Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân kết quả và liên hệ với thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI:
Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
và liên hệ với thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Phương Trà

Lớp

: 30TCB

Mã sinh viên

: 24A4011888

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG VỀ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ ........................................ 2
1.1. Nguyên nhân – kết quả.............................................................................. 2


1.1.1. Khái niệm nguyên nhân - kết quả ..........................................................2
1.1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện ...............................3
1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân – quả ........................................................ 3
1.3. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận ............................. 4
1.3.1. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ..........................4
1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp luận ..............................................................6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN
GIỚI TRẺ HIỆN NAY: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP............ 7
2.1. Thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay ........................... 7
2.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 9
2.3. Giải pháp .................................................................................................11
2.3.1. Giải pháp thực tiễn ..............................................................................11
2.3.2. Liên hệ bản thân ..................................................................................12

KẾT LUẬN ......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................14


1

MỞ ĐẦU
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những
mặt, những mối liên hệ bản chất của các s ự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Phạm trù triết học là cơng cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức
của con người. Là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản, điều đó cho thấy vị trí và vai
trị quan trọng và tính đúng đắn của phạm trù “nguyên nhân – kết quả” và việc cần
thiết phải vận dụng chúng trong cuộc sống.
Thế giới đang ở giai đoạn đỉnh cao của thời đại 4.0, công nghệ thông tin bùng
nổ mạnh mẽ, mở ra nhiều tiềm năng cho con người. Internet xuất hiện và đem đến

vô vàn cơ hội kết bạn, giao lưu giữa người với người qua các kênh mạng xã hội.
Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, khi sống trong mơi trường hiện đại, con người ít có sự
giao lưu trực tiếp mà thường thơng qua các ứng dụng mạng xã hội. Dựa trên quan
điểm triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ ngun nhân – kết quả
thì đây chính là ngun nhân khởi đầu. Điều đó đã dẫn đến kết quả của nó – chính
là làm nảy sinh một lối sống, một thói quen tiêu cực: hiện tượng “sống ảo”.
Bản thân là người trẻ, có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơng nghệ và cũng dễ rơi
vào hiện tượng “sống ảo”, em hiểu được đây là một vấn đề cấp bách. Mạng xã hội
đem lại cho ta nhiều mối quan hệ, nhiều cơ hội nếu như chúng ta biết sử dụng nó
hợp lý. Nó cũng như con dao hai lưỡi vậy, mặt trái của nó sẽ đưa chúng ta rơi vào
khủng hoảng của lối “sống ảo”. Trong thực tế này, sự tồn tại của chủ nghĩa Mác –
Lênin đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa
học, lành mạnh cho các bạn trẻ. Nó đã đặt ra vấn đề hết sức cần thiết đối với giới
trẻ hiện nay và bằng việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả, em lựa chọn đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối
quan hệ nguyên nhân- kết quả và liên hệ với thực trạng “sống ảo” của một bộ phận
giới trẻ hiện nay” để làm rõ vấn đề trên.


2

Để hiểu rõ điều này, trước hết cần nắm vững những quan điểm triết học của
chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả để có cái nhìn
đúng đắn và hướng giải quyết triệt để. Cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng “sống ảo”, từ đó tìm ra hệ thống giải pháp khắc phục phù hợp, đúng đắn.
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân –
kết quả. Phạm vi nghiên cứu là bộ phận giới trẻ, trong đó bao gồm sinh viên Học
viện Ngân hàng.
Ý nghĩa luận: Đề tài làm rõ một số quan điểm lý luận về mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả thông qua thực trạng “sống ảo”, hiểu rõ

phương pháp luận và vận dụng vào đời sống. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp ta hiểu
được về nguyên nhân của lối “sống ảo” và tìm ra giải pháp cho thực trạng trên.
Ngồi ra tiểu luận sẽ cịn có thể được sử dụng cho các bài khảo sát giới trẻ, phục
vụ công tác nghiên cứu...

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG VỀ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
1.1. Nguyên nhân – kết quả.
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân – kết quả.
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt (các yếu tố) trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một
hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Ví dụ nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
là do biến đổi khí hậu, do thiên tai, do các hoạt động của con người,...


3

Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương
tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Ví dụ như
béo phì chính là hậu quả của việc lười vận động và có chế độ ăn uống thiếu lành
mạnh, ngủ không đủ giấc,...
1.1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện.
Cần phân biệt giữa nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện.
Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả mặc dù nó xuất hiện cùng với
nguyên nhân.
Nguyên cớ là cái khơng có mối liên hệ bản chất với kết quả. Ví dụ Mỹ lợi dụng
nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiến
hành chiến tranh xâm lược Iraq. Thực chất, Iraq khơng có liên quan tới khủng bố
và khơng có vũ khí hủy diệt hàng loạt như thanh tra của Liên Hợp quốc đã kết luận

Điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân
điều kiện khơng sinh ra kết quả. Ví dụ nguyên nhân gây ra các phản ứng hóa học là
sự tương tác giữa các chất tham gia để tạo ra chất mới, nhưng để có kết quả như
vậy cần các điều kiện như nhiệt độ, áp suất, môi trường...
1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân – quả.
Mối liên hệ nhân – quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán quan
niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “Hoạt động của con người là hịn đá thử vàng của tính nhân
quả”. Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy hiện tượng này sau hiện
tượng kia, mà cịn có thể tự mình gây ra hiện tượng, quá trình nhất định trong thực
nghiệm khoa học, giống như hiện tượng, quá trình ấy xảy ra trong tự nhiên.
Tính chất thứ nhất của mối liên hệ nhân – quả là tính khách quan. Mối liên hệ
nhân quả tồn tại ngoài ý muốn của con người, khơng phụ thuộc vào việc ta có nhận


4

thức được nó hay khơng vì nó vốn có trong bản thân sự vật nên khơng thể đồng
nhất nó với khả năng tiên đốn.
Tính chất thứ hai là tính tất yếu. Tính tất yếu ở đây khơng có nghĩa là cứ có
ngun nhân thì sẽ có kết quả mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện,
hoàn cảnh nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh
nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định và ngược lại. Ví dụ nước ở áp
suất 1 atm ln ln sơi ở 1000 độ C.
Tính chất thứ ba là tính phổ biến. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội đều bị gây ra bởi những ngun nhân nhất định. Khơng có sự vật, hiện
tượng nào là khơng có ngun nhân của nó, vấn đề là ta đã phát hiện, tìm ra
ngun nhân hay chưa.
1.3. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận.
1.3.1. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm

tính tất yếu: khơng có ngun nhân nào khơng dẫn tới kết quả nhất định và ngược
lại khơng có kết quả nào khơng có ngun nhân.
Trong mối quan hệ nhân - quả, nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân ln
có trước kết quả, kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Ví dụ bão là
nguyên nhân xuất hiện trước và thiệt hại mùa màng là hậu quả do bão gây ra xuất
hiện sau. Tuy nhiên, cần phân biệt mối quan hệ nhân - quả với mối quan hệ trước sau về mặt thời gian. Không phải sự liên hệ trước sau nào về thời gian đều nằm
trong mối quan hệ nhân quả mà chỉ những sự tác động lẫn nhau gây ra biến đổi
nhất định nào đó mới được coi là quan hệ nhân quả. Ví dụ ngày không phải nguyên
nhân của đêm hay mùa xuân không phải nguyên nhân của mùa hè. Căn cứ vào tính
chất và vai trị của ngun nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân các


5

nguyên nhân ra thành: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân ch ủ
quan.
Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả và một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân gây ra. Ví dụ việc thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh là
nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập của họ, cùng một nguyên nhân nhưng
lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau: có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Hay ví dụ khi ta châm một ngọn đèn dầu, nó sẽ là nguyên nhân gây ra các kết quả
khác nhau: kết quả thứ nhất nó sẽ đem lại ánh sáng cho mọi người làm việc, kết
quả thứ hai là nó sẽ làm bấc ngắn dần đi, ánh sáng yếu dần, và kết quả thứ ba là nó
sẽ làm tăng nhiệt độ trong mơi trường.
Ngun nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Kết quả sau khi sinh ra
có thể trở thành nguyên nhân cho hiện tượng tiếp theo, tạo nên chuỗi nhân - quả vơ
tận. Ví dụ khi gà đẻ trứng, từ quả trứng sẽ tiếp tục nở thành gà con, gà con lớn lên
sẽ tiếp tục đẻ trứng tạo thành một vịng lặp. Vì vậy, Ph. Ăng-ghen nói rằng, ngun
nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi

được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Hay nói cách khác, một
hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một
quan hệ xác định cụ thể.
Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó, điều này có thể theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ví dụ, do nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư
cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí thấp là nhân tố cản trở việc
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản trở, kìm hãm sản xuất phát
triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và
giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế và giáo dục.


6

Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết
quả cuối cùng. Ph. Ăng-ghen viết: "Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết
quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng
vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu
trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với tồn bộ thế giới thì
những khái niệm ấy lại vẫn gần với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái
niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó ngun nhân và
kết quả ln thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân
thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".
1.3.2. Ý nghĩa của phương pháp luận.
Qua việc tìm hiểu về khái niệm, tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân – kết quả có thể rút ra một số ý nghĩa về phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân – kết quả, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên
nhân quyết định thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra
nguyên nhân xuất hiện. Muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó khơng cần

thiết thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm hiểu
nguyên nhân của một sự vật hiện tượng, cần tìm ở các sự vật hiện tượng mối liên
hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện trong thời gian hoặc trong mối
liên hệ nào đó vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn
nhau, nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả cũng như trong mối quan hệ mà nó
giữ vai trò là nguyên nhân sản sinh ra những kết quả nhất định.


7

Thứ ba, một sự vật hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định nên khi nghiên cứu sự vật hiện tượng đó, khơng nên vội kết luận về nguyên
nhân nào đã sinh ra nó. Khi muốn gây ra một sự vật hiện tượng có ích trong thực
tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể
chứ khơng nên dập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra
một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên
nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần
dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
Mối liên hệ nhân – quả có tính chất kết quả. Khơng có một sự vật, hiện tượng
nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân tồn tại. Vì vậy mối quan hệ
nhân – quả trang bị cho chúng ta những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa duy vật
biện chứng, khẳng định vai trò của con người trong việc vận dụng những quy luật
vì mục đích sống chính đáng của mình.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN
GIỚI TRẺ HIỆN NAY: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.
2.1. Thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Cuộc sống hiện đại mở ra cho con người nhiều cơ hội khám phá, đặc biệt là
giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ, khi những cuộc gặp gỡ, trò chuyện đều
được truyền tải online, mọi người thường xun khơng gặp nhau nhưng vẫn có nhu
cầu chia sẻ những bức hình, những câu chuyện của bản thân cho bạn bè của mình.
Chính vì vậy có những thơng tin, bức hình được đăng tải khơng ai có thể xác minh
xem nó có đúng sự thật hay khơng, hay đó chỉ là chỉnh sửa quá đà. Điều này đã vơ
tình tạo ra một cụm từ giới trẻ ngày nay sử dụng thường xuyên: “sống ảo”.


8

Vậy trước tiên cần hiểu như thế nào là “sống ảo”? “Sống ảo” là từ ngữ được sử
dụng để chỉ lối sống của một người nào đó khơng đúng với thực tế, thậm chí cịn
có phần thái q, lố bịch trên mạng xã hội. Nói tóm lại, những người “sống ảo”
thường hay mơ hồ về cuộc sống hiện tại mà chỉ chú tâm vào thế giới ảo.
Hiện nay, lối “sống ảo” của giới giới trẻ có thể dễ dàng nhận thấy qua việc lạm
dụng quá đà các công cụ chỉnh sửa hình ảnh hay các ứng dụng chụp ảnh ảo để làm
đẹp rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,... khiến mọi người
bị lầm tưởng về vẻ đẹp và ngoại hình của mình. Họ đăng tải cùng những dịng
trạng thái “mùi mẫn” hay thậm chí là bịa đặt những sự thật không đúng về bản thân
và cả người khác để câu like, tăng tương tác và khoe khoang về bản thân.
“Sống ảo” là một tình trạng rất phổ biến của giới trẻ hiện nay. Dù ở bất cứ đâu,
chúng ta đều dễ dàng thấy nhiều người chăm chú vào màn hình điện thoại hàng
nhiều giờ. Nếu chỉ dừng lại ở việc những người trẻ “sống ảo” để chia sẻ những
khoảnh khắc vui vẻ hay đơn giản là lưu lại những kỷ niệm thì “sống ảo” cũng chỉ
là điều bình thường. Sự thật đáng lo ngại xuất hiện ở đây là hầu hết các bạn trẻ sử
dụng mạng xã hội nhưng không biết cách tiếp nhận, chắt lọc những thơng tin đúng
đắn khi xung quanh có rất nhiều thơng tin sai lệch, hình ảnh khơng lành mạnh.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kazan, giới trẻ thực sự phụ
thuộc vào mạng xã hội và Internet ở mức độ khơng thể giải thích được. Một cuộc

khảo sát đã được thực hiện giữa thanh thiếu niên và thanh niên từ 14-19 tuổi, bao
gồm các trường trung học và trường đại học. Regina Sakhieva, một trong những
đồng tác giả của khảo sát trên, giải thích: “Chúng tơi có thể phát hiện sự phụ thuộc
của thanh thiếu niên vào mạng xã hội, nơi mọi người đều cảm thấy thú vị và cần
thiết. Nhiều người trở nên nghiện giao tiếp trên mạng xã hội và thay thế các mối
quan hệ ngoài đời thực bằng những mối quan hệ ảo. Ngay cả khi bạn nhận thức
được chứng nghiện của mình, khơng phải lúc nào bạn cũng dễ dàng thốt khỏi nó”.


9

Biểu hiện ”sống ảo” của một bộ phận giới trẻ được thể hiện qua các hành động
như: “cuồng” like, chụp ảnh tự sướng ở bất cứ đâu, sống bám chặt lấy điện thoại di
động,... Thứ nhất là hành động “cuồng” like – một hiện tượng rất phổ biến hiện
nay. Các bạn trẻ cập nhật trạng thái ở mọi lúc mọi nơi, dù là đang gặp chuyện vui
hay những nỗi buồn như người thân mất, tất cả đều được đưa lên mạng xã hội để
thu hút sự quan tâm của mọi người. Hay là việc chụp ảnh tự sướng ở bất cứ đâu: đi
ăn, đám cưới, đám tang, đi chơi, đi chùa, đi vệ sinh,... “Sống ảo” còn thể hiện qua
việc các bạn trẻ ln dính chặt điện thoại, coi điện thoại là vật bất ly thân. Không
chỉ vậy, việc “sống ảo” khiến cho các bạn trẻ thích khoe khoang trên mạng xã hội:
mua những món đồ đắt tiền để khoe cho “bằng bạn bằng bè” dù điều kiện không
mấy khá giả.
Bản thân em cũng nằm trong số những bạn trẻ của thực trạng trên. Bởi trong
tình hình đại dịch, việc học bị gián đoạn nên chúng em phải học online và thường
xuyên sử dụng điện thoại. Việc sử dụng điện thoại trong một thời gian dài khiến
em coi điện thoại như vật “bất li thân”, thường xuyên truy cập vào các trang mạng
xã hội mà chưa chú tâm đến bài học. Không chỉ vậy, em hay các bạn trẻ khác cũng
đều rất thích chụp ảnh tự sướng, mọi việc làm hàng ngày như học bài, nấu cơm,...
cũng đều được chụp lại và đăng tải lên mạng xã hội, điều này vơ tình đã khiến
chúng em tiếp cận với lối “sống ảo”.

2.2. Nguyên nhân.
Về mặt khách quan, hiện tượng “sống ảo” bắt nguồn từ chính việc cơng nghệ
thơng tin bùng nổ quá nhanh chóng và sự tác động của nó quá lớn, Internet và các
trang mạng xã hội xuất hiện nhanh chóng. Xã hội ngày càng phát triển, các ứng
dụng mới liên tục ra đời để thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm trạng của con người. Từ
đó, giới trẻ tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, đắm chìm vào đó mà quên rằng mình
đang sống trong một cuộc sống thật với các mối quan hệ. Theo số liệu thống kê của


10

Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới, tính đến đầu năm 2016, Việt Nam đã có
tới 35 triệu tài khoản được tạo, trong đó khoảng 20 triệu là hoạt động thường
xuyên, trung bình mỗi ngày dành 2,5 giờ để “lang thang” tìm kiếm, chia sẻ thơng
tin và phần lớn là người dùng trẻ. Chính vì việc cơng nghệ thông tin phát triển quá
nhanh mà các bạn trẻ được tiếp xúc từ sớm, do khơng có những hướng dẫn sử dụng
mạng xã hội đúng cách mà hình thành ra những lối sống thiếu lành mạnh. Điều đó
khiến giới trẻ mong muốn được thể hiện bản thân, khao khát nổi tiếng, trở thành
hiện tượng mạng xã hội thu hút sự chú ý của mọi người.
Bên cạnh đó cịn do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, của
tồn cầu hóa khiến cho các giá trị truyền thống dần bị mai một đi, do ảnh hưởng
của quá trình hội nhập, khi các trào lưu lần lượt được du nhập vào nước ta. Những
năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một số trò chơi mạo hiểm, đe dọa sự an tồn
của tính mạng con người nhưng lại được khơng ít bạn trẻ hưởng ứng, cổ vũ rồi
nhanh chóng trở thành trào lưu. Có thể kể đến các trào lưu như rạch tay, nhảy cầu,
khoe tự tử trên mạng xã hội, rooftopping (chụp ảnh tự sướng tại những nơi có độ
cao và nguy hiểm như nóc nhà chọc trời, đỉnh tháp, ống khói... mà khơng có bất kỳ
phương tiện bảo hộ nào)... nhằm câu like sống ảo. Với trào lưu rooftopping, mới
đây một nhóm thanh niên Việt Nam đã đăng tải lên mạng một video hơn 16 phút
ghi lại hành trình leo lên nóc nhà 38 tầng cao 158m ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí

Minh. Nhóm thanh niên này đã qua mặt lực lượng bảo vệ, an ninh của tòa nhà để
trèo lên tầng thượng. Tại đây, họ có những hành vi nguy hiểm như đứng trên mép
của sân thượng, nhào lộn trên nóc nhà,... mà nếu chỉ một chút sơ sẩy là có thể mất
mạng.
Về mặt chủ quan, “sống ảo” cũng bắt nguồn từ sự nhận thức lệch lạc của chính
người trẻ. Họ khơng chọn cách nổi tiếng bằng con đường học hành, thi cử hay nổi
tiếng bằng những việc làm có ích cho xã hội mà thay vào đó là sự nổi tiếng do


11

những phát ngôn gây sốc, những tấm ảnh chỉnh sửa quá đà,... Mong muốn được
khoe khoang bản thân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
“sống ảo”. Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bạn trẻ. Theo báo Dân trí đưa tin, một nữ sinh
lớp 8 ở Khánh Hòa đăng lên trang cá nhân: “Nếu đủ 1000 like sẽ đốt trường”,
không ngờ nhận được tới vài nghìn lượt like và chia sẻ, nữ sinh này đã mang một
bọc xăng đến trường học châm lửa và bị bỏng phải nhập viện. Đáng chú ý, khi bài
đăng của cô bé 13 tuổi đủ lượt like thì cơ bé đã chịu sức ép rất lớn từ cư dân mạng,
bắt phải thực hiện lời hứa nếu không sẽ bị đánh; đến khi đồng ý làm cũng được
nhiều bạn bè ủng hộ, đi theo để quay clip.
2.3. Giải pháp.
“Sống ảo” khiến cho cuộc sống của giới trẻ bị đảo lộn, đem lại nhiều hệ lụy
không mong muốn. Trước tiên là gây mất thời gian vào những thứ vơ bổ, do mục
đích sử dụng mạng xã hội của mỗi người là khác nhau, có những người dùng mạng
xã hội để tìm kiếm thơng tin, có những người dùng để giải trí,... nhưng rất ai có thể
sử dụng mạng xã hội một cách có khoa học mà thường dễ bị cuốn vào những hình
ảnh màu mè, những thơng tin khơng chính thống. Khơng chỉ vậy, nó cịn ảnh
hưởng sức khỏe chúng ta. Theo nghiên cứu, giới trẻ ngày nay bị cận thị hầu hết do
tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh đến từ điện thoại. Khi những bạn trẻ quá chú

tâm vào những người bạn ảo, số lượng like, những dịng bình luận, điều này sẽ làm
họ xa rời thực tế, bỏ rơi những người thân xung quanh. Lối sống ảo còn gây ra
những bất ổn về mặt tâm lý cho các bạn trẻ khi không đạt được yêu cầu mong đợi,
ảnh hưởng đến cả công việc và học tập.
2.3.1. Giải pháp thực tiễn
Chính vì những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng ấy, những người trẻ cần hiểu rõ
được mình phải hành động như thế nào để tránh vấp phải hiện tượng “sống ảo”.


12

Trước tiên, chúng ta cần lập kế hoạch phân chia thời gian hợp lý cho công việc,
học tập, dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Chúng ta phải biết đặt ra giới hạn
cho việc sử dụng mạng xã hội, thay vì chỉ ở nhà bất di bất dịch với chiếc điện thoại
thì hãy tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, vui chơi bên ngồi để có
cơ hội kết bạn, giao lưu, học hỏi nhiều hơn. Đặc biệt, chúng ta phải biết chọn lọc
thông tin khi sử dụng mạng xã hội, không nên ham đua theo những trào lưu “sống
ảo” câu like trên mạng. Và điều quan trọng nhất, chúng ta phải biết học cách chấp
nhận thực tại, sống thực tế để dần hoàn thiện bản thân, trở nên tốt đẹp hơn. Trong
thời kỳ hội nhập, những người trẻ phải luôn đi tiên phong trong việc tiếp thu tri
thức mới, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của quê hương và phải biết sống
ngay thẳng, thật thà, tránh xa lối sống ảo thiếu lành mạnh.
2.3.2. Liên hệ bản thân
Bản thân là sinh viên Học viện Ngân hàng, em có cơ hội được học tập và
nghiên cứu bộ môn triết học về chủ nghĩa Mác – Lênin. Điều này đã giúp em xây
dựng được một thế giới quan khoa học, có phương pháp học tập, tiếp thu tri thức
và thành tựu khoa học – công nghệ của nhân loại một cách hiệu quả, có cơ sở khoa
học để chống lại những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, sống lành mạnh không sa ngã vào
lối “sống ảo”. Em hiểu được bản thân phải luôn chủ động, sáng tạo trong học tập,
lao động, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nơn nóng muốn đốt

cháy giai đoạn và nhiều sai lầm khác. Không chỉ vậy, em cịn phải ln tích cực
học tập, nghiêm túc rèn luyện, trau dồi đạo đức cơng dân thường xun. Bên cạnh
đó cịn phải biết giữ thái độ ham học hỏi khơng ngừng, trau dồi vốn tri thức ở mọi
lĩnh vực khác nhau, chủ động tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm để hoàn
thiện bản thân hơn, trở thành sinh viên gương mẫu và cơng dân có ích cho xã hội.
Đồng thời, bản thân em cũng phải biết sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ
phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học, tránh xa việc lạm dụng mạng xã hội để


13

“sống ảo”. Hơn hết, sinh viên chúng em cần phải hiểu được trách nhiệm của mình,
hiểu được nguyên nhân cũng như hệ lụy của hiện tượng “sống ảo” của giới trẻ để
từ đó bản thân khơng bị đắm chìm trong thế giới ảo.

KẾT LUẬN
Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả là cơ sở lý luận
rất quan trọng giúp cho chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình
hoạt động thực tiễn: nhận thức về thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ.
Nó chính là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ
nhân – quả và những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức sẽ tiếp
tục chỉ đạo cho con người trong nhận thức về thực trạng “sống ảo” để có thể đưa ra
những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất.
Từ việc nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân
– kết quả có thể rút ra một số kết luận về thực trạng “sống ảo” của một bộ phận
giới trẻ như sau: nguyên nhân gây ra thực trạng “sống ảo” không chỉ do một
nguyên nhân gây ra mà nó đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và từ một nguyên
nhân trên có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Trong thời thế cơng nghệ thơng tin
bùng nổ cùng với tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các bạn học
sinh, sinh viên đang phải thực hành việc học online, thường xuyên truy cập

Internet và mạng xã hội khiến cho hiện tượng “sống ảo” lại càng trở nên phổ biến
hơn. Vậy nên các bạn trẻ cần phải hiểu được mỗi hành động mình làm đều sẽ gây
ra hậu quả rất khơn lường, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi thực hiện việc
“sống ảo” trên mạng xã hội.
Và trong bài tiểu luận, em đã trình bày cụ thể về mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân – kết quả, đưa ra nguyên nhân, giải pháp đối với thực trạng “sống ảo”


14

của một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên bài tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được
những nhận xét, đóng góp để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin (Học viện Ngân hàng)
2. C. Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản tiến bộ Matcova, trang
22.
Tài liệu trực tuyến
3. Để giới trẻ không sống ảo.
/>4. Những trào lưu nguy hiểm của giới trẻ.
/>Tài liệu nước ngoài
5. />


×