cực:
- Du lịch phát huy được những giá trị của tài nguyên thiên nhiên ,môi trường là
phương cách để củng cố và làm trong sạch môi trường ,nó tạo nên nhu cầu về
bảo vệ và cải thiện môi trường , bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên như rừng
Quốc gia, khu bảo tồn động vật …
- Du lịch làm thức tỉnh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời du lịch
tạo ngân sách cho bảo tồn và tôn tạo chung.
- Du lịch tạo cơ hội để phát triển tiêu chuẩn sống nói chung, nhờ có du lịch mà
đời sỗng của nhân dân trong vùng được nâng cao về vật chất và tinh thần . Do
đó tạo điều kiện phục hồi môi trường
+ Tác động tiêu cực:
- Phát triển du lịch làm xói mòn văn hoá truyền thống xuống cấp, gây ô nhiễm
môi trường do trong quá trình phát triển du lịch đã coi nhẹ việc bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên . Cụ thể do phát triển du lịch thiếu các điều kiện chế ngự nhằm
bảo vệ môi trường, phát triển du lịch phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên
sẵn có và khả năng thay đôỉ linh hoạt thấp.
- Do thiếu quy hoạch và phát triển không đúng hướng và không đúng với khả
năng cho phép chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật môi trường .Điều đó đã dẫn
đến hậu quả môi trường không tốt, phát triển không hợp lý xuống cấp môi
trường thiên nhiên, huỷ hoại di tích lịch sử, làm thay đổi cănh quan theo hướng
không có lợi gây ô nhiễm môi trường
- Sự phát triển du lịch làm tăng thêm lượng di dân tự do, tăng giá đất, tăng giá
các sản phẩm, phá huỷ hệ sinh thái động thực vật.
Phát triển du lịch bền vững là phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững về kinh
tế, môi trường và xã hội.
Theo Butler du lịch phát triển bền vững là du lịch được phát triển và duy trì
trong một vùng theo một cách thức và ở một quy mô mà nó vẫn tồn tại vĩnh
viễn và không làm suy biến hay thay đổi môi trường mà ở đó đang tồn tại và
không làm nguy hại đến sự phát triển hay lợi ích các hoạt động khác .
Du lịch coi môi trường là mối quan tâm đầu tiên và có trách nhiệm bảo tồn môi
trường và bảo tồn sự hấp dẫn tự nhiên đẻ mọi người có thể đi du lịch và thưởng
thức những di sản thiên nhiên .
11
II.2.3.2 Biện pháp phát triển du lịch bền vững:
+ Không làm suy giãm các nguồn lực và phải được phát triển chung theo cách
có lợi cho môi trường .
+ Đưa ra những kinh nghiệm mới được đúc kết từ thực tiễn và có tính sáng tạo.
+ Mang tính giáo dục đối với tát cả các thành phần tham gia như: Các cộng
đồng địa phương, chính quyền ,các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách
du lịch trong các giai đoạn trước , trong và sau chuyến du lịch.
III. Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt
nam
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với
môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động
du lịch. Vì vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên trong kinh doanh du lịch là điều kiện
quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và cần sự chung tay của mọi người bằng
nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu chứ không thể phó mặc cho thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự
phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch
góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh
thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường du lịch biển cần sự
chung tay của các ngành, các cấp và người dân.
III.1 Một số ảnh hưởng chủ yếu của tình trạng môi trường đến phát triển du lịch du
lịch bền vững
1.Sự xuống cấp về chất lượng môi trường: Môi trường ven biển và vùng nước ven
biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt ở những khu vực có hoạt động công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập
trung; các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
ở vùng thượng lưu theo các dòng sông đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm,
làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển du
lịch biển bền vững.
Kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng
ven biển cho thấy:
+ Ở nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lực (Quảng Ninh), cảng Thuận An
(Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng hải Hải
Phòng - Đà Nẵng... chỉ số nhiễm đo trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép
12
(TCCP), trong một số trường hợp lên tới 0,2 mg/1ít - 0,3mg/1ít.
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của
sản phẩm du lịch biển Việt Nam.
+ Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép. Ví
dụ: hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và quanh bán
đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/1ít; ở khu vực Huế, Đà Nẵng
ở trong khoảng 0,076 - 0,081 mg/1ít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02 mg/1ít.
+ Hàm lượng các vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác than...
đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng... ở Hạ Long, dưới tác động của
hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều nơi đã vượt quá xa chỉ
tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ khai thác than từ Hòn
Gai đến Cửa Ông nồng độ đạt 3.000 - 6.000 hạt/cm
3
, vượt quá giới hạn cho phép từ
30 – 500 lần.
2.Tình trạng xói lở bờ biển: ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lich
ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điền hình là khu du lịch Thuận An
(Thừa Thiên – Huế) khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận)... và trên một
số đảo ven bờ như Phú Quốc... đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá
biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến
hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch.
3. Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về
suy giảm rừng ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật
trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa
dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống
của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài
nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ
sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái rừng ngập
mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo... bị ảnh hưởng và suy giảm.
Tóm lại, môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu
đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ
Sơn, Huế - Đà Nẵng, Vũng Tàu... ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển bền
vững ở Việt Nam.
III.2 .Các tác động chủ yếu của hoạt động du
lịch đến môi trường
13