Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của a smith chứng minh rằng lý thuyết “cân bằng thị trường” của l wallras là sự kế tục và phát triển lý thuyết “bàn tay vô hình” của a smith

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế
ĐỀ TÀI: Phân tích lý thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith.
Chứng minh rằng lý thuyết “cân bằng thị trường” của L.Wallras
là sự kế tục và phát triển lý thuyết “bàn tay vơ hình” của
A.Smith

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt
Sinh viên thực hiện

: Cao Thúy Loan

Lớp
Mã sinh viên

: K22TCD
: 22A4010138

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2021
1


MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
Phần 1: Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vơ hình .............. 4
1.1. Đơi nét về tiểu sử của Adam Smith ………………………………………...5
1.2. Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vơ hình”. .......................................... 5


1.3. Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith ................... 6
Phần 2: Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vơ hình”. Lý thuyết
cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển của lý thuyết bàn tay
vơ hình của A.Smith. .............................................................................................. 9
2.1.

Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 9

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn . ................................................................................... 10

2.3.

Lý thuyết cân bằng thị trường của L.Wallras là sự kế tục và phát triển của

lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith ................................................................. 12
Phần 3: Đánh giá, liên hệ thực tiễn ...................................................................... 14
3.1.Đánh giá chung............................................................................................... 14
3.2.Liên hệ thực tiễn Việt Nam: ........................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 21

2


MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy tư tưởng kinh tế của nhân loại kể từ thời kỳ cổ đại cho tới ngày
nay, do đặc thù trình độ phát triển ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền sản
xuất và xã hội mà hình thành nhiều tư tưởng, trường phái lý luận về kinh tế khác
nhau. Lịch sử các học thuyết kinh tế là mơn khoa học xã hội nghiên cứu q

trình ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các giai cấp cơ bản
dưới những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Trong suốt chiều dài lịch sử sự
phát triển của nền kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nền kinh tế
hoạt động như thế nào, chịu tác động của các yếu tố nào thì trong mỗi giai đoạn
lịch sử các nhà kinh tế học lại đưa ra những quan điểm khác nhau. Một trong số
đó là lý thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith. Nó đã mở ra một chương
mới trong lịch sử kinh tế và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Lý thuyết “bàn
tay vơ hình” có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế khơng chỉ riêng
đất nước Việt Nam mà cịn ở trên nhiều nước khác. Chính vì vậy em chọn đề
tài: “Phân tích lý thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith. Chứng minh rằng lý
thuyết cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển lý thuyết “bàn
tay vơ hình” của A.Smith” là đề tài viết tiểu luận. Em rất mong nhận được những
góp ý của thầy cơ đề bài tiểu luận hoàn thiện hơn!

3


Phần 1: Hoàn cảnh ra đời, khái lược nội dung lý thuyết bàn tay vơ hình
1.1. Đơi nét về tiểu sử Adam Smith
Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh
và trên thế giới. Ơng xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở
Kieeccandi, một thành phố nhỏ xứ Scotland. A.Smith đã học ở trường đại học
Glasgow và Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu và giảng dạy ở
Edinburgh và Glasgow. Trong vịng 13 năm ơng giảng dạy về thần học, luân lý
học, luật học, loogic và văn học. Năm 1751 lãnh đạo bộ môn loogic, năm 1752
ở bộ môn triết học, năm 1764 là giáo sư riêng cho công tước Feclay. Năm 1759
ông xuất bản cuốn “Lý luận về những tình cảm đạo đức”. Từ năm 1765 ông đi
du lịch Châu Âu chủ yếu sang Pháp tiếp xúc với những người trọng nông. Sau
khi ở Pháp về, 1766 ông xin nghỉ việc và sống ở thành phố q hương
Kieeccandi. Trong vịng 12 năm ơng chuẩn bị và viết tác phẩm chủ yếu “Nghiên

cứu về bản chất và nguồn gốc của của cải các nước”. Tác phẩm này xuất bản
năm 1776 và ông trở thành nổi tiếng nhưng ông vẫn sống cuộc đời giản dị như
trước. Trong 14 năm cuối đời ông làm viên chức thuế quan.
A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ơng muốn thủ tiêu tàn tích
phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, kêu gọi tích lũy tư bản, xem chế
độ TBCN là hợp lý duy nhất. K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp
của công trường thủ công. Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Ông
tiến xa hơn những người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế. Đó là đặc trưng
trong phương pháp luận của ông. Nhưng chủ nghĩa duy vật ở ơng cịn tự phát,
máy móc. Ơng cịn xa lạ với phép biện chứng. K.Marx đã phân tích một cách sâu
sắc phương pháp luận của A.Smith – một phương pháp hai mặt mâu thuẫn, trộn
lẫn các phần tử khoa học và tầm thường. Một mặt đi sâu vào mối liên hệ bên
4


trong của chế độ tư bản các có thể nói là đi vào cơ cấu sinh lý của nó, mặt khác
chỉ là mô tả, liệt kê thuật lại bằng khái niệm có tính chất cơng thức những cái
biểu hiện bề ngồi đời sống kinh tế. Hai mặt đó khơng những chúng sống yên ổn
bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau.
Phương pháp luận mâu thuẫn vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smith có ảnh
hưởng tới kinh tế tư sản sau này.
1.2. Khái lược nội dung lý thuyết “bàn tay vơ hình”.
Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của A.Smith là nhân tố con người
kinh tế. Theo ông, con người kinh tế có 2 tính: tính vị kỉ và tính vị tha. Trong 2
tính này thì tính vị kỷ trội hơn nên làm nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán.
Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh
viễn của mọi xã hội. Chỉ có trao đổi thì nhu cầu của con người mới được thỏa
mãn. “Khi trao đổi sản phẩm với nhau con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân
của mình. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi. Lợi ích cá nhân là động lực
trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo tư lợi con người

kinh tế còn chịu tác động của “bàn tay vơ hình”. Bàn tay vơ hình là một phép ẩn
dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra vào năm 1776. Trong tác phẩm
“Tài sản của các quốc gia” và những bài viết khác ông đã tuyên bố rằng trong
nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu
hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình và chính xác hành động của những cá nhân
này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho tồn cộng đồng
thơng qua một “bàn tay vơ hình”. Ơng biện luận rằng mỗi một cá nhân đều muốn
thu lợi nhuận lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này
giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại. Ơng dùng
thuật ngữ này để mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung
cầu trên thị trường và ví sức mạnh của thị trường như bàn tay vơ hình định hướng
5


người bán và người mua, phân bổ nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn
nhất mà không cần sự can thiệp của Chính phủ. Theo lý luận này thì hoạt động
của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục đích bảo vệ lợi ích của riêng mình,
thơng thường, khơng có chủ định củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Tuy nhiên
khi đó hệ thống thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một cách tự phát vì lợi
ích của tất cả mọi người như thể có một bàn tay vơ hình đầy thiện ý điều khiển
tồn bộ q trình xã hội và sự điều khiển tự phát này cịn có hiệu quả hơn cả khi
có ý định làm việc này. Theo quan điểm của A.Smith Chính phủ chỉ nên giữ chức
năng quản lý bởi lẽ ơng cho rằng: “Chính bàn tay vơ hình với tư cách là cơ chế tự
cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế
đạt tối đa. Trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình con người cũng phải phụng
sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó…”
1.3. Nội dung chi tiết lý thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith
A.Smith chỉ dùng thuật ngữ “bàn tay vơ hình” ba lần trong ba tác phẩm
của ơng. Nhưng sau này thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một lý
luận kinh tế học. Học thuyết “bàn tay vơ hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị

trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học
cổ điển. Theo A.Smith, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản
xuất và trao đổi hàng hóa và một nền hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự
do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt
của con người. Ông viết: “Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao
cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thơng thường cá nhân này khơng có
chủ định củng cố lợi ích cơng cộng mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi
ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an tồn và thành
quả riêng của mình. Trong q trình này một bàn tay vơ hình đã buộc anh ta phải
theo đuổi một mục đích khơng nằm trong dự định. Trong khi theo đuổi lợi ích của
6


mình anh ta đã bảo vệ ln cả lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh
ta có ý định làm việc này”.
Bàn tay vơ hình trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như là một
lực đẩy, hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền A.Smith
viết: “Chúng ta khơng mong có bữa trưa nhờ lịng hào phóng của người mổ thịt,
người nấu bia hoặc người làm bánh mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản
thân họ. Chúng ta trơng chờ khơng phải ở lịng nhân đạo của họ mà ở tính tự
tương thân của họ và khơng bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta
mà về những lợi ích của họ”. Bàn tay vơ hình chính là những quy luật kinh tế
khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy
luật khách quan đó là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự
nhiên này thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại và phát triển
của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên
cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự
do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính q trình cạnh tranh lợi ích
giữa các cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ
tự động giải quyết tất cả. Như vậy ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao

đổi sản phẩm khơng ai xuất phát từ lợi ích cộng đồng mà xuất phát từ lợi ích cá
nhân của mình. Lợi ích cá nhân chính là mục đích, động lực xuất phát. Các cá
nhân chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong q
trình này một bàn tay vơ hình đã buộc anh ta phải theo đuổi mục đích khơng nằm
trong dự định. Khi theo đuổi lợi ích của mình anh ta đã vơ tình bảo vệ ln lợi
ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định
làm việc này. A.Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân. Ơng nói: “Anh hãy
đưa cho tơi cái tơi cần và anh sẽ có được ở tơi cái mà chính anh cần”. Thị trường
sẽ tạo ra sự hài hịa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Cứ để một người
7


nào đó bán hàng hóa của mình q đắt hoặc khơng muốn trả cơng cho cơng nhân
của mình như những kẻ khác anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và
khơng có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy những động cơ vị kỷ của
con người điều khiển trò chơi và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết
quả bất ngờ nhất, đó là sự hài hịa của xã hội. Lý thuyết bàn tay vơ hình dựa trên
sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh.
Ơng giải thích việc đề ra giá cả thị trường được cân bằng phải không xa rời chi
phí sản xuất hàng hóa thực tế. Ơng giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng
những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự
tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một
quốc gia. Nghĩa là ơng đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết
việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Ông cho rằng Nhà nước không nên
can thiệp vào kinh tế, Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản,
đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên
can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngồi khả năng của các chủ
doanh nghiệp, ơng viết: “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng
những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình?
Khơng phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn

của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ
diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả, chính
sách kinh tế tốt nhất của Nhà nước là tự do kinh tế…”
Tóm lại, nội dung chính của lý thuyết “bàn tay vơ hình” là Nhà nước khơng nên
can thiệp vào kinh tế, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Nhưng tại sao thị
trường lại có thể giải quyết được? Đó là vì mỗi con người ln ln chạy theo lợi
ích cá nhân của mình, nhưng họ khơng biết rằng mình đã vơ tình bảo vệ lợi ích
xã hội và chính cái mong muốn theo đuổi lợi ích cho mình nó như một động lực,
như một bàn tay vơ hình nào đó thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đó chính
8


là quan điểm của A.Smith về lý thuyết “bàn tay vơ hình”
Phần 2: Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý thuyết “bàn tay vơ hình”. Lý
thuyết cân bằng thị trường của L.Walras là sự kế tục và phát triển của lý
thuyết bàn tay vơ hình của A.Smith.
2.1.

Ý nghĩa lý luận
Lý thuyết của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương

(yêu cầu có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế) đặt tiền đề đòi hỏi được tự do
kinh doanh, thích hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài.
Tuy nhiên sau này thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của lý
thuyết này và người ta vẫn phải dùng đến Nhà nước là “bàn tay hữu hình” thơng
qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết
hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết “bàn tay vơ hình” để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Cũng giống như các nhà lý luận cổ điển khác,
A.Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều
đó là hồn tồn phù hợp với hồn cảnh kinh tế xã hội của thời kì đầu của CNTB tự

do cạnh tranh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc giàu có của các quốc gia” ông khẳng
định rằng chế độ xã hội bình thường kết hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản,
nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, xã
hội bình thường là xã hội xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên còn xã hội khơng
bình thường là sản phẩm của độc đốn, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Dựa
vào lý thuyết “bàn tay vơ hình” với sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết
của thị trường cạnh tranh A.Smith đã giải thích việc giá cả thị trường được cân
bằng khơng xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hóa. Ơng đã giải thích việc xã hội
làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những
hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập của dân chúng ở
mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ơng đã tìm ra trong cơ chế thị
9


trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Theo
ơng Nhà nước là công cụ cần thiết để chống thù trong giặc ngoài, chống tội phạm
và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đơi khi Nhà nước cũng có chức năng kinh tế khi
nó vượt ra ngồi khả năng của các doanh nghiệp như đào sông, đắp đường… nhưng
Nhà nước không nên can thiệp sâu vào trong các hoạt động kinh tế, thị trường tự
nó sẽ giải quyết tất cả. Ơng cũng chỉ ra các điều kiện cần thiết để quy luật kinh tế
khách quan hoạt động là :
- Sự tồn tại và phát triển của sản xuất : hàng hóa và trao đổi hàng hóa
- Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế: tự do sản xuất, tự
do

liên doanh liên kết. tự do mậu dịch. Sau này trong lịch sử có rất nhiều

nhà kinh tế, rất nhiều học thuyết kinh tế ra đời kế thừa và phát huy tư tưởng tự do
kinh tế của A.Smith bao gồm:
+ Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney

+ Trường phái tân cổ điển: lý thuyết cân bằng tổng quát của L.Walras, lý
thuyết cân bằng giá cả của A.Marshall .
+ Trường phái kinh tế hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem
nó như nhau “điều hành nền kinh tế mà khơng có Chính phủ hay thị trường thì
cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy”.
2.2.

Ý nghĩa thực tiễn .
Lý thuyết “bàn tay vơ hình” là tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế thị

trường và tự do thương mại quốc tế ngày nay. Học thuyết này cho thấy tầm quan
trọng của quy luận khách quan và đặc biệt là quy luật cân bằng về cung – cầu giá
cả. Hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ có mục đích bảo vệ sự an tồn
và thành quả của riêng mình. Thơng thường khơng có sự chủ định củng cố lợi
ích này ở mức độ nào. Trong khi đó hệ thống thị trường và cơ chế giá cả vẫn hoạt
động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có một “bàn tay vơ
hình” điều khiển tồn bộ q trình xã hội, buộc cá nhân phải theo đuổi một mục
10


đích khơng nằm trong dự định. Với việc từng bước thực hiện q trình mang tính
quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế
thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước, với tự do hóa giá cả và thương mại
hóa nền kinh tế là khâu tập trung đột phá. Việt Nam đã tiến những bước dài trên
con đường đổi mới. Tuy nhiên nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định
hướng XHCN nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu lý thuyết “bàn
tay vơ hình” của A.Smith có ý nghĩa cung cấp tri thức quan trọng về vai trò của
cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này mọi việc lựa chọn
sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế đều được thực hiện dưới tác động

của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị
trường là cơ chế tự điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo
hướng hiệu quả, tự nó có thêt tạo ra sự cân đối cung cầu trên thị trường. Do vậy
cần nhận thức đúng vai trị của cơ chế thị trường và có giải pháp đẻ phát huy vai
trị đó trong vận hành nền kinh tế của nước ta. Cần có chính sách thích hợp để
khuyến khích tự do hóa cạnh tranh. Trong cơng cuộc đổi mới Nhà nước cần đầu
tư xây dựng, quản lý các doanh nghiệp kinh tế nhà nước một cách thỏa đáng với
vị trí của nó nhưng khơng được bù lỗ dưới bất kì hình thức nào. Doanh nghiệp
kinh tế nhà nước chịu sự chỉ đạo định hướng sản xuất của Nhà nước và được ưu
tiên đầu tư, song nó phải năng động đua tranh về mọi mặt để cạnh tranh được với
các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra cần chống đối độc quyền trong
kinh tế, độc quyền đem lại những đặc quyền, đặc lợi mới cho một ít người trong
khi toàn xã hội phải trả giá, cạnh tranh mới là ngun tắc có tính nền tảng của kinh
tế thị trường. Những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ sẽ bị phá sản, các nguồn lực
của doanh nghiệp đó sẽ được chuyển sang các doanh nghiệp khác, hoạt động có
hiệu quả hơn chứ khơng bị mất đi. Chính vì vậy mà nhà kinh tế Mỹ gốc Áo Alois
Schumpeter đã coi “phá sản là một sự tàn phá sáng tạo”. Tuy nhiên lý thuyết “bàn
11


tay vơ hình” của Adam Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường
mà khơng thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó khơng thể khắc phục được
như: độc quyền, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế,
thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng vì thế ơng đã tuyệt đối hóa vai trị của thị
trường, phủ nhận vai trị kinh tế của Nhà nước. Việc nghiên cứu lý thuyết này cịn
có ý nghĩa cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên
coi thị trường là sự hoàn hảo trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của Nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những
thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả Nhà nước có thể làm
tăng hiệu quả của thị trường, khắc phục những khuyết tật của cơ chế “bàn tay vơ

hình”, nền kinh tế cần được điều hành bởi sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của
thị trường với “bàn tay hữu hình” của Nhà nước thông qua luật pháp, thuế và
nhiều biện pháp kinh tế, tài chính khác, vai trị vĩ mơ cũng như vi mô của Nhà
nước ngày càng tỏ ra quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
2.3. Lý thuyết cân bằng thị trường của L.Wallras là sự kế tục và phát triển
của lý thuyết bàn tay vơ hình của A.Smith
Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển muốn tin tưởng vào sức mạnh
của nền kinh tế thị trường và hạt động của các quy luật kinh tế. Theo họ sự điều
tiết của “bàn tay vơ hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình
thường. Vì thế lý thuyết cân bằng thị trường của L.Walras kế thừa và phát triển
lý thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith.
Leon Wallras là một nhà kinh tế học người Pháp, cuộc đời của ơng rất chìm nổi.
Lúc đầu ơng học tốn sau đó chuyển sang làm kỹ sư mỏ. Chẳng bao lâu ông bỏ
học và chuyển sang sáng tác văn học. Cuối cùng theo lời khuyên của người cha
ông chuyển sang nghiên cứu kinh tế. Ơng được Chính phủ Thụy Sỹ mời đến giảng
dạy ở thành Lausanne (Thụy Sỹ). Ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Nguyên
12


lý kinh tế chính trị học thuần túy, lý thuyết về nguồn gốc của cải xã hội”, “Nghiên
cứu kinh tế học xã hội. lý thuyết về phân phối của cải”, “Nghiên cứu lý thuyết
kinh tế chính trị học ứng dụng, lý thuyết về sản xuất của cải xã hội”. Lý thuyết
“cân bằng thị trường” là một trong số các lý thuyết quan trọng của L.Wallras. Có
thể nói lý thuyết “cân bằng thị trường” của ơng chính là sự kế tục và phát triển lý
thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith.
Lý thuyết bàn tay vơ hình: Con người khi đã tham gia các hoạt động kinh tế
ngoài bị chi phối của các lợi ích cá nhân cịn chịu tác động của các quy luật kinh
tế khách quan, thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn đáp ứng nhu cầu lợi
ích cá nhân. Điều kiện cần để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động đó là sự
phát triển và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự

do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch). Nhà nước không cần thiết
phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài
hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.
Lý thuyết cân bằng tổng quát: trong nền kinh tế tồn tại 3 thị trường độc lập:
thị trường hàng hóa, lao động và tư bản được liên kết với nhau thông qua hoạt
động của doanh nhân. Khi sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản
xuất doanh nhân sẽ có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản,
thuê thêm nhân công làm cho sức cầu trên thị trường tư bản và thị trường lao
động tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất
tăng. Mặt khác sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên thị trường sản
phẩm tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi
giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng với chi phí sản xuất ra chúng
thì doanh nhân khơng có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ khơng mở rộng sản
xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa). Từ đó làm cho
giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền cơng, lãi suất,
giá hàng hóa tiêu dùng đều ổn định). Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái
13


cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (sự cân bằng tổng quát giữa
các thị trường) điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu
và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh. Điều kiện để có cân
bằng tổng quát là có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và
chi phí sản xuất ra chúng (sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).
Cùng với sự phát triển dựa trên lý thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith thì
L.Wallras cũng kế thừa lý thuyết của Smith. Nội dung lý thuyết thể hiện sự tập
trung quan điểm về cơ chế thị trường tự điều tiết trong nền kinh tế hàng hóa
TBCN. Hoạt động của các doanh nhân khơng phải tự do tự phát mà bị chi phối
bởi cac quy luật kinh tế khách quan, theo biến động của quan hệ cung cầu và giá
cả hàng hóa. Theo L.Wallras cơ chế tự điều tiết của “bàn tay vơ hình” sẽ làm chi

tái sản xuất diễn ra bảo đảm được tỉ lệ cân đối và duy trì được sự phát triển bình
thường.
Phần 3: Đánh giá, liên hệ thực tiễn
3.1 . Đánh giá chung
Adam Smith sử dụng hình tượng “bàn tay” để ám chỉ quyền lực chi phối
thị trường. Ông cũng phân quyền lực này thành 2 loại: thứ nhất đó là “bàn tay hữu
hình”: quyền lực chi phối của Nhà nước, được thực hiện thơng qua các chủ
trương, chính sách chủ quan của giới cầm quyền. Thứ hai đó là “bàn tay vơ hình”:
quyền lực chi phối thị trường của tự nhiên, được thực hiện thông qua các quy luật
tự nhiên khách quan nằm ngoài sự chi phối của con người. Rõ ràng quy luật tự
nhiên mạnh hơn suy nghĩ chủ quan của Nhà nước. Từ đây ta có thể thấy xu hướng
ca ngợi “bàn tay vơ hình” của A.Smith ơng ln kêu gọi Chính phủ khơng can
thiệp q sâu vào thị trường. Theo A.Smith thì có một “bàn tay vơ hình” thúc đẩy
sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị,
chi phối tài sản và cách tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ biến những tính tốn riêng về
14


lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội. Cụ thể là những cá
nhân tìm kiếm của cải theo các mục tiêu riêng lẻ lại vô tình thúc đẩy nền kinh tế
và hỗ trợ phát triển những lợi ích chung của cả xã hội.
Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có những nhu cầu vật chất khác
nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon
mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý được tơn trọng, được phục vụ
cũng địi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản xuất hàng hóa và dịch
vụ phát triển khơng ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất
hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm
ấy, nghĩa là có người mua, người bán và bàn tay vơ hình của nền kinh tế thị trường
sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ
chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và

loại bỏ các sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của
bàn tay vơ hình thật là vơ tư. Tuy nhiên vì vơ tư nên bàn tay vơ hình cũng dễ bị
lợi dụng. Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng những hiện tượng thiếu
hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó làm cho giá cả tăng để
trục lợi hoặc dùng những biện pháp hành chính ngăn cản những dịng văn hóa
vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả biến động hay đặt ra chính sách
đối xử bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xứ, đối tượng tham gia…
Như vậy “bàn tay vơ hình” sẽ bị lừa, sẽ vận động một cách khập khiễng, từ đó
một u cầu vơ cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào thị trường
với mục tiêu tháo gỡ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến dạng thị trường,
hướng dẫn sản xuất.
Qua phân tích về lý thuyết “bàn tay vơ hình” của A.Smith ta thấy quan điểm kinh
tế của ơng phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của CNTB vào thời kỳ
đó. Khi đó trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng
15


chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mơ các doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng các
doanh nghiệp còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu
quả nhất và thích hợp nhất. Lý thuyết bàn tay vơ hình là lý thuyết kinh tế vĩ mơ
trong điều kiện tự do cạnh tranh khơng hồn tồn thì lý thuyết này vẫn là cơ sở
của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. Phương pháp lý luận của ơng có tính rõ rệt
khoa học và tầm thường. Tính khoa học được thể hiện qua quan sát mối quan hệ
bên trong, các phạm trù kinh tế hoặc cơ cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư
sản. Tính tầm thường được thể hiện ở chỗ lý luận của ơng cịn nhiều mâu thuẫn,
ơng đặt các mối quan hệ trên như mỗi quan hệ bề ngoài của hiện tượng cạnh
tranh.
Theo Adam Smith thì “Bàn tay vơ hình” có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị
trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn
thế cho nên vơ tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả

cộng đồng.
Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào
cá nhân và doanh nghiệp, cứ để tự do hoạt động kinh doanh. Smith nói: “Sự giàu
có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi
tự do kinh doanh”. Tư tưởng này đã chế ngự trong suốt thể kỉ 19.
Nhưng đại khủng hoảng 1929 đã làm thay đổi tất cả. Bàn tay vơ hình không thể
làm cho nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng. Và chính vì sự tư lợi cá nhân,
khơng có kiểm sốt của chính phủ nên đã có một đại khủng hoảng 1929.
Vào những năm trước đó, thị trường chứng khốn Mỹ được coi là vơ cùng thịnh
vượng và luôn đi lên không bao giờ rơi xuống. Người ta đầu tư vào thị trường
chứng khoán như một nơi kiếm lợi nhuận dễ dàng nhất. Chỉ số Dow Jones tăng
đến chóng mặt: Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp
Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Khơng một nhà đầu tư nào có thể
16


bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Trông giống như nền thị trường chứng khoán
Việt Nam vào thời buổi đầu. Tranh nhau mua bán, tranh nhau trở thành những
nhà đầu tư chứng khoán, tranh nhau đổ tiền vào thị trường chứng khốn… Cái
bong bóng giả tạo rồi cũng đến lúc bị bể, chỉ số VN-Index rơi điểm liên tục. Các
nhà đầu tư khơng tin vào mắt mình khi chỉ trong 1 đêm tiền bạc của họ bay theo
sắc xanh của thị trường.
Nói về năm 1929, cái gọi là bàn tay vơ hình bị “tan hoang”. Nhưng trước hết nói
về các mánh khóe mà các nhà mơi giới, chun viên giao dịch lúc này đã vì lợi ích
riêng mà đẩy giá cổ phiểu lên tận trời. Họ mua qua bán lại các cổ phiếu ít được
chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá lên một ít. Các nhà đầu tư thấy giá lên
đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua các cổ phiếu này và góp phần đẩy
giá lên cao. Các nhà môi giới khi thấy giá lên cao thì bán đi và rút khỏi nhằm
kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà nhà người người, rút tiền tiết kiệm, bán cả gia tài
đi đầu tư chứng khốn. Bong bóng chứng khốn bỗng phình ra hơn.

Ngày thứ hai, 21/10/1929, khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Các nhà đầu tư
sợ hãi, rút khỏi thị trường một cách hỗn loạn. Giá cổ phiếu rơi thê thảm. Đến
Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan trước sự cố gắng của
nhiều người. Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được
giao dịch. Hầu hết khơng có người mua.
Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc
ấy, lợi ích của cá nhân khơng làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính
nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất cả vào giai đọan thóai trào sau
những vinh
quang khơng thực do lợi ích của cá nhân gây nên. Hậu quả của nó lan rộng ra
tịan cầu nhưng di chứng lớn nhất của nó để lại là cuộc chiến tranh thế giới lần
hai. Một vết đen trong lịch sử nhân loại.
17


Thế nhưng nói như vậy khơng phải phủ nhận tồn bộ giá trị của thuyết “bàn tay
vơ hình”. Nó có giá trị của nó. Nó đã mở ra một chương mới trong lịch sử kinh
tế là đã tôn trọng và ủng hộ tự do kinh doanh trong thời kì mà các luật lệ, thuế
má hà khắc đã cản trở rất lớn đến phát triển kinh tế.
Trong thời kì của Smith bàn tay vơ hình cịn nắm được các hoạt động kinh tế và
nó cịn kiểm sốt được tình hình. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kĩ thuật, sự
ra đời của máy móc đã làm thay đổi tất cả. Hàng hóa được sản xuất hàng loạt,
giao thương rộng rãi, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và dường như
khơng có điểm dừng. Nhu cầu gia tăng, làm sản xuất cũng gia tăng và sự giãn nở
của kinh tế đã vượt q tầm kiểm sốt của “bàn tay vơ hình”. Học thuyết này của
Smith dường như nhỏ hẹp lại hơn so với sự phát triển của kinh tế. Nó giống như
vật lý của Newton so với của Einstein vậy. Newton đã mở ra trang mới trong vật
lý nhân loại nhưng chính Einstein mới là người khái quát được cả vũ trụ này.
Điều thiếu sót trong bàn tay vơ hình là: Bàn tay ấy vơ hình nhưng nó là bàn tay
của ai? Xin đưa ra quan điểm là: bàn tay ấy là của Chính phủ. Chỉ có Chính phủ

với các cơng cụ quản lý vĩ mơ của mình mới mong kiểm soát được nền kinh tế
đang phát triển ngày một nóng hơn. Khơng có sự quản lý ở tầm vĩ mơ của chính
phủ thì liệu nền kinh tế có cịn ổn định và đi theo đúng hướng hay không? Hay
là chính sự đầu cơ, độc quyền đã rẽ nền kinh tế theo hướng khác, khó kiểm sốt
hơn. Chính vì điều đó mà ngày nay, tuy khơng can thiệp trực tiếp vào thị trường
nhưng các công cụ quản lý vĩ mô của chính phủ là rất quan trọng và quả thực nó
là cứu cánh cuối cùng khi nền kinh tế gặp khó khăn trong điều kiện bàn tay vơ
hình khơng kiểm soát nổi.
3.2

Liên hệ thực tiễn Việt Nam:
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã từng bước phục hồi nền

kinh tề thị trường. Nhà nước đã từ đổi mới về mục đích cơ cấu và phương pháp
18


vận hành dễ phù hợp với nền kinh tế thị trường ấy. Do đó mà đời sống xã hội đã
có một bước tiến khá dài, đại bộ phận nhân dân từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc đang
bước vào ngưỡng cửa ăn ngon mặc đẹp. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước
chung quanh, thì khoảng cách tụt hậu chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta
phải có những bước cải cách mới để tạo động lực mới, gia tăng tốc độ tăng trưởng
cho nền kinh tế của chúng ta.
Theo ý kiến một số nhà đầu tư có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay, thì tiền lương
lao động thấp không hẳn là một ưu thế của nền kinh tế Việt Nam bởi lương thấp
đi đôi với năng suất lao động thấp, điều ấy khơng cịn ý nghĩa gì nữa về mặt kinh
tế, trong khi có thể cịn làm hại về mặt xã hội. Người lao động thu nhập thấp thì
sẽ khơng đủ sống, như vậy họ sẽ khó hồn thành nhiệm vụ được giao theo pháp
luật hay hợp đồng tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của họ.
Điều này xưa nay các nhà đầu tư khơng dám có ý kiến với Nhà nước chúng ta

nhưng rõ ràng chế độ tiền lương cán bộ nhà nước quá thấp đã ảnh hưởng đến
nhiệm vụ, chức năng, thái độ làm việc của họ, nhất là trong xử lý các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước. Biểu hiện cụ thể của
tình hình này là thủ tục nhiêu khê, rườm rà, một số văn bản pháp lý không rõ
ràng, cách áp dụng và giải thích luật lệ mỗi nơi mỗi khác, làm cho doanh nghiệp
phải đương đầu với các yếu tố:
- Rủi ro cao trong mọi tình huống
- Thời gian quay vịng vốn chậm
- Chi phí vơ hình tăng
- Giá thành trên một đơn vị sản phẩm năm sau cao hơn năm trước,
đưa đến tình trạng khơng thể cạnh tranh được với hàng hố nước
ngồi.
Chế độ tiền lương của cán bộ Nhà nước thấp tưởng chừng như không liên can gì
19


với giá thành sản phẩm hàng hoá, nhưng suy cho cùng thì sẽ thấy khi “sản phẩm
cơng” mà Nhà nước cung ứng cho doanh nghiệp có chất lượng kém thì sẽ tạo ra
biết bao gánh nặng như đã nêu trên.
Liệu có ai tin rằng cán bộ chúng ta thật sống với đồng lương “hình thức” đó
khơng? Rõ ràng là khơng, vì người ta thừa biết cuộc sống của cán bộ Nhà nước
ln ln trên mức trung bình của người dân trong tất cả mã vùng của đất nước.
Như vậy tất nhiên họ phải nhờ vào nguồn thu nhập khác ngoài lương để giữ được
mức sống đang có. Thế thì nguồn thu nhập đó từ đâu đến, trong khi về hình thức
họ không tham gia hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh. Rõ ràng là đã có một
“bàn tay vơ hình” làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác
ngồi lương của cơng chức nên họ mới có thể sống được, sống khỏe, sống khơng
phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt.
Khổ nỗi “bàn tay vơ hình” này lại biến cái lợi ích chung thành cái riêng. Đương
nhiên, nguồn thu nhập do “bàn tay vơ hình” này đưa đến vơ cùng phức tạp, đa

dạng, có chất lượng, số lượng và đạo lý khác nhau. Chỉ riêng xét ớ góc độ đạo
lý thơi thì chúng ta cũng có thấy những mức nhận thức khác nhau:
- Bị xúc phạm, nhưng bất khả kháng.
- Quyền biến nhất thời để sống và làm việc
- Cũng là một sự trả công của xã hội cho cơng sức của mình đã bỏ ra.
- Cũng là một thu nhập do cơng sức của mình tạo ra.
- Là một cơ hội làm ăn mà nếu mình khơng làm thì người khác cũng làm.
- Xem đây là con đường ngắn nhất để đầu tư cho cuộc đời nên phải nắm
thời cơ khai thác triệt để.
- Phải nhanh tay lẹ chân, đánh nhanh đánh bạo kẻo trễ.
Sự xuất hiện của “bàn tay vơ hình” thứ hai bên cạnh bàn tay vơ hình của nền kinh
tế thị trường dễ làm cho sự vận hành của nền kinh tế, cũng như việc điều hành
20


bộ máy Nhà nước của chúng ta khơng cịn khách quan, thậm chí trong nhiều
trường hợp thiếu trong sáng. Khi ấy bàn tay vơ hình trở thành bàn tay “ma quái”
gây tai họa cho đất nước qua các hành vi tham ơ, lãng phí.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, nền kinh tề chúng ta khơng có khả năng
cung cấp một mức lương đủ sống cho công chức Nhà nước. Điều này khơng
đúng, vì nguồn tiền mà bàn tay “ma quái” đó sử dụng thật sự là nằm trong nền
kinh tế của chúng ta đó thơi. Chỉ có điều là ta chưa thật sự quyết tâm thực hiện
cải cách thế chế quản lý Nhà nước, tinh giản bộ máy hành chính và loại bớt
những người ăn lương vơ cơng rồi nghề, để vừa đỡ nhiễu nhương cho dân, đồng
thời tiết kiệm được nguồn tài chính Nhà nước. Có như vậy sẽ thừa khả năng tăng
lương cho những cán bộ có năng lực, cần mẫn, làm như vậy sẽ vô hiệu hóa bàn
tay vơ hình thứ hai. Cịn nếu ta vấn tiếp tục duy trì tình trạng dửng dưng với
lương “hình thức” như lâu nay thì đó là cơ hội cho bàn tay ma quái vùng vẫy vô
tư giữa bao nhiêu cái khó khăn của đời sống kinh tế xã hội đất nước.
Tóm lại qua bài phân tích đã giúp ta hiểu rõ hơn về lý thuyết “bàn tay vơ hình”

của Adam Smith. Có thể nói lý thuyết của ơng là một hệ thống lý luận có giá trị
to lớn cho đến ngày này. Việc nghiên cứu lý thuyết “bàn tay vơ hình” cung cấp
tri thức quan trọng về vai trị của cơ chế kinh tế thị trường trong điều tiết nền
kinh tế. Đồng thời qua đó nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của cơ chế kinh
tế thị trường để phát huy vai trị đó trong vận hành nền kinh tế. Lý thuyết “bàn
tay vơ hình” của Adam Smith đã cho em hiểu hơn về cơ chế thị trường, qua đó
cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích để sau này có thể áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


1. Giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế .
2. Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất và công cuộc đổi mới ở Việt Nam của Đảng ta hiện nay.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp dân tộc và vận dụng tư tưởng đó
vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đại suy thoái 1929 - 1931

22


23



×