Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

1.BPTC_HDG_2021_Đ3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.67 KB, 61 trang )

LIÊN DANH NAM DƯƠNG – DOKA
THUYẾT MINH
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

I.

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

1. Dự án:
- Tên gói thầu: Thi cơng xây dựng CSHT cho các trạm BTS tỉnh Hải Dương năm 2021 – Đợt
3.

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng CSHT cho các trạm BTS tỉnh Hải Dương năm 2021 – Đợt 3.
- Chủ đầu tư: Trung tâm mạng lưới Mobifone Miền Bắc – Tổng Công ty Viễn thông
Mobifone.

2. Địa điểm xây dựng:
1

HDG_TKY_QUANG_TRUNG

2

HDG_THA_VINH_LAP_2

3

HDG_KTH_NGU_PHUC_2

4


HDG_CLH_VAN_DUC_4

5

HDG_NSH_AN_SON_2

6

HDG_TMN_LAM_SON_2

7

HDG_TKY_KY_SON_2

8

HDG_NSH_AN_BINH_2

9

HDG_THA_HONG_LAC_3

1
0

HDG_KMN_KINH_MON_4

XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI
DƯƠNG
XÃ NGŨ PHÚC, HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI

DƯƠNG
XÃ VĨNH LẬP, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI
DƯƠNG
PHƯỜNG VĂN ĐỨC, THÀNH PHỐ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
XÃ AN SƠN, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI
DƯƠNG
XÃ LAM SƠN, HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI
DƯƠNG
XÃ KỲ SƠN, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG
XÃ AN BÌNH, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI
DƯƠNG
XÃ HỒNG LẠC, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI
DƯƠNG
PHƯỜNG AN LƯU, THỊ XÃ KINH MƠN, TỈNH
HẢI DƯƠNG

3. Quy mơ xây dựng:
- Cơng trình thơng tin, truyền thơng, nhóm cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
- Cơng trình có quy mơ cấp IV.
II.

GIỚI THIỆU VỀ GĨI THẦU:
Nội dung cơng việc chủ yếu:

- Xin giấy phép xây dựng & cấp điện cho các trạm.
- Xây dựng bệ đỡ tủ outdoor và bệ đặt máy phát điện;
- Xây dựng cột anten:
+ Thân cột: Cột anten tự đứng 39m, cột anten dây co 42m.
+ Móng cột: Gồm cọc ép và bê tông đỡ thân cột.



+ Thân cột: Mạ nhúng nóng kẽm.

- Hệ thống phụ trợ:
+ Lắp đặt hệ thống tiếp đất, chống sét cho cột anten và thiết bị lắp đặt tại trạm bao gồm kim
thu sét, dây tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, bảng đồng tiếp đất, tổ đất.
+ Lắp đặt hệ thống điện nguồn.

III.

CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG:

- Căn cứ vào thư mời dự thầu cơng trình;
- Căn cứ vào hồ sơ u cầu;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN;
- Căn cứ vào tình hình thực tế sau khi đã kiểm tra hiện trường và khả năng của “Liên danh
Nam Dương – DoKa”, chúng tôi lập ra các biện pháp thi công và vật tư chủ yếu cấp cho
cơng trình để đáp ứng u cầu kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng cơng trình, đảm bảo an tồn
tuyệt đối cho cơng trình, cho người, trang thiết bị máy móc trong suốt q trình thi cơng, bảo
đảm thi công đúng tiến độ;

- Các tiêu chuẩn Việt Nam đang áp dụng có liên quan đến cơng tác xây dựng (có thống kê).
IV.
1.

ĐÁNH GIÁ CÁC THUẬN LỢI - KHĨ KHĂN:
Thuận lợi:

- Cơng trình được xây dựng tại: Tỉnh Hải Dương.

- Nhà thầu chúng tôi đã tham gia tổ chức thi cơng nhiều cơng trình có quy mơ lớn hơn và
tương tự, có các thiết bị thi cơng đầy đủ. Do vậy Nhà thầu có rất nhiều kinh nghiệm và điều
kiện trong tổ chức thi cơng.

2.

Khó khăn:

- Hầu như khơng có khó khăn nào khi thi cơng cơng trình.
V.

CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC THI CƠNG, NGHIỆM THU
CƠNG TRÌNH:

-

QCVN 9:2010/BTTTT Quy chuẩn quốc gia về tiếp đất các trạm viễn thông.

-

QCVN 32:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông
và mạng cáp ngoại vi viễn thơng.

- TCXDVN 276-2003: Cơng trình cơng cộng – nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- QCVN 02:2009/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.
- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5575-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép


- TCVN 5574-2012: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

- TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và cơng trình.
- TCVN 5408-2007: Tiêu chuẩn về mạ kết cấu thép.
- 11 TCN-18-2006: Quy phạm trang bị điện - Quy định chung.
- 11 TCN-21-2006: Quy phạm trang bị điện - Bảo vệ và tự động.
- TCN 68-135:2001: Chống sét, bảo vệ các cơng trình Viễn thơng.
- TCN 68-174:2006: Tiếp đất cho các cơng trình Viễn thơng.
- TCVN 2262-1995: Phịng cháy, chống cháy cơng trình
- TCXDVN 334-2005: Qui phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công
nghiệp.

- TCVN 4759-1989: Tiêu chuẩn nối đất và nối khơng các thiết bị điện.
VI.

CƠNG TÁC THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT ĐIỆN KẾ

1. Phương án triển khai làm thủ tục xin giấy phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trạm BTS.
Trước khi khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng trạm BTS cần phải có giấy phép xây dựng cơng trình.
Vì vậy, cần phải hoàn thành các thủ tục xin cấp phép xây dựng trạm theo đúng pháp luật, nhanh
chóng để đảm bảo đúng tiến độ thi công xây dựng công trình, đưa trạm vào vận hành khai thác.
Cơng việc triển khai làm thủ tục xin cấp phép xây dựng trạm BTS được thực hiện như sau:

- Nghiên cứu các điều kiện, trình tự và thủ tục xin cấp phép xây dựng trạm BTS trên địa bàn
huyện, tỉnh đặt trạm.

- Tập hợp, nghiên cứu một số hồ sơ liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho trạm
BTS và các thơng số của trạm như: Vị trí dự kiến dựng trạm, diện tích mặt bằng, phương án
thiết kế, hợp đồng thuê đất...

- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định gồm:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu

Bản sao các giấy tờ liên quan đến chủ đầu tư: Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, người đại diện,....
+ Quyết định phê duyệt dự án và dự tốn cơng trình
+ Cơng văn của sở thông tin truyền thông
+ Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơng trình xin cấp giấy phép xây dựng do đơn vị có năng lực + thiết
kế và được thẩm tra bởi đơn vị có chức năng
+ Hợp đồng th mặt bằng có xác nhận của chính quyền
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến chủ cho thuê đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
trích lục bản đồ khu đất, giấy tờ tùy thân của chủ đất....


+ Giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra.
+ Giấy phép xây dựng nhà hoặc phân tích kết cấu nhà có đặt trạm (nếu có)
+ Tùy theo từng vị trí và tùy theo địa bàn mà cần bổ xung thêm một số giấy tờ khác có liên quan.

- Nộp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Đối với
cơng trình Viễn thơng cần phải thông qua một số sở ban ngành sau:
+ Sở xây dựng tỉnh (hoặc đơn vị ủy quyền)
+ Sở thông tin và truyền thông tỉnh (hoặc đơn vị ủy quyền)
+ Bộ quốc phòng (đối với các trạm nằm trong quy hoạch quân sự và những trạm cần phải xây
dựng các cột anten cao theo quy định của Bộ Quốc Phòng

- Bổ xung hồ sơ xin cấp phép theo đúng quy định (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền), lấy giấy biên nhận và giấy hẹn.

- Phối hợp với đơn vị có thẩm quyền để đi kiểm tra vị trí xin giấy phép xây dựng và lập biên
bản xác nhận hiện trường.

- Nộp lệ phí xin cấp phép xây dựng theo quy định
- Nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại đơn vị có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
- Hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục thanh toán và bàn giao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư xây

dựng cơng trình.
* Một số khó khăn trong qua trình thực hiện cơng việc:
- Phải đi lại nhiều lần đến vị trí trạm, ủy ban nhân dân....
- Phát sinh các chi phí khác như tiền liên lạc bằng điện thoại, lệ phí hành chính, cơng tác
phí....
- Gặp khó khăn trong việc liên lạc với bên cho thuê vị trí xây dựng và làm các thủ tục hành chính.
Vì vậy, bên cạnh việc tính tốn các chi phí về hao phí vật liệu, nhân cơng, máy thi cơng cho
việc thực hiện các nội dung công việc kể trên, cần phải tính tốn thêm chi phí di chuyển ( vì
phải di chuyển nhiều lần đến vị trí trạm và đến cơ quan chính quyền địa phương...), chi phí
di chuyển bộ máy thi công ( đối với trường hợp thực hiện ở ngoại tỉnh), lệ phí hành chính,
chi phi liên lạc bằng điện thoại... để đảm bảo đầy đủ các chi phí cho việc thực hiện cơng tác
làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng trạm BTS
* Một số yêu cầu khi thực hiện công việc:
- Thực hiện đầy đủ, hợp pháp các quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy
định.
- Đảm bảo tính trung thực của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc hồn thiện hồ sơ, xác nhận tại hiện trường.


- Nhận hồ sơ cấp giấy phép xây dựng công trình theo thời gian quy định và cung cấp cho chủ
đầu tư để kịp thời khởi công xây dựng công trình trong thời gian có hiệu lực của giấy phép.

2. Phương án triển khai làm thủ tục gắn điện kế cho trạm BTS.
Để đảm bảo hoạt động của các trạm BTS trước hết là phải đảm bảo yêu cầu về điện nguồn
cung cấp cho hoạt động của các thiết bị tại trạm. Bên cạnh các hệ thống cung cấp năng lượng
dự phòng như: máy phát điện, accu... thi nguồn cung cấp điện nguồn chủ yếu và tiết kiệm
nhất vẫn là từ hệ thống điện lưới quốc gia do cơ quan điện lực cung cấp. Vì vậy, việc tiến
hành các thủ tục để lắp điện kế tại trạm BTS là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu và cung cấp
điện cho thiết bị, đưa trạm BTS vào hoạt động
Công việc triển khai làm thủ tục gắn điện kế cho trạm BTS được thực hiện theo các nội dung sau:

- Chuẩn bị hồ sơ mua điện:
Lấy mẫu hồ sơ mua điện tại chi nhánh điện lực quản lý khu vực đặt trạm BTS: kê khai, photo
cơng chứng, trình ký hồ sơ theo mẫu.
Bản sao các giấy tờ liên quan đến chủ đầu tư: Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, người đại diện,...
Hợp đồng thuê mặt bằng.
Bản sao các giấy tờ liên quan đến chủ cho thuê đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
trích lục bản đồ khu đất, giấy tờ tùy thân của chủ đất....
Đo vẽ sơ đồ vị trí trạm BTS, lập biên bản thỏa thuận với chủ nhà theo mẫu của điện lực (có
xác nhận của chính quyền địa phương;
Vẽ lại bản vẽ sơ đồ vị trí trạm, hoàn thiện bộ hồ sơ và nộp hồ sơ tại chi nhánh trực thuộc
- Khảo sát, xử lý hiện trường và ký kết hợp đồng
+ Lấy phiếu hẹn và tiến hành khảo sát cụ thể vị trí trạm cùng với nhân viên của chi nhánh điện
lực.
+ Tiến hành xử lý những trở ngại tại hiện trường theo thông báo của điện lực (thỏa thuận với
các hộ dân có đường dây điện đi qua, thỏa thuận dựng cột, xin gắn gá đỡ, trụ đỡ tạm vào
tường nhà tại cơ quan chính quyền địa phương, đào đường và hoàn trả mặt bằng...Tùy theo
từng địa bàn có thể bổ xung thêm các cơng việc khác có liên quan...)
+ Nộp hồ sơ liên quan đến giải quyết các phát sinh, trở ngại tại hiện trường cho đơn vị điện
lực, hoàn thiện việc sử lý hiện trường, đảm bảo đủ điều kiện để bên điện lực gắn điện kế.
+ Xem xét chiết tính chi phí gắn điện kế, đơn giá điện do đơn vị điện lực tính tốn, làm các
thủ tục tạm ứng và nộp tiền tại đơn vị điện lực
+ Lấy mẫu hợp đồng gắn điện kế tại đơn vị điện lực, trình ký, hoàn thiện hợp đồng và nộp lại
cho đơn vị điện lực.


- Nghiệm thu việc gắn điện kế, ban fgiao, thanh tốn, kết thúc cơng việc:
+ Tiến hành thủ tục đóng điện, nghiệm thu hồn thành cơng việc gắn điện kế
+ Lấy hợp đồng đã ký với đơn vị điện lực để bàn giao cho chủ đầu tư
+ Hoàn thiện hồ sơ thanh tốn
+ Báo cáo kết quả, kết thúc cơng việc, bàn giao đưa vào sử dụng

* Một số khó khăn trong qua trình thực hiện cơng việc:
- Phải đi lại nhiều lần đến vị trí trạm, cơ quan điện lực, cơ quan chính quyền địa phương....
- Phát sinh các chi phí khác như tienf liên lạc bằng điện thoại, lệ phí hành chính, cơng tác
phí....
- Phải xử lý các trở ngại tại từng trạm để đáp ứng đủ điều kiện lắp đặt điện kế theo yêu cầu
của cơ quan điện lực
- Gặp khó khăn trong việc liên lạc với bên cho thuê vị trí xây dựng và alàm các thủ tục hành chính.
Vì vậy, bên cạnh việc tính tốn các chi phí về hao phí vật liệu, nhân cơng, máy thi công cho
việc thực hiện các nội dung công việc kể trên, cần phải tính tốn thêm chi phí di chuyển ( vì
phải di chuyển nhiều lần đến vị trí trạm, cơ quan điện lực và đến cơ quan chính quyền địa
phương...), chi phí di chuyển bộ máy thi công ( đối với trường hợp thực hiện ở ngoại tỉnh), lệ
phí hành chính, chi phi liên lạc bằng điện thoại... để đảm bảo đầy đủ các chi phí cho việc
thực hiện công tác làm thủ tục gắn điện kế tại trạm BTS
* Một số yêu cầu khi thực hiện công việc:
- Thực hiện đầy đủ, hợp pháp các quy trình
- Việc gắn điện kế phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, nhanh chóng, thẩm mỹ.
- Đảm bảo vệ sinh và an tồn cho các thiết bị viễn thơng và hệ thống cột, phụ trợ và nhà dân.
- Cần phải tổ chức nghiệm thu công tác gắn điện kế đủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn trước
khi đưa vào sử dụng.

VII.

KHẢO SÁT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CƠNG.
1. Khảo sát mặt bằng thi cơng và chuẩn bị cơ bản
Sau khi có hợp đồng với chủ đầu tư và sau khi nhận mặt bằng thi công, nhà thầu chúng tôi đã
tiến hành khảo sát kỹ hiện trường xây dựng từng trạm BTS
+ Xác định rõ vị trí xây dựng cơng trình
+ Kiểm tra khu vực xung quanh, đường đi lại thuận tiện
+ Liên hệ với chủ sở hữu khu đất sẽ xây dựng trạm
+ Liên hệ và thông báo với các cấp chính quyền khu vực xây dựng

+ Tập kết nhân sự, máy móc thi cơng tới vị trí xây trạmh


+ Dựng nhà tạm hoặc thuê nhà để điều hành tồn cơng trình
+ Làm thủ tục đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương
+ Cải tạo, làm đường tạm vào khu vực thi công (nếu đường đi và di chuyển máy móc thiết bị
khơng đảm bảo)
2. Cơng tác dọn dẹp mặt bằng
+ Dọn sạch tồn bộ vị trí, san lấp mặt bằng, di chuyển và dọn dẹp cây cối cùng các vật cản
khác
+ Dọn dẹp cơng trình ngầm (nếu có)
+ Lập hàng rào tạm bảo vệ khu vực thi cơng
3. Bố trí kho bãi, lán trại phục vụ thi cơng
* Ngun tắc bố trí:
- Bố trí kho bãi, lán trại trên công trường dựa vào khối lượng thi công
- Bố trí kho bãi, lán trại phải phù hợp với mặt bằng tổng thể của tồn cơng trường.
- Thi cơng thuận tiện nhất, không ảnh hưởng với mặt bằng tổng thể của tồn cơng trình
chính.
- Sinh hoạt thuận tiện, đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường.
- Giá thành tiết kệm.
* Bố trí kho bãi, lán trại:
+ Nhà điều hành công trường và nhà tạm sinh hoạt:
Theo điều kiện cụ thể từng mặt bằng thi cơng sẽ bố trí thích hợp nhất trên nguyên tắc tiết
kiệm, tiện ích, phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Khu vệ sinh:
Khu vệ sinh được làm ở cuối hướng gió, cách biệt với khu ở của CBCNV, đảm bảo giữ vệ
sinh môi trường của tồn cơng trường.
* Kho kín:
Nhà thầu sẽ bố trí kho kín chứa xi măng và các vật tư quan trọng, vật liệu chịu tác động của
mơi trường. Ngồi ra, sẽ dựng một số lán trại tạm che nắng mưa để làm kho chứa vật liệu

cồng kềnh như thép, gỗ ván khuôn, khung chống, cọc tre và làm nơi gia công cốp pha, sắt
thép tại công trường.
Các loại vật liệu sẽ được kê xếp đúng quy trình bảo quản, đúng vị trí trên mặt bằng thi cơng,
thép được kê cao xếp theo từng loại. Các thiết bị kéo uốn sắt, hàn nối sẽ được sắp xếp gọn
trước khi đưa lên công trình.
* Bãi để vật liệu ngồi trời:
+ Bãi để cát, đá:


Cát, đá được vận chuyển về công trường dự trữ tại khu vực xây dựng.
Các vật liệu khác nhau được phân khu vực để. Có ngăn tách biệt tránh tình trạng lẫn vào
nhau.
Nền bãi chứa vật liệu được tôn cao hơn mặt bằng hiện trạng, đầm mặt phẳng và láng vữa xi
măng đảm bảo sạch sẽ, không bị lẫn sạn, bẩn vào vật liệu.
* Bố trí điện, nước phục vụ thi cơng:
Để cơng trình đảm bảo tiến độ, nhà thầu lên phương án sẵn sàng huy động máy phát điện
5KVA đến cơng trình nếu điện lưới chính dừng cung cấp để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi
công không bị ảnh hưởng.
* Bố trí giao thơng:
Để cơng trình đảm bảo tiến độ, nhà thầu sẽ khảo sát chi tiết từng địa điểm cơng trình để có
phương án bố trí kết hợp giao thông thuận tiện cho công tác thi công vận chuyển không ảnh
hưởng đến tiến độ thi công.
4. Công tác định vị cơng trình, sai số cho phép
* Cơng tác định vị:
Chủ đầu tư đã tiến hành bàn giao các tọa độ, cao độ,cột mốc của cơng trình.
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng xong. Nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra lại hệ mốc tọa độ,
cao độ, bố trí thêm các cọc mốc phụ cần thiết cho việc thi cơng. Tất cả các mốc phải được
dẫn ra ngồi phạm vi chịu ảnh hưởng của xe, máy thi công, cố định thích hợp và được bảo vệ
chu đáo có thể nhanh chóng khơi phục lại các mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra
thi cơng. Tạo mạng lưới đường sườn từ mốc được bàn giao.

Trong khi thực hiện công tác định vị nhà thầu phải xác định đúng và chính xác các vị trí như tim,
trục cơng trình. Đo đạc kiểm tra và bình sai các số liệu thực tế, xác nhận sai số so với thiết kế
(nếu có).
Nhà thầu sử dụng máy tồn đạc điện tử để định vị cơng trình và phải đảm bảo thường xun
có bộ phận trắc địa tại cơng trường, đặc biệt là công tác định vị tim, mốc cho cột để đơn vị tư
vấn và chủ đầu tư có thể theo dõi, kiểm tra tim, mốc cơng trình vào bất cứ lúc nào trong suốt
q trình thi cơng.
Q trình cơng tác trắc đạc thực hiện theo các tiêu chuẩn ngành hiện hành được áp dụng.
Chủ đầu tư phải cung cấp cho nhà thầu các số liệu có liên quan đến điểm chuẩn cơng trình
được sử dụng. Trên cơ sở mốc chuẩn của chủ đầu tư bàn giao cho nhà thầu.
Trước khi tiến hành thi cơng cơng trìn, các bộ phận của nhà thầu sẽ tiến hành định vị vị trí và
cao độ theo bản vẽ thiết kế. Nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng mạng lưới, hệ thống tim của lưới
cột được xác định bằng máy kinh vĩ, hệ thống này được bắn gửi lên các đồ vật cố định hoặc


làm cột mốc bê tông đặt cách trục biên của cơng trình đảm bảo khơng bị xê dịch trong q
trình thi cơng.
Cao độ chuẩn của cơng trình được xác định trên cơ sở quy định cốt của chủ đầu tư. Nhà thầu
dùng máy thủy bình để xác định cao độ chuẩn của cơng trình sau đó chuyền vào các vị chí phục
vụ thi cơng.
* Sai số cho phép:
Sai số của tất cả công tác thi công phải tuân thủ theo quy định trong tiêu chuẩn xây dựng việt
nam.
Để đảm bảo độ chính xác cao cho cơng trình, nhà thầu sẽ thường xuyên kiểm tra, bình sai lại
mạng lưới đường sườn phục vụ thi công.
5. Chuẩn bị nhân lực, thiết bị thi cơng
Nhà thầu có các đội thi cơng chun ngành trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi,
Công nhân tay nghề cao trong các lĩnh vực đặt trưng yêu cầu kỹ thuật với nhiều năm công tác
và làm việc các cơng trình tương tự. Đây sẽ là bộ phận thi cơng móng cột, nhà trạm, lắp dựng
cột và hệ thống tiếp địa, hệ thống điện.


VIII.

CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG TRẠM BTS TỰ ĐỨNG VÀ DÂY CO:
A. SẢN XUẤT CỘT ANTEN:
1. Giải pháp gia công, sản xuất cột Anten tự đứng (Phần việc do nhà thầu phụ đặc biệt
thực hiện):
Kiểm tra chặt chẽ các thanh thép ống, thép hình về các thông số cơ lý trước khi đưa vào gia
công chế tạo.
Kết cấu thân cột được gia công bằng thép các thanh thép tấm, liên kết với nhau bằng bulông
cường độ chịu lực cao thành hệ dàn của kết cấu không gian.
Kết cấu thân cột anten: Cột được cấu thành từ các đốt cột có chiều dài khác nhau. Tiết diện
ngang thân cột là hình vng, cạnh giảm dần từ 2400mm chân cột đến đỉnh cột là 800mm;
Thanh chủ, thanh giằng là thép hình. Thép HL63x6, HL50x5 và các thép góc khác sử dụng
thép SS540 hoặc tương đương. Các đốt cột được liên kết với nhau thơng qua mặt bích và
bulông liên kết, bu long liên kết cấp độ bền 10.9; Toàn bộ kết cấu thân cột được mạ kẽm
nhúng nóng.
- Móng cột anten sử dụng phương pháp móng cọc, đáy móng bằng bêtơng cốt thép cấp độ
bền B20 (M250) đá 1*2, đáy móng có diện tích 4500mm x 4500mm.
Kết cấu cột được tiến hành tháo lắp dựng thử tại Xưởng theo phương nằm ngang trước khi
chuyển đi mạ nhúng nóng kẽm. Q trình vận chuyển tuyệt đối cẩn thận an tồn, khơng bị va
đập, cong vênh, biến dạng chi tiết.


Tồn bộ thân cột anten được mạ kẽm nhúng nóng cả trong và ngoài đúng tiêu chuẩn mạ cấu
kiện thép với chiều dày lớp mạ ≥ 80µm. Phủ ngồi là một lớp sơn lót chống gỉ và 2 lớp sơn
phủ bóng loại ngồi trời màu trắng, đỏ xen kẽ nhau, đốt trên cùng là màu đỏ. Phần tiếp giáp
giữa hai mặt bích khơng sơn để tạo sự dẫn điện thơng suốt cả thân tháp. Lắp ráp thử từng
cạnh của các đoạn thân trụ và hiệu chỉnh lại cho chính xác sau đó ráp thử các đoạn thân trụ
vào với nhau.

Dùng máy thủy bình kiểm tra lại độ bằng phẳng của đế trụ và góc nghiêng của thanh chính
thân trụ, máy kinh vĩ kiểm tra độ lệch tim.
Khi cắt thép để gia cơng cơ khí thì tất cả các loại thép đều được cắt bằng hồ quang khơng
khí.
Tất cả các lỗ bắt bu lông đều được dùng máy khoan để tạo lỗ.(Tuyệt đối chúng tôi không
dùng cách đột lỗ để tạo các lỗ này)
Kích thước các chi tiết địi hỏi độ chính xác cao do đó khi gia cơng phải theo sự sai lệch cho
phép của các bản vẽ chi tiết.
Bulông đai ốc, vòng đệm được chế tạo đúng theo mác thép mà thiết kế chỉ định. Bulơng vịng
đệm sau khi sản xuất phải đem mạ nhúng nóng đúng theo tiêu chuẩn của thiết kế kỹ thuật rồi
mới đem sử dụng vào cơng trình.
Khi tổ hợp bằng bulơng phải xiết chặt các bulơng và làm trùng các lỗ cịn lại bằng những cốt
tổ hợp.
Que hàn được sử dụng để gia công các chi tiết là que hàn E42 hoặc N46 theo tiêu chuẩn que
hàn Việt Nam, khi hàn kết cấu sẽ sử dụng phương pháp bán tự động, thợ hàn có đủ trình độ
và kinh nghiệm, kích thước mối hàn theo quy định của thiết kế.
Làm sạch bề mặt chi tiết do hàn và dùng máy mài để làm sạch.
Khi gia cơng xong, tồn bộ các chi tiết được kiểm tra chất lượng mối hàn.
Q trình gia cơng các thanh cấu kiện thân trụ được thực hiện theo đúng quy phạm kỹ thuật
gia cơng cơ khí, loại bỏ các thanh sai lệch về kích thước, khơng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khi
gia công chế tạo.
Phần thân cột, các chi tiết bản mắt tại các vị trí chuyển hướng của cột đều được uốn theo góc
uốn thân cột.
Bộ giá đỡ anten được sản xuất và lắp thử dưới đất. Các chi tiết cố định trên thân cột được đặt
đúng vị trí và đúng hướng.
2. Giải pháp gia công, sản xuất cột Anten dây co (Phần việc do nhà thầu phụ đặc biệt
thực hiện):


a. Thiết bị thi cơng

Cơng ty chúng tơi có đầy đủ các thiết bị chuyên dùng nhằm đảm bảo cho việc gia cơng các
chi tiết trong q trình chế tạo.
Đối với việc chế tạo cột anten dây co, chúng tôi dùng các thiết bị sau:
+ Thiết bị cắt phôi: thép tấm, thép tròn
- Máy cắt đột thủy lực cho phép cắt thép tấm dày tới 20mm và thép tròn phi 25
- Máy cắt hơi tự động của Nhật Bản
- Máy cắt thép ống sử dụng đá cắt phi 35 của Nhật Bản.
+ Thiết bị gia cơng các bản mã, bích
- Các chi tiết sau khi được cắt tạo phôi sẽ được làm cùn cạnh sắc, với những chi tiết là bích
trịn sẽ được đưa lên máy tiện gia cơng để đảm bảo năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, đối với những chi tiết còn lại sẽ được gia công bằng máy mài cầm tay.
- Máy mài là loại máy cầm tay 0,8Kw do Nhật sản xuất
+ Thiết bị tạo lỗ
Để tạo các lỗ trên bản mã và thanh giằng, chúng tôi thực hiện trên các máy khoan đứng và
khoan cầm do các hãng của Đức và Việt Nam sản xuất.
+ Thiết bị uốn thanh giằng và bản mã
Việc uốn thanh giằng và bản mã được thực hiện trên máy cắt đột liên hợp của Nhật sản xuất
và các máy đột dập cơ khí do Nhật chế tạo.
+ Máy hàn
Thiết bị hàn để hàn các chi tiết là máy hàn hồ quang do Đức sản xuất và nhà máy điện thông
của Việt Nam sản xuất.
+ Dụng cụ đo
Để đảm bảo việc gia cơng các chi tiết được chính xác, chúng tôi sử dụng các dụng cụ sau:
- Thước đo góc của Nhật chế tạo với độ chính xác là 5”
- Thước cặp 0-250 của Nhật và Nga có độ chính xác 0,05mm
- Thước lá các loại của Đài Loan sản xuất có độ chính xác 1mm
- Thước dây các loại từ 3m đến 10m
b. Bản vẽ chế tạo
Do công trình có u cầu tương đối cao về độ chính xác của thơng số hình học cũng như để
giảm thiểu sự sửa chữa trong quá trình gá tổ hợp và q trình lắp dựng làm giảm độ an tồn

của cơng trình, trước khi tiến hành sản xuất, chúng tơi phải thực hiện các bước sau:
- Trên cơ sở các thông số của thiết kế, vẽ lại sơ đồ khung cấu tạo cột. Kiểm tra lại tất cả các
kích thước cấu tạo của cột và các chi tiết.
- Triển khai vẽ công nghệ bao gồm
- Bản vẽ cắt mẫu, lấy dấu bản vẽ: bao gồm kích thước phơi và tạo độ lỗ khoan
- Bản vẽ gia công bản mã: bao gồm kích thước lỗ khoan, các bước cơng nghệ trong q trình
khoan để đảm bảo độ chính xác và chất lượng bề mặt lỗ khoan.


- Bản vẽ cắt phôi thanh giằng, cắt phôi ống thân cột: là bản vẽ thể hiện kích thước khai triển
của các chi tiết (chi tiết ở trạng thái duỗi thẳng)
- Bản vẽ uốn thanh giằng và uốn ốp dây co: trên bản vẽ này thể hiện kích thước uốn, góc uốn
và phương pháp uốn.
- Bản vẽ gá tổ hợp các chi tiết bích đầu ống, gân đầu ống và ống thân cột: trên bản vẽ này thể
hiện được các kích thước gá cần đạt được, vị trí tương đối giữa các chi tiết, cụm chi tiết và
yêu cầu kỹ thuật của các mối gá.
- Bản vẽ gá tổ hợp đốt cột: bản vẽ thể hiện kích thước hình học của đốt cột, các quy định về
chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật của đốt gá và vệ sinh chi tiết.
- Bản vẽ hàn: thể hiện yêu cầu về chiều cao mối hàn, chiều dài đường hàn, loại que hàn được
sử dụng, thiết bị và phương pháp hàn, độ thẳng, phẳng của đốt cột ở trạng thái tự nhiên và
các yêu cầu kỹ thuật khác.
c. Chế tạo kết cấu thép
+ Yêu cầu chung
Q trình gia cơng thép phải tn thủ các quy định tiêu chuẩn TCVN và tất cả các tiêu
chuẩn có liên quan. Tất cả đo đạc phải sử dụng thước thép đã so với thước tiêu chuẩn đã
được chứng nhận. Thước đo và vật cần đo phải được đo ở cùng nhiệt độ và phải chú ý đến
cường độ kéo của thước khi tiến hành đo theo các phương pháp khác nhau.
Tất cả các chi tiết phải được chế tạo theo đúng hình dạng và kích thước, khơng biến dạng.
Các đồ gá và giá đỡ phù hợp phải được sử dụng để đạt được độ chính xác gia cơng đã quy
định trên bản vẽ. Quy trình hàn phải được vạch ra và sửa đổi khi cần thiết nhằm tránh biến

dạng và đạt độ chính xác chế tạo.
Phương pháp sửa lỗi chế tạo phải được soạn thảo thành văn bản và được phê duyệt trước
khi tiến hành.
Các mặt bích nối tạm hoặc các miếng gá được phép sử dụng, tuy nhiên phải tẩy bỏ sau khi
việc chế tạo đó hồn thành.
Lịch trình dự án lập ra phải đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chế tạo và
sơn phủ. Đặc biệt, phải đảm bảo thời gian cần thiết tối thiểu theo yêu cầu của nhà cung cấp
sơn cho sơn khụ hoàn toàn trước khi vận chuyển.
Kết thúc chế tạo, toàn bộ cácc sản phẩm phải được vận chuyển và bảo quản theo đúng yêu
cầu quy định nhằm tránh bị ăn mòn, biến dạng và các hư hỏng khác.
+ Quy trình cơng nghệ chế tạo cột anten :
- Cắt mẫu, cắt phôi, lấy dấu


Do cấc cấu kiện của cơng trình địi hỏi độ chính xác tương đối cao về góc độ và kích
thước, đồng thời số lượng mỗi loại chi tiết rất lớn nên trước khi cắt phơi bản mã và bích đầu
ống phải tiến hành chế tạo dưỡng và lấy dấu:
Theo bản vẽ cơng nghệ cắt phơi bản mã, bích đầu ống, một nhóm cơng nhân bậc cao
chun về lấy dấu sẽ triển khai chế tạo dưỡng bằng thước đo góc của Nhật ( độ chính xác tới
5’’); thước lỏ, thước cặp. Dưỡng sau khi chế tạo xong được bộ phận KCS kiểm tra lại lần
cuối trước khi đem ra sử dụng để lấy dấu hàng loạt.
Các bản mã bằng tôn được cắt bằng máy cắt hơi tự động và cắt trên máy cắt đột của nước
Nhật sản xuất mà công ty chúng tơi đang sử dụng.
Các chi tiết là thép trịn và thép ống, thép cây các loại được cắt phôi bằng máy cắt đột liên
hợp và máy cắt bằng đá cắt phi 350
Sau khi cắt phôi xong, áp dưỡng lên phơi để lấy dấu nhằm đảo bảo độ chính xác và năng
xuất lao động.
- Tạo lỗ và lam cùn cạnh sắc
Tất cả các lỗ phải gia công bằng khoan yêu cầu phải đảm bảo độ chính xác gia cơng về
kích thước, độ vng góc, song song

Khơng cho phép lỗ bằng cắt nhiệt trừ khi được chỉ định trên bản vẽ.
Bề mặt chi tiết sau khi gia công phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và các yêu
cầu kỹ thuật hiện hành.
Sau khi khoan xong bề mặt chi tiết phải được tẩy phôi và vát cạnh sắc bằng mũi khoan có
đường kính hợp lý hoặc bằng máy mài cầm tay.
- Gá tổ hợp
Việc gá tổ hợp đòi hỏi độ chính xác cao, mất nhiều thời gian và là cơng việc tương đối
phức tạp. Do đó, chúng tơi sử dụng những bộ dưỡng gá đó được kiểm nghiệm chặt chẽ bởi
bộ phận KCS của công ty. Việc sử dụng dưỡng gá sẽ đảm bảo độ chính xác, tính ổn định và
năng suất lao động.
Các mối hàn gá đảm bảo chắc chắn để tránh xê lệch trong quá trình vận chuyển.
Sau khi gá xong, chi tiết và cụm chi tiết được đưa ra vệ sinh công nghiệp trước khi hàn
- Hàn tổ hợp
Tất cả các mối hàn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXD 170:1989.
Đặc điểm của cột dây co là sử dụng các loại thép bản và thép ống có chiều dày tương đối
nhỏ
Chuẩn bị trước khi hàn:
- Tất cả các chi tiết trước khi hàn phải được gia công bằng phương pháp phù hợp và bề mặt
sau khi gia cơng phải trơn nhẵn khơng có xỉ hay rỗ. Quá trình chuẩn bị và kiểm tra các bề
mặt ghép hàn phải được tiến hành như một phần của quy định đảm bảo chất lượng trước khi
tiến hành hàn.


- Để giảm sự cong vênh, xoắn vặn do tác dụng của nhiệt hàn, các mối hàn phải được hàn
đính hoặc dùng các bộ gá phù hợp trước và trong khi hàn hoàn thiện.
+ Dầu, sơn, rỉ phải được tẩy bỏ khỏi bề mặt của chi tiết bằng chổi thép hoặc các phương pháp
khác như tẩy bằng nhiệt, phun hạt mài.
+ Không hàn trên các mặt ướt, các bề mặt ướt phải được làm khô trước khi hàn. Nếu thợ hàn
và khu vực hàn không được bảo vệ cẩn thận thì khơng được tiến hành hàn trong điều kiện
mưa to và có gió mạnh.

+ Tất cả các mối hàn phải được liền mạch theo chu vi của mối nối để đảm bảo nối kín. Tất cả
các chi tiết ống và hộp phải được hàn kín để tránh hiện tượng ăn mòn.
Vật liệu hàn:
Que hàn sử dụng loại J421 – VD của liên doanh Việt Đức hoặc tương đương với tiểu chuẩn
của Việt nam hoặc Nga.
Quy trình hàn:
Cần phải chú ý để tránh xỉ hàn lọt vào khe giữa hai chi tiết. Trước khi hàn phải làm sạch
mối hàn bằng chổi sắt và gõ sạch xỉ hàn tại những vị trí hàn gá. Tất cả các mối hàn phải được
liên kết chắc với kim loại gốc.
Tất cả phần nổi của mối hàn phải giữ nguyên sau khi hàn. Phần mối hàn mặt dưới phải liên
tục và ngấu như mối hàn mặt trên.
Cần đặc biệt chú ý thứ tự và trình tự hàn để giảm thiểu xoắn vặn và ứng suất dư mối hàn.
Tư thế hàn và đồ gá hàn phải đảm bảo tối đa sự thoải mái cho công nhân hàn để giảm biến
dạng.
Trong trường hợp hàn vào thời gian đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng cho quá trình hàn.
Giám sát hàn
Tất cả các mối hàn phải được tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên có kinh nghiệm.
Thợ hàn
Thợ hàn phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn TCXD 170: 1989 đối với từng kết cấu hàn phải
thực hiện.
Thợ hàn phải vượt qua cuộc kiểm tra tay nghề trước khi tiến hành công việc.
Trong trường hợp thợ hàn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với loại hình hàn (hàn bị
thủng, mối hàn khơng ngấu, mối hàn bị ngậm xỉ.), phải thay bằng thợ hàn đáp ứng được tiêu
chuẩn yêu cầu.
- Dung sai
Tất cả các quá trình gia công phải đảm bảo dung sai chi tiết phù hợp cho lắp ghép.
Bất cứ chi tiết nào không đạt dung sai yêu cầu phải được loại bỏ để tránh dung sai tích lũy
khi lắp ghép.



Các cụm chi tiết hoàn chỉnh đạt các yêu cầu về mặt hình học đó chỉ định, khơng có hiện
tượng xoắn, vặn hoặc hở đầu.
- Gõ xỉ, KCS
Sau khi hàn tổ hợp xong, các cấu kiện được gõ xỉ, vệ sinh công nghiệp trước khi bộ phận
KCS của công ty kiểm tra chất lượng sản phẩm sau quá trình gia cơng cơ khí. Những cấu
kiện đạt u cầu chất lượng được đại diện KCS cấp lệnh cho phép tiến hành các nguyên công
tiếp theo, những cấu kiện không đảm bảo chất lượng được đánh dấu để ra nơi quy định chờ
xử lý.
- Quy trình mạ sau khi lắp thử
Đặc điểm đặc trưng
Mạ là q trình gia cơng tạo lớp bề mặt có tác dụng làm giảm sự oxi hóa của mơi trường và
khí hậu đối với bề mặt của sản phẩm trong quá trình sử dụng nhằm nâng cao tuổi bền cho sản
phẩm.
Cột anten là sản phẩm có nhu cầu cao về khả năng chịu lực, chịu sự ăn mòn của mơi trường
và khí hậu, điều kiện bảo dưỡng rất khó khăn. Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, toàn bộ các
cấu kiện phải được mạ kẽm với chiều dày lớp mạ theo đúng yêu cầu thiết kế.
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng
Làm sạch bề mặt chi tiết: Sản phẩm được đưa vào làm sạch lớp oxi bề mặt, các chất dính
bám trên bề mặt kim loại như dầu, mỡ, sơn.
Sau khi làm sạch bằng phương pháp cơ học xong, sản phẩm được đưa sang làm sạch bằng
hóa học (ngâm trong bể axit HCl nồng độ 12%) trong khoảng thời gian 1,5ữ - 2 giờ. Tiếp
theo sản phẩm được đánh sạch bằng bàn chải sắt và tẩy rửa axit qua ba bể nước tuần hồn.
Trong q trình làm sạch phải thường xuyên kiểm tra nồng độ axit.
Kết thúc quá trình làm sạch, sản phẩm được đưa vào nhúng trong bể trợ dung gồm dung
dịch ZnCl2 và NH4Cl. Sau khi nhúng trợ dung, toàn bộ bề mặt sản phẩm được đưa vào lũ sấy
để sấy khơ tồn bộ sản phẩm ở nhiệt độ 180oC, trong thời gian 2 giờ.
Sau khi sản phẩm được sấy khơ hồn tồn mới đưa vào bể mạ, trước khi đưa sản phẩm vào
bể mạ phải thường xuyên quan tâm đến lượng kẽm trong bể mạ.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà duy trì thời gian thích hợp để đảm bảo chiều dày lớp mạ.
Trước khi xuất xưởng, sản phẩm được đưa sang bể thụ động, mục đích làm thụ động hóa bề

mặt lớp mạ kẽm.
- Kiểm tra sản phẩm: Việc kiểm tra sản phẩm được thực hiện sau mỗi công đoạn và kiểm tra
lần cuối. Các thơng số kiểm tra đó là:
- Chiều dày lớp mạ
- Độ bám dính của lớp mạ trên tồn bộ bề mặt sản phẩm.
- Độ bóng của lớp mạ.
- Nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu A - B


Sau khi hồn thành cơng việc cuối cùng là mạ nhúng nóng các cấu kiện cột, đại diện kỹ
thuật thi công, đại diện KCS và đại diện công ty tiến hành nghiệm thu nội bộ trước khi tiến
hành nghiệm thu giữa hai bên A – B.
d. Lắp dựng thử cột anten:
Do đặc điểm của các cột anten là:

• Số lượng chi tiết, cấu kiện ít.
• Chi tiết các mối liên kết buloong đơn giản
Chính vì vậy, việc lắp thử các đốt cột sẽ không được tiến hành thường xuyên mà chỉ được
thực hiện định kỳ ở đầu thời điểm sản xuất một lơ hàng và sau khi đó sản xuất được một số
lượng các đốt cột nhất định nhằm mục đích: kiểm tra một cách tổng thể những sai số tích lũy
do các đồ gá và các dưỡng dấu tạo ra đồng thời nó cũng là dịp để đánh giá lại một cách tồn
diện những ảnh hưởng của máy móc thiết bị, con người, điều kiện mơi trường. có ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời
Yêu cầu đối với lắp thử
- Tất cả các thơng số hình học của cột sau khi lắp thử như: Sai số, độ thẳng đứng, độ xoắn
vặn của các đốt cột, khe hở giữa các mặt bích, tính lắp lẫn của các đốt cột, các mặt cột phải
được đảm bảo ( nằm trong giới hạn cho phép) của yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn xây
dựng hiện hành.
- Các mối ghép bulông phải được thực hiện dễ dàng, tránh tuyệt đối sự gò ép làm ảnh hưởng
đến chất lượng mối ghép và chất lượng bề mặt bulơng.

B. BIỆN PHÁP THI CƠNG MĨNG CỘT ANTEN TỰ ĐỨNG,
CỘT ANTEN DÂY CO VÀ CỘT ANTEN MONOPOL:
1. Công tác ép cọc (dùng trong thiết kế móng cột anten tự đứng và cột anten monopol):
1.1. Công tác chuẩn bị:
a. Chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc, đường đi từ chỗ xếp cọc
đến chỗ ép cọc phải bằng phẳng không ghồ ghề lồi, lõm.
- Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân, chỉnh.
- Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật.


- Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất, kết quả xuyên tĩnh.
- Định vị và giác móng cơng trình.
Chuẩn bị mặt bằng, dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
Vận chuyển cọc bêtơng đến cơng trình. Đối với cọc bêtơng cần lưu ý: Độ vênh cho phép của
vành thép nối khơng lớn hơn 1% so với mặt phẳng vng góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu
cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vng góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt
phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp
nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối
không quá 1 mm.
b. Thiết bị thi công:
* Thiết bị ép cọc:
Thiết bị ép cọc phải có các chứng chỉ, có lý lịch máy do nơi sản xuất cấp
và cơ quan thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
Đối với thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật
cơ bản sau:

-

Lưu lượng bơm dầu

Áp lực bơm dầu lớn nhất
Diện tích đáy pittơng
Hành trình hữu hiệu của pittông
Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
Thiết bị ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào cơng trình phải thoả mãn
các u cầu sau:

- Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (P ep)max
-

tác động lên cọc do thiết kế quy định
Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh

-

hoặc tác dụng đều trên các mặt bên cọc khi ép ơm.
Q trình ép khơng gây ra lực ngang tác động vào cọc
Chuyển động của pittơng kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc

-

độ ép cọc.
Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.
Thiết bị ép cọc phải có van giữ được áp lực khi tắt máy.


- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định
về an toàn lao động khi thi công.
Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi

ép cọc. Chỉ nên huy động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị .
* Chọn máy ép cọc:
- Cọc có tiết diện là: 30 × 30 (cm) chiều dài mỗi đoạn 8.0 (m).
- Sức chịu tải của cọc: P = 49,34 (KN) = 49,34 (T)
- Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thoả mãn điều kiện: P ép
min

> 1.5 × 49,34 = 74,01 (T).

- Ta chọn máy ép thuỷ lực có lức nén lớn nhất là: Pép = 150 (T).
- Trọng lượng đối trọng của mỗi bên dàn ép:
Pép > Pép min/ 2 = 74,01/ 2 = 37,05 (T).
- Dùng các khối bêtơng có kích thước 1.0 × 1.0 × 2.0 (m) có trọng lượng 5 (T) làm đối
trọng, mỗi bên dàn ép đặt 9 khối bêtơng có tổng trọng lượng là 45 (T)
- Đặc biệt khi ép cọc trục 1 của cơng trình do vướng bờ tường của cơng trình bên cạnh nên
khơng thể chất tải đối xứng trên dàn ép mà ta phải chất tải bất đối xứng nên có điều kiện dự
phịng số khối bê tơng có thể nhiều hơn so với tính tốn.
1.2.Trình tự thi cơng.
Q trình ép cọc trong hố móng gồm các bước sau:
a. Chuẩn bị:
- Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua cơng tác định vị và giác
móng.
- Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế
ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc.
- Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.
- Chất đối trọng lên khung đế.
- Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép
đứng thẳng.
b. Q trình thi cơng ép cọc:
Bước 1: Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép, điều chỉnh mũi

cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng.


Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng
của tồn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C 1 phải được dựng lắp cẩn thận,
phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm
định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.
Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung
máy.. Nếu

máy khơng có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu

pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với
chúng.
Khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C 1 thì điều khiển van
tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn
C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá
1 cm/ s.
Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.
Bước2: Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế (ép đoạn cọc trung gian C 2):
Khi đã ép đoạn cọc đầu tiên C 1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành
lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 .
Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng.
Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.
Lắp đặt đoạn C 2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C 2 trùng với
trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1%. Trước và sau
khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô. Gia lên cọc một
lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm 2 rồi mới
tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.
Tiến hành ép đoạn cọc C 2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời

gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi
cọc để cọc chuyển động.
Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1
cm/s.
Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc
xun khơng quá 2 cm/s.
Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn (hoặc
gặp dị vật cục bộ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào


đất cứng hơn (hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý) và giữ để lực ép không
vượt quá giá trị tối đa cho phép.
Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng
thời với quá trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên
khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng
lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép. Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi
ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di
động của giá ép lên, cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.
Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc :

-

Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.

-

Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp
tiếp xúc khơng khít phải có biện pháp làm khít.

-


Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.

-

Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo
thiết kế.

-

Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch khơng q 1% và khơng
có ba via.
Bước 3: Ép âm khi ép đoạn cọc cuối cùng (đoạn thứ 4) đến mặt đất, cẩu
dựng đoạn cọc lõi (bằng thép) chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để
đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế. Đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục
cho cọc khác.
Bước 4: Sau khi ép xong một cọc, trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí
tiếp theo để tiếp tục ép. Trong q trình ép cọc trên móng thứ nhất, dùng
cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.
Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2
đã được đặt trước ở hố móng thứ 2. Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến
dàn đế 2.
Kết thúc việc ép xong một cọc:
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện sau:
+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lịng đất khơng nhỏ hơn chiều dài
ngắn nhất do thiết kế quy định.


+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên
suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong

khoảng đó vận tốc xun khơng q 1 cm/s.
Trường hợp khơng đạt hai điều kiện trên, phải báo cho chủ công trình
và cơ quan thiết kế để xử lý. Khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm
thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở kết luận xử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật
ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ... đều phải xử lý bằng cách nhổ
lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).
Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát , vỉa
sét cứng...
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc khơng xuống được nữa, trong
khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất
(Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (P ep)max trong
thời gian 5 phút.
Trường hợp máy ép khơng có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm
lần với lực ép (Pep)max .
c. Sai số cho phép :
Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí
thiết kế, độ nghiêng của cọc khơng quá 1% .
d. Thời điểm khoá đầu cọc:
Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt do thiết kế quy định.
Mục đích khố đầu cọc để:
Huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong q trình tăng
tải của cơng trình. Đảm bảo cho cơng trình khơng chịu những độ lún lớn
hoặc lún khơng đều.
Việc khố đầu cọc phải thực hiện đầy đủ :
+ Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế .
+ Trường hợp lỗ ép cọc không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải
sửa chữa độ côn, đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc.
+ Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ
của lớp bê tơng lót.

+ Đặt lưới thép cho đầu cọc.


-

Bê tơng khố đầu cọc phải có mác khơng nhỏ hơn mác bê tơng của đài

móng và phải có phụ gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02
-

Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m.

e. Báo cáo lý lịch ép cọc .
Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong q trình thi cơng gồm các
nội dung sau :

-

Ngày đúc cọc .

-

Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc .

-

Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc và mối nối cọc .

-


Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítơng,
lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.

-

Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt
cọc, lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén
tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc
trong từng đoạn 20 cm.

-

Áp lực dừng ép cọc.

-

Loại đệm đầu cọc.

-

Trình tự ép cọc trong nhóm.

-

Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai
số về vị trí và độ nghiêng.

-

Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

* Trên đây là toàn bộ kĩ thuật ép cọc cho phần cọc thí nghiệm cũng
như thi cơng cọc đại trà. Lưu ý phần cọc thí nghiệm phải tiến hành theo
đúng tiêu chuẩn cọc thí nghiệm như thiết kế quy định và TCXD 269-2002.
Sau khi cọc thí nghiệm đạt tiêu chuẩn thiết kế và được đơn vị tư vấn thiết
kế giám sát cho phép thì mới tiến hành thi cơng cọc đại trà.
2. Biện pháp thi cơng đào đất, lấp đất hố móng:
2.1. Cơng tác đào đất:
Do thiết kế móng của hạng mục cơng trình là móng cọc ép, cốt nền đặt móng -0,6 m đối với
cột tự đứng. Cột dây co có cốt nền đặt móng -1,8m. Khối lượng đào đất của cả hai loại cột
trạm đều không lớn nên nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công.


Đối với móng cột anten tự đứng máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng (các
đầu cọc) khoảng 50 cm thì dừng lại và cho thủ cơng sửa đến cao độ thiết kế.
Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở.
Trong quá trình thi cơng ln có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.
Mặt bằng đáy hố móng được dọn sạch và bằng phẳng. Hình dạng kích thước móng phải đảm
bảo phù hợp với kích thước thiết kế của móng, cao độ đáy hố móng đúng theo cao độ thiết
kế.
Độ dốc ta luy hố móng và khoảng lưu khơng đảm bảo thuận tiện, an tồn trong q trình thi
cơng. Mặt bằng đáy hố móng được dọn sạch bằng phẳng và cao độ phải đúng với cao độ thiết
kế. Đất đào lên phải đổ xa mép trên hố móng để tránh bị sạt lở.
Trước khi chuyển sang thi công công đoạn tiếp theo chúng tôi mời Chủ đầu tư và tư vấn thiết
kế nghiệm thu đồng ý cho chuyển bước thi cơng .
Khi đào hố móng nếu phát hiện có vật ngầm mang tính chất lịch sử hoặc có giá trị đáng kể, là
tài sản Quốc gia … Chúng tôi kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để có phương án giải quyết.
Trong q trình thi cơng chúng tôi tuyệt đối tuân thủ quy định về an tồn lao động.
2.2. Cơng tác lấp đất hố móng:
Cơng tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tơng đài móng và giằng móng đã được
nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp

với thủ cơng. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt
thiết kế.
Đất lấp móng được chia thành từng lớp dày từ 20-25cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ
chặt, kết hợp đầm thủ cơng ở các góc cạnh.
3. Biện pháp thi cơng bê tơng, bu lông neo và cốt thép :
3.1. Thử nghiệm cấp phối và chuẩn bị vật liệu:
– Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và theo các tiêu chuẩn hiện
hành, đồng thời đáp ứng các yếu tố bổ sung của thiết kế. Trước khi đưa vào sử dụng từng loại
vật liệu đều được thí nghiệm,việc thí nghiệm này do các đơn vị chức năng thực hiện.


+ Xi măng sử dụng cho bê tông là loại xi măng Pooc lăng theo TCVN 2682-2000. Xi măng
từng lô phải có giấy chứng nhận xuất xưởng hoặc phiếu kiểm tra cường độ. Nhà thầu sử
dụng các loại xi măng theo qui định và nguồn cung cấp được chấp thuận trước và nguồn
cung cấp này khi thay đổi phải được Chủ đầu tư chấp nhận . Đặc biệt chú ý trong bất kỳ
hạng mục cơng trình nào, xi măng lẫn oxit nhôm đều không được sử dụng. Xi măng phải
được giữ khơ và sử dụng theo kiểu xoay vịng (vào trước ra trước, vào sau ra sau). Các bao
chứa xi măng được đặt cách mặt đất trong nhà kho đủ lớn và thống khí, tránh mưa nắng…
Xi măng mới sản xuất cịn nóng phải lưu kho sau 22 ngày mới đưa ra sử dụng. Không sử
dụng xi măng đã sản xuất quá 12 tháng đã bị giảm chất lượng như đã bị vón cục, chậm đơng
kết, giảm cường độ.
+ Cát dùng trong bê tông theo đúng qui định và phải thoả mãn các yêu của TCVN 17701986 "Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật ". Bãi chứa cát phải khơ ráo, đổ đống theo nhóm hạt,
theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trơi và lẫn tạp
chất các vị trí đổ cát được chúng tơi lót bằng vải bạt để tránh cát tiếp xúc trực tiếp với đất
làm ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông.
+ Đá dăm dùng trong bê tông theo đúng qui định và đảm bảo chất lượng theo TCVN 17711987 " Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng ", ngoài ra đá dăm dùng cho bê tơng phải
phân thành nhóm có kích thước hạt và chất lượng cường độ, hình dáng hình học phải tuân
theo các yêu cầu HSMT và thiết kế.
Nguồn cát đá chỉ được sử dụng cho cơng trình khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu của
HSMT thông qua việc thí nghiệm cơ,lý tính của chúng và được Chủ đầu tư chấp nhận. Khối

lượng cát, đá, xi măng ở từng vị trí giếng sẽ được chúng tơi tính tốn cụ thể để có tiến độ
cung cấp hợp lý nhằm tránh tình trạng bị thừa gây lãng phí hoặc thiếu hụt khi đang tiến hành
đổ bê tông dở dang. Bố trí các bãi để đá cát hợp lý gần máy trộn và hố giếng thuận tiện cho
quá trình đổ bê tông nhưng vẫn đảm bảo không gây cản trở trong công tác thi công khác.
+ Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông đảm bảo theo đúng qui định nước sạch khơng có
muối, dầu, mỡ, nhuyễn thể, thực vật hay các tạp chất khác. Trước khi sử dụng nước phải
được thí nghiệm theo tiêu chuẩn "kết cấu bê tơng cốt thép toàn khối- Quy phạm và nghiệm
thu "theoTCVN-4506-87" Nước, quy phạm thi công và nghiệm thu". Các nguồn nước uống
đều có thể dùng để trộn vào bê tơng, khơng dùng nước thải của nhà máy, nước thải,nước


bẩn từ các hệ thống sinh hoạt, nước ao hồ chứa nhiều bùn ,nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo
dưỡng bê tông.
Phụ gia sử dụng trong bê tông (khi cần thiết) phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư đồng
thời phải bảo đảm :
+ Tạo ra hỗn hợp bê tơng có khả năng phù hợp với cơng nghệ,biện pháp thi cơng,khơng ăn
mịn cốt thép,khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.
+ Các phụ gia trước khi đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ chất lượng kỹ thuật được cơ quan
quản lý Nhà nước công nhận và phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của Nhà sản xuất.
Sau khi thí nghiệm các vật liệu xi măng, cát, đá đạt yêu cầu kỹ thuật, tiến hành thí nghiệm
cấp phối bê tông theo mác thiết kế tại cơ sở có đủ tư cách pháp nhân về thí nghiệm cấp phối
bê tông.
3.2. Công tác cốt thép:
– Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng loại đảm bảo các yêu cầu của
thiết kế và phù hợp với TCVN 5574-1991 "Kết cấu bê tông cốt thép". Tất cả các loại thép
phải được thí nghiệm, kiểm tra theo TCVN-197-2002; TCVN-1998-66 "Kim loại – Phương
pháp kéo uốn thử "
– Mác và chủng loại thép chịu lực luôn đạt u cầu đối với thép đường kính <10mm phải có
giới hạn chảy nhỏ nhất là 2100kg/cm2 và với thép đường kính >=10mm phải có giới hạn chảy
nhỏ nhất là 2700kg/cm2.

– Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tơng bề mặt phải sạch , khơng dính bùn đất,
dầu mỡ, khơng có vẩy sắt và lớp rỉ. Các thanh sắt trên bề mặt kể cả gân, gờ không được có
vết nứt. Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính thì khơng sử dụng.
– Trước khi gia cơng, thép được kéo và nắn thẳng, việc cắt uốn thép được thực hiện bằng các
phương pháp cơ học. Cốt thép được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế
và phù hợp với TCVN 1650-85, TCVN 1651-85 " Thép cốt bê tơng cán nóng ".


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×