Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và liên hệ thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.45 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác- Lênin ( PLT07A )

ĐỀ TÀI: Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhânkết quả và liên hệ thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Mã sinh viên
:

Đào Thu Hương
Mai Thu Hằng
K24NHE
24A4011582

Hà nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022


2

I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin, các trang mạng xã hội đang từng bước khẳng định tầm quan
trọng của mình khi nó đã và đang tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có
nhiều cơ hội chia sẻ thông tin. Hầu hết chúng ta, đặc biệt là giới trẻ,
Facebook, Zalo, Tiktok… đang nhanh chóng trở thành một phần quan
trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Ngồi những lợi ích mà chúng


mang lại cho người dùng như thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong
phú được cập nhật nhanh chóng, liên tục, kết nối các thành viên trong xã
hội với nhau thì khơng thể khơng kể đến những hệ lụy mà chúng để lại,
nhất là đối với một bộ phận giới trẻ. Hệ lụy điển hình phải kể đến là làm
một bộ phận giới trẻ sa đà vào “cuộc sống ảo” trên mạng xã hội mà quên
đi cuộc sống thực tế đang diễn ra. Họ cập nhật trạng thái cá nhân, đăng
những hình ảnh, câu nói gây sốc, những hành vi ứng xử không phù hợp chỉ
để được nổi tiếng… Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại có những hành vi ứng
xử như vậy, nguyên nhân là do đâu, họ có đang nhận thức được vấn đề hay
không và kết quả họ nhận được sẽ như thế nào? Chính vì những vấn đề
như thế nên việc nghiên cứu thái độ và nhận thức của một bộ phận giới trẻ
hiện nay về lối “sống ảo” dưới quan điểm duy vật biện chứng về mối quan
hệ nguyên nhân- kết quả để có những giải pháp tối ưu là vấn đề vô cùng
cần thiết. Đặc biệt, giữa lúc cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang diễn ra,
việc để cho giới trẻ nhận thức được những hành động mình đang làm là
tích cực hay tiêu cực là vơ cùng cấp bách, mang tính thời sự. Với những lí
do trên, tôi- sinh viên Học viện Ngân hàng, sau khi đã được hướng dẫn với
kiến thức chuyên môn sâu rộng của giảng viên Đào Thu Hương quyết định
chọn đề tài “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhânkết quả và liên hệ thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay”
làm nghiên cứu.


3

Ý nghĩa lý luận
Tiểu luận đã góp phần bổ sung thêm một số lý luận về lối “sống ảo”
của sinh viên, thực trạng, nguyên nhân và từ đó chỉ ra hậu quả của lối sống
này.
Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận góp phần cung cấp thêm một số thông tin để hỗ trợ các nhà

giáo dục, các cá nhân, tổ chức tham khảo trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình trong cơng tác thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng.
Đống thời, tiểu luận cũng góp phần giúp mọi người tuyên truyền, vận động
để hình thành và củng cố hành vi một số bộ phận giới trẻ trong xã hội.

PHẦN II: NỘI DUNG


4

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN
HỆ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ

1.1.

Khái niệm nguyên nhân- kết quả

Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự
xuất hiện các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là
khâu quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố
quan trọng của mối liên hệ phổ biến. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự
tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là
phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố
mang tính nguyên nhân gây nên. Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa
trình bày đưa lại cho chúng ta nhận thức đầu tiên: sự vật, hiện tượng mới
là nguyên nhân. Trong thế giới ln ln có sự tác động qua lại của sự vật
hiện tượng với nhau. Mỗi một sự tác động đều đưa lại những hệ quả nào
đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân nó đều chưa được xem là

những nguyên nhân. Như vậy, nếu không quy kết quả như là hậu quả của
một quá trình tác động thì tác động đó cũng khơng được gọi là nguyên
nhân.
1.2.

Các tính chất của cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả

1.2.1. Tính khách quan
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó khơng phụ
thuộc vào ý thức của con người. Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
luôn luôn vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Và sự tác động ấy tất yếu sẽ
dẫn đến một sự biến đổi nhất định.


5

1.2.2. Tính phổ biến
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra
bởi những ngun nhân nhất định. Khơng có sự vật, hiện tượng nào khơng
có ngun nhân của nó, vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra nguyên
nhân được hay chưa. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con
người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong
hiện thực.
1.2.3. Tính tất yếu
Khơng phải cứ có ngun nhân thì sẽ có kết quả. Phải đặt nguyên nhân
trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong
những điều kiện, hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất
định. Nếu các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do
chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ và

điều kiện khơng sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên
nhân. Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cũng
nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngồi ngẫu nhiên với kết quả chứ
khơng sinh ra kết quả. Ví dụ như việc một phần tử Xéc- bi ám sát thái tử
đế quốc Áo- Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn giữa các
quốc gia tham chiến. Trong khi đó, điều kiện là tổng hợp những hiện
tượng khơng phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác động đối với việc
sinh ra kết quả, ví dụ: áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…
1.3.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân- kết
quả có mối quan hệ qua lại.
1.3.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả


6

Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nên ngun nhân ln có trước
kết quả. Cịn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt
đầu tác dụng. Tuy nhiên không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các
sự vật, hiện tượng cũng đều biểu thị mối quan hệ nhân quả, ví dụ như ngày
không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.
Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên
bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng lúc, ví dụ
như cơng cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam
thống nhất đất nước đó là kết quả của nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân

chính là do dân tộc ta có ý chí quyết tâm. Nếu nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều,
đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại nếu các nguyên nhân khác
nhau tác động lên sự vật theo hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, triệt
tiêu các tác dụng của nhau.
1.3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả
không giữ vai trị thụ động đối với ngun nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích
cực ngược trở lại đối với nguyên nhân
1.3.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả:
Trong quá trình vận động và phát triển, nguyên nhân có thể chuyển hóa
thành kết quả. Cái mà ở thời điểm trong mối quan hệ này là nguyên nhân
thì ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ khác lại là kết quả. Và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân gây ra. Đến lượt
mình sẽ trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng thứ ba. Và q trình này
khơng bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
1.4.

Phân loại nguyên nhân


7

Căn cứ vào tính chất và vai trị của ngun nhân đối với sự hình thành
kết quả, ta có thể phân chia nguyên nhân thành các loại khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Những nguyên nhân nào
mà thiếu chúng thì kết quả khơng thể xảy ra gọi là nguyên nhân chủ yếu.
Những nguyên nào xuất hiện chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời của
kết quả gọi là nguyên nhân thứ yếu.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
1.5.

Ý nghĩa phương pháp luận

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
khơng có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có
ngun nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được
mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên
nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới
hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật
chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời
với thế giới hiện thực.
Ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên
nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trị khác nhau đối với việc
hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân
loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan,…Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên
nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun nhân có tác


8

động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có
tác động tiêu cực.
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn

chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN
GIỚI TRẺ HIỆN NAY

2.1. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên
nhân- kết quả vào phân tích
2.1.1. Thực trạng
Nguồn gốc của sống ảo bắt nguồn từ các trang mạng xã hội. Khi mạng xã hội
trở thành phương tiện truyền thông phổ biến, mọi người dần sử dụng chúng
nhiều hơn. Thực tế, trào lưu “sống ảo” này đang ngày càng phổ biến khiến
khơng ít bạn trẻ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng. Vậy lối “sống ảo” thực sự đã diễn ra xung quanh chúng ta như
thế nào, hãy điểm qua một vài sự việc điển hình. Trên trang “Sohu và What's
on Weibo” nói về việc người trẻ Trung Quốc mua ảnh sang chảnh để khoe
khoang lên trang cá nhân, tự biến mình thành "người hồn hảo" trên mạng xã
hội. Với vài chục cho đến vài nghìn nhân dân tệ, nhiều người trẻ Trung Quốc
đang cố gắng mua các bức ảnh dùng đồ hiệu, đi xe sang để chia sẻ lên mạng
xã hội. Trong nhiều nhóm chat, các thành viên sẵn sàng chi tiền để mua hình
"sống ảo", từ du lịch sang chảnh cho đến dùng đồ hiệu, đi xe sang. Mục đích
cuối cùng của họ là nâng cấp trang cá nhân, biến mình trở thành những "q
ơng, q bà hoàn hảo" trên mạng xã hội. Hay để “câu like”, một cô gái 13


9

tuổi ở tỉnh Khánh Hòa đăng trên dòng trạng thái (status) nội dung nếu đạt
mức 1.000 lượt like cô sẽ đốt trường. Sự việc sau đó được cộng đồng mạng
chia sẻ “chóng mặt” và chỉ sau một đêm, status đó đã vượt 1.000 like khiến cơ

gái lo sợ, tìm cách lẩn trốn bạn bè. Tuy nhiên, do sức ép của “nút like” từ bạn
bè, cộng đồng mạng mà cô gái này đã phải thực hiện bằng hành động mang
xăng vô đốt trường như đã tuyên bố. Hoặc gần đây, trào lưu “nói và làm của
thanh niên Việt Nam” cũng đang nở rộ theo tuyên bố của một thanh niên sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, nam thanh niên này đã tuyên bố hùng
hồn trên facebook rằng “nói và làm, cần 40.000 like để tự thiêu, nhảy cầu Tân
Hóa” và thanh niên này đã thực hiện thật với sự chứng kiến của hàng trăm
“tín đồ” facebook tị mị.
2.1.2. Ngun nhân
2.1.2.1. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội tạo cho giới trẻ cảm giác
được giải tỏa, khao khát thể hiện bản thân để nổi bật trước đám đông, nhưng
thực tế, các bạn mới chỉ có những khát khao cịn năng lực thực sự còn chưa
thực hiện được, nên mạng xã hội chính là điều kiện lí tưởng để các bạn phù
phép tơ vẽ bản thân mình. Có một ứng dụng giải trí hiện đang rất phổ biến
hiện nay, đó là Tiktok, ra mắt từ năm 2016, nhưng đến hiện tại đã thu hút hơn
một tỷ lượt tải xuống. TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của
Trung Quốc cho phép người dùng tạo ra những video ca nhạc ngắn, hát nhép,
hài kịch, thể hiện tài năng nhằm tìm kiếm sự chú ý và nổi tiếng trên nền tảng
này. Khác với các nền tảng video như YouTube hay Instagram, TikTok thơng
thường có độ dài chỉ từ 3 - 15 giây, chứa nhiều hiệu ứng đẹp mắt kết hợp với
nhạc nền hấp dẫn; tối giản việc chỉnh sửa, biên tập video. Do đó, bất kỳ ai có
điện thoại thơng minh cũng đều có thể tạo ra được sản phẩm mang dấu ấn
sáng tạo của riêng mình. Tuy nhiên, vì sự dễ dàng của nó mà mọi người rất dễ
lạm dụng và sinh ra lối “sống ảo” do bởi mỗi video người dùng đăng tải rất dễ


10

dàng có thể trở thành xu hướng, trào lưu nhận về lượt tương tác, quan tâm

lớn. Từ đó, họ cảm thấy sự quan tâm của xã hội ảo và coi đó như là sự khẳng
định bản thân.
2.1.2.2. Do sự quan tâm, giáo dục của gia đình
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nền kinh tế- xã hội phát
triển ngày càng cao, sự bùng nổ về phương tiện thông tin đang diễn ra hiện
nay, một bộ phận gia đình đang khá chiều chuộng con mình khi cho con sử
dụng điện thoại từ quá sớm. Và bởi vì cịn q nhỏ nên chưa thể phân biệt
được cái tốt, cái xấu của internet, các em dễ sa đà vào cuộc sống đua địi, trào
lưu ảo, có thể sẽ để lại những hệ lụy không nhỏ.
2.1.2.3. Do thiếu định hướng từ gia đình, nhà trường, xã hội
Đa phần giới trẻ rơi vào lối “sống ảo” là do có ít mơi trường tiếp xúc bạn bè,
hoạt động bên ngồi; thiếu sự quan tâm của người thân, bạn bè nên mới cảm
thấy sự quan tâm của xã hội ảo là quan trọng và là sự khẳng định bản thân.
Đặc biệt, cũng do thiếu sự quan tâm, định hướng của gia đình, nhà trường cho
nên giới trẻ mới dẫn đến suy nghĩ lệch lạc mà khơng nghĩ đến hành động của
mình gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người xung quanh.
2.1.3. Tác hại của “sống ảo”
2.1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu
hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng
tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối.
Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức, tức là chỉ lướt các bài đăng có thể
khơng lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài
lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí cịn cho rằng thói quen này có
thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. Theo khảo sát của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài


11


sẽ tác động rất xấu đến tâm sinh lý như: làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn
30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%, suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc
với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch, gia tăng tính bạo lực,
giảm sự tập trung…
2.1.3.2. Bạn có thể truy cập các thông tin không lành mạnh
Mặc dù Luật An ninh mạng của Việt Nam đã có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2019 nhưng tính kiểm chứng và tính trách nhiệm trong đưa tin cũng
cịn nhiều lỏng lẻo. Vì vậy, hiện nay nhiều thơng tin trên mạng xã hội vẫn cịn
hàm chứa nội dung xấu, độc hại, mang tính dụ dỗ, lơi kéo người tham gia
như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích
chiến tranh, chia rẽ đồn kết dân tộc, tơn giáo… Tính đến tháng 10/2020,
TikTok đã dính khơng ít vụ bê bối trên nhiều quốc gia khác nhau. Những mối
nguy hiểm chính đang thách thức TikTok hàng ngày như: Thử thách "độc
hại", nội dung cổ xúy tình dục, sự hiện diện của kẻ ấu dâm giữa rừng người
dùng, nguy cơ chịu những lời bình luận khiếm nhã về cơ thể, bị bắt nạt trên
Internet và trong cuộc sống. Với đặc tính hấp dẫn, trong quá trình tiếp nhận
thơng tin nếu người trẻ thiếu đi các góc nhìn đa chiều và tư duy phản biện thì
sẽ có thể dễ bị lơi cuốn vào các trang mạng xã hội. Sự sa đà vào “biển thông
tin” hỗn loạn đó gây hậu quả xao nhãng việc học hành, giảm năng suất, tinh
thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo. Đây chính là tác nhân làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và là nguồn cơn của việc hình
thành, phát triển các nhóm quan điểm sai lệch, tính cách thực dụng, tha hóa,
đi ngược với thuần phong mỹ tục và các giá trị đạo đức truyền thống.
2.1.3.3. Mất thời gian
Có những người lên mạng xã hội để tìm kiếm thơng tin, kiếm tiền hoặc giải
trí. Tuy nhiên, ít người tiếp cận mạng xã hội một cách khoa học. Họ thường


12


say mê tìm hiểu thơng tin và dành nhiều thời gian để cuộn màn hình điện
thoại một cách vơ ích.
2.1.3.4. Bạn rời xa mối quan hệ thực tế
Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô
đơn, nhưng không thể thay thế hồn tồn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu
niên cơ đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm
yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cơ đơn hơn về
lâu về dài. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào những người bạn ảo, bạn sẽ xa rời
thực tế và vứt bỏ những người thân thiết yêu thương bạn. Vì vậy, hãy đặt điện
thoại xuống và quan tâm nhiều hơn đến những người xung quanh.
2.2. Giải pháp
2.2.1. Đối với bản thân người dùng
Những người dùng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung cần nâng
cao kĩ năng quản lí thời gian, hành vi của mình: cần sắp xếp thời gian dành
cho học tập và thời gian sử dụng mạng xã hội; lựa chọn và biết cách chọn lọc
những thông tin phù hợp để phục vụ cho bản thân; tránh để các thông tin tiêu
cực, những trang mạng không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống và hành vi
của mình.
2.2.2. Đối với gia đình, cha mẹ
Cha mẹ cần dành thời gian để lắng nghe và quan tâm đến việc sử dụng
mạng xã hội của con.Bản thân phụ huynh phải thực sự hiểu hết được các nguy
cơ từ các trang mạng xã hội, dựa theo mức độ thấu hiểu con cái để có phương
án hướng dẫn, định hướng các con sử dụng đúng cách thay vì ra sức cưỡng
chế, áp đặt. Phụ huynh cần nhấn mạnh việc “không cấm đốn sử dụng, nhưng
bắt buộc phải sử dụng có chừng mực và hợp lý”. Cho con tự xác định mục


13

đích và tần suất tham gia mạng xã hội. Giữa phụ huynh và các con nên có sự

cam kết lẫn nhau về thời gian, phương thức, tần suất sử dụng mạng xã hội sao
cho phù hợp với nhu cầu, mục đích và độ tuổi của con. Rèn luyện thói quen
tn theo tần suất cố định đã đặt ra, sử dụng đúng đắn, hữu ích, khơng bị lệ
thuộc, chìm đắm vào thế giới ảo điều đó vừa làm mất thời gian vừa ảnh
hưởng đến việc học tập. Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân
cách và lối sống tốt đẹp của con người cho con, rèn luyện bản lĩnh sống trong
sạch, lành mạnh, tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, sống có lịng
trắc ẩn, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó nâng cao sức đề
kháng trước tác động tiêu cực của các luồng thơng tin nói chung và mạng xã
hội nói riêng để tự mình biết cách phân loại, chọn lọc và tiếp nhận thông tin.
2.2.3. Đối với nhà trường, xã hội
Nhà trường, xã hội cần phải có những hoạt động thực chất hơn. Giới trẻ
nghĩ rằng Internet, mạng xã hội… sẽ giúp họ thể hiện được giá trị của bản
thân mình bởi họ muốn khẳng định bản thân nhưng không thể khẳng định
được bằng cuộc sống thật. Bên cạnh đó, giới trẻ đang thiếu những sân chơi,
giải trí bổ ích nên các bạn lệ thuộc vào Internet nhiều hơn. Để giải quyết được
tình trạng sống "ảo" của giới trẻ, chúng ta cần phải có những hoạt động thực
chất hơn. Cụ thể, phải nhân rộng phòng tư vấn tâm lý trong các trường học và
các tổ chức đoàn hội như đoàn thanh niên cần phải có những hoạt động hỗ trợ
nâng đỡ tinh thần. Riêng về phía nhà nước thì phải có những chính sách để
các cháu có nhiều nơi vui chơi giải trí hơn bởi hiện nay chúng ta đang thiếu.
Song song đó, tại các bệnh viện cũng cần nhân rộng khoa tư vấn tâm lý hỗ trợ
cho thanh thiếu niên một cách chuyên nghiệp.
2.2.4. Vai trò của khu vực tư nhân
Là bên thúc đẩy và đầu tư cho cuộc cách mạng truyền thông xã hội, các
công ty và nhà thiết kế công nghệ nên cung cấp nhiều công cụ thân thiện với


14


người dùng để giúp cha mẹ tạo ra môi trường phù hợp với lứa tuổi. Họ cũng
có thể thay đổi thiết kế để tạo ra một môi trường hướng đến các cuộc trị
chuyện có ý nghĩa hơn và hạn chế tình trạng lướt mạng hay bấm like. Mặc dù
điều này có thể mâu thuẫn với động lực tài chính của họ, nhưng một thiết kế
có nhân văn hơn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giúp thanh thiếu niên xây dựng
thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh hơn
2.3. Liên hệ bản thân
Mạng xã hội Facebook là một phương tiện, một cơng cụ có cả những mặt
tích cực, tiêu cực và có tác động khơng nhỏ tới đời sống của sinh viên nói
chung và hoạt động học tập của sinh viên nói riêng. Mạng xã hội Facebook
giúp sinh viên kết nối với nhiều bạn bè, cập nhật thông tin, tham gia và chia
sẻ tài liệu trong các nhóm học tập. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế bởi
có những mối quan hệ trên Facebook chỉ là ảo, việc sử dụng Facebook quá
nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc, học tập, sức khoẻ hay gây ra một số rắc rối
trong cuộc sống. Đồng thời, việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh
hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay. Điều cần lưu ý là,
sinh viên cần biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy tối đa
những lợi ích.
Như vậy có thể thấy, tính hai mặt của các vấn đề là yếu tố tất yếu khách quan,
mạng xã hội cũng không ngoại lệ. Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các
trang mạng xã hội, giới trẻ chúng ta cần được trang bị kiến thức, nâng cao
nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia các trang
mạng xã hội thì mới có thể tự mình hình thành khả năng phịng vệ trước
những chiều hướng mn mặt của mạng xã hội nói riêng và internet nói
chung.


15

PHẦN 3: KẾT LUẬN


Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát
những đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể
của thế giới vật chất. Quan hệ về nhân- quả cũng như vậy, chúng ta có thể coi
như quan hệ nhân- quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một
sự tác động này suy ra một kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực: trong tự
nhiên,trong xã hội, cả trong vật lý, hóa học, cả trong đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hóa… Quan hệ nhân- quả là một trong những quan hệ có
tính phổ biến nhất ở trong thế giới hiện thực. Đặc biệt, nó có vai trị rất quan
trọng đối với q trình hình thành nhận thức của chúng ta. Quá trình nhânquả được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho tư duy của con người phản ánh
được những mối quan hệnhân - quả, đồng thời khi nghiên cứu ở khía cạnh
khác dẫn tới những kết luận về mặt phương pháp luận rất phong phú. Vì vậy,
trong những câu ngạn ngữ chúng ta cũng bắt gặp được sự tổng kết của cha
ông ta về quan hệ nhân- quả là rất nhiều. Ví dụ “Mưa dầm thấm lâu, cày sâu
tốt lúa”“Ác giả ác báo”, “Gieo gió gặt bão”, “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì
phân”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đơng cũng cạn”…Tóm lại, mối quan hệ
biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng
giúp chochúng ta rút ra những bài học kinh nghiệmtrong quá trình hoạt động
thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được
về đặc trưng của mối quan hệ nhân- quả và những đặc trưng này với tư cách
là thành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người trong hoạt
động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn hơn.



×