Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu Luận triết học Nhà nước và Liên hệ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.32 KB, 12 trang )

Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................2
Phần nội dung........................................................................................................3
1.Nhà nước........................................................................................................3
1.1 Nhà nước là gì.........................................................................................3
1.2 Nguồn gốc nhà nước...............................................................................4
2.Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay...7
2.1 Quan điểm của Mác-Lênin......................................................................7
2.2 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam......................................8
2.3 Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền 11
Kết Luận..............................................................................................................12


Lời nói đầu
Xây dựng đất nước theo nhà nước pháp quyền đang trở thành xu thế khách quan
tất yếu của các nước dân chủ trong thế giới hiện đại. Việc xây dựng đất nước
pháp quyền cần dựa trên bản chất của một nước theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
quan điểm về sự hình thành của nó. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi đường đua
chung đó. Tuy nhiên, xét về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng nước xã hội chủ
nghĩa theo pháp quyền ở Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết. Lần đầu tiên, Bảy Văn kiện của Đảng chính thức đưa vào yêu
cầu xây dựng đất nước pháp quyền, trong đó nêu rõ: “Đại hội phải tập trung thực
hiện hai yêu cầu cơ bản: một là xây dựng đất nước pháp quyền. xây dựng đất
nước pháp quyền, đất nước có khả năng hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ
thích ứng với nền kinh tế xã hội Yêu cầu mới về phát triển, quản lý mọi mặt của
xã hội văn minh, tiến bộ;hệ thống pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một
nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh
hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến
pháp quy định” Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nhà nước pháp quyền đã có bước phát triển. Hiểu được tầm quan


trọng của quản điểm triết học mác lênin về nhà nước và việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa em xin chọn đề tài: “Quan điểm của triết học MácLê nin về nguồn gốc bản chất của nhà nước. Liên hệ với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
Bài tiểu luận sử dụng những dẫn chứng thực tiễn mới nhất, vận dụng tư duy
khoa học, kiến thức lí luận về Triết học và các kiến thức có liên quan để áp
dụng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khơng vì thế tránh được những thiếu xót nhất
định, rất mong thầy cơ thơng cảm, và mong nhận được những ý kiến đóng góp
để em hồn thiện trong những bài tiểu luận tiếp theo ạ.


Phần nội dung
1.Nhà nước
1.1 Nhà nước là gì
Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà
nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn
đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của nhà
nước của xã hội.
Nhà nước sẽ có vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước sẽ tổ chức ra một bộ máy
chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính
trị- xã hội, ban hành và yêu cầu mọi người dân thực hiện pháp luật, điều tiết tất
cả các hoạt động của đất nước.
Nhà nước thường được thiết lập thành một bộ máy bao gồm các cơ quan thực
hiện các nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực như các cơ quan nhà nước
thực hiện quyền lập pháp tức cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Nhà nước là tổ chức duy nhất mang tính chất quyền lực nhà nước, đây chính là
đặc điểm cơ bản để có thể nhận diện nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
Về phương diện bản chất, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính
trị, chăm lo các lợi ích chung cho sự phát triển của xã hội phù hợp với lợi ích
giai cấp mình.

Về phương diện chính trị – hành chính, Nhà nước là một bộ phận trung tâm của
hệ thống chính trị, là chủ thể duy nhất nắm giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn
xã hội, phân biệt với các tổ chức khác trong xã hội qua các đặc điểm:
– Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là đại diện chính thức cho ý chí và
nguyện vọng của tồn dân, là đại diện chính thức của tồn xã hội, là chủ thể của
luật quốc tế;


– Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, khơng phụ
thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính. Nhà nước thực
hiện việc quản lý thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành hoặc cơng nhận các quy tắc
xử sự chung được gọi là pháp luật. Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công
nhận có giá trị áp dụng bắt buộc đối với tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Nhà nước có bộ máy cưỡng chế, bao gồm lực lượng cảnh sát, quân đội, nhà tù,
tòa án,… làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ;
– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền phát hành tiền và thu các loại thuế.
1.2 Nguồn gốc nhà nước
a) Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước
– Thuyết thần quyền:
Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo
ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng
đế.
– Thuyết gia trưởng:
Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và
quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mơ hình của một gia tộc mở rộng
và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình
thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
– Thuyết bạo lực:
Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm

đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc
chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ
chiến bại.
– Thuyết tâm lý:


Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy
luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
– Thuyết khế ước xã hội:
Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký
kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên khơng có nhà
nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước
không giữ được vai trị của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ
mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.
b) Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhà nước và pháp luật không phải là
những hiện tượng vĩnh cữu, bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã
hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn vận động,
phát triển và sẽ tiêu vong khi những điêù kiện khách quan cho sự tồn taị và phát
triển của chúng không còn nữa.
– Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi
những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn
nữa.
– Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn
nhất định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên
thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
– Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ (CSNT) và tổ chức thị tộc – bộ lạc:

Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
+ Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
với nguyên tắc phân phối bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và


hưởng thụ. Xã hội khơng có kẻ giàu người nghèo, khơng có giai cấp và đấu
tranh giai cấp. Tế bào cơ sở của xã hội là thị tộc. Thị tộc là một tổ chức lao động
và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Trong thị tộc có sự phân công lao động
tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các cơng
việc khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.
+ Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, tuy
nhiên đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý các thị tộc, nhưng đó là thứ
quyền lực xã hội được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ thực
sự. Quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng.
Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước:
Nguyên nhân: Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề
làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và dẫn tới sự phân
công lao động xã hội.
Sau 03 lần phân công lao động xã hội, đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối
lập nhau, luôn mâu thuẩn và đấu tranh gay gắt với nhau, xã hội này đòi hỏi phải
có một tổ chức đủ sức dập tắt các xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ
cho các xung đột ấy trong vòng “trật tự”. Tổ chức ấy gọi là nhà nước.
=> Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
So với tổ chức thị tộc trước đây, nhà nước có hai đặc trưng cơ bản khác biệt với
thị tộc:
– Nhà nước tổ chức dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân
chia lãnh thổ làm điểm xuất phát. Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc

điểm chung của tất cả các nhà nước (thị tộc hình thành và tồn tại trên cơ sở
huyết thống)


– Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực này khơng cịn
hịa nhập với dân cư (Quyền lực công cộng trong chế độ CSNT là quyền lực xã
hội, do dân cư tự tổ chức ra, không mang tính chính trị, giai cấp). Quyền lực
cơng cộng đặc biệt sau khi có nhà nước thuộc về giai cấp thống trị, phục vụ lợi
ích của giai cấp thống trị.
2.Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.1 Quan điểm của Mác-Lênin
Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận
của V.I.Lê-nin, bởi nó khơng thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn bó
chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó khơng đơn giản là những suy tư tinh thần
mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ơng. Chính vì vậy, tìm
hiểu những tư tưởng của V.I.Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với chúng ta trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với lý luận về nhà nước không chỉ ở
việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về nhà
nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân,
giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranh chống lại
mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít về nhà
nước; mà cịn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhà nước trên
một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn. Nghiên
cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về nhà nước đặc biệt quan trọng đối với việc xây
dựng mơ hình nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, bởi lẽ những quan điểm
ấy đã được hiện thực hóa, trở thành một thực thể sống động trong thực tiễn đời
sống.
Trước hết, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó được hình thành từ những xã

hội xác định và bị quy định bởi xã hội đã sản sinh ra nó. Tất nhiên giữa các quốc
gia - dân tộc có những điểm chung nhất định, mang tính phổ biến. Vì vậy, Nhà


nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tính cách là nhà nước pháp quyền thì
cũng mang những đặc điểm chung nhất định. Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phải phản ánh được những đặc điểm kinh tế, văn hố,
xã hội của Việt Nam. Nó vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét khác
biệt với nhà nước pháp quyền ở các quốc gia - dân tộc khác. Ngay cả những nét
tương đồng hay khác biệt ấy cũng chỉ có thể có được và hiểu được nếu xuất phát
từ hiện thực xã hội Việt Nam, chứ không phải là được áp đặt từ bên ngoài vào.
Thứ hai, dù quan niệm về nhà nước pháp quyền như là một mơ hình nhà nước,
một cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, hay một nhà nước mang những tính
chất xác định, thì đã là nhà nước đều mang tính giai cấp - kể cả nhà nước pháp
quyền. Đó là một quy định lịch sử. Việc khơng nhận thấy bản chất giai cấp của
nhà nước pháp quyền là một biểu hiện của nhận thức ấu trĩ, mơ hồ, hay cơ hội
về chính trị. Khơng thể có một nhà nước siêu giai cấp. Chúng ta thừa nhận có
nhà nước pháp quyền tư sản, thì có nghĩa là, nhà nước pháp quyền ấy, xét về bản
chất, là công cụ quyền lực trong tay giai cấp tư sản, và trước hết phục vụ cho lợi
ích của giai cấp tư sản. Như vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đồng nghĩa với việc chúng ta phải tính tới những đặc trưng nhất định góp
phần phân biệt cái gọi là nhà nước pháp quyền với các mơ hình, hay các cách
thức tổ chức nhà nước khác, song chúng ta cần nhớ rằng, nhà nước ấy là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và phải phục vụ cho lợi ích của
nhân dân. Đó là đặc trưng bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, nền tảng và nội dung của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam phải là dân chủ. Thực ra nhà nước ấy, cần phải được hiểu đó là một
phương thức thực hiện dân chủ một cách hữu hiệu trong lĩnh vực chính trị, và nó
được hình thành cùng với sự trưởng thành của xã hội dân chủ. Nhà nước pháp
quyền là một khái niệm dùng để chỉ xã hội được tổ chức theo cách quyền lực

của nhân dân được luật hóa và được đảm bảo thực thi bằng hệ thống chính trị,
trong đó trước tiên và trực tiếp là bộ máy nhà nước.


2.2 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là
dân vì dân là chủ” ; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” . Với
Hồ Chí Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước.
Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền
cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân. Bộ máy
nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân,
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách mạng mà là
công bộc của nhân dân. Là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông
qua chế độ bầu cử dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy
nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng
của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ
sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được
xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính
vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực
pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc
phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là
điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người
dân. Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp
lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân.
Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến

hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà
nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội.


Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối
thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hố đường lối,
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính
pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến
nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung
chung với mục đích tự thân của nó. Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường
lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở
thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là
thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố
chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và
công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một tất
yếu lịch sử và tất yếu khách quan.



+ Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
nhà nước, đối với xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà còn
là ở chỗ sự lãnh đạo đó cịn có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng.
+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống
xã hội và đời sống nhà nước không những không trái (mâu thuẫn) với bản chất
nhà nước pháp quyền nói chung mà cịn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối
với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân ở nước ta. Trong ý nghĩa ấy, nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong những đặc
trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.3 Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hịa bình đã là một sự may mắn,
chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững
mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho
mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó,
mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đồn kết với mọi người vì
điều đó khơng chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà cịn thể
hiện sức mạnh đại đồn kết dân tộc.
Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt đường
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội.
- Phê phán đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch Sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc Xây dựng phát
triển kinh tế Củng cố và luyện tập



- Mỗi sinh viên đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường,
của đoàn thanh niên hoặc của địa phương tổ chức.
- Không xem, đọc, lưu truyền các văn hố phẩm độc hại, đồi trụy, khơng nghe,
khơng bình luận các luận điểm tun truyền xun tạc nói xấu Nhà nước xã hội
chủ nghĩa của các thế lực thù địch, khơng truy cập vào các Website có nội dung
thiếu lành mạnh.
- Tích cực và gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, các thể lệ hành
chính quy định về lĩnh vực an ninh trật tự; luật lệ an tồn giao thơng; an tồn
phịng cháy, chữa cháy; vệ sinh môi trường và các quy định khác.
Kết Luận
Xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa theo pháp quyền ở Việt Nam là đường lối,
chủ trương chiến lược của Đảng và đất nước ta, xuất phát từ yêu cầu tất yếu,
khách quan của thực tế xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở kế thừa
những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn triển khai xây dựng đất nước pháp
quyền. Xây dựng và hoàn thiện đất nước xã hội chủ nghĩa theo pháp quyền là
nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị và tồn dân. Mọi tổ chức, cá nhân phải
nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, làm rõ trách nhiệm của mình, đóng
góp sức lực, trí tuệ vào cơng cuộc xây dựng và hồn thiện Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, góp phần xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. thuộc vê luật. Việt Nam là
đường lối, chính sách chiến lược của đảng và nhà nước, xuất phát từ yêu cầu tất
yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở kế
thừa các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn triển khai của các nước theo nhà
nước pháp quyền.Xây dựng và hoàn thiện đất nước xã hội chủ nghĩa theo pháp
quyền là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị và tồn dân. Mỗi tổ chức, cá
nhân phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, làm rõ trách nhiệm của
mình, đóng góp sức lực, trí tuệ vào cơng cuộc xây dựng và hồn thiện đất nước
xã hội chủ nghĩa theo pháp quyền, góp phần củng cố quyền lực chính trị, phát
huy hội nhập chiều sâu của đất nước. Cùng với thế giới ngày càng thịnh vượng
và phát triển.




×