Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Giáo trình Điều trị Suy thận mạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.85 KB, 5 trang )

Điều trị Suy thận mạn
* Điều trị Suy thận mạn, về nguyên tắc chung:
1. chăm sóc - theo dõi: quan tâm đến vấn đề ăn uống của BN (có ăn uống
được?), cung cấp năng lượng
2. Thuốc.

A- DINH DƯỠNG
1. MUỐI
* nguyên tắc sử dụng muối: tiết chế (vì thận suy không giữ muối nước tốt)
* các trường hợp:
+ phù, THA, thiểu niệu: hạn chế tuyệt đối (trong thức ăn bình thường đã có
chứa muối - gần 2g cho nên không lo thiếu, nếu thiếu: ion đồ -> truyền NaCl ưu
trương).
+ ko phù, HA ổn định, tiểu bình thường: dùng muối gần như bình thường (
khoảng 5g/ ngày - tương đương muỗng cà phê nhỏ).
* không ăn:
+ nước tương: thay vào đó sử dụng nước mắm có nồng độ đạm cao
+ bột ngọt: có chứa monosodium - tương tự Na.
2. NƯỚC
* Suy thận mạn: thận không còn khả năng cô đặc và pha loãng: nếu truyền
dịch nhiều -> ngộ độc nước -> phù phổi cấp -> tử vong
* Tính lượng nước xuất nhập để bù (thường 1500ml là đủ).
3. THỨC ĂN
1. protid
* người Việt nam: nhập vào 0,3 - 0,4 g/ kg/ ngày là vừa.
* thức ăn có năng lượng cao: thịt, cá, trứng; trung bình 100g thịt (lợn nạc)
có 20g protid nguyên chất.
* protid cho người suy thận: có các loại
(1) Nephrosteril chai 250ml
(2) Neo Amiyn chai 200ml (được sử dụng ở BV)
(3) Ketosteril: viên (dùng khi BN xuất viện).


- (1), (2): truyền từ từ, truyền chậm - TTM XX giọt/ phút, mỗi ngày 1 chai
đến khi đạm máu bình thường thì ngưng.
- (3): đúng liều chỉ định áp dụng cứ 5g/ 1 viên; tuy nhiên thực tế do giá
thành cao nên có thể chỉ định:
+ giai đoạn đầu: 2 viên x 3 lần/ ngày -> giúp ổn định đạm máu, ure máu
+ đến khi ổn định: 2 viên x 2 lần/ ngày.
- Nếu áp dụng tốt có thể tránh suy kiệt cũng như duy trì chức năng nephron
không bị kém đi.
2. albumin
* nếu đưa vào nhiều -> hôn mê
* ngày nay có các acid amin (tiền thân protein) được đưa vào dưới dạng
thuốc. Tuy nhiên cần đưa vào từ từ, nếu truyền nhanh gây toan hóa máu.

B-THUỐC: lợi tiểu, hạ áp, bảo đảm về hồng cầu.
1. LỢI TIỂU
1. Sulphamid: phân tử lớn -> lâu dài lắng đọng ở thận -> bệnh nặng hơn.
2. Tiết kiệm kali: STM không nên giữ kali nhiều vì gây tăng kali/ máu ->
loạn nhịp tim -> rung nhĩ -> tử vong.
3. Quai: Furosemide
* Trofurit 40mg (ống 20mg), Lasix: được chọn vì 1. suy thận giai đoạn cuối
vẫn dùng được, 2. liều độc cao (không ngại gây độc).
-> cách dùng: BN tiểu khoảng 500ml, phù, THA: khởi đầu liêu 1 ống (1
viên) sau tăng dần nếu không đáp ứng.
-> lưu ý: 1. dùng lâu làm tăng acid uric máu, 2. liều thấp hay cao cũng dùng
2 lần/ ngày, 3. không dùng quá lâu 1 đợt ( tg sử dụng < 3 tuần, đến 3 tuần thì
ngừng lại 2 - 3 ngày nếu tiểu được thì ngưng, không tiểu được thì sử dụng tiếp).
2. HẠ ÁP
* điều trị suy thận mạn không khống chế THA là điều trị không thành công
(do huyết áp tăng làm tổn thương nephron).
* khống chế <= 130/80 mmHg: mức này ít gây biến chứng.

* Creatinine máu không cao (< 2mg%) thì sử dụng tốt: do giảm áp lực tại
cầu thận -> giảm đạm niệu, đồng thời hạ áp.
* nếu không dùng UCMC thì có thể dùng các nhóm khác, thông dụng là ức
chế canxi: Amlodipine, Nifedipine, Adalate ; dùng phối hợp với ức chế TKTW:
Dopegyt 0,25g 1 viên x 3 lần (u).
* nguyên tắc điều trị THA cũng giống như điều trị Lao phổi: có thể phối
hợp 4 loại thuốc.
3. BẢO ĐẢM VỀ HỒNG CẦU: khi Hb < 8g/dL
* mục tiêu: duy trì HC 2,5 - 3,5 triệu là đạt.
* Đời sống hồng cầu bình thường khoảng 100 ngày, STM không kích thích
tủy xương tạo HC đồng thời có nhiều chất độc ứ đọng trong máu nên đời sống HC
ở BN STM giảm còn < 30 ngày.
* Có 2 cách để điều trị:
1) truyền máu: không truyền trực tiếp huyết tương, chỉ truyền hồng cầu
lắng (vì BN chỉ thiếu HC), 1 tháng truyền 1 lần.
2) EPREX, EPOKIME (1000 UI, 2000 UI): TDD mặt ngoài đùi.
+ để ở môi trường đặc biệt: tủ lạnh ( 5 - 8oC)
+ trước khi tiêm: cần xem xét: 1. Fe huyết thanh đủ?, 2. protein máu ổn
định? (để có nguyên liệu tạo HC), 3. ure máu cao?
+ liều tấn công (1 tháng): 1000 UI tuần tiêm 2 mũi -> 4 tuần 8 mũi.

×