Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận triết học nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.98 KB, 16 trang )

Tiẻu luận triết học :" Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

MỤC LỤC

Lời mở
đầu:

............................................................................................tr 3

Phần 1: Sơ lược về khái niệm nhà nước và vai trò của nhà
nước...............tr 4
Phần 2: Bối cảnh nước ta và vai trò trực tiếp của nhà nước Việt Nam
….tr 7
Phần 3: Vấn đề nâng cao vai trò nhà nước trong điều kiện hiện nay ở
nước ta
………………………………………………………………………
tr 10
Phần 4: Những thành tựu nổi bật trong vai trò nhà nước
……………..tr 11
Phần 5: Những hạn chế tồn tại trong việc nâng cao vai trò nhà nước
và giải pháp đặt ra
…………………………………………………………….tr 13
Kết luận
………………………………………………………………..tr 15


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Lời mở đầu
Đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, lại bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề, càn phải nhanh


chóng vươn lên ,nắm bắt cơ hội , vượt qua thách thức, phát triển
nhanh , bền vững để hội nhập khu vực và thế giới. Để thực hiện
được điều đó, vai trò của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là
vô cùng quan trọng. Điều đó đã được rõ từ các văn kiện chính trị của
Đảng cũng như của nhà nước ta, với sự phát triển nhanh chóng chủ
thế giới, vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước được đặt lên hàng đầu
và được xác định là hết sức khó khăn và thách thức.Với mong muốn
làm rõ hơn về những vấn đề trên bằng kiến thức triết học cũng như
thực tế , em xin được trình bày một cách ngắn gọn và sơ lược những
vấn đề trên.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

2


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Phần 1: Sơ lược về khái niệm nhà nước và vai trò nhà nước
1) Khái niệm nhà nước :
a)Nguồn gốc của nhà nước: Trong xã hội nguyên thuỷ,do kinh tế
còn thấp kém chưa có sự phân hoá giai cấp, cho nên chưa có nhà
nước. Khi lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ
tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và
cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó
dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn
tiêu diệt luôn cả xã hội . Để thảm hoạ đó không diễn ra thì một cơ
quan quyền lực mới ra đời đó chính là nhà nước.
b)Khái niệm: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu , hễ lúc nào và

chừng nào mà ,về mặt khách quan , những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hoà được , thì nhà nước xuất hiện.Và ngược lại sự tồn tại
của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể
điều hoà được.
2) Vai trò của nhà nước:
a)Dưới góc độ tính chất quyền lực chính trị
- Vai trò thống trị chính trị:
+ Là vai trò nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp
nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội.
+Vai trò này bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành
bản chất chủ yếu của nó.
- Vai trò xã hội:
+ Là vai trò thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn
tại của xã hội , thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân
cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

3


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

* Trong hai vai trò trên thì vai trò thống trị chính trị là cơ bản nhất
có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho
chức năng thống trị chính trị.Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết
giới hạn kiện toàn bằng cách thực hiện chức năng xã hội trong
khuôn khổ lợi ích của mình . Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho
việc thực hiện chức năng giai cấp;bởi vì chức năng giai cấp chỉ có
thể thực hiện thông qua chức năng xã hội .Ph. Ăngghen viết " Ở
khắp nơi chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị ; và sự

thống trị chính trị cũng chỉ là kéo dài chừng nào nó còn thực hiện
chức năng xã hội của nó".
b)Dưới góc độ phạm vi quyền lực:
- Vai trò đối nội :
+ Nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội , chính trị và những trật tự
hiện có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hoá
và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước.
+ Ngoài ra nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy
thông tin, tuyên truyền ,các cơ quan văn hoá giáo dục …) để xác
lập ,củng cố tư tưởng , ý chí của giai cấp thống trị , làm cho chúng
trở thành chính thống trong xã hội .
- Vai trò đối ngoại :
+ Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối
quan hệ kinh tế , chính trị xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích
của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia., khi lợi ích quốc gia
không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị .
+ Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế , việc mở rộng
chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

4


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

* Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát
từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống
nhất . Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức
năng đối ngoại của nhà nước ; ngược lại tính chất và những nhu cầu

của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối
nội.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

5


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Phần 2: Bối cảnh nước ta và vai trò trực tiếp của nhà nứơc Việt
Nam
1) Bối cảnh nước ta:
a) Giai đoạn 1: Từ năm 1975 đến năm 1995
- Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng năm 1975 thì cũng là lúc
nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội . Đảng và nhà nước ta
trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của
nhân dân đã đề ra chủ trương đổi mới từng phần .
- Tuy vậy do nhiều nguyên nhân , đến năm 1986 cuộc khủng hoảng
kinh tế càng diễn ra gay gắt. Đại hội Đảng VI đã dề ra đường lối đổi
mới toàn diện , mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
- Năm 1991 , sau 5 năm phấn đấu gian khổ . kiên cường thực hiện
đuờng lối đổi mới , nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước
đầu rất quan trọng nhưng nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng
kinh tế xã hội .
- Từ năm 1991- 1995 nền kinh tế đã cơ bản được hồi phục , lạm phát
được đẩy lùi.Quan hệ sản xuất dược điều chỉnh phù hợp với tính
chất , trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.
b) Giai đoạn 2: Từ năm 1996 cho đến nay

- Là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nuớc ta.
Một loạt các mục tiêu lớn là tiền đề cho công nghiệp hoá , hiện đại
hoá đã được đẩy mạnh.
- Tình hình chính trị ổn định , mở rộng giao lưu hợp tác với nước
ngoài với nước ngoài đặc biệt là việc Việt Nam ký hiệp ước "Quy
chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR" với Mĩ và
Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

6


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
quốc tế WTO
- Kinh tế nhiều thành phần cơ bản được xác lập với nhiều thành
công ban đầu.
2) Vai trò trực tiếp của nhà nước Việt Nam
a) Giai đoạn 1: Từ năm 1975 đến năm 1995
- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá
trình đổi mới , nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ tổ quốc , kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị , lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới
chính trị.
- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường , đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tăng trưởng kinh tế gắn liền với
tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc , bảo vệ môi truờng sinh thái.

- Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân , phát huy sức
mạhn của cả dân tộc .
- Mở rộng hợp tác quốc tế , tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ
của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh
của thời đại.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng , coi xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt.
b) Giai đoạn 2: Từ năm 1996 đến nay

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

7


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

- Đảng và nhà nước ta vẫn giữ vững những mục tiêu dã đề ra ở thời
kì trước, ngoài ra thêm vào đó là những chính sách mới phù hợp với
hiện tại chủ quan cũng như hiện thực khách quan.
- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước bằng việc tập
trung làm tốt các chức năng định huớng sự phát triển với một loạt
các chiến lược.
- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị
truờng cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh (thị trường hàng
hoá ,dịch vụ; thị trường sức lao động; thị truờng tài chính; thị trường
bất động sản ;thị trường khoa học công nghệ; thị trường chứng
khoán…)
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản
xuất , kinh doanh. Chúng ta chủ trương xây dựng và thực hiện Chiến
lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh

tranh cao, chủ lực là một số tập đoàn kinh tế và công ty dựa trên
hình thức cổ phần .
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế
tri thức, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp , nông thôn và
nông dân.
- Tăng cường quốc phòng an ninh ; mở rộng quan hệ đối ngoại chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát huy dân chủ và sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc ; hoàn
thiện nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

8


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Phần 3: Vấn đề nâng cao vai trò nhà nước trong điều kiện hiện
nay ở nước ta
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định " Nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa".Vì vậy để nâng cao vai trò của nhà
nước ta, để phát huy được vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện
.nay là một nhiệm vụ cấp thiết

1) Khái niệm nâng cao vai trò nhà nước
-Với lời khẳng định như trên thì nâng cao vai trò nhà nước ta không
gì khác hơn chính là việc bảo đảm nguyên tắc các quyền lực nhà
nước đều thuộc về nhân dân.
- Không ngừng cải tiến , học hỏi về nhiều mặt để thực hiện tốt các
chức năng cơ bản của nhà nước :chính trị, xã hội, đối nội, đối ngoại

2) Lý luận về nâng cao vai trò của nhà nước
- Nâng cao vai trò nhà nước là thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ
sở để mặt trận , các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây
dựng Đảng chính quyền và hệ thống chính trị.
- Làm tốt công tác dân vận theo phong cách " trọng dân , gần dân,
hiểu dân, học dân, và có trách nhiệm với dân, nghe dân, nói dân
hiểu, làm dân tin".
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của
công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan
hệ gắn bó giữa Đảng , Nhà nước và nhân dân.Nhà nươc là đại diện
quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực
hiện đường lối chính trị của Đảng
- Mọi đường lối ,chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân . Nhân dân không

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

9


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

10



Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Phần 4: Những thành tựu nổi bật trong vai trò nhà nước
-Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới (1986) , Việt Nam từ một
nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó,
khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã đã được chặn đứng.
-Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ
vào Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng
trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
7%/năm.
-Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa
đói giảm nghèo và thực hiện các "Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
"(MDG) của Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong những nước
đang phát triển có chỉ số HDI cao. Chỉ số phát triển con người
(HDI) được cải thiện và nâng cao đáng kể, từ 0,610 năm 1990 lên
0,691 năm 2002.
- GDP tăng gấp đôi từ 1991-2000 với tỉ lệ tăng bình quân hằng năm
7,5%. - Tỉ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế đã giảm từ 58% năm
1993 xuống 28,9% năm 2002 với khoảng 25 triệu người thoát khỏi
cảnh đói nghèo, hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu. GDP
Việt Nam đến cuối 2006 là khoảng trên 650 USD/người (GDP năm
2006 là 55532 triệu USD, dân số ước tính khoàng trên 84 triệu
người).
- Quan hệ thương mại với trên 165 nước, ký hiệp định thương mại
với hơn 72 nước.
- Chính phủ đã đổi mới, kiện toàn về tổ chức bộ máy Chính phủ và
cơ quan chính quyền địa phương. Bộ máy Chính phủ đã giảm từ 76
đầu mối xuống còn 39, trong đó có 17 bộ, 6 cơ quan ngang bộ và 13
cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy UBND cấp tỉnh giảm từ trên 40
Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN


11


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

đầu mối xuống còn 20 đầu mối, cấp huyện từ 20 giảm xuống còn 10
đầu mối.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao , năm sau cao hơn năm trước , bình
quân trong 5 năm (2002-2005) là 7,51% và phát triển tương đối toàn
diện.
- Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt. Đặc biệt là việc phát
huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chính trị xã hội ổn định , quốc phòng và an ninh được tăng cường.
- Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO và ký hiệp định "Quy chế quan hệ thương mại bình
thường vĩnh viễn PNTR" với Mĩ. Điều này đã chứng tỏ bước phát
triển mới trong quan hệ đối ngoại cũng như thương mại quốc tế.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

12


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Phần 5: Những hạn chế tồn tại trong việc nâng cao vai trò nhà
nước và giải pháp đặt ra.
1) Những hạn chế tồn tại:
- Tổ chức và hoạt động của Nhà nước , Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới .Công tác xây
dựng chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Điều này đã gây nên tăng
trưởng chưa tương xứng với khả năng ,chất lượng ,hiẹu quả , sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn kém.
- Cơ chế chính sách văn hoá –xã hội chậm đổi mới , còn nhiều vấn
đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.
- Các lĩnh vực quốc phòng , an ninh , đối ngoại còn một số mặt hạn
chế.
- Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới ; một số vấn
đề ở tầm quan điểm , chủ trương lớn chậm làm rõ nên chưa đạt được
sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong họch định
chính sách , chỉ đạo điều hành.
- Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt, nhất là trong ba lĩnh vực :
xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ;tạo bươc chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, đổi mới
tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.
- Một số cán bộ , đảng viên chủ chốt yếu kém về phẩm chất , năng
lực và tinh thần trách nhiệm ,vừa thiếu tính tiên phong , guơng mẫu ,
vừa không đủ trình độ , năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
2) Giải pháp:
- Trước hết, phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của
Đảng , kiên định chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

13


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước


- Hai là , kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ,
nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên.
- Ba là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng ; tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân; nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra , giám sát.
- Bốn là , đổi mới tổ chức , bộ máy và công tác cán bộ.
- Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

14


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

Kết luận
Mặc dù con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta còn rất gian
nan và đầy thách thức đặc biệt là trong những năm tới, chúng ta phải
dành nhiều công sức để tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng
Đảng cũng như Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Hơn nữa phải
biết phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng Đảng và Nhà nước
ta thực sự trong sạch vững mạnh cả về chính trị , tư tuởng và tổ
chức, đoàn kết nhất trí cao , gắn bó mật thiết với nhân dân , có
phương thức lãnh đạo khoa học , có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ
phẩm chất đạo đức và năng lực. Đây cũng là nhiệm vụ then chốt có
ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xây dựng phát huy vai trò nhà
nước nói riêng và công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân
tộc nói chung.

Tài liệu tham khảo :

+ Giáo trình triết học Mác- Lênin ( NXB Chính trị quốc gia )
+ Tài liệu học tập văn kiện ĐH Đảng VIII (NXB Chính trị quốc gia )
+ Văn kiện ĐH Đảng X ( NXB Chính trị quốc gia )
+ Công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở Việt Nam ( NXB Chính trị quốc
gia )
+ www.mofa.gov.vn

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

15


Tiểu luận triết học : Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò nhà nước

+ www.tuoitre.com.vn

Tác giả : Cao Xuân Hiếu - Nhật 1 - K45C- KTĐN

16



×